Tiểu luận luật cô Dương Thị Mỹ An đâsdâsda PDF

Title Tiểu luận luật cô Dương Thị Mỹ An đâsdâsda
Course Supply Chain Management (P2)
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 246 KB
File Type PDF
Total Downloads 104
Total Views 750

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHBÀI THU HOẠCH CÁ NHÂNGiảng viên hướng dẫn: DƯƠNG MỸ ANHọc viên: PHẠM TRẦN ĐĂNG KHOAMSSV: 31211021303Lớp: FNC09 – KĐỀ TÀI: QUYỀN TỰ DO TRONG KINH DOANHTP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2021.PHẦN MỞ ĐẦU“Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nó...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỀ TÀI: QUYỀN TỰ DO TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: DƯƠNG MỸ AN Học viên: PHẠM TRẦN ĐĂNG KHOA MSSV: 31211021303 Lớp: FNC09 – K47

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2021.

PHẦN MỞ ĐẦU “Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, Hiến pháp luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận tại Hiến pháp chính là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và một trong những quyền được ghi nhận hết sức ý nghĩa và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay chính là quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật không cấm. Việc ghi nhận quyền này trong Hiến pháp không chỉ thể hiện đây là quyền cơ bản của con người mà còn thông qua đó thừa nhận rằng, đây là một trong những quyền phải được công nhận, tôn trọng và bảo vệ như những quyền cơ bản khác. Vậy, trên cơ sở ghi nhận này, quyền tự do kinh doanh của con người đã được cụ thể hóa như thế nào?” Để có thể hiểu sâu, cụ thể hơn về vấn đề trên ta và biết về quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam là như thế nào thì bài thu hoạch này sẽ đưa ra các vấn đề về hiến pháp, các văn bản luật, các đạo luật và nghị định cùng với những quyền và nghĩa vụ đi kèm theo nó.

Phần 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Cơ sở pháp lí: 1.1. Quyền tự do kinh doanh: Quyền tự do kinh doanh và các hoạt động liên quan đến kinh tế mà không giống với Nhà nước sẽ không có được sự khích lệ trong Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Từ Hiến pháp 1992, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận lần đầu và chính thức tại Điều 57, theo đó “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp 1992. Nối tiếp cảm hứng đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định “ người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm ”. Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên lập pháp Việt Nam công nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Dù vẫn còn nhiều hạn chế, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép (tự do trong phạm vi đóng). Quyền tự do kinh doanh Hiến pháp 2013 đã tạo ra một sự đổi mới, cởi mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Quy định này ẩn chứa hai ý đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói cách khác, Nhà nước phải quy định bằng luật nếu muốn cấm cái gì. Được cụ thể hơn quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”. Tiếp thu nguồn cảm hứng của Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục xác nhận Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh này càng rõ rang hơn qua việc “ họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lựa chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh .” . Quyền tự do kinh doanh có nội dung rất cụ thể, nội dung quyền tự do kinh doanh tiếp cận dưới góc độ của pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam cũng như các quyền khác. Về phần nội dung thì không cố định mà luôn có sự bồi đắp thêm theo hướng ngày càng đầy đủ dần và ngày càng toàn diện hơn do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Nhưng về cơ bản thì nội dung quyền tự do kinh doanh bao gồm: “ (1) quyền tự do thành lập doanh nghiệp, (2) quyền tự do lựa

chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (đối tượng kinh doanh), (3) quyền tự do giao kết hợp đồng, (4) quyền tự do quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, (5) quyền tự do cạnh tranh.” Quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là một trong những nội dung thuộc phần cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là một cái xuất phát điểm để có thể tiến hành thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh. Chỉ khi các chủ thể kinh doanh thiết lập tư cách pháp lý thì những hoạt động kinh doanh mới có thể được thực hiện., Các nhà đầu tư có thể tự quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và linh vực, ngành nghề kinh doanh với quyền tự do thành lập doanh nghiệp của mình một cách phù hợp để thực hiện hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Theo Khoản 1, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ bảy trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 17. Theo đó, các đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.” Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã thêm vào những nhóm đối tượng dưới đây không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp: “ công nhân công an; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị tạm giam; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.” Nhìn chung, việc bổ sung những nhóm đối tượng như trên vào phần không được thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng là để phù hợp với các Luậtc có liên quan như: “ Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.” Mặc dù thế, nhưng để xác nhận được các nhóm đối tượng trên thì cần phải dựa theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như người đang bị tam giam thì phải có quyết định tuyên bố của Tòa án; công nhân công an thì cũng phải có những giấy tờ để chứng minh. Quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp tại Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 về việc huy động vốn tối đa ở mọi nguồn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh với nhiều loại ngành nghề kinh doanh, nhiều loại mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn là tiền đề cho cơ sở pháp lý cần thiết cho những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp với mục đích. Thêm nữa, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra rất nhiều những cách thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, như vậy thì các chủ thể có thể có nhiều sự lựa chọn hơn. “Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, hiện nay, khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách là nộp trực tiếp và nộp online”. Trên thực tế, tại nhiều địa phương, một số cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đã thực hiện việc gửi kết quả cho cho chủ thể kinh doanh qua đường bưu điện. Theo Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, Luật chính thức ghi nhận các phương thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, gồm: “ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Việc ghi nhận đa dạng các phương thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là sự tiến bộ đáng ghi nhận, là tiền đề thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp khi Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực, hướng đến sự thuận lợi về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.” Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, linh vực kinh doanh được là việc cá nhân, tổ chức có quyền tự do chọn lựa những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh theo ý mình muốn trong khuôn khổ ngành nghề mà pháp luật không cấm, sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó thì việc kinh doanh mới được thực hiện (đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Cụ thể như sau: “Thứ nhất, về việc tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh”. Vậy thì, doanh nghiệp có thể tự do chọn bất kì ngành nghề kinh doanh nào để kinh doanh mà không cần phải có sự cho phép của cơ quan đăng ký kinh doanh trừ những ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của Pháp luật. So với trước thì những ngành nghề bị cấm kinh doanh hiện tại cũng đã ít hơn rất nhiều. “Luật Đầu tư 2020 đưa ra danh mục cấm đầu tư kinh doanh gồm có 08 ngành nghề, nhiều hơn Luật Đầu tư 2014 (06 ngành nghề) nhưng lại ít hơn Luật Đầu tư 2005 (12 ngành nghề)”. Thứ hai, là liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện là ngành nghề khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh những ngành nghề đó chủ thể phải đáp ứng các tiêu chí nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng dưới hình thức giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, các văn bản và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.” Quyền tự do hợp đồng. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, các chủ thể có quyền: “tự do lựa chọn đối tượng khách hàng để giao kết hợp đồng, tự do đàm phán, ký kết và thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng, tự do thoả thuận để thay đổi, đình chỉ hay huỷ bỏ thực hiện hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng, mọi sự can thiệp về mặt ý chí đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đều bị coi là bất hợp pháp và hợp đồng bị xem là vô hiệu”. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các bên chủ thể của các bên khi giao kết hợp đồng “không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tức là sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi. Quyền tự quyết định các vấn đề phát sinh trong linh vực sản xuất, kinh doanh.

Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh được quyền: “tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đúng với quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định”. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn. Ngoài ra, các chủ thể kinh doanh được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần tuân thủ các quy định về loại hình đó như: “hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”. Việc lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn thông qua việc chủ đầu tư quyết định việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu là các chủ thể kinh doanh có quyền tự do quyết định. Việc các chủ thể được tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh điều đó thể hiện quyền tự do quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với sự ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh và sự tự do các hoạt động kinh tế, những tranh chấp xảy ra trong giai đoạn thực hiện hoạt động kinh doanh là không thể nào tránh được và pháp luật cho phép các chủ thể được tự do thoả thuận lựa chọn phương thực giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại hoặc giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh. Nội dung bảo đảm quyền tự do cạnh tranh chính là kiểm soát việc chống độc quyền trong kinh doanh và việc đảm bảo các điều kiện để canh tranh diễn ra lành mạnh. Nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì các chủ thể kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Nghị định: Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng quy định: “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động”, kể cả đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn “ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông

báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới”. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh”. Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định trên, hạn chế tình trạng ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh không đúng thẩm quyền dẫn đến phát sinh các loại giấy phép con, trong thời gian qua, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện rà soát, đánh giá các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo hướng bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không còn phù hợp và bãi bỏ những văn bản ban hành điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền. Đồng thời, danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư)và các điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng đã được đăng tải, cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) và là địa chỉ tin cậy cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp tra cứu và tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Việc đăng tải công khai thông tin pháp lý liên quan đến các lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện đã góp phần thể hiện tính minh bạch, an toàn, cạnh tranh bình đẳng của môi trường kinh doanh.

Nguồn: và

1.2. Nghĩa vụ: Theo Điều 8, Luật doanh nghiệp 2020: “1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này. 3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Nguồn:

Phần 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 1. Bình luận: Luật doanh nghiệp 2020: “Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản)”. Bình luận của cá nhân: Nói chung việc ban hành ra các quy định pháp luật về Luật doanh nghiệp 2020 nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cũng như ngày càng

toàn diện hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vướng mắc về thời gian góp vốn và quy định của Chủ sở hữu. Hiện nay thì quy định của luật pháp không bắt buộc những doanh nghiệp và nhà đầu tư phải chứng minh về việc mình đã góp đủ số vốn điều đã ghi khi đăng kí kinh doanh, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc muốn góp lúc nào cũng được. Theo “Luật Doanh nghiệp 2020 giữ nguyên thời hạn tối đa 90 ngày kể từ lúc công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (áp dụng cho đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp) để thành viên, cổ đông góp vốn thực hiện nghĩa vụ”. Nhưng 90 ngày là khoảng thời gian hơi ngắn ( theo khảo sát từ phía cộng đồng doanh nghiệp ). Dù vậy thì Luật doanh nghiệp 2020 đã rất “ rộng lượng” khi quy định với vốn góp vào mà là tài sản thì theo Điều 47, Điều 75, Điều 113: “sẽ không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản vào thời hạn này”. Nhưng điều đó cũng có thể sẽ rất khó thực hiện được với những doanh nghiệp làm ăn liêm chính với số vốn điều lệ đăng kí lớn. Điều này rất dễ cho các nhà đầu tư “lách” theo chiều hướng tiêu cực. “Vấn đề là khi nào thì người góp vốn bắt đầu vận chuyển, nhập khẩu hay thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản? Luật đặt ra thời hạn mà không có điểm bắt đầu thì khó mà xác định được khi nào mới hết khoảng thời gian đó. Kẽ hở đó rất dễ tận dụng để kéo dài thời hạn góp vốn, bằng hình thức đăng ký vốn góp bằng tiền mặt nhỏ, đẩy tài sản thật lớn. Hoặc đăng ký vốn ban đầu nhỏ, đăng ký vốn góp thêm lớn hơn vì Luật DN 2020 vẫn không đặt ra thời hạn cho vốn góp thêm”.

2. Tình huống: Theo đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn ông Trần Hữu Ph trình bày: “Công ty TNHH vận tải Phương H Y (gọi tắt là Công ty), có hai thành viên với số vốn đăng ký điều lệ là 08 tỷ đồng, gồm bà Trần Thị H là giám đốc Công ty góp 06 tỷ đồng chiến 75% vốn điều lệ của Công ty, còn ông góp 02 tỷ đồng chiến 25% vốn điều lệ của Công ty và thực tế ông đã góp vào Công ty được tổng số tiền là 850 triệu đồng, ngoài ra ông còn có 04 chiếc xe vận tải tham gia cùng Công ty để kinh doanh tuyến Y - Vĩnh Yên gồm có các xe: 89B - 01096; 89B -01014; 89B -01145; 89B - 01230. Kể từ khi thành lập đến trước ngày 02/6/2019 các thành viên của Công ty không có vấn đề gì, nhưng kh...


Similar Free PDFs