TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG NHÓM 11 PDF

Title TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG NHÓM 11
Author Jenny Đoàn
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 67
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 117
Total Views 354

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, BỒI DƯỠNG VÀ TƯ VẤN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI (FERETCO) KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:“ Đường lối khôi phục, cải cách vàphát triển kinh tế của Đảng thờikỳ 1946-1954 ”Nhóm: 11 Lớp: CNF15A – Quản trị kinh doanh Môn: Đường lối Cách Mạn...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, BỒI DƯỠNG VÀ TƯ VẤN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI (FERETCO) KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: “ Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 ” Nhóm: 11 Lớp: CNF15A – Quản trị kinh doanh Môn: Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tố Uyên

Hà Nội – 11/2021

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 Mục lục LỜI CẢM ƠN...........................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................6 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................6 2. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................9 5. Bố cục nội dung đề tài:......................................................................9 6. Kết quả nghiên cứu:..........................................................................9 NỘI DUNG TIỂU LUẬN...........................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................10 1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế..................................................10 1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế...........................................10 1.1.2 Khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế là gì?...........10 1.1.2.1 Khôi phục kinh tế là gì?.......................................................10 1.1.2.2 Cải cách kinh tế là gì?.........................................................11 1.1.2.3 Phát triển kinh tế là gì?.......................................................11 1.2 Cơ sở lý luận về Đường lối của Đảng...............................11 1.2.1 Khái niệm và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:.....11 1.2.1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?..........................................11

Nhóm 11

1

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 1.2.1.2 Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam..................................12 1.2.2 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam......................12 1.2.2.1 Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành như thế nào?................................................................................................12 1.2.2.2 Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng là gì?...............................................................................................12 CHƯƠNG II: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI KHÔI PHỤC, CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG 1946-1954..................................................................14 2.1 Hoàn cảnh lịch sử:..........................................................14 2.2 Quá trình hình thành đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn 1945-1954:................17 CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐƯỜNG LỐI, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG VIỆC KHÔI PHỤC, CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG TA THỜI KỲ 1946-1954.........................................19 3.1 Khắc phục khó khăn, thử thách, khôi phục và bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tực chủ:.........................................19 3.1.1 Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt...........................................19 3.1.1.1 Diệt giặc đói........................................................................19 3.1.1.2 Diệt giặc dốt.......................................................................22 3.1.2 Giải quyết khó khăn về mặt tài chính và tiền tệ..........23 3.1.2.1 Về tài chính.........................................................................23 3.1.2.2 Về tiền tệ............................................................................25

Nhóm 11

2

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 3.2 Đầy mạng sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến, từng bước giải quyết vấn đề ruộng đất........................27 3.2.1 Đường lối kinh tế kháng chiến....................................27 3.2.1.1 Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện....................27 3.2.1.2 Vừa kháng chiến vừa kiến quốc..........................................27 3.2.1.3 Kháng chiến trường kì.........................................................28 3.2.1.4 Đại đoàn kết dân tộc...........................................................28 3.2.1.5 Tự lực cánh sinh..................................................................28 3.2.1.5. Tự cấp tự túc......................................................................29 3.2.1.6 Cần kiệm liêm chính, đồng cam cộng khổ..........................30 3.3 Đường lối, chính sách của Đảng để phát triển các lĩnh vực Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương nghiệp thời kỳ 1945 – 1954....................................................................................30 3.3.1 Nông nghiệp................................................................30 3.3.2 Công nghiệp.................................................................33 3.3.2.1 Bước đầu hình thành khu vực quốc doanh..........................33 3.3.2.2 Về công nghiệp tư doanh....................................................34 3.3.2.3 Về tiểu, thủ công nghiệp.....................................................34 3.3.2.4 Đối với tư bản Pháp và nước ngoài.....................................34 3.3.3 Thương nghiệp..........................................................35 3.3.3.1 Về nội thương......................................................................35 3.3.3.2 Về ngoại thương..................................................................36 3.3.3.3 Phục hồi giao thông - liên lạc..............................................36 3.3.4 Xóa bỏ các công cụ bóc lột: Các độc quyền nhà nước. .37 CHƯƠNG 4: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC KHÔI PHỤC, CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1946-1954.......38

Nhóm 11

3

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 4.1 Diệt giặc đói...................................................................38 4.2 Diệt giặc dốt..................................................................38 4.3 Tài chính – tiền tệ...........................................................38 4.3.1 Tài chính:.....................................................................39 4.3.2 Tiền tệ........................................................................40 4.4 Nông nghiệp...................................................................41 4.5 Công nghiệp...................................................................44 4.5.1 Công nghiệp dân dụng...............................................44 4.5.1.1 Ngành Khai thác.................................................................44 4.5.1.2. Ngành Cơ khí.....................................................................45 4.5.1.4. Ngành Hóa chất.................................................................45 4.5.1.5. Ngành Dệt..........................................................................45 4.5.1.6. Ngành Giấy........................................................................46 4.5.1.7. Ngành Dược phẩm.............................................................46 4.5.2 Giao thông vận tải.....................................................46 4.6 Thương nghiệp...............................................................47 KẾT LUẬN.............................................................................50 1. Ý nghĩa lịch sử.................................................................50 2. Bài học kinh nghiệm........................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................51

Nhóm 11

4

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954

Nhóm 11

5

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này, lời đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng và tư vấn kinh tế đối ngoại (Feretco), Đại học Ngoại thương đã đưa môn học Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Tố Uyên đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong quá trình tham gia lớp học và tìm hiểu bộ môn Đường lối Cách mạng, tuy là học tập online nhưng chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tâm huyết và tạo điều kiện hết sức từ cô. Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống cũng như trong các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước từng thời kỳ cho đến nay. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu cho chúng em để trở thành một công dân toàn diện, hiểu rõ hơn về Đảng, là hành trang giúp cho các thành viên đã, đang và có nguyện vọng trở thành Đảng viên có thêm được nhiều nền tảng, hiểu biết hơn về Đảng. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức và khả năng lý luận, trong bài tiểu luận của nhóm chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Hi vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm chúng em có thể giúp các bạn hiểu hơn về đề tài “ĐƯỜNG LỐI KHÔI PHỤC, CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1946-1954”

Nhóm 11

6

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tố Uyên đã hướng dẫn tận tình để nhóm em hoàn thành được tiểu luận này Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm 11

7

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập đã phải đối phó với vô vàn khó khăn, thách thức bởi sự hoành hành của nạn “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm đe dọa sự tồn vong của dân tộc và nền độc lập nước nhà. Giành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền cách mạng và bảo vệ nền độc lập của đất nước trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” đối với Chính phủ non trẻ càng trở nên khó khăn gấp bội. Vào thời điểm này, chính quyền Cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, tưởng chừng không thể vượt qua: Cách mạng non trẻ mới được thành lập chưa kịp củng cố, chưa ai công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, Cách mạng vẫn ở vào thế bị cô lập, lực lượng vũ trang nhân dân ta còn non trẻ nhất là về trang bị và kinh nghiệm chiến đấu; hậu quả của chính sách áp bức bóc lột của Pháp Nhật, chiến tranh tàn phá nặng nề làm cho kinh tế nước ta bị đình đốn; ngân quĩ quốc gia cạn kiệt; hậu quả của chính sách ngu dân của chế độ thực dânphong kiến làm cho hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ, các tệ nạn XH cũ như: trộm cướp, mại dâm, cờ bạc đang ngày đêm hoành hành. Giặc đói hoành hành, nạn đói cũ chưa được giải quyết, thì một nạn đói mới sắp diễn ra. Sau khi Nhật chiếm Đông Dương và biến thành hậu phương để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược châu Á - Thái Bình Dương, chúng bắt chính quyền Pháp phải cưỡng bức thu mua lúa gạo của nhân dân Việt Nam theo giá rẻ, đồng thời ép buộc Ngân hàng Đông Dương phát hành thêm tiền để mua gạo. Đây chính là thời kỳ của nạn mua thóc tạ, một sự cướp bóc trắng trợn đối với người nông dân khó nhọc trồng nên cây lúa ở Việt Nam nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Thóc lúa đã không đủ cung ứng nhu cầu chung, phát xít Nhật còn bắt Nhóm 11

8

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 người dân Việt Nam nhổ lúa, nhổ khoai, nhổ sắn để trồng cây đay là thứ nguyên liệu dùng làm bao tải đựng cát, phục vụ cho việc xây dựng các công sự của quân đội Nhật. Hai chính sách tàn bạo đó đã khiến cho cả vùng Đông Dương, nơi từng đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo (những năm 1936-1937, Đông Dương xuất khẩu 1,6 - 1,7 triệu tấn, chỉ đứng sau Miến Điện), khi đó trở thành một dân tộc thiếu đói trên quy mô gần như toàn thể. Cho đến đầu năm 1945, nguồn lúa gạo ở Đông Dương hầu như đã cạn kiệt. Chính những người trồng lúa lại là người bị đói trước tiên. Nông dân đói từ Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam... lũ lượt kéo ra các thành phố đi ăn xin, kéo lên miền núi đào củ chuối, củ mài cầm hơi. Trên đường đi, họ chết dần, chết mòn. Số còn lại sống lay lắt thêm ít ngày rồi cũng chết, vì không còn cái gì có thể ăn được. Cho đến tháng 8-1945, Việt Nam đã có tới 2 triệu người chết đói. Đó là con số chưa từng có trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Đúng vào dịp bùng nổ Cách mạng Tháng Tám, cũng là lúc mưa rất nhiều, nước trên các dòng sông đều dâng cao. Mưa lũ xảy ra trong tình hình hệ thống đê điều đã bị chính quyền Pháp - Nhật hoàn toàn “xao nhãng” từ nhiều năm. Nạn vỡ đê diễn ra tứ tung trên đồng bằng Bắc Bộ. Chưa bao giờ trong lịch sử đê điều Việt Nam, nạn vỡ đê diễn ra rộng khắp như thế: sông Hồng, sông Thao, sông Thương, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Nhuệ đâu đâu cũng vỡ. Nước lụt chiếm 350 ngàn hécta trong tổng số 830 ngàn hécta diện tích lúa mùa đã cấy xong ở đồng bằng Bắc Bộ. Vỡ đê đồng nghĩa với việc một nạn đói lớn hơn nữa sẽ diễn ra vào mùa thu năm đó. Về tài chính tiền tệ, khi cách mạng thành công, kho bạc hoàn toàn trống rỗng. Thực tế đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát: Chính phủ cách mạng lúc đó là một chính phủ “không tiền”1. Có một địa chỉ giữ tiền và đang in tiền là Nhóm 11

9

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật đóng giữ và chờ trao lại cho quân Đồng minh. Trong khi đó, tình trạng lạm phát một cách nghiêm trọng trong suốt 5 năm trước đó của Ngân hàng Đông Dương khiến cho bản thân đồng tiền Đông Dương cũng mất giá nghiêm trọng. Số tiền do ngân hàng này phát hành năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10-1945, tới 2.483 triệu. Đồng tiền trong tay người dân Việt Nam “teo lại” nhanh chóng. Giá gạo từ chỗ 4-5 đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700-800 đồng/tạ. Kho bạc nhà nước chỉ có khoảng hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương trong đó có một nửa rách nát không lưu hành được trong khi ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay người Pháp và độc quyền phát hành giấy bạc, thêm vào đó quân Tưởng lại tung ra thị trường các loại tiền quan kim quốc tệ đã mất giá càng làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn. Nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Đảng là phải cải tổ,xây dựng và phát triển nền kinh tế để khắc phục những khó khăn trước mắt và xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn.Vậy Đảng ta đã thực hiện đường lối cải cách nền kinh tế như thế nào để đưa nước ta trở lại quỹ đạo phát triển sau khi giành được độc lập? Chính vì những lý do trên đã thôi thúc nhóm chúng tôi chọn đề tài: “ Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954” 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu nội dung về Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kì 1946 – 1954; hiểu rõ được hoàn cảnh lịch sử nước ta nói chung và tình hình kinh tế của Việt Nam nói riêng 1946 1954, cơ sở, quá trình hình thành và phát triển đường lối, làm sáng tỏ nội dung đường lối, xác định được những cơ hội và thách thức của kinh Nhóm 11

10

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 tế nước ta lúc bấy giờ. Từ đó có thể thấy được những thành tựu nổi bật về kinh tế mà nước ta đã đạt được trong thời kỳ 1946 – 1954. Đồng thời, liên hệ thực tiễn, làm rõ những giá trị nội dung, tạo tiền đề để thấy được tầm quan của Đường lối của Đảng trong việc khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế nước ta thời kỳ này. Thông qua đề tài này, ý thức được cho lớp trẻ trong việc học tập, góp phần vào việc xây dựng cũng như làm giàu cho Tổ quốc hiện nay - Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:  Trình bày những cơ sở lý luận  Trình bày hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng 1946-1954.  Xác định đường lối kháng chiến, thực hiện nhiệm vụ và những khó khăn, thách thức trong thời kỳ kháng chiến chống pháp 1946-1954. Thông qua việc phân tích thực trạng nước nhà,giải pháp đề ra và những thành tựu đạt đươc,nhưng yếu kém còn tồn tại để khẳng định chủ trương ,đưởng lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” là quyết sách đúng đắn, nhạy bén của Đảng, từ đó bước đầu nêu lên những kinh nghiệm thực hiện chính sách và sự trưởng thành của Đảng.  Trình bày những thành tựu đạt được và chủ trương khôi phục kinh tế giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1954 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Tình hình nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện đường lối thời kỳ 1946 – 1954: Nông nghiệp, Công nghiệp và Thương nghiệp - Nghiên cứu đường lối cải cách, khôi phục và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946 – 1954: cơ sở hình thành, nội dung đường lối và kết quả

Nhóm 11

11

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 - Tình hình nền kinh tế Việt Nam sau khi thực hiện đường lối thời kỳ 1946 – 1954: Nông nghiệp, Công nghiệp và Thương nghiệp 4.Phương pháp nghiên cứu: - Theo dõi, học tập, rút ra kinh nghiệm từ những bài học được giảng dạy từ giảng viên hướng dẫn Phạm Thị Tố Uyên – Khoa Lý luận chính trị - Kết hợp kiến thức được tổng hợp từ giáo trình “Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam”, báo chí, Internet… - Theo phương pháp luận sử học, đồng thời dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và kết hợp chặt chẽ các phương pháp lịch sử với so sánh, thống kê nhằm làm nổi bật những thắng lợi trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1946-1954 5.Bố cục nội dung đề tài: CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận CHƯƠNG II: Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối khôi phục, cải cách và

phát triển kinh tế của Đảng 1946-1954.

CHƯƠNG III: Xác định đường lối, thực hiện nhiệm vụ và những khó khăn, thách thức

trong kinh tế nước ta thời kỳ 1946-

1954. CHƯƠNG IV: Thành tựu đạt được trong việc khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế giai

đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1954

6.Kết quả nghiên cứu: Sau khi cùng nhau nghiên cứu, thảo luận đề tài “ Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954” - Hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của nước ta thời kỳ 1946 – 1954

Nhóm 11

12

Đề tài: Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của Đảng thời kỳ 1946-1954 - Nhận thức được tính cấp thiết, quan trọng của đường lối của Đảng trong thời kỳ 1946 – 1954 nói riêng và thời nay nói chung trong việc phát triển kinh tế - Sáng tỏ được các nội dung trong đường lối của Đảng, kết quả, thành tựu của nền kinh tế nước ta thời kỳ 1946 -1954 sau khi thực hiện đường lối NỘI DUNG TIỂU LUẬN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế 1.1.1

Khái niệm về nền kinh tế

Một nền kinh tế là một hệ thống các hoạt động của con người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định. Cấu thành một nền kinh tế không thể thiếu các cuộc cách mạng về công nghệ, lịch sử văn minh và tổ chức xã hội, cùng với địa lý và sinh thái, ví dụ cụ thể là các vùng với các điều kiện về nông nghiệp và cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên khác nhau, trong số các nhân tố khác. Nền kinh tế cũng đề cập đến thước đo tăng trưởng sản phẩm của một đất nước hoặc một khu vực. Trong các nền kinh tế hiện địa, có 3 khu vực chính của hoạt động kinh tế, bao gồm:  Khu vực cơ...


Similar Free PDFs