Tiểu luận môn Kinh tế môi trường PDF

Title Tiểu luận môn Kinh tế môi trường
Course Kinh tế môi trường
Institution Học viện Tài chính
Pages 29
File Size 360.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 15
Total Views 157

Summary

Họ và tên: VŨ MINH THƯ Mã Sinh viên: 2073403011149 Khoá/Lớp: (tín chỉ) EEC0097C5821_LT (Niên chế): CQ58/21. STT: 41 ID phòng thi: 582 058 1213 Ngày thi: 24/09/2021 Giờ thi: 7hBÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngàyĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QU...


Description

Họ và tên:

V MINH THƯ

Khoá/Lớp:

(tín chỉ)

Mã Sinh viên: 2073403011149

EEC0097C5821.9_LT1

(Niên chế): CQ58/21.09 STT:

41

ID phòng thi: 582 058 1213

Ngày thi:

24/09

Giờ thi:

7h30

BÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 B. NỘI DUNG............................................................................................... 3 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ ........................................... 3 1.1. Quản lý Nhà nước về môi trường ......................................................... 3 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý Nhà nước về môi trường .................. 3 1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về môi trường ............................ 3 1.1.3. Các nguyên tắc quản lý môi trường .................................................. 4 1.1.4. Phân loại các công cụ quản lý môi trường ........................................ 4 1.2. Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường .................... 4 1.2.1. Khái niệm công cụ kinh tế ................................................................ 4 1.2.2. Mục tiêu của công cụ kinh tế ............................................................ 5 1.2.3. Các loại công cụ kinh tế.................................................................... 5 1.2.3.1. Thuế tài nguyên ..................................................................... 5 1.2.3.2. Thuế ô nhiễm môi trường ....................................................... 6 1.2.3.3. Giấy phép phát thải ............................................................... 7 1.2.3.4. Đặt cọc và hoàn trả ............................................................... 8 1.2.3.5. Ký quỹ môi trường ................................................................. 8 1.2.3.6. Trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................................................... 9 1.2.3.7. Nhãn sinh thái ..................................................................... 10 1.2.3.8. Quỹ môi trường ................................................................... 10 PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................... 11 2.1. Tình hình sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 11

2.2. Đánh giá những kết quả đạt được ...................................................... 12 2.3. Những hạn chế trong việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam ...................................................................... 16 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................ 18 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAMC. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 20 3.1. Bài học kinh nghiệm, định hướng về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đối với môi trường đối với Việt Nam ............... 20 3.2. Các giải pháp hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam .......................................................................................... 21 3.2.1. Các giải pháp chung ................................................................... 21 3.2.2. Các giải pháp cụ thể.................................................................... 22 C. KẾT LUẬN ............................................................................................ 24 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 25

A. MỞ ĐẦU Bước vào thời kì hội nhập thế giới sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và đặc biệt là công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn xã hội, nhưng kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong khi đó, hiện nay, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế, cụ thể: chậm trong quá trình cải thiện chất lượng môi trường; sự cố ô nhiễm môi trường vẫn thường xảy ra; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp; việc khai thác tài nguyên không hợp lý gây ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến... Như vậy, có thể nói, hoạt động bảo vệ môi trường là một đòi hỏi tất yếu thực hiện song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoan hiện nay của nước ta khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng, việc nghiên cứu, tìm hiểu, hoàn thiện và áp dụng các công cụ kinh tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo công tác quản lý môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra hủy hoại môi trường đồng thời tác động đến hành vi của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của các công cụ kinh tế ảnh hưởng như thế nào trong quản lý môi trường ở Việt Nam, đó là lý do em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay”. Mục đích chính của đề tài là đánh giá được thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế đó ở Việt Nam hiện nay bằng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp thu thập, tổng hợp các thông tin cần

1

thiết có liên quan đến công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp;… Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểu luận được trình bày trong ba phần: Phần I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ Phần II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Phần III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2

B. NỘI DUNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 1.1. Quản lý Nhà nước về môi trường 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý Nhà nước về môi trường Quản lý nhà nước về môi trường là tổng hợp các biện pháp: Luật pháp, các chính sách kinh tế, các giải pháp kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Quản lý nhà nước về môi trường nhằm hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: -

Phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường

phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đời sống hàng ngày của nhân dân. -

Đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở từng quốc gia.

-

Xây dựng các công cụ quản lí môi trường quốc gia có hiệu lực và hiệu

quả, để mọi đối tượng khi muốn tham gia quản lý môi trường có các công cụ hoạt động một cách chính đáng. 1.1.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về môi trường Xét về nguyên nhân khách quan: Môi trường được xem là nguồn lực phát triển do thiên nhiên ban tặng; đó là tài sản chung của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng trong vùng lãnh thổ; môi trường là một hàng hoá công cộng. Xét về các nguyên nhân chủ quan: Một là, vai trò của Nhà nước trong giải quyết bài toán tác động ngoại ứng tới môi trường Hai là, sở hữu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường

3

Ba là, những bài học kinh nghiệm quản lý môi trường của các quốc gia trên thế giới Bốn là, mỗi quốc gia là địa bàn tốt nhất để giải quyết các thách thức về môi trường 1.1.3. Các nguyên tắc quản lý môi trường Nguyên tắc 1: Quản lý môi trường phải đảm bảo tính hệ thống. Nguyên tắc 2: Quản lý môi trường phải đảm bảo tính tổng hợp. Nguyên tắc 3: Quản lý môi trường phải đảm bảo tính liên tục và nhất quán. Nguyên tắc 4: Quản lý môi trường phải đảm bảo tính tập trung dân chủ. Nguyên tắc 5: Kết hợp quản lý môi trường theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nguyên tắc 6: Quản lý môi trường phải kết hợp hài hòa các loại lợi ích. Nguyên tắc 7: Quản lý môi trường phải kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên, môi trường với quản lý kinh tế - xã hội. Nguyên tắc 8: Quản lý môi trường cần đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. 1.1.4. Phân loại các công cụ quản lý môi trường Từ khái niệm quản lý môi trường, có ba nhóm công cụ quản lý môi trường chủ yếu bao gồm nhóm công cụ pháp lí, nhóm công cụ kinh tế và nhóm công cụ khoa giáo. 1.2. Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 1.2.1. Khái niệm công cụ kinh tế Công cụ kinh tế là những công cụ nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. 4

1.2.2. Mục tiêu của công cụ kinh tế Thứ nhất là nhằm tác động tới các chi phí và lợi ích trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thứ hai là giúp hạn chế tối đa các hoạt động gây bất lợi cho môi trường sống, đồng thời khuyến khích đổi mới trang thiết bị, sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. 1.2.3. Các loại công cụ kinh tế Một số công cụ kinh tế điển hình thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường: 1.2.3.1. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên không chỉ là khoản chi phí thể hiện trách nhiệm tài chính của các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên đối với chủ sở hữu của chúng mà còn khuyến khích và ép buộc các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên phải trân trọng vai trò và giá trị của tài nguyên đối với quá trình phát triển. Đây cũng là một khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Mục đích chủ yếu của thuế tài nguyên là: -

Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong việc sử dụng các nguồn tài

nguyên thiên nhiên -

Hạn chế các tổn thất, sự lãng phí các nguồn tài nguyên trong quá trình khai

thác, sử dụng chúng. -

Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thực hiện điều hòa lợi ích.

5

Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản,… Thuế tài nguyên có nhiều loại khác nhau, đối tượng để tính thuế cũng rất đa dạng, phức tạp do sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các địa bàn có đặc điểm rất khác nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào từng loại tài nguyên cụ thể, địa bàn cụ thể, từng thời kỳ cụ thể để xác định mức thuế thích hợp. Việc xác định thuế tài nguyên phải tuân theo nguyên tắc chung là: -

Đối với hoạt động càng gây nhiều tổn thất về tài nguyên, gây ô nhiễm và

suy thoái môi trường càng nghiêm trọng thì càng phải chịu thuế cao. -

Thuế tài nguyên phải khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư trang

thiết bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên. Thực tế ở nước ta hiện nay, do còn nhiều hạn chế về trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật và trình độ quản lý nên việc xác định mức thuế và phân biệt các loại tài nguyên được tính thuế là rất cần thiết. Có thể tính thuế thành hai loại theo mức độ xác định trữ lượng tài nguyên: Tài nguyên đã xác định trữ lượng và tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác. 1.2.3.2. Thuế ô nhiễm môi trường Thuế ô nhiễm môi trường là công cụ kinh tế quan trọng không chỉ có vai trò tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn tác dụng hạn chế tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường, nhằm đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc: “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế ô nhiễm môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: Khuyến khích người gây ô nhiễm phải tích cực tìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 6

Sử dụng công cụ thuế này có rất nhiều ưu việt trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường: Tăng hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua tiết kiệm chi phí; Khuyến khích quá trình đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Nguyên tắc đánh thuế ô nhiễm môi trường cần dựa trên cơ sở: Hướngvào mục tiêu phát triển bền vững và chính sách, kế hoạch môi trường cụ thể của quốc gia; Người gây ô nhiễm phải trả tiền; Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ quốc tế. Trên thực tế, thuế ô nhiễm môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng gây ô nhiễm là: Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: Đánh vào các chất thải gây ô nhiễm môi trường; được xác định dựa trên chi phí ngoại ứng. Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng với các sản phẩm gây tác hại tới môi trường khi chúng được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng. Tính thuế căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại được tiêu thụ; đôi khi tính dưới dạng phí. 1.2.3.3. Giấy phép phát thải Giấy phép phát thải thường được áp dụng cho nguồn tài nguyên môi trường khó quy định quyền sở hữu dẫn đến việc bị sử dụng bừa bãi (không khí, đại dương,…). Đó là loại giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép doanh nghiệp được thải một lượng chất thải nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong quản lý môi trường Nhà nước sử dụng công cụ giấy phép phát thải xả thải thích hợp với một số điều kiện nhất định như sau: -

Chất gây ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn khác nhau.

7

-

Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các nguồn gây ô nhiễm

(do công nghệ khác nhau, quản lý,…). -

Số lượng doanh nghiệp tham gia mua bán giấy phép phát thải là khá lớn

để tạo được thị trường mang tính cạnh tranh và năng động. Giấy phép phát thải là công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý môi trường khống chế được lượng chất thải thải vào môi trường ở một khu vực, đồng thời huy động nguồn lực tài chính để thực hiện các kế hoạch môi trường và hình thành thị trường giấy phép, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp giảm thải tối ưu. 1.2.3.4. Đặt cọc và hoàn trả Đặt cọc và hoàn trả thực chất là một hình thức đặc biệt của thoả thuận về ô nhiễm môi trường, nhằm ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối tượng nộp vào quỹ môi trường một khoản đặt cọc nhất định để đảm bảo sự cam kết của họ trong sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng không vi phạm quy định. Sau thời gian cam kết, họ không vi phạm thì sẽ được hoàn trả số tiền đặt cọc, ngược lại thì số tiền đấy sẽ vào quỹ bảo vệ môi trường. Mục đích của hệ thống đặt cọc và hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế hoặc sử dụng một cách an toàn đối với môi trường. 1.2.3.5. Ký quỹ môi trường Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm ẩn nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường hay gây tổn thất môi trường như: khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các nhà máy … Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện một hoạt động kinh tế phải ký gửi một khoản 8

tiền (hoặc kim loại quý, đá quý,…) tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nhằm cam kết sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc bằng kinh phí cần thiết để khắc phục ô nhiễm môi trường nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Giống như đặt cọc và hoàn trả, thực chất ký quỹ môi trường là một hình thức đặc biệt của thoả thuận về ô nhiễm môi trường. Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho chủ thể có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nhận thức được trách nhiệm của họ và sẽ điều chỉnh hành vi trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích cho Nhà nước, vì không phải luôn bị động đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách; khuyến khích các doanh nghiệp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. 1.2.3.6. Trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Mục tiêu của trợ cấp tài chính cho các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là duy trì và từng bước mở rộng quy mô các doanh nghiệp này. Nguyên tắc trợ cấp tài chính cho các hoạt động này là phải tương xứng với các lợi ích tăng thêm về môi trường do tác động ngoại ứng tích cực tới môi trường của doanh nghiệp tạo ra. Một số hình thức chủ yếu bao gồm: Nhà nước đầu tư trực tiếp; Các khoản vay ưu đãi của để doanh nghiệp đổi mới; Ưu đãi về thuế … Trợ cấp môi trường có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm, nhưng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ xử lý môi trường, không tạo ra sự bình đẳng về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, trợ cấp tài chính tạo ra các khó khăn cho ngân sách quốc gia.

9

1.2.3.7. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lí của khách hàng để góp phần bù đắp các chi phí, khuyến khích và tôn vinh các nhà sản xuất sạch hơn. Sản phẩm được dán nhãn sinh thái có uy tín cao, có sức cạnh tranh cao. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (cao su, các chất dẻo tổng hợp,…); các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường; các sản phẩm có tác động tích cực tới môi trường. 1.2.3.8. Quỹ môi trường Quỹ môi trường là loại quỹ được hình thành để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau. Từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Đây là một công cụ quản lý môi trường có tính mở cao, nhằm huy động và tận dụng mọi nguồn lực của mọi đối tượng muốn tham gia, đóng góp nhân tài, vật lực cho sự nghiệp quản lý môi trường. Nguồn thu chủ yếu của quỹ là: Phí và lệ phí môi trường; Đóng góp của cá nhân và doanh nghiệp; Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước; Tiền lãi và tiền thu được từ các hoạt động của quỹ; Hỗ trợ do Quỹ môi trường cung cấp dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tạo và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp.

10

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay Trong số các biện pháp như chính trị, khoa học – công nghệ, tuyên truyền giáo dục, kinh tế, pháp lý thì trong những năm gần đây, nhiều quốc gia có xu hướng tăng cường áp dụng các biện pháp kinh tế - các công cụ kinh tế để có thể đạt được những kết quả tích cực, hiệu quả, toàn diện nhất trong bảo vệ môi trường. Điển hình như tại Hàn Quốc đã tiến hành thu phí các sản phẩm có tác động bất lợi đến môi trường khi được sử dụng trong sản xuất/tiêu thụ hoặc trong quá trình xử lý. Tại Đức, “chính sách thuế cho mục đích môi trường đã góp phần giúp nước Đức phát triển kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng, giảm 25% lượng khí thải theo cam kết của công ước Tokyo”. Học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, dù đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức đề cập đến thuật ngữ “công cụ kinh tế” nhưng trên thực tế, Việt Nam đã và đang áp dụng công cụ...


Similar Free PDFs