TIỂU LUẬN LSĐ - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam PDF

Title TIỂU LUẬN LSĐ - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Author Thư Nguyễn
Course Lịch sử đảng
Institution Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Pages 31
File Size 471.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 456
Total Views 683

Summary

Download TIỂU LUẬN LSĐ - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam PDF


Description

MỤC LỤC Lời mở đầu 3 Nội dung 4 Chương 1: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam 4 1.1 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 4 1.1.1 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 4 1.1.1.1 Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam, các tổ chức cộng sản ra đời 4 1.1.1.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 6 1.1.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 7 1.2 Sự lãnh đạo và nắm bắt thời cơ tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn tới thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử. 9 1.2.1 Bối cảnh lịch sử 9 1.2.2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã dẫn tới thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945. 10 1.3 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ - Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) 13 1.3.1. Đường lối kháng chiến toàn quốc đúng đắn của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950 13 1.3.1.1 Đường lối kháng chiến toàn quốc đúng đắn của Đảng 13 1.3.1.2 Đảng tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950 15 1.3.2 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi ( 1951 - 1954 ) 16 1.4. Đảng lãnh đạo xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 1954-1975 ) 18 1.4.1 Đảng lãnh đạo toàn thể nhân dân xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 18 1.4.2 Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 21

1.4.2.1 Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược “ chiến tranh Đặc Biệt “ ở miền Nam ( 1961-1965 ) 21 1.4.2.2 Đảng lãnh đạo phá tan chiến lược “ chiến tranh Cục Bộ “ ở miền Nam ( 19651968 ) 22 1.4.2.3 Đảng lãnh đạo nhân dân đánh bại chiến lược “ Việt Nam Hóa chiến tranh “ để dẫn tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 1969-1975 ) 23 Chương 2: Trách nhiệm của sinh viên đối với việc bảo vệ Đảng hiện nay 25 2.1. Sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, nhà trường. 26 2.2. Mỗi sinh viên cần tăng cường học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 26 2.3. Không ngừng trau dồi, học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 26 2.4. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 26 2.5. Tích cực xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên. 27 2.6. Là những sinh viên sống trong thời đại 4.0 phải biết tận dụng các phương tiện truyền thông để bảo vệ Đảng 27 Kết luận 28 Tài liệu tham khảo 29

LỜI MỞ ĐẦU Thấm thoát thời gian đã trôi qua kể từ lúc lá cờ cách mạng tung bay trên hang ổ nguỵ quyền, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Việt Nam cho đến nay nhưng không thể làm phai mờ được hồi ức mãi mãi trong mỗi con người chúng ta về một trang sử hào hùng, vẻ vang về một chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX. Chiến thắng này càng khẳng định thêm sự lãnh đạo đúng đắn và tài tình của Đảng, càng nâng cao uy tín của Đảng trong lòng dân. Kết quả của cuộc thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sản phẩm tất yếu của toàn bộ quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nó bắt nguồn trước hết từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo chiến lược và sách lược tài tình của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị. Có thể tóm tắt thành công nổi bật của sự chỉ đạo chiến tranh chống Mỹ, cứu nước trong một câu: “biết mở đầu đúng, biết đánh lâu dài và biết kết thúc đúng”. Sau hai mươi mốt năm chiến đấu kiên cường với nhiều hy sinh, mất mát, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất và ác liệt nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. “Thắng lợi này mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là thắng lợi có tính chất thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới vô cùng thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Trong trận đối đầu lịch sử, một bên là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đại diện cho các lực lượng phản động nhất, một bên là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giáng cho đế quốc Mỹ một đòn chí tử. Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của chúng, chia cắt lâu dài nước ta đã bị đập tan. Trong thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng. Chính sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đảng luôn đề ra

những đường lối chính trị, đường lối quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo và độc lập, tự chủ. Từ một đất nước bị chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, Đảng nhận thức đầy đủ những khó khăn cũng như thuận lợi mà nó tạo ra. Đồng thời hoạch định đúng đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cho từng miền, để phối hợp sức mạnh Bắc-Nam hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ chung là nhiệm vụ chiến lược của từng miền. Ngay từ sau hiệp nghị Giơnevơ và trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng với tư cách là người lãnh đạo đã phân tích khách quan, khoa học, chính xác đặc điểm tình hình, chỉ ra nhiệm vụ cách mạng trực tiếp của từng miền và mối quan hệ biện chứng của hai nhiệm vụ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và đưa đất nước đi theo quỹ đạo cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một đất nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975”. Trên thực tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền Nam-Bắc đã tạo nên sự hỗ trợ, thúc đẩy cách mạng hai miền cùng phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn Đế Quốc Mỹ và tay sai. Trong mọi thắng lợi của Việt Nam đều có sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn và khôn khéo của Đảng, nhờ có sự lãnh đạo tài tình đó, mà mới có được một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là việc làm hết sức quan trọng đối với lớp trẻ và đặc biệt là sinh viên Việt Nam, những người chủ tương lai của đất nước để thấy được công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và sự nghiệp xây dựng , bảo vệ dân tộc Việt Nam.Từ đó giúp lớp trẻ ngày nay thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đảng ,cũng như thấy được trách nhiệm phải góp phần xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã đỗ bao xương máu mới giành được. Chính vì thế, để nhắc nhớ công lao to lớn ấy một lần nữa và đào sâu nghiên cứu về trách nhiệm của mỗi sinh viên, em quyết định chọn đề tài “ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên đối với việc bảo vệ Đảng hiện nay “ để nghiên cứu viết đề tài tiểu luận. NỘI DUNG

Chương 1: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1.1 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1.1.1 Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam, các tổ chức cộng sản ra đời Với sự nỗ lực cố gắng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phòng trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc và những hoạt động yêu nước tích cực của các cấp bộ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trên cả nước đã có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, nâng cao ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy, phong trào công nhân đã nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, đều khắp ba kỳ. Số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân trong các năm 1928-1929 đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm 1926-19271. Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân càng phát triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo. Nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra, và ngày càng trở nên bức xúc đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. * Các tổ chức cộng sản ra đời Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không còn thích hợp và đủ sức lãnh đạo phong trào. Trước tình hình đó, tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu...) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 17-6-1929, khoảng 20 đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng; thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ; lấy cờ đỏ búa liềm làm Đảng kỳ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, những thanh niên yêu nước ở Nam Kỳ theo xu hướng cộng sản, lần lượt tổ chức nững chi bộ cộng sản. Tháng 111929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn, công bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí Bônsơvích. Tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng đảng (là một tổ chức thanh niên yêu nước có cả Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai…) chịu tác động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tháng 9-1929, những người tiên tiến trong Tân việt cách mạng đảng họp bàn việc thành lập Đông 1 Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc: Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, trang 335.

Dương Cộng sản Liên đoàn và ra Tuyên đạt. Cho đến cuối tháng 12-1929, tại Đại hội các đại biểu liên tỉnh tại nhà đồng chí Nguyễn Xuân Thanh-Ủy viên Ban Chấp hành liên tỉnh (ga Chợ Thượng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhất trí quyết định “Bỏ tên gọi Tân Việt. Đặt tên mới là Đông Dương Cộng sản liên đoàn”. Khi đang Đại hội, sợ bị lộ, các đại biểu di chuyển đến địa điểm mới thì bị địch bắt vào sáng ngày 1-1-1930. “Có thể coi những ngày cuối tháng 12-1929 là thời điểm hoàn tất quá trình thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn được khởi đầu từ sự kiện công bố Tuyên đạt tháng 91929”2 Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 đã khẳng định bước tiến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ đường lối của Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, tình trạng đó không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước. => Trước tình hình đó, theo tài liệu (ghi ngày 27-10-1929) của Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương, nêu rõ: “Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương”. Vì vậy: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức duy nhất ở Đông Dương”3. 1.1.1.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1/1/1930, những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thân của Đảng) đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ. Tuy nhiên ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lự c lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam 2 Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 1, trang 319. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 1, trang 614.

Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Trong Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. 1.1.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, xác định rõ mục tiêu, đường lối nhiệm vụ chiến lược, phương pháp hoạt động... của một chính đảng, hoặc một tổ chức chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội nhằm phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Cương lĩnh là văn bản quan trọng và cao nhất của Đảng, có tính chiến lược lâu dài nhằm định hướng, chỉ đạo to lớn, toàn diện đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hai văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng : Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh những nội dung cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cách mạng Việt Nam - đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu chiến lược nêu trên đã chỉ rõ tính chất và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam-một nước thuộc địa nửa phong kiến là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho người cày, đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Về phương diện chính trị, Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông”. Các nhiệm vụ trên đây đã phản ánh đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc. Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được đặt đúng tầm quan trọng của nó trong mối quan hệ với đấu tranh giai cấp. Ở một nước thuộc địa, thì vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là giải phóng dân tộc, giành độc lập hoàn toàn. Về phương diện xã hội, Cương lĩnh xác định rõ: “a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền,v.v. c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”. Về phương diện kinh tế, Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ… Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam về phương diện xã hội và phương diện kinh tế nêu trên vừa phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội, cần được giải quyết ở Việt Nam, vừa thể hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc lột hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Về lực lượng cách mạng, ngay khi phân tích tình hình xã hội Việt Nam sau khi Pháp thống trị, Cương lĩnh đã chỉ rõ thái độ chính trị của từng giai cấp, trong đó chỉ rõ “ tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”. Do vậy, Cương lĩnh xác định lực lượng cơ bản của cách mạng là công nhân, nông dân, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời Cương lĩnh chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. Đảng “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, nhưng đồng thời “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc , Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng để giải phóng dân tộc, chứ không thể là con đường cải lương thoả hiệp “không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”. Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, còn “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.

Về xác định lực lượng đồng minh quốc tế, Cương lĩnh phát triển quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Cương lĩnh chỉ rõ: “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”. Như vậy, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tính tự lực tự cường, đồng thời xác định rõ lực lượng đồng minh quốc tế đó là sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Đồng thời, Cương lĩnh còn phân hoá kẻ thù khi xác định đánh đổ thực dân Pháp, nhưng chủ trương đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, trong đó, “nhất là đoàn kết với giai cấp vô sản Pháp”. Sau khi xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh xác định : “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Đây chính là nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chỉ rõ ngay trong văn kiện đầu tiên của Đảng mới được thành lập. Cương lĩnh xác định vai trò lãnh đạo, nhưng để lãnh đạo được thì phải “thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, ...


Similar Free PDFs