Tiểu luận môn Plkdqt PDF

Title Tiểu luận môn Plkdqt
Course Pháp luật kinh doanh quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 22
File Size 314.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 496
Total Views 769

Summary

Download Tiểu luận môn Plkdqt PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT ........***........

TIỂU LUẬN

Bộ môn: Pháp luật kinh doanh quốc tế

Đề tài: Xu hướng của việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới

Nhóm

: 7 - PLU410.BS.1

STT

MSSV

Trưởng nhóm

:

Lê Thị Thùy Linh

39

1917710072

Thành viên

: Nguyễn Thị Lan Anh

9

1917710009

29

1912210087

Nguyễn Thị Huyền

Người hướng

Dương Vũ Hoàng Mai

51

1917710520

Hoàng Thị Nhung

71

1917710117

: ThS Đào Xuân Thủy

dẫn

Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2022

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI. .2 1.1. Nhu cầu và vai trò ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.........................................................................................................2 1.2. Xu hướng ứng dụng của Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới...............................................................................................2 1.2.1. Ứng dụng Công nghệ trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại..................................................................................................................2 1.2.1.1. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Thương lượng.........................................................................................3 1.2.1.2. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Hòa giải..................................................................................................4 1.2.1.3. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Trọng tài.................................................................................................5 1.2.1.4. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Tòa án.....................................................................................................5 1.2.2. Thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) trên thế giới...........6 1.2.2.1. Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở các nước thành viên EU......................7 1.2.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Hoa Kỳ...............................7 1.2.2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam..............................8

1.2.2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến ở các nước khác......................9 CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG TƯƠNG LAI.................10 CHƯƠNG 3. LỢI ÍCH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI...................................................................................12 3.1. Lợi ích...................................................................................................................12 3.2. Thách thức............................................................................................................12 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG TƯƠNG LAI........................................................14 KẾT LUẬN.....................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................16

LỜI MỞ ĐẦU Ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đang là xu hướng và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giao thương quốc tế trong thế kỷ 21 là dự báo số lượng tranh chấp của kinh doanh thương mại trên thế giới sẽ theo chiều hướng gia tăng. Để giải quyết được những tranh chấp đó, khi hệ thống giải quyết tranh chấp truyền thống đang gặp một số khó khăn, thì việc ứng dụng công nghệ liệu có được xem là giải pháp hợp lý để áp dụng toàn cầu hay không? Trả lời vấn đề này, nhóm chúng em quyết định phân tích tổng quan xu hướng của việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, từ đó nhận định về thuận lợi, khó khăn và đưa ra dự báo xu hướng cũng như giải pháp áp dụng trên toàn thế giới trong tương lai. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận gồm có 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về xu hướng ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới. Chương 2: Xu hướng ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới trong tương lai. Chương 3: Lợi ích và những thách thức còn tồn tại trong việc ứng dụng Công nghệ trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Pháp luật và nâng cao hiệu quả ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Nhu cầu và vai trò ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại a. Nhu cầu Hiện nay, các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại còn gặp nhiều khó khăn cho cả khách hàng cũng như doanh nghiệp, từ chi phí đến tính minh bạch và sự tiện ích. Theo thống kê, hệ thống tòa án trên thế giới luôn gặp phải tình trạng quá tải, gồm nhiều thủ tục phức tạp, khó lưu trữ và theo dõi khiến các bên tham gia đều phải chịu những tổn thất không đáng có. Bên cạnh đó, trong chuyển đổi số, khi đời sống xã hội được dẫn dắt để chuyển dần từ môi trường vật lý sang môi trường ảo thì theo một cách rất tự nhiên, tạo cho con người thói quen thao tác và mong đợi tất cả những gì diễn ra trong thế giới vật chất đều có thể có sẵn trong thế giới ảo, bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp. Ngoài ra, các yếu tố ngoại cảnh như đại dịch Covid-19 lại càng làm phát sinh nhu cầu ứng dụng công nghệ để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại trong thời gian giãn cách xã hội. b. Vai trò Thế kỷ thứ 21 đã chứng kiến sự bùng nổ về số người sử dụng internet trên thế giới với tốc độ tăng trưởng là 918,3% tính từ năm 2000 cho đến tháng 6 năm 2016[ CITATION Wor16 \l 1033 ]. Điều này dẫn đến tất yếu lẽ tự nhiên khi áp dụng công nghệ để giải quyết các tranh chấp. Việc áp dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp không có nghĩa loại bỏ hoàn toàn việc các bên xử lý thông tin một cách thủ công hay quá trình tương tác đối mặt. Công nghệ có thể được sử dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp hay chỉ trong một giai đoạn nhất định nào đó và phải được kết hợp với các phương thức truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ rất đa dạng về các phương thức.

1.2. Xu hướng ứng dụng của Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới 1.2.1. Ứng dụng Công nghệ trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Công nghệ sẽ đi cùng với dự báo gia tăng số lượng các vụ tranh chấp có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVD - 19 bùng phát và diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc tranh chấp, thì việc ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đã và đang là xu hướng và được áp dụng ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính phủ của nhiều quốc gia đã ứng dụng Công nghệ vào đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp. Trong đó, có các phương thức cơ bản ứng dụng Công nghệ trong toàn bộ quá trình được biết đến như: thương lượng trực tuyến (online negotiation), hòa giải trực tuyến (online conciliation), trọng tài trực tuyến (online arbitration), tòa án trực tuyến (online court) và các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) mang tính hỗn hợp khác. 1.2.1.1. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Thương lượng Việc ứng dụng Công nghệ trong quá trình thương lượng giữa hai bên cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới nhằm giảm thiểu những chi phí phát sinh và thời gian giải quyết tranh chấp. Trong đó, phương thức Thương lượng trực tuyến (Online negotiation) được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khi xảy ra những xung đột, mâu thuẫn gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Thay vì phải gặp gỡ trực tiếp để đàm phán thì các bên có thể đàm phán, thương lượng với nhau thông qua nền tảng trực tuyến ICT như email, hội thảo trực tuyến, phòng trò chuyện, công cụ trao đổi trên nền tảng website và các ứng dụng trực tuyến khác. SquareTrade là ví dụ điển hình của nền tảng công nghệ được áp dụng phổ biến trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Quá trình này diễn ra khi nguyên đơn (người mua hoặc người bán) sẽ nộp đơn khiếu nại thông qua việc điền vào một mẫu đơn

khiếu nại trên nền tảng website để xác định loại tranh chấp và đưa ra các loại giải pháp chung. Phía bên còn lại sẽ được gửi email thông báo về tranh chấp và hỏi ý kiến có tham gia hay không. Nếu phía bên còn lại gửi phản hồi trùng với cách giải quyết của bên khiếu nại thì tranh chấp được giải quyết. Ngược lại, nếu các bên không đi đến thỏa thuận thì các bên vẫn tiếp tục thương lượng trên website có sự hỗ trợ của công cụ phần mềm giúp giới hạn độ dài văn bản, khuyến khích đề xuất, thiết lập thời gian,...[CITATION HàC171 \l 1033 ] Ngoài ra, các nền tảng đàm phán điện tử khác như Smart Settle cũng được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố trung lập về công nghệ. 1.2.1.2. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Hòa giải Song song với việc vận hành quy trình hòa giải thương mại truyền thống, việc đẩy mạnh, xây dựng nền tảng Hòa giải trực tuyến (Online mediation) nhằm cung cấp thêm một mô hình giải quyết tranh chấp hiệu quả về thời gian, chi phí với sự ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số được xem là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên thế giới. Việc ứng dụng hòa giải trực tuyến được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia. Chẳng hạn, tại Hong Kong, Hiệp hội Luật sư Hong Kong và Hội Luật gia Hong Kong đã và đang hợp tác thành lập và triển khai nền tảng eBRAM (Electronic Business Related Arbitration and Mediation) chung phục vụ cho hòa giải trực tuyến, được kỳ vọng sẽ cắt giảm triệt để các chi phí cho việc đi lại và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp[ CITATION Alv19 \l 1033 ]. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia khác như Úc, do khoảng cách địa lý rộng lớn, hình thức hòa giải trực tuyến qua điện thoại, liên kết video hoặc một nền tảng (platform) trực tuyến chung, đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua tiêu biểu như MODRON. Ở Việt Nam, mặc dù phương thức Hòa giải hiện nay chưa được các doanh nghiệp biết tới nhiều, cùng với sự tin tưởng đối với phương thức Hòa giải các tranh chấp thương mại còn thấp, nhưng với rất nhiều ưu điểm mà phương thức này mang lại cho các doanh nghiệp đồng thời tránh được những rủi ro, khó khăn phát sinh mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thực hiện các phương thức khác như Tòa án, thì phương thức Hòa giải có ứng dụng Công nghệ được đánh giá là một trọng những phương thức tiềm năng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh bùng phát của đại dịch Covid-19 như hiện nay. Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(VIAC), trong năm 2020, trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát toàn cầu đã gây ra những rào cản trong việc di chuyển không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các tỉnh thành trong nước, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải thương mại (Nền tảng Hòa giải trực tuyến) được triển khai mạnh mẽ. Một ví dụ về nền tảng công nghệ trong hòa giải trực tuyến là Internet Neutral cũng được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, cho phép các bên tùy chọn trực tuyến, bao gồm email, tin nhắn tức thời, phòng trò chuyện và hội nghị trực tuyến. Internet Neutral sử dụng phần mềm hội nghị trực tuyến cho phép các hòa giải viên giao tiếp với các bên qua một kênh được chỉ định và truy cập bảo mật bằng mật khẩu. Đặc biệt, mới đây với mong muốn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với hình thức hòa giải thương mại tận dụng sự phát triển công nghệ nói chung và thương mại điện tử nói riêng, vào ngày 30/03/2021, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã chính thức ra mắt nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp. Với việc phát triển MedUp, VMC có thể cung cấp giải pháp công nghệ đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu giải quyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), bao gồm các tranh chấp tín dụng, các tranh chấp thông qua sàn thương mại điện tử, thông qua hòa giải trực tuyến[ CITATION Báo21 \l 1033 ]. 1.2.1.3. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Trọng tài. Công nghệ cũng được ứng dụng nhiều trong quá trình thụ lý và xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức Trọng tài. Điển hình là các phiên xét xử điện tử (e-hearing) đã được sử dụng trong Tố tụng trọng tài từ vài năm trở lại đây. Các cuộc điều trần sử dụng hội nghị video, mỗi thành viên của hội đồng trọng tài, mỗi nhân chứng và mỗi bên tranh chấp (và đại diện hợp pháp của họ) có ít nhất một màn hình trước mặt họ. Các bằng chứng hoặc đệ trình cũng có thể được cung cấp thông qua liên kết video[ CITATION Can21 \l 1033 ]. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng tăng cường tổ chức các phiên xử trực tiếp trọng tài thông qua hình thức hội nghị trực tuyến (video conference). Tuy nhiên, trọng tài trực tuyến hầu hết chỉ được sử dụng bởi tòa án ảo eResolution có trụ sở tại Canada để giải quyết các tranh chấp tên miền. Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN) là tổ chức duy nhất có eResolution được công nhận để giải quyết

tranh chấp tên miền trực tuyến. Trọng tài sẽ giải quyết các vấn đề của các bên theo tuyên bố phù hợp với Chính sách của ICANN 27 và Quy tắc của ICANN 28 và các quy tắc bổ sung riêng của eResolution[ CITATION Est03 \l 1033 ]. 1.2.1.4. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Tòa án. Trong tòa án điện tử, việc nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ không thực hiện trực tiếp mà thông qua tài liệu được gửi gián tiếp bằng phần mềm điện tử Email hoặc fax; các bên đều phải vận hành theo phần mềm điện tử đã được thiết kế sẵn. Trong bối cảnh đó, mô hình tòa án thông minh thực sự là một cứu cánh các phòng xử án trực tuyến cho phép các phiên xử án được thông qua Internet nơi nguyên đơn có thể ở nhà trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong công cuộc xây dựng tòa án điện tử, hướng tới mục tiêu xây dựng tòa án thông minh nhiều công nghệ hiện đại và tiến tiến đã được áp dụng trong phòng xử án hỗ trợ cho công việc của các luật sư. Bên cạnh đó, hệ thống Ecourt có phòng xử án điện tử các chủ thể là thành phần của một phiên tòa sẽ tham gia vào phiên xét xử giống như một hội nghị video được thiết lập qua Sky cũng được Tòa án liên bang Australia thông qua và đẩy mạnh phát triển nhằm nỗ lực hỗ trợ các thẩm phán viên trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại[CITATION Thư21 \l 1033 ]. Với những khó khăn trong khâu vận hành và tổ chức của hệ thống tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, ứng dụng Công nghệ vào hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án được xem là xu hướng tất yếu. Ứng dụng Công nghệ trong giải quyết tranh chấp bằng Tòa án đã mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình thụ lý và xét xử các mâu thuẫn, tranh chấp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn, áp lực, trong năm 2021, ngành Tòa án đã có nhiều giải pháp, đạt những kết quả nổi bật, nhất là trong áp dụng công nghệ thông tin như: phiên tòa trực tuyến, ứng dụng "trợ lý ảo",... Những năm trước đây, Tòa án đã đưa vào nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả đã trở thành điểm nhấn, như công khai bản án, án lệ trên cổng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu và góp ý, bình luận với các bản án, quyết định được công khai. Mới đây, tiếp tục đẩy mạnh công nghệ thông tin, Tòa án nhân dân Tối cao đã đưa

vào hoạt động 4 ứng dụng gồm: "Trợ lý ảo"; Trung tâm giám sát điều hành Tòa án nhân dân Tối cao; Nền tảng xét xử trực tuyến; Trung tâm tư liệu và Thư viện. Trong đó, phần mềm trợ lý ảo được xem là bước tiến lớn, điểm sáng trong ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án hỗ trợ giải quyết các tranh chấp có liên quan đến kinh doanh thương mại[ CITATION Tùn22 \l 1033 ]. 1.2.2. Thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) trên thế giới. Trong bối cảnh xu thế ứng dụng Công nghệ trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại đang ngày càng được quan tâm và mở rộng, thì việc triển khai nhanh chóng, thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp thương mại đã trở thành một trong những mục tiêu lâu dài của chính phủ các quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh khi mà các các doanh nghiệp, khách hàng đang dần chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến để đàm phán, sửa đổi và ký kết hợp đồng, thì giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) được xem là công cụ hữu dụng giúp các bên giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quan hệ thương mại, cũng như tốn ít chi phí hơn. 1.2.2.1. Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở các nước thành viên EU Ứng dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại được xem là xu hướng đối với các quốc gia thành viên trong khối Liên minh Châu Âu. Có thể kể đến một số quốc gia như Đức, Ý, Hà Lan và Áo đã sử dụng các hệ thống giải quyết tranh chấp người tiêu dùng trực tuyến thay thế và sử dụng chúng rất thành công, hiệu quả. Cụ thể, ở Đức hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến độc quyền được sử dụng cho giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Thương mại điện tử. Kể từ ngày 18/ 6/ 2009, tức là ngày hệ thống này ra mắt và bắt đầu hoạt động cho đến ngày 31/12/ 2010, 442 vụ tranh chấp đã được đăng ký. 72,66% tổng số vụ việc đã được giải quyết rất thành công trong hệ thống này. Tại Ý, hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế trực tuyến cũng có sẵn bằng 24 ngôn ngữ khác nhau và bằng tiếng Lithuania. Hệ thống này đã được tạo ra bởi Phòng Trọng tài Milan. Nó được thiết kế để giải quyết các tranh chấp giữa khách hàng và (hoặc) các công ty trong các xung đột thương mại của họ, ưu tiên các khiếu nại liên quan đến Internet và thương mại điện tử[ CITATION Leg19 \l 1033 ]. Bên

cạnh đó, Liên minh Châu Âu cũng đã thông qua một quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp phải thông báo cho người tiêu dùng của họ về ODR và cuối cùng đã xây dựng biểu mẫu tiếp nhận của riêng mình để cho phép công dân đăng ký khiếu nại[ CITATION Col19 \l 1033 ]. 1.2.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, khi ODR chuyển sang giai đoạn thứ 4 với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, hàng chục tòa án đang bắt đầu thí điểm chương trình ODR trên cơ sở từng tiểu bang hoặc từ tòa án. Nhìn theo hướng tích cực, các tòa án trên khắp Hoa Kỳ đang tích cực thử nghiệm ODR. Trung tâm Quốc gia về Tòa án Tiểu bang ước tính các khu vực pháp lý ở ít nhất 40...


Similar Free PDFs