Tiểu luận môn Nhà nước và Pháp luật đại cương PDF

Title Tiểu luận môn Nhà nước và Pháp luật đại cương
Author Thắng Đỗ Quang
Course tiểu luận tâm lý học về hiện tượng body shaming
Institution Học Viện Hàng Không Việt Nam
Pages 10
File Size 157.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 14
Total Views 960

Summary

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲĐề 2: Chức năng nhà nước: Khái niệm, phân loại, các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước; những thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.MỤC LỤC1. KHÁI NIỆM......................................................................................


Description

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề 2: Chức năng nhà nước: Khái niệm, phân loại, các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước; những thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM...........................................................................................................3 1.1. Khái niệm chức năng của nhà nước....................................................................3 1.2. Điểm khác biệt giữa chức năng của nhà nước với các cơ quan trong nhà nước.3 1.2.1. Chức năng của nhà nước..................................................................................3 1.2.2. Chức năng của các cơ quan trong nhà nước.....................................................4 2. PHÂN LOẠI..........................................................................................................4 3. HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC..................4 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC...................................5 5. NHỮNG THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA..................................................................................................................5 5.1. Chức năng của nhà nước đang thay đổi theo xu hướng nào trong thời kỳ toàn cầu hóa?......................................................................................................................5 5.2. Chức năng kinh tế của nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa..............................5 5.3. Chức năng của an ninh quốc phòng trong thời kỳ toàn cầu hóa.........................6 5.4. Ý nghĩa của sự thay đổi chức năng nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa..........8 6. LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM..............................................................8 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................10

BÀI LÀM

1. KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm chức năng của nhà nước - Trong lý luận về nhà nước, chức năng nhà nước được hiểu là những phương hướng, phương diện hoặc mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước. - Chức năng của nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội và nhiệm vụ cơ bản của nhà nước quy định. 1.2. Điểm khác biệt giữa chức năng của nhà nước với các cơ quan trong nhà nước. 1.2.1. Chức năng của nhà nước. - Là phương diện hoạt động chủ yếu của cả nhà nước mà mỗi cơ quan đều tham gia thực hiện với mức độ, phạm vi khác nhau, xuất phát từ vị trí, vai trò, thẩm quyền của mình. - Chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua những hình thức và phương pháp hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước nào cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, do đó các chức năng của nhà nước được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức pháp lý cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật - Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước - Chức năng đối ngoại: Là những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong hoạt động quốc tế Chức năng đối nội và đối ngoại liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đối với

chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm phục vụ chức năng đối nội. 1.2.2. Chức năng của các cơ quan trong nhà nước. - Chức năng của nhà nước cũng gắn chặt chẽ với các cơ quan trong nhà nước. - Là những mặt hoạt động chính của riêng cơ quan ấy nhằm thực hiện những chức năng chung của cả nhà nước. 2. PHÂN LOẠI Các tiêu chí phân loại chức năng của nhà nước: - Căn cứ vào tính chất chức năng phân thành: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản. - Căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng: Chức năng lâu dài và chức năng tạm thời; - Căn cứ vào đối tượng của chức năng: Chức năng đối nội (là chức năng cơ bản) và chức năng đối ngoại. 3. HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC - Các chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua những hình thức và phương pháp hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà nước nào cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, do đó, các chức năng của nhà nước được thực hiện chủ yếu ở 3 hình thức pháp lý cơ bản là: + Xây dựng pháp luật + Tổ chức thực hiện pháp luật

+ Bảo vệ hiến pháp - 3 hình thức này liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau, là tiền đề, điều kiện của của nhau và đều nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC - Các phương pháp hoạt động của nhà nước rấ đa dạng và phụ thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ cua nhà nước, nhưng nhìn chung mọi nhà nước đều sử dụng 2 phương pháp chung cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế. - Đối với nhà nước bóc lột thì cưỡng chế là phương pháp chủ yếu thể hiện bản chất giai cấp của nó nhằm đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi giáo giục, thuyết phục là phương pháp cơ bản trong hoạt động của mình nhằm động viên, khích lệ và tổ chức quần chứng tham gia ngày càng đông đảo vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Còn cưỡng chế chỉ được áp dụng khi giáo dục, thuyết phục không có hiệu quả và cũng chỉ nhằm giáo dục, dựa trên cơ sở giáo dục, chứ không nhằm mục đích đàn áo và gây nên những đau đơn về thể xác và tinh thần. 5. NHỮNG THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA. 5.1. Chức năng của nhà nước đang thay đổi theo xu hướng nào trong thời kỳ toàn cầu hóa? - Toàn cầu hóa là 1 xu hướng tất yếu diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trong thời kỳ này, về tổng thể, ta có thể thấy được chức năng của nhà nước đang thay đổi dần từ cai trị sang quản lý, bên cạnh các quốc gia đã ưu tiên phương pháp quản lý trước đó.

5.2. Chức năng kinh tế của nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa - Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng nhất xuyên suốt của nhà nước và được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của người dân, nhà nước và của toàn xã hội. - Do vậy, trong thời kỳ toàn cầu hóa, mục tiêu hàng đầu của các quốc gia là tập trung mọi nguồn lực của quốc gia để phát triển kinh tế. Vì đất nước muốn phát triển, tất yếu phải bắt đầu từ kinh tế, và phát triển kinh tế là điều kiện, mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước. Khi các nước trên thế giới đồng loạt mở cửa nền kinh tế để trao đổi với thế giới, thì 1 số quốc gia đang phát triển lúc bấy giờ đã nắm bắt rất nhanh cơ hội đó để tận dụng triệt để và có hiệu quả những lợi thế mà toàn cầu hóa mang lại. Từ đó đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí là phát triển vượt bậc và trở thành quốc gia phát triển. 1 trong những ví dụ điển hình nhất cho sự thành công của chính sách mở cửa nền kinh tế và tận dụng tối đa những nguồn lực mà toàn cầu hóa mang lại là Trung Quốc. Từ 1 nước đói nghèo, năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế. Để đến hiện tại, họ là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Theo dự báo của các chuyên gia thì chả bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới. - Hiện nay, khi nền kinh tế của các nước đã có 1 số thành tựu nhất định, thì các nước đang bắt đầu chuyển đổi từ dồn mọi nguồn lực của đất nước để phát triển kinh tế như thời kỳ trước, mà dần chuyển sang phát triển kinh tế bền vững, chú ý hơn đến môi trường và cân bằng xã hội,….

5.3. Chức năng của an ninh quốc phòng trong thời kỳ toàn cầu hóa. - Mặc dù dòng chính của thế giới, của thời đại ngày nay là hoà bình, hợp tác và phát triển, nhưng hầu hết các nước vẫn đều không ngừng chăm lo xây dựng sức mạnh quốc phòng (SMQP) của mình. - Đặc điểm chung của việc xây dựng SMQP của nhiều nước trên thế giới ngày nay là để đối phó với những nguy cơ, thách thức, mối đe doạ; và không chỉ để thực hiện mục tiêu bảo vệ tổ quốc mà còn phục vụ nhiều mục tiêu chiến lược khác của quốc gia. - Nhìn chung, nền quốc phòng, an ninh quốc gia của các nước trên thế giới ngày nay đều dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những thách thức và mối đe doạ đa dạng, phức tạp, khó lường. Các nguy cơ, thách thức, mối đe doạ đến từ nhiều mặt, nhiều chiều, cũ và mới, truyền thống và phi truyền thống. Các khái niệm bạn, thù, đối tượng, đối tác đan xen và có thể thay đổi trong từng thời điểm, từng lĩnh vực. Quan niệm “không có bạn, thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn” khá phổ biến. Những thay đổi trên đòi hỏi quân đội (nòng cốt của SMQP) các nước buộc phải thích ứng với môi trường an ninh ngày càng phức tạp. Quân đội không chỉ đối phó được với đối thủ cạnh tranh chiến lược còn phải đối phó được với những mối đe doạ an ninh phi quân sự hoặc lĩnh vực phi truyền thống. - Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như ngày nay, tất cả các nguy cơ, thách thức, mối đe doạ đều ít nhiều mang tính toàn cầu, đều liên quan chặt chẽ với nhau. Cho nên trong xây dựng SMQP ngày nay, các nước đều rất chú ý tranh thủ sức mạnh của quốc tế, của thời đại, tiến hành hợp tác song phương, đa phương, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu; tham gia các khối liên minh, liên kết trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh.

- Tuy nhiên, tuỳ tình hình cụ thể về địa lý, chính trị, kinh tế, mục tiêu chiến lược… ở từng nước mà họ có những quan điểm, biện pháp, cách thức cụ thể xây dựng SMQP cụ thể khác nhau.1 5.4. Ý nghĩa của sự thay đổi chức năng nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa. - Những sự điều chỉnh và thay đổi chức năng của nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa cho thấy tầm nhìn chiến lược và nhạy bén trong cảm quan chính trị của của các quốc gia. - Các nhà nước đã điều chỉnh những chức năng sao cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu như tập trung phát triển kinh tế, ưu tiên hợp tác và liên minh với các quốc gia, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ chiến tranh, và chú ý đến những vấn đề môi trường và công bằng xã hội,…. 6. LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - Xét trên chức năng kinh tế, nhà nước Việt Nam cũng là 1 nước thành công trong chính sách mở cửa nền kinh tế để hội nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%2. - Xét trên chức năng an ninh quốc phòng: Ngày nay bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt, tác động mạnh mẽ đến mọi 1 Nguyễn Trung, Tạp Trí Quốc Phòng toàn dân 2 Worldbank, 18 Tháng 11 Năm 2021

lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quân sự, làm thay đổi tư duy hoạch định đường lối, tổ chức biên chế và phương pháp tác chiến của lực lượng vũ trang... Do vậy, quán triệt sâu sắc quan điểm “độc lập tự chủ” khi hoạch định đường lối và các nhiệm vụ trong lĩnh vực quân sự phải bảo đảm cho nước ta vừa hội nhập để phát triển, vừa giữ vững được độc lập dân tộc, định hướng XHCN. Đó là sự “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền”. Nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không chỉ là chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, mà còn gắn chặt với bảo vệ an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học-công nghệ, văn hóa, xã hội...3

3 Thiếu tướng, TS. Nguyễn Đình Chiến, Tạp chí Quốc Phòng toàn dân,

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cửu Việt. Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật đại Cương. Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2020. 2. Nguyễn Trung, Tạp Trí Quốc Phòng toàn dân 3. Worldbank, 18 Tháng 11 Năm 2021 4. Thiếu tướng, TS. Nguyễn Đình Chiến, Tạp chí Quốc Phòng toàn dân,...


Similar Free PDFs