TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ chủ đề lạm phát PDF

Title TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ chủ đề lạm phát
Author Thủy Nguyễn Trương Phương
Course Kinh Tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 862.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 229
Total Views 349

Summary

Download TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ chủ đề lạm phát PDF


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH

Giảng viên hướng dẫn: Trần Bá Thọ

1

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN Tên đề tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp chính sách STT 1

Họ và tên Trần Ngọc Gia Hân

MSSV 31211026655

Nội dung thực hiện

Tỷ lệ % hoàn thành

Phần mở đầu

100%

Chương 1 2

Võ Chí Nhanh

31211026384

Chương 2

100%

Phần kết luận 3

Nguyễn Trương Phương Thuỷ

31211022673

Chương 3

100%

Chỉnh sửa

ĐIỂM: ………………….. NHẬN XÉT CỦA GV: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………

MTC LTC 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN.......................................2 LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................5 1. Khái niệm và nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt nam hiện nay. .5 1.1. Khái niệm lạm phát:......................................................................5 1.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát :..............................................5 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM....................................11 2.1. Bức tranh lạm phát năm 2021....................................................11 2.2 Lạm phát và những dự báo trong năm 2022...............................13 2.2.1 Dư địa kiểm soát lạm phát và dự báo....................................13 2.2.2 Những yếu tố chính hỗ trợ kiểm soát lạm phát......................15 2.3 Vấn đề lạm phát sau hậu COVID..................................................16 2.4 Kịch bản lạm phát của Việt Nam trước xung đột Nga – Ukraine. .17 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT......18 3.1. Giá của chính sách chống lạm phát............................................18 3.2. Các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát..............................................18 3.2.1 Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung...............................19 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá ........................................................................................................20 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam hiện nay..................................................................................................20 KẾT LUẬN..............................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23

3

LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, lạm phát được xem là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia, là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát cũng là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đời sống xã hội là do chính sách tiền tệ của nhà nước . Mặc dù cuộc cải cách của Việt Nam thời kì 1981-1991 đã gây ấn tượng lớn nhưng nền kinh tế vẫn chưa ổn định mức lạm phát vẫn còn quá cao mà nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đối phó với hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng trong thời gian trước mắt này từ năm 1994 trở về đây tình trạng lạm phát của nước ta đã giảm đi nhiều điều đó thể hiện nền kinh tế nước ta đã ổn định được một phần lớn so với thời kì trước đây . Cùng với các nước khác trên thế giới, tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn đang diễn ra nên nước ta cũng đang khắc phục những thực trạng và tìm kiếm giải pháp phù hợp với nền kinh tế đất nước để kìm hãm sự lạm phát giúp phát triển toàn diện nước nhà Là sinh viên, chúng em thông qua các phương tiện truyền thông để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lí để giảm tỉ lệ lạm phát. Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài “ Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp chính sách” Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được những ý kiến góp ý của thầy.

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm và nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt nam hiện nay 1.1. Khái niệm lạm phát: Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các tiền tệ của quốc gia khác. 1.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát : Cái gì gây ra lạm phát là một câu hỏi phổ biến và điều mà ai cũng thắc mắc song vẫn chưa tìm ra được câu trả lời kể cả những nhà kinh tế cũng có những bất đồng quan điểm về vấn đề trên. Có nhiều lý thuyết để giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng dưới đây sẽ là những lý thuyết chính để làm rõ điều trên. - Trong ngắn hạn: + Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực tế đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát : lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao. Theo lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên chúng ta cần giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn mức sản xuất để cho định nghĩa này có sức thuyết phục, vì vậy chúng ta sẽ lần lượt xem xét các thành tố của tổng cầu Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Cụ thể là khi có làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh về nhu cầu tiêu dùng từ đó làm giá của những mặt hàng này tăng lên, làm cho lạm phát tăng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chỉ tiêu công cộng hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc thì mức giá sẽ giảm. 5

Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: Khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lượng tiền cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái. + Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát cũng có thể xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương ( tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn đến thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây thuế gián thu ( kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỉ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển nơi mà thuế gián thu chiến tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát

6

Hình 2. lạm phát do chi phí đẩy Đối với nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên liệu , vật liệu thiết yếu mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được thì sự thay đối giá của chúng ( có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỉ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích ứng thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. + Lạm phát ỳ: Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai.

Hình 3. Lạm phát ỳ 7

Lạm phát ỳ xuất hiện là do lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát trong tương lai và kỳ vọng này tác động đến tiền lương và giá cả mà mọi người ấn định. Vào thời kỳ lạm phát cao của những năm 1970 ở Mỹ, R. Solow đã nắm bắt chính xác khái niệm lạm phát ỳ và kết luận “Vì sao đồng tiền của chúng ta (nước Mỹ) lại mất giá? Có lẽ chúng ta có lạm phát đơn giản là do chúng ta dự kiến lạm phát và chúng ta dự kiến lạm phát vì chúng ta có nó”. Hình 3 cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian. - Trong dài hạn: cách tiếp cận tiền tệ và lạm phát Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng lạm phát. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác, ví dụ như Friedman đã đi xa hơn và đề ra một hình thái mạnh hơn của chủ nghĩa tiền tệ. Họ đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa cung tiền và lạm phát: "Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ ... và nó chỉ có thể xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng". Thực ra kết luận này dựa trên hai điều: + Thứ nhất, các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có quá nhiều tiền trong lưu thông. Nếu cách giải thích này đúng về mặt lịch sử, thì nó khẳng định rằng lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu, chứ không phải từ phía cung + Thứ hai, các nhà tiền tệ giả thiết rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ cung ứng tiền đến mức giá, chứ không phải ngược lại là giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung ứng. Để hiểu mối quan hệ đó chúng ta phải xem xét cơ chế lan truyền. Với giả thiết về thị trường cân bằng, và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng, một phần của số tiền dư thừa được dùng để mua hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, vì số lượng hàng hoá và dịch vụ được qui định bởi các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị trường hàng hoá. Điều này, đến lượt nó sẽ gây áp lực làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hoá. Trong mô hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn.

8

- Đồng thời cũng có những nguyên nhân bên ngoài và bên trong gây ra tình trạng lạm phát của nước ta hiện này cụ thể là như sau: + Nguyên nhân bên ngoài: Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những năm gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lương thực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở VN. Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao, xăng dầu tăng (giá dầu thô từ 60 USD/thùng đầu năm 2007 tăng lên trên 100 USD/thùng cuối năm 2007), sắt thép tăng 30%, phân bón tăng 20%, lúa mì tăng 60%, sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên 30%, nên giá thu mua cũng tăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ lệ cao (42,85%), nhà ở vật liệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu trong năm 2007 tăng nhanh, giá vàng thế giới v trong nước tăng rất cao, ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng mạnh. + Nguyên nhân bên trong: Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà ( đọc báo cáo kiểm toán nhà nước trong nhiều năm chúng ta thấy rất đau lòng về những con số lãng phí và thất thoát hàng ngàn tỷ đồng), trong khi đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành chính, giáo dục, y tế… nhiều người không thể mơ nổi một căn nhà. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp (ai cũng biết, ai cũng nói, nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm vấn đề này? Bộ nào cũng hứa!). Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ my điều hành của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta đã thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng, nhưng cần quyết liệt hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở VN trong vài năm gần đây bình quân hàng năm trên 40% GDP và hệ số ICOR là 4,7 (có nghĩa là VN hiện cần 4,7 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng), hệ số ny là rất cao so với các nước khác trong khu vực. Tổng cầu tăng, nhưng tổng cung tăng hạn chế nên giá phải tăng.

9

- Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than, … làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác. - Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền (tổng phương tiện thanh toán) tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai. Nếu dựa vào học thuyết “Định lượng tiền tệ- The quantity theory of money” của Irving Fisher, ta có thể thấy rõ hơn quan hệ của nhân tố: cung tiền (M), tốc độ vòng quay tiền tệ (V), giá cả (P), tổng sản phẩm quốc nội thực-GDP thực (Y), trong phương trình: MV= PY. Vì vậy, nếu V, P không thay đổi thì P (giá cả) sẽ tăng nhanh khi cung tiền M tăng nhanh, hoặc Y (GDP thực) có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn cung tiền, thì giá cả cũng tăng cao. Vì vậy, giải pháp kiểm soát cung tiền, giảm tổng cầu luôn luôn là liều thuốc chống lạm phát trước tiên được các nước sử dụng, nhưng với mức độ liều lượng khác nhau. Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao, năm 2006 là +29.7%, năm 2007 tăng dư nợ cao nhất trong nhiều năm qua 43.7%, một số NHTM tăng trên 70%. Các NHTM trong thời gian qua đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, các NHTM cũng sẵn lòng cho vay đối với những nhà đầu cơ trong lĩnh vực này. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng được đổ vào thị trường vốn dài hạn nhiều rủi ro, nếu bong bóng bất động sản có vấn đề thì rủi ro tín dung là rất lớn (Mỹ đang đau đầu vì tín dụng bất động sản hiện nay). Điều cần lưu ý, một trong những nguyên nhân dư nợ tín dụng tăng cao trong năm 2007 là do các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ lên nhanh + 56% (tăng 33.737 tỷ đồng), cuối năm 2006 tổng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là 60.419 tỷ đồng, cuối năm 2007 là 94.156 tỷ đồng, thành lập mới nhiều ngân hàng (cần xem xét lại điều kiện thành lập), làm tăng khả năng cho vay và áp lực trả lãi cổ đông, áp lực tăng giá cổ phiếu trên thị trường do năm 2006 giá cổ phiếu đã tăng chóng mặt, nên bây giờ mới “té”!Những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch

10

bệnh (SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm…ảnh hưởng đến giảm tổng cung. - Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp. - Thu nhập của dân cư tăng (tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2005, 2006, 2007). Việc tăng lương một phần gia tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý làm tăng giá các hàng hóa tiêu dùng khác. Điều chỉnh tiền lương cho người lao động là cần thiết trong giai đoạn lạm phát cao, nhưng cần điều chỉnh tiền lương vào những thời điểm ít nhạy cảm (giữa năm). - Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại Việt Nam hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân (cần kiểm soát thông tin). Đặc biệt là yếu tố đầu cơ, găm hàng, làm giá rất “kinh nghiệm” (vì ta đã nhiều lần bị lạm phát) của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ tại Việt Nam. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 2.1. Bức tranh lạm phát năm 2021 - Giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu đã và đang “nóng lên”. Theo WB, tính đến hết tháng 10/2021, nhiều nhóm hàng hóa tăng mạnh so với đầu năm, giá năng lượng tăng 56,1%, giá nông nghiệp tăng 6,46%, giá phân bón tăng rất mạnh 79,8%, giá kim loại cơ bản và khoáng chất tăng 14,6%, trong khi kim loại quý giảm 5,6%... - Lạm phát tăng dần theo tháng (đặc biệt là quý 3/2021) và thậm chí ở mức kỷ lục trong nhiều năm ở nhiều quốc gia, chủ yếu do tác động của sức cầu bật tăng nhanh, đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng “cú sốc” khan hiếm hàng hóa và chi phí vận tải – kho bãi (logistics). - Lạm phát của Mỹ tháng 10/2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ, vượt xa so với mức mục tiêu bình quân 2% và là kỷ lục trong vòng 31 năm; lạm phát Châu Âu ở mức cao 4,1% so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 13 năm; chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tháng 10 cũng ở mức cao nhất trong vòng 26 năm, nguy cơ “xuất khẩu lạm phát” ra toàn thế giới...). - Ở chiều ngược lại, giá cả hàng hóa Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm so với thế giới. Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2021, chỉ số CPI chỉ có tháng 2 tăng mạnh (1,52%) còn lại 9 tháng chỉ tăng hoặc giảm nhẹ trong khoảng -0,2% đến 0,6%, CPI bình quân 10 tháng chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2020 và cả năm 2021 dự báo ở mức 2,1-2,3%, là mức thấp nhất trong vòng 6 năm.

11

- Theo chúng tôi, có 4 nguyên nhân chủ yếu khiến giá cả trong nước...


Similar Free PDFs