Tiểu luận KTCT học phần đầu tiên của tư bản PDF

Title Tiểu luận KTCT học phần đầu tiên của tư bản
Course Tiếng anh thương mại
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 30
File Size 534.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 471
Total Views 636

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNNHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 2Đề tài: Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về mô hình tập đoànkinh tế tư nhân ở Việt NamTÊN: Lớp: Anh 25 – CLCKT – Khối 1 – K Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn VinhHÀ NỘI – ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 2 Đề tài: Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

TÊN:

Lớp: Anh 25 – CLCKT – Khối 1 – K54 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Vinh

HÀ NỘI – THÁNG 9 NĂM 2016

MỤC LỤ LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1 Chương I: CHAEBOL – CÔNG THỨC ĐƯA HÀN QUỐC RA KHỎI NGHÈO ĐÓI......2 1.1.

Chaebol – Nguồn cội sức mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc...................................2

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................2

1.1.2.

Cấu trúc và đặc điểm...........................................................................................4

1.2.

Chaebol – Anh hùng của Hàn Quốc.........................................................................6

1.2.1.

Đưa đất nước ra khỏi nghèo đói.........................................................................6

1.2.2.

Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế..........................................7

1.3.

Chaebol - Mặt trái phía sau tiền tài và danh vọng..................................................8

1.3.1.

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và những hệ lụy....................8

1.3.2.

Tình hình hiện nay của Chaebol Hàn Quốc......................................................9

Chương II: CHAEBOL VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...................................................................................................12 2.1.

Giai đoạn trước Đổi mới..........................................................................................12

2.2.

Giai đoạn từ 1986 đến nay.......................................................................................13

2.2.1.

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế..........................................................................14

2.2.2.

Đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế cá

thể, tư nhân trong công nghiệp.......................................................................................14 2.3.

Thành tựu và hạn chế của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam................................16

2.3.1.

Thành tựu...........................................................................................................16

2.3.2.

Hạn chế..............................................................................................................17

2.4.

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc..............................................................19

2.5.

Giải pháp...................................................................................................................21

2.5.1.

Đối với Nhà nước...............................................................................................21

2.5.2.

Đối với các Tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp................................................22

KẾT LUẬN..............................................................................................................................25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................26

LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan chi phối sự phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, sự đổi mới để thích nghi và chủ động hội nhập luôn là tiêu chí hàng đầu. Đối với Việt Nam, một quốc gia chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng chưa cao thì công cuộc cải cách phát triển kinh tế gặp không ít những khó khăn thách thức. Điều này đòi hỏi cần phải có một đầu tàu kinh tế thực sự mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới vốn rộng mở nhưng vô cũng khắc nghiệt. Đó chính là các Tập đoàn kinh tế. Biết rõ điều này, chính phủ Việt Nam đã thông qua việc thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực trọng điểm. Tuy nhiên, việc này chưa thực sự hiệu quả bởi lẽ các Tập đoàn kinh tế chưa làm thỏa mãn những yêu cầu kì vọng của nước nhà. Nhìn vào Hàn Quốc, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể phục chỉ trong một thế kỉ trở lại đây, mô hình Tập đoàn kinh tế - Chaebol đã đóng góp một vai trò lớn. Phải khẳng định rằng, khó để nâng tầm các tập đoàn kinh tế Việt Nam lên ngang hàng với các Chaebol Hàn Quốc bởi những thành công mà Chaebol mang lại cho đất nước này không phải tập đoàn nào cũng làm được cho quốc gia của mình. Nhưng đây thực sự là một tấm gương để chúng ta học hỏi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi cho các Tập đoàn ở Việt Nam. Do vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài “Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam” để phân tích rõ nguồn cội sức mạnh thần kì này của xứ sở kim chi, từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học, cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển mô hình Tập đoàn phù hợp và đúng nghĩa nhất.

1

Chương I: CHAEBOL – CÔNG THỨC ĐƯA HÀN QUỐC RA KHỎI NGHÈO ĐÓI 1.1.

Chaebol – Nguồn cội sức mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển a) Khái niệm: Chaebol (trong tiếng Hàn có nghĩa là gia tộc giàu có) là một mô hình tập đoàn kinh doanh của Hàn Quốc. Đây thường là các tập đoàn toàn cầu, sở hữu các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có xuất phát từ Hàn Quốc và được quản lý bởi một người (Chủ tịch) có quyền lực tối thượng trong mọi hành động và quyết định. Chaebol thường bao gồm nhiều công ty riêng biệt, với các giao dịch nội bộ mạnh mẽ, tất cả đều được quản lý bởi gần như một vị chủ tịch nắm toàn bộ quyền lực, vừa là nhà điều hành, vừa là chủ sở hữu thực sự. Việc ra quyết định chỉ được thực hiện ở cấp cao nhất, tức là Chủ tịch và một số quan chức cấp cao, các nhân viên có trách nhiệm tuân thủ theo điều đó. Các vị trí trọng yếu trong Chaebol phải do các cá nhân có quan hệ họ hàng máu mủ đảm trách, để bảo toàn một cách triệt để quyền lực qua các thế hệ. Chính vì vậy, nhiều các Chaebol dù đã trải qua 2-3 thế hệ kế nhiệm những quyền sở hữu vẫn tập trung vào gia tộc nhà sáng lập, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Có thể gọi đó là chế độ sở hữu “huyết thống”. b) Lịch sử hình thành và phát triển: Giữa thế kỷ 20, nền kinh tế Hàn Quốc có quy mô nhỏ và phụ thuộc vào nông nghiệp. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) đạt 2,3 tỷ USD (năm 1953), thu nhập bình quân đầu người là 67$, so với Mỹ lần lượt là 389,7 tỷ USD và 2449$. Ngay cả Nhật Bản vừa trải qua thất bại trong Thế chiến II, GDP năm 1953 hơn 216 tỷ USD, cao hơn rất nhiều lần so với Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung Hee khi đó, với tham vọng đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc tương đương với Nhật Bản thời đó, đã đề ra chiến lược công nghiệp hóa nhanh chóng thông qua thúc đẩy sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn. Vì vậy, ông đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế từ chính Nhật Bản như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt với các tập 2

đoàn xây dựng (bao gồm những dự án phát triển hạ tầng giao thông do chính phủ thực hiện như đương cao tốc, đường sắt, cầu, cảng biển,..).Thậm chí ông còn phải thuyết phục, đe dọa đến thao túng các doanh nghiệp để hợp tác, thực hiện kế hoạch này. Đây được gọi là “Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất”. Các doanh nghiệp lớn lúc đó được chính phủ ưu tiên phân phát nguồn vốn vay từ nước ngoài, đồng thời bảo lãnh cho chính các khoản vay đó trong trường hợp bị phá sản hay mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, những tập đoàn do chính phủ lựa chọn được tiếp cận khoản vay thông qua ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại trong nước, với lãi suất cực thấp. Các Chaebol từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với những hàng hóa nội địa đã vươn lên khi nhận được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước. Những năm 50 và đầu những năm 60, các công ty Hàn Quốc chủ yếu sản xuất dệt may. Vào những năm 70, chính phủ quyết định phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng bao gồm thép, hóa dầu, ô-tô, chế tạo máy, đóng tàu và điện tử. Chính phủ đã chọn ra những chaebol có nhiều tiềm năng nhất và thúc đẩy họ thực thi kế hoạch này bằng những khoản vay ưu đãi khổng lồ. Đến cuối những năm 80, một số chaebol đã trở thành những tập đoàn lớn ở quy mô quốc tế. Mỗi chaebol trung bình có hàng chục công ty con chuyên kinh doanh các lĩnh vực khác nhau. Trong những năm 90, 5 chaebol lớn nhất (Samsung, Hyundai, LG, Daewoo và SK) tạo ra tới 50% tổng GDP của Hàn Quốc. Các chaebol đã chuyển dịch từ hướng hàng hóa đơn giản sơ chế thâm dụng lao động sang mặt hàng chế biến(công nghiệp nhẹ) . Rồi kế đó chuyển dịch sang các ngành thâm dụng vốn hơn như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, điện tử….. Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính quan trọng nhất của Hàn Quốc. 1961 chỉ có 16.6% hàng xuất khẩu của Hàn quốc đến Mỹ thì 1971 thì tỷ lệ này tăng 49.8%, năm cao điểm nhất lên đến 52%. Chính vì vậy, Chaebol có vai trò quan trọng trong việc đưa Hàn Quốc trở thành một trong bốn con rồng Châu Á (bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Đài Loan). 3

1.1.2. Cấu trúc và đặc điểm a) Cấu trúc Mô hình tài phiệt Hàn Quốc chủ yếu dựa trên một hệ thống phân chia quyền sở hữu rất phức tạp và chồng chéo lên nhau. Cơ cấu sở hữu của các Chaebol có thể phân thành 3 loại sau: - Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (ví dụ: mô hình của Tập đoàn Hanjin): Mỗi Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (công ty mẹ) và các công ty chi nhánh. - Loại thứ hai: Cơ cấu công ty cổ phần (ví dụ mô hình Tập đoàn Daewoo): Mỗi Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (công ty mẹ), công ty cổ phần và các công ty chi nhánh. - Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình Tập đoàn Samsung): Mỗi Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (công ty mẹ), công ty cổ phần, các tổ chức trung gian và các công ty chi nhánh. Công ty mẹ thể hiện là công ty nòng cốt đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển toàn tập đoàn. Các công ty con phải giúp giải quyết chính sách kinh tế thống nhất của công ty mẹ. Trong đó, việc phối hợp giữa công ty mẹ và công ty con phải dựa trên nguyên tắc hài hòa. Hoạt động chính của công ty con (như là một thành phần cần thiết của hệ thống sản xuất chung của công ty mẹ) được thừa nhận là có ích lợi về mặt kinh tế. Sự điều tiết hoạt động của công ty con từ phía công ty mẹ phải phù hợp với luật pháp và tương ứng với các tiêu chuẩn của quyền kinh doanh và tiêu chuẩn công ty. b) Đặc điểm - Quyền sở hữu: Các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu "huyết thống". Các Chaebol thường do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo nguyên tắc "cha truyền con nối". Trong suốt mấy thập kỷ tồn tại, 90% quyền thừa kế các Chaebol được chuyển từ cha sang con trai hoặc anh em trai. Trong mỗi Tập đoàn, hầu hết các vị trí lãnh đạo chủ chốt đều do các thành viên gia đình nắm giữ. Chẳng hạn như Chung Ju Yeong và gia đình kiểm soát 61.4% cổ phần Tập đoàn Hyundai. Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn Quốc" thì phần 4

sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43.8% năm 1995 lên 44.1% năm 1996. Qua đó có thể thấy, các Chaebol đều có phương thức quản lý theo mối quan hệ gia đình và đẳng cấp cao. Mối quan hệ chặt chẽ và đẳng cấp này đưa Chaebol trở thành một "nền cộng hoà" riêng, chi phối và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Mọi quyết định quan trọng của các Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức là chủ tịch và mọi nhân viên phải tuân thủ. Tuy nhiên, các quan chức ở các cấp cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng. - Vốn: Đặc trưng của Chaebol chính là làn sóng đầu tư vốn nội bộ. Samsung là Chaebol đầu tiên sử dụng hình thức tài trợ vốn băng cách đầu tư nội bộ để trở thành các Chaebol đầu tiên tham gia vào 2 ngành công nghiệp trọng điểm yêu cầu vốn cao từ những năm 1960. Đặc biệt với chương trình cú hích lớn từ chính phủ Hàn Quốc, cách thức đầu tư nội bộ này càng được chú trọng xem xét. Trong thực tế, Chaebol thường áp dụng 2 cách đầu tư vốn như sau: + Đầu tư vòng tròn: hình thức mà các công ty nắm giữ một phần cổ phiếu của các công ty khác. Đây là giai đoạn khi Chaebol thực hiện chiến lược phát triển theo chiều ngang khi muốn gia tăng các công ty thành viên. + Đầu tư tỏa: hình thức mà một công ty nắm giữ cổ phần của các công ty khác. Khi Chaebol trong giai đoạn thứ 2 thực hiện nhất thể hóa theo chiều dọc và phát triển đa dạng hóa quan hệ. - Cơ chế điều hành: trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng. Cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ tịch Tập đoàn phối hợp hoạt động của các công ty chi nhánh; điều hành nhân sự, tài chính; đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của Tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của hội đồng. Nhìn chung, chủ tịch Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng. Đó là cũng là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc. 5

- Phương thức tác nghiệp: Mỗi Chaebol có một phương thức quản lý kinh doanh riêng. Ví dụ như Hyundai với phương thức kinh doanh tự thân, tức là chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực của bản thân Tập đoàn để tổ chức sản xuất kinh doanh. Còn Daewoo thì theo phương thức liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài thông qua cung cấp các giấy phép kỹ thuật và các hiệp định hiệp tác kỹ thuật nên kết cấu sở hữu kiểu Daewoo mang tính đa nguyên, từ đó mà ảnh hưởng đến địa vị quản lý và lợi ích phân chia trong Tập đoàn. 1.2.

Chaebol – Anh hùng của Hàn Quốc

1.2.1. Đưa đất nước ra khỏi nghèo đói Đã có nhiều tranh cãi nổ ra khi phân tích vai trò của các Chaebol trong “nhịp thở” kinh tế của Hàn Quốc nhưng tựu chung lại vẫn có nhiều ý kiến đồng tình rằng Chaebol đã góp phần không nhỏ đưa Hàn Quốc bước ra khỏi khó khăn chung của toàn thế giới… Vào thời điểm năm 1953, GDP bình quân của Hàn Quốc chỉ đạt mức 67 USD, tương đương với 2% GDP của Mỹ. Sau một thời gian dài bị Nhật Bản chiếm đóng và sau cuộc nội chiến tàn khốc, đất nước Nam Triều Tiên lúc này vẫn đang chìm trong nghèo khó. Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên vẫn luôn luôn hiện hữu, và chính quyền miền Nam lúc này hoặc là thờ ơ, hoặc là bất lực không thể giúp người dân xóa nghèo. Đến năm 1963, tướng Park Chung-hee tiến hành đảo chính và trở thành nhà độc tài lãnh đạo Hàn Quốc. Với sự công nhận của Mỹ, ông Park bắt đầu tiến hành xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để Nam Triều Tiên có thể trở thành một thế lực toàn cầu. Sự hỗ trợ của Chính phủ dưới dạng các khoản vay, đảm bảo và giãn thuế đã cho phép các công ty tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường. Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói. Theo đó, để vực dậy nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, những năm 1960 và 1970 của thế kỷ trước, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để biến một số công ty lớn do gia đình quản lý thành các tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn này phát

6

triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, tiêu biểu là Samsung, Hyundai, Daewoo... Nhờ những lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các Chaebol này đã phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, áp đặt sự thống trị lên nền kinh tế, thậm chí có thể kiểm soát được cả khu vực tài chính. Trong đó, nhóm 30 tập đoàn lớn nhất đã chiếm vị thế áp đảo với phần còn lại, chiếm gần một nửa giá trị tài sản và doanh thu của toàn bộ các Chaebol và đặc biệt là sự tập trung sức mạnh vào nhóm 5 công ty lớn nhất, vốn chiếm gần 30% giá trị tài sản và hơn 32,29% về doanh thu trong nhóm các Chaebol này. 1.2.2. Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Sự phát triển mạnh mẽ của các Chaebol đã góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh, trở thành một trong những nước công nghiệp mới của châu Á. Nhờ đó mô hình của các Chaebol cũng trở thành hình mẫu cho một số quốc gia khác noi theo. Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế, với rường cột là các Chaebol, bắt đầu từ thập niên 60 với sự gia tăng xuất khẩu. Sự tăng trưởng kinh tế dựa vào đa dạng hóa các sản phẩm, hơn là chỉ có một hoặc hai mặt hàng chính. Cải tiến và sẵn sàng phát triển sản phẩm mới là những điều vô cùng quan trọng và được tập trung thực hiện. Những năm 1950 và đầu năm 1960, các Chaebol tập trung vào các sản phẩm may mặc. Đến giữa thập niên 70 và 80, ngành công nghiệp năng, quân sự, hóa chất được đặt lên hàng đầu. Thời kỳ tiếp theo, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của các Chaebol nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung, tăng trưởng dựa vào ngành điện tử và công nghệ cao. Đến lúc này, các Chaebol đã có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tăng trưởng không dựa vào những ưu đãi hay hỗ trợ từ Chính phủ như trước đây. Các tập đoàn như Samsung, LG, Hyundai, Kia, Lotte thống trị ngành công nghiệp Hàn Quốc và đặc biệt áp đảo trong các ngành sản xuất, công nghiệp nặng. Đến thập niên 1990, Hàn Quốc trở thành một trong các nước công nghiệp mới với mức sống ngang ngửa các quốc gia phát triển phương Tây. Năm 1996, GPD bình quân đầu người tại Hàn Quốc đã lên tới 10.135 USD. 7

Top 5 Chaebol lớn nhất qua các thời kỳ 1.3.

Chaebol - Mặt trái phía sau tiền tài và danh vọng

1.3.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và những hệ lụy Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là " những con Hổ Đông Á". Hàn Quốc là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn . Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2 vào tháng 12. Sự kiện này góp phần làm thị trường chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm mạnh hơn, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính. 8

Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thể do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors. Đồng Won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó. Ngày 21/11/1997, chính phủ Hàn Quốc đã phải đề nghị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cứu trợ tài chính khẩn cấp và điều này có nghĩa là Seoul buộc phải chuyển giao “chủ quyền kinh tế” cho tổ chức tài chính này. Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều người mất việc làm và không ít công ty phá sản. 1.3.2. Tình hình hiện nay của Chaebol Hàn Quốc Theo tạp chí Forbes, các Chaebol trụ vững đến nay đều là những tập đoàn có khả năng khai thác đáng kể năng lượng, sự khéo léo và tiềm lực của người dân và có ảnh hưởng trên thế giới. Nhờ các Chaebol hợp lực thành một nền tảng vững chắc, Hàn Quốc đủ sức vượt ...


Similar Free PDFs