Tiểu luận môn đầu tư chứng khoán - tài chính - kinh tế PDF

Title Tiểu luận môn đầu tư chứng khoán - tài chính - kinh tế
Author Thuong Trann
Course Đầu Tư Chứng Khoán
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 23
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 984

Summary

ĐẠI HỌC THĂNG LONG---oOo---BÀI TIỂU LUẬNMÔN: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNNHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONGGiáo viên hướng dẫn : THÂN THẾ SƠN TÙNGSinh viên thực hiện : NHÓM 02 – FINANCELớp : DAUTUCK.HÀ NỘI, 1/DANH SÁCH NHÓMSTT HỌ TÊN MSV GHI CHÚ1 TRẦN HOÀI THƯƠNG ...


Description

ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---oOo---

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Giáo viên hướng dẫn

: THÂN THẾ SƠN TÙNG

Sinh viên thực hiện

: NHÓM 02 – FINANCE

Lớp

: DAUTUCK.1

HÀ NỘI, 1/2022

DANH SÁCH NHÓM STT

HỌ TÊN

MSV

1 TRẦN HOÀI THƯƠNG

A32788 NT

2 NGUYỄN HÀ TRANG

A32715

3 NGUYỄN THANH HUYỀN

A32970

4 ĐÀO THÙY DƯƠNG

A33194

5 PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

A31832

6 NGUYỄN THỊ THỦY

A37016

GHI CHÚ

DANH SÁCH NHÓM ........................................................................................................ 2 LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA

THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ............................................................................................ 1 1.1

THÔNG TIN KHÁI QUÁT .................................................................................... 1

1.2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.................................................. 1

1.2.1

Việc thành lập Công ty ..................................................................................... 1

1.2.2

Niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán .......................... 2

1.3

NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH ................................................... 2

1.4

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ, TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ. . 3

1.4.1

Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý. .................................................... 3

1.4.2

Các công ty con, công ty liên kết. .................................................................... 3

CHƯƠNG 2. 2.1

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ......................... 4

PHÂN TÍCH TOP DOWN ..................................................................................... 4

2.1.1

Môi trường vĩ mô ............................................................................................. 4

2.1.2

Môi trường ngành ............................................................................................. 5

2.1.3

Môi trường Công ty .......................................................................................... 6

2.2

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..................................................... 8

2.3

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ....................................................................................... 9

2.3.1

Tình hình tài chính ........................................................................................... 9

2.3.2

Các chỉ số khả năng thanh toán ...................................................................... 10

CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MUA/BÁN CỔ PHIẾU – CHỌN CHỈ BÁO “MOMENTUM” ..................................................................................................... 14 3.1

Sử dụng đồ thị hình nến ........................................................................................ 14

3.2

Phân tích chỉ báo Momentum ............................................................................... 15

3.2.1

Chiến lược giao cắt giữa Momentum và đường cơ sở ................................... 15

3.2.2

Chiến lược giao dịch sử dụng phân kì Momentum ........................................ 16

3.2.3

Chiến lược giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường MA ............ 18

CHƯƠNG 4.

KẾT LUẬN ............................................................................................ 19

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, việc phân tích tình hình tài chính đã trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam đang gia nhập hiệp hội WTO. V ới tình hình công nghệ thông tin phát triển và các doanh nghiệp khi đang dần tiếp cận với nền kinh tế thị trường giao lưu kinh tế với các nước khác cũng như tiếp cận với cách kinh doanh hiện đại. Nhu cầu tài chính của các công ty ngày càng cao do vậy họ bắt đầu tiếp cận với các công ty vay vốn như sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng, các tổ chức tín dung, … Cho nên họ thường phải cung cấp những thông tin tài chính về công ty cho những người cung cấp vốn. Việc phân tích tài chính cũng có nhiều mục đích khác nhau. Đối với nhà quản trị, phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, họ muốn biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết cho nhà đầu tư. Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn phân tích báo cáo tài chính và chỉ ra các nhận xét chỉ báo để nhận định thời điểm hợp lý cho việc đầu từ chứng khoán của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, phân tích và đánh giá quá khứ và triển vọng tương lai của công ty làm đề tài tiểu luận.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 1.1 THÔNG TIN KHÁI QUÁT Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong Mã cổ phiếu: NTP −

Địa chỉ: Số 02 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Điện thoại: 031.3847533 Fax: 031. 3640133 Giấy chứng nhận ĐKDN số: 02000167782, đăng ký lần đầu ngày 30/12/2004, thay đổi lần thứ 7 ngày 25/3/2011 tại Hải Phòng Website: www.nhuatienphong.vn Vốn điều lệ: 433.379.960.000 đồng (Bốn trăm ba mươi ba tỉ ba trăm bảy mươi chín triệu chín trăm sáu mươi ngàn đồng) 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.2.1 Việc thành lập Công ty Tháng 12/1958, Bộ Công nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công thương) đã ra quyết định thành lập, xây dựng nhà máy Nhựa, cơ sở đầu tiên của ngành sản xuất, gia công chất dẻo của Việt Nam tại khu vực đường An Đà (số 2 An Đà, Ngô Quyền, H ải Phòng hiện nay). Ngày 19/05/1960, Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, ngày 19/05/1960, Nhà máy được chính thức cắt băng khánh thành. Ngay sau đó, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định đặt tên Nhà máy là “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong”. Trong thời kỳ giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Nhà máy cũng tham gia sản xuất các mặt hàng phục vụ quân đội như: thắt lưng, áo mưa, dép nhựa. −

Năm 1990, N ắm bắt được nhu cầu phát triển của xã hội, Nhà máy chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm ống nhựa u.PVC, PEHD, PPR phục vụ cho cấp thoát nước và các công trình xây dựng. Ngày 29/04/1993, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền

phong theo Quyết định số: 386/CN/TCLĐ của Bộ Công nghiệp Nhẹ.

1



Ngày 17/8/2004, Thực hiện chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/8/2004, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong theo Quyết định số 80/2004/QĐBCN của Bộ Công nghiệp.

Ngày 01/01/2005, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. 1.2.2 Niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Năm 2006, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã thống nhất chủ trương và giao cho Hội đồng quản trị Công ty thực hiện việc đăng ký niêm yết, giao dịch cổ phiếu Nhựa Tiền phong trên thị trường chứng khoán Việt Nam. −

Ngày 24/10/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có Quyết định số: 19/QĐTTGDCK chấp thuận cho Công ty được niêm yết 14.446.000 cổ phiếu (tương ứng với vốn điều lệ 144.460.000.000 đồng) tại Trung tâm với mã chứng khoán NTP. Ngày 11/12/2006, cổ phiếu NTP bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên. Năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 216.689.980.000 đồng bằng việc trả cổ tức

bằng cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu. Năm 2011, Công ty tiếp tục tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 433.379.960.000 đồng tương ứng với 43.337.996 cổ phần. 1.3 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH Nhựa Tiền Phong hoạt động kinh doanh trong các nghành nghề chính sau: +

Sản xuất và kinh doanh nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.

+

Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

+

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

+

Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở, xây nhà cao cấp, văn phòng cho thuê, xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng chợ kinh doanh.

Với phương châm hoạt động: “Chất lượng là trên hết, Phục vụ chính đáng quyền lợi người tiêu dùng”, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong luôn sản xuất, cung ứng ra thị trường các sản phẩm nhựa chất lượng cao. 2

Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay gồm: +

Ống và phụ tùng ống nhựa u.PVC đường kính từ 21 đến 800mm.

+

Ống và phụ tùng ống nhựa PPR đường kính từ 20 đến 200mm.

+

Ống và phụ tùng ống nhựa HDPE đường kính từ 20 đến 1200mm.

Với 3 nhà máy sản xuất trên cả nước, 1 nhà máy ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cùng hàng ngàn đại lý, điểm bán hàng, hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty đã phủ khắp cả nước và lan tỏa sang Lào, Campuchia. Hiện nay, sản phẩm nhựa Tiền phong đã được khẳng định vững chắc trên thị trường (chiếm đến 70% thị phần tại khu vực phía Bắc). 1.4 MÔ HÌNH QUẢN TR Ị, TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ. 1.4.1 Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý. +

Đại hội đồng cổ đông

+

Hội đồng quản trị

+

Ban Kiểm soát

+

Ban Điều hành

+

Các Phòng ban chức năng: gồm có 8 phòng

+

Các phân xưởng sản xuất: gồm có 6 phân xưở ng.

1.4.2 Các công ty con, công ty liên kết.

STT

CÔNG TY

Công ty cổ 1

phần nhựa thiếu niên tiền phong phía Nam

ĐỊA CHỈ

Khu công nghiệp Đồng An II, tỉnh Bình Dương

LĨNH

VỐN

VỰC HOẠT ĐỘNG

ĐIỀU LỆ THỰC

VỐN ĐIỀU LỆ

TỶ LỆ SỞ HỮU

135 tỷ

37,78%

GÓP

Sản xuất kinh doanh các 51 tỷ đồng sản phẩm ống và

3

đồng

STT

CÔNG TY



ĐỊA CHỈ

VỐN

VỰC HOẠT

ĐIỀU LỆ THỰC

ĐỘNG

GÓP

Phụ tùng ống nhựa

1.275.000

2.500.000

USD

USD

VỐN ĐIỀU LỆ

TỶ LỆ SỞ HỮU

Công ty TNHH Cộng Hòa liên Dân Chủ doanh Nhân Dân Nhựa Lào Tiền Phong

2

LĨNH

51%

SMP Công ty TNHH 3

MTV Nhựa Tiền Phong miền Trung

4

Công ty cổ phần bao bì tiền phong

Khu công nghiệp Nam

120 tỷ đồng

Cấm, tỉnh

120 tỷ đồng

100%

4 tỷ đồng

49,98%

Nghệ An Hải Phòng

Sản xuất bao bì

1,99 tỷ đồng

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2.1 PHÂN TÍCH TOP DOWN 2.1.1 Môi trường vĩ mô Theo đánh giá dựa trên báo cáo tài chính, ngành Nhựa tại Việt Nam có đặc điểm nối bật là phải nhập khẩu từ 85 – 90% nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá nguyên liệu nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới. Lí do là vì hạt nhựa là chế phẩm dầu mỏ nên có độ tương quan cao với giá dầu. Nếu giá dầu giảm giá hạt nhựa cũng giảm theo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào và ngược lại. Theo tìm hiểu, các chuyên gia dự báo rằng năm 2022 thị trường dầu sẽ có triển vọng do nhu cầu sẽ tăng cao hơn. Nhưng điều này chỉ là dự báo, để thị trường dấu có sự đột phá 4

mới còn phụ thuộc chính vào những vấn đề sau: −

Tùy thuộc vào diễn biến của dịch COVID19, các biến thể mới có thể khiến thế giới đối mặt với các lệnh phong tỏa mới



Tình hình dầu thô phụ thuộc vào cả các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran.

Vậy nên sự biến động về giá nguyên vật liệu ảnh hưởng cực kỳ lớn đến không chỉ NTP mà cả các công ty khác. Hơn nữa do là nguyên liệu nhập khẩu nên tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng tương ứng. * Diễn biến tỷ giá được kỳ vọng ổn định trong năm 2021: Thị trường ngoại hối và tỷ giá được kỳ vọng ổn định, thậm chí ở một số thời điểm VND có thể mạnh lên so với USD: +

Nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào trong bối cảnh: (1) Dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và kiều hối khá tích cực. (2) Cán cân thương mại hàng hóa dự báo tiếp tục thặng dư lớn.

+

Xu hướng nới lỏng CSTT của các NHTW trên thế giới, dòng tiền vẫn tìm đến các quốc gia đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô như Việt Nam.

+

Các yếu tố bất định vẫn diễn ra trên thế giới, tuy nhiên các nhà đầu tư đã dần làm quen với thực tế các yếu tố bất định khó luôn tồn tại và phải thích ứng với các sự kiện này.

+

Ngân hàng nhà nước vẫn thể hiện chính sách linh hoạt và nhất quán nhằm hỗ trợ và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tỷ giá nói riêng

2.1.2 Môi trường ngành Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định kéo theo tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, giúp tạo động lực phát triển cho mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng. Hiện nay, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt là sử dụng bao bì nhựa, nhu cầu sử dụng nhựa tại Việt Nam tương đối cao. So với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới, tỷ lệ chi phí cho các sản phẩm nhựa nói chung của Việt Nam trong tổng chỉ tiêu là tương đối cao hơn với các 5

quốc gia khác. Ngành nhựa Việt Nam vẫn đang dần khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Các sản phẩm nhựa của VN không chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu và dần chiếm lĩnh thị trường của nhiều quốc gia. Tại thị trường trong nước, các sản phẩm nhựa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy sản xây dựng và điện tử. Ở thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa VN có hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch bệnh Covid 19 không quá ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhựa tại Việt Nam do các công ty đã chuyển hướng tập trung sản xuất bao bì sang sản xuất các mặt hàng dùng trong cuộc sống hằng ngày như tấm, phiến, màng nhựa, đồ đùng trong nhà, … để xuất khẩu do thói quan mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển sang việc xây dựng, tập trung trang trí nhà cửa hơn. Vậy nên các công ty sản xuất nhựa không bị ảnh hưởng quá nhiều như những ngành khác mặc dù có gặp khó khăn trong việc hạn chế sản xuất, quản lý công nhân để sản xuất an toàn. 2.1.3 Môi trường Công ty Năng lực sản xuất tốt: Bền bỉ từ năm 1990 đến nay, Nhựa Tiền Phong đã tạo dựng được hệ sinh thái sản xuất và kinh doanh phủ sóng khắp toàn quốc, đặc biệt là tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong tiềm thức người tiêu dùng về thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Nhựa Tiền Phong tự hào là doanh nghiệp ngành ống nhựa duy nhất tại Việt Nam làm được điều này. Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước: Nhựa Tiền Phong hiện tại đang có hệ thống phân phối và đại lý lớn nhất trong các doanh nghiệp ống nhựa. Hiện tại, Công ty có 09 trung tâm phân phối, hơn 300 đại lý và gần 15.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Mạng lưới phân phối rộng và phủ khắp toàn quốc là lợi thế lớn đặc biệt của Công ty so với các đối thủ trong ngành. Bên cạnh đó, việc nắm chắc thị phần miền Bắc và phát triển sản xuất tại cả 03 miền Bắc, Trung, Nam; ký hợp tác với Tập đoàn Seikisui Chemical Nhật Bản cũng như các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn trong nước. Tiếp tục khẳng định và lan tỏa mạnh mẽ thương hiệu Nhựa Tiền Phong được xây dựng vững chắc trên thị trường… đã cho thấy tham vọng và cơ hội mở rộng thị phần của Nhựa Tiền Phong. 6

Thị phần Công ty Nhựa Tiền Phong

30%,

60%,

Hình 2-1. Biểu đồ thị phần Công Ty Nhựa Tiền Phong Thị phần của Nhựa Tiền Phong tập trung chủ yếu ở miền Bắc, theo đó Công ty hiện chiếm khoảng 60% thị phần của khu vực này và khoảng 30% thị phần cả nước. Thêm vào đó, với việc nhiều hiệp định song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới được ký kết, cơ hội mở rộng cho Nhựa Tiền Phong trong xuất khẩu sản phẩm ra thế giới đang ngày một mở rộng. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang sở hữu 37,1% vốn tại Nhựa Tiền Phong và trong tháng 10/2021, Bộ Tài chính đã yêu cầu tập trung thoái vốn 3 doanh nghiệp trong đó có NTP nên giá cổ phiếu NTP đã tăng từ vùng 50.000 đồng lên 61.900 đòng chốt phiên giao dịch ngày 26/10/2021. Đặc biệt hiện nay cơ chế nới room ngoại lên 100% đã được “bật đèn xanh”, theo đánh giá của giới chuyên gia, việc nhà đầu tư ngoại mua vào sẽ tạo được rất nhiều lợi ích như doạn nghiệp được mua lại sẽ có cơ hội tái cấu trúc với sự quản trị của nguồn lực và chất xám ngoại giúp các doanh nghiệp thúc đẩy cơ hội phát triển và có khả năng lớn tạo ra làn sóng tích cực cho thị trường chứng khoán Giá hạt nhựa PP đầu vào đang có xu hướng chững lại nhưng giá hạt nhựa PVC và HDPE vẫn đang duy trì nhịp tăng, làm gia tăng chi phí sản xuất và thu hẹp biên LN gộp của NTP. Tuy tập trung vào nhóm khách hàng khu vực miền Bắc, NTP vẫn đối mặt với sự cạnh 7

tranh gay gắt từ nhóm các doanh nghiệp nhựa miền Nam như đối thủ lâu năm BMP và các công ty mới phát triển mảng nhựa xây dựng như HSG, Tân Á Đại Thành. Mức tăng giá bán của NTP trong thời gian vừa qua là khá lớn và tăng nhiều hơn BMP, giảm sức cạnh tranh về giá giữa thời điểm các doanh nghiệp xây dựng giảm tiến độ do giá nguyên vật liệu xây dựng đã tăng quá cao, đặc biệt là thép. Rủi ro tới từ việc nhà máy không hoạt động hết công suất định mức bình thường, sẽ có một phần chi phí sx chung không được phân bổ vào giá thành của thành phẩm hàng tồn kho mà sẽ ghi nhận thẳng vào chi phí sx chung trong kỳ, làm tăng chi phí trong kỳ. 2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Hình 2-2. Báo cáo kết quả kinh doanh quý III năm 2021, quý III năm 2020 Năm 2021, NTP đặt kế hoạch doanh thu là 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 432 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã thực hiện khoảng 66% mục tiêu doanh thu năm và 95% mục tiêu lãi trước thuế năm. Quý III/2021 với doanh thu thuần 1.016 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn cũng giảm đáng kể, song lợi nhuận gộp thu về chỉ còn 222 tỷ đồng, giảm đến 41%.

8

Trong kỳ, Công ty có tiết giảm đáng kể các chi phí. Dù vậy, khấu trừ lợi nhuận sau thuế quý III vẫn giảm mạnh 44% xuống mức 78 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, do giá nguyên vật liệu tăng cao nên dù đã có những chính sách điều chỉnh giá bán nhưng doanh thu bán hàng thành phẩm sụt giảm vẫn ảnh hướng lớn đến lợi nhuận sau thuế. Giá nguyên liệu tăng đẩy giá thành phẩm của NTP cao hơn, công ty có xu hướng tích trữ thêm nguyên liệu để giảm ảnh hưởng từ giá đầu vào. NTP dùng nợ ngắn hạn như nguồn tiền để nhập nguyên liệu cho sx, mức tăng của nợ ngắn hạn tương ứng với mức tăng của hàng tồn kho. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 3.356 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 347,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và 1,6% so cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm 30/9/2021, tổng t...


Similar Free PDFs