tiểu luận nguyên lý quản lý PDF

Title tiểu luận nguyên lý quản lý
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 255.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 229

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGBÀI THI GIỮA KỲTên học phần: Địa lý kinh tế thế giới Giai đoạn 1 học kỳ II năm học 2021-Họ và tên sinh viên: Tống Thị Hà PhươngNgày sinh: 22/07/Mã sinh viên: 2014510073Lớp tín chỉ: TMA201(GD1-HK2-2022). Số trang bài làm: 17Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm t...


Description

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÀI THI GIỮA KỲ Tên học phần: Địa lý kinh tế thế giới Giai đoạn 1 học kỳ II năm học 2021-2022 Họ và tên sinh viên: Tống Thị Hà Phương Ngày sinh: 22/07/2002 Mã sinh viên: 2014510073 Lớp tín chỉ: TMA201(GD1-HK2-2022).6 Số trang bài làm: 17

Điểm bài thi Bằng số

Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi

Bằng chữ GV chấm thi 1:

GV chấm thi 2:

Đề bài: Trình bày những hiểu biết về địa lý kinh tế của một quốc gia trên thế giới. Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu?

TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

MỤC LỤC I. Tổng quan về Nhật Bản..................................................................3 II. Địa lý kinh tế Nhật Bản..................................................................3 1. Địa lý tự nhiên..............................................................................................3 2. Địa lý kinh tế.................................................................................................4 2.1 Tổng quan nền kinh tế................................................................................4 2.2. Các ngành kinh tế......................................................................................7 2.2.1. Nông – lâm nghiệp...................................................................................................7 2.2.2. Công nghiệp.............................................................................................................8 2.2.3. Dịch vụ...................................................................................................................10

2.3. Các vùng kinh tế trọng điểm...................................................................12 2.3.1. Đảo Hokkaido........................................................................................................12 2.3.2. Đảo Honshu...........................................................................................................12 2.3.3. Đảo Shikoku..........................................................................................................13 2.3.4. Đảo Kyushu:..........................................................................................................14

III.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu:..................................................14

TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

I.

2014510073

STT: 71

Tổng quan về Nhật Bản

Nhật Bản (Japan – gọi tắt là Nhật – tên chính thức là Nhật Bản Quốc) là một hòn đảo ở vùng Đông Á, có tổng diện tích là 379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới và nằm bên sườn phía Đông của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm bên rìa phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam. Đất nước Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài đất nước. Nước Nhật còn được biết đến là quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo và 186 núi lửa còn hoạt động. Dân số Nhật Bản ước tính là 126.9 triệu người, đứng thứ mười trên thế giới. Thủ đô Tokyo bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân sinh sống và cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD, có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh. Nhật Bản còn được gọi là đất nước phù tang hay đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là phù tang hoặc khổng tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi tiếp tục du hành qua bầu trời từ Đông sang Tây, vì vậy phù tang có hàm ý văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.

II.

Địa lý kinh tế Nhật Bản

1. Địa lý tự nhiên Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, thuộc phía tây của Thái Bình Dương, được cấu thành từ 4 quần đảo lớn là Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, Ryukyu và Izu-Ogasawara. Đất nước này có phần đất liền với diện tích 379.067 km 2và vùng lãnh hải rộng 3091 km2. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý với tổng chiều dài của đường bờ biển của Nhật Bản là 29.751 km. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển: − Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương. − Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản. − Phía Tây: biển Đông Hải − Phía Đông Bắc: biển Okhotsk. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là: Nga, Bắc TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không quá lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão. Các dòng biển đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhiệt độ và khí hậu vùng duyên hải. Chính nhờ ảnh hưởng của các dòng biển mà khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hoà. Bên cạnh bốn mùa mang những đặc điểm riêng, còn có mùa mưa đầu hè ảnh hưởng đến nhiều vùng và mùa bão bắt đầu từ hè nhưng tập trung vào mùa thu. Dù có chung hình thái khí hậu như vậy, nhưng do quần đảo trải dài từ Bắc đến Nam lại có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng một khác. Một số vùng tương đối ấm ngay cả trong mùa đông. Vào tháng Giêng, nhiệt độ trung bình ở Okinawa là 16 độ C. Trong khi đó, các vùng khác lại tương đối mát ngay cả mùa hè, chẳng hạn như Abashiri ở Hokkaido, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 19,1 độ C. Nằm giữa lục địa Âu - Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản nằm trên đường di chuyển của vùng khí áp thấp nên mưa bão thường xuyên xảy ra. Vì tất cả các yếu tố đó mà tỉ lệ thiên tai cao so với hầu hết các nước khác. Ngoài ra, các yếu tố xã hội cũng gây tác động và đặc biệt là khuếch đại ảnh hưởng của thiên tai. Với mật độ dân số cao, mỗi tấc đất đều bị con người sử dụng để xây dựng đô thị, nhà máy, khu dân cư, đường giao thông và đường sắt hoặc để canh tác. Hầu như mọi yếu tố về môi trường tự nhiên đều tiềm ẩn khả năng gây hại. Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có hơn 80 núi lửa đang hoạt động và mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro. Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát. Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa thường rất nhẹ ở mức con người không cảm nhận được, hoặc là những chấn động vừa và nhỏ không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa. Hàng năm chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà con người có thể cảm nhận được, trong khi trung bình trên toàn quốc cứ 2 năm lại có một trận động đất mạnh gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn, bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.500 lần con người có thể cảm nhận được. 2. Địa lý kinh tế 2.1 Tổng quan nền kinh tế Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển, lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP). Ngoài ra, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển và là thành viên của nhóm G7 và G20. Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Đây là quốc gia xếp thứ hai về dự trữ ngoại hối với giá trị đạt khoảng 1.300 tỷ Đô la Mỹ. Nhật Bản xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và thứ 5 chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra quốc gia này còn đứng đầu về chỉ số phức tạp kinh tế và thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới. Nhật Bản là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu. Do vấp phải sự cạnh tranh ngày một tăng với Hàn Quốc và Trung Quốc, ngành sản xuất của Nhật Bản ngày nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng với hàm lượng công nghệ và độ chính xác cao như dụng cụ quang học, xe hơi hybrid và robot. Cùng với vùng Kantō, vùng Kansai là một trong những cụm công nghiệp và trung tâm sản xuất hàng đầu cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhật Bản thường nằm trong nhóm các quốc gia xuất siêu hàng năm và có thặng dư đầu tư quốc tế ròng đáng kể. Nhật Bản nắm giữ số tài sản với giá trị nhiều thứ ba thế giới khi đạt 15.200 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 9% tổng tài sản toàn cầu tính đến năm 2017. Hiện nay, với sự lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng trên diện rộng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề ngay từ những ngày đầu dịch hoành hành. Sau khi sụt giảm kỷ lục 4,5% trong tài khóa năm 2020 do dịch bệnh bùng phát, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại vào mùa Thu năm 2021 nhờ những tiến bộ trong chương trình tiêm chủng và việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào đầu tháng 10. Tính chung cả năm 2021, Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,7% bất chấp việc có tới 2 quý tăng trưởng âm (âm 2,1% trong quý I/2021 và 2,7% trong quý III/2021). Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng dương trong vòng 3 năm qua sau khi tăng trưởng âm 4,5% trong năm 2020. Văn phòng nội các Nhật Bản thông báo trong quý IV/2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này ước tăng 1,3% so với quý trước đó và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, GDP danh nghĩa chỉ tăng TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

0,5% so với quý trước đó và 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý này, chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, tăng tới 2,7% so với quý trước đó. Bên cạnh đó, việc kim ngạch xuất khẩu tăng 1% cũng đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi này của nền kinh tế. Một số chuyên gia nhận định nền kinh tế nước này sẽ đặc biệt tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 nhờ các nhà hàng, quán bar và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác hoạt động bình thường trở lại và các chương trình kích thích kinh tế của chính phủ. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng lây nhiễm thứ 6, với số ca nhiễm mới có lúc vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày, nền kinh tế Nhật Bản vẫn sẽ phải đối mặt với không ít thử thách khi phải đưa ra các phương án vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục nền kinh tế. Các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ chứng kiến mức tăng trưởng thực tế hằng năm từ 2-4% trong năm tài khóa 2022 bắt đầu từ tháng 4, mặc dù vẫn còn lo ngại về sự lây lan trở lại của đại dịch Covid-19 và tình trạng thiếu nguyên liệu bán dẫn kéo dài trên toàn cầu. Sau khi suy giảm kỷ lục 4,5% vào năm tài khóa 2020 với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, kinh tế Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại vào mùa thu năm 2021 nhờ những tiến triển của chương trình tiêm chủng và các hạn chế kinh tế dần được dỡ bỏ. Chính phủ Nhật Bản dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng 2,6% trong tài khóa 2021 kết thúc vào tháng 3-2022 và 3,2% trong tài khóa 2022. Các nhà kinh tế cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong nửa đầu năm 2022 nhờ việc các nhà hàng, quán bar và các cơ sở kinh doanh khác hoạt động bình thường trở lại, song song với các sáng kiến kích thích kinh tế của chính phủ như chương trình trợ cấp du lịch nội địa. Nhật Bản khống chế dịch ở mức an toàn, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường, đón năm mới 2022 trong tư thế thoải mái nhất. Sau khi tổ chức thành công Olympic và Paralympic 2020, từ cuối tháng tháng 9 đến tháng 10, số ca lây nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 tăng đột biến và phá vỡ mọi kỷ lục trước đó, tỷ lệ tử vong cao nhất. Mặc dù không thiếu vắc-xin, nhưng Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tiêm thấp nhất trong nhóm G7 và nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù vậy, chỉ sau 1 tháng, tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao nhất trong Nhóm G7, số ca nhiễm mới giảm xuống thấp nhất. Người dân đã sinh hoạt bình thường trở lại. Đây thực sự là dấu ấn đặc biệt của năm 2021. Trước Giáng Sinh, chính quyền Tokyo nâng dự phóng tăng trưởng cho tài khóa 2022/2023 đang từ 2,2 % lên thành 3,2 %. Hãng tin Anh Reuters lưu ý nếu đạt được mục tiêu này, thì đây sẽ là mức tăng trưởng cao nhất tại Nhật Bản từ 2010. Cũng trước ngày Giáng Sinh, Nghị Viện đã bổ sung thêm 300 tỷ đô la cho ngân sách trong tài khóa 2021/2022 mà hơn 70 % nhằm tài trợ một kế hoạch TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

mới hỗ trợ kinh tế khắc phục hậu quả Covid-19 : bơm thêm mãi lực cho người tiêu dùng, đài thọ các phí tổn về y tế, đài thọ các chiến dịch tiêm chủng … vào lúc một biến thể mới đe dọa toàn cầu. Tuy nhiên việc nội các Fumio Kishida đã phải nhanh chóng bổ sung ngân sách cho thấy tăng trưởng của Nhật vẫn rất mong manh. Trong quý 3/2021 GDP Nhật Bản đã bị chựng lại. Tờ báo tài chính Forbes nói đến một năm 2022 đầy thách thức chờ đợi thủ tướng Nhật. Thuần túy về kinh tế, ẩn số lớn nhất vẫn là virus SARS-CoV-2 với những biến thể mới tiếp tục khủng bố cả thế giới. Nhật Bản tới nay vẫn đóng chặt cửa biên giới ít nhất cho đến cuối tháng 2/2022. Ngành hàng không, khách sạn, chưa biết đến khi nào mới lại có thể đón 31 triệu du khách quốc tế như trước khi Covid-19 bùng phát. Mối đe dọa thứ nhì là nguy cơ cỗ máy công nghiệp bị tê liệt vì thiếu chip điện tử cho dù Tokyo đã có một sự chuẩn bị từ trước, qua việc hợp tác với tập đoàn Đài Loan TSMC hay với các đối tác Mỹ. Hiện tượng này đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như ngành sản xuất xe hơi : gần như hàng ngày Nissan, Tokyota… đều phải giải quyết vấn đề tránh để nhà máy phải đóng cửa và cho nhân viên tạm nghỉ việc. Tháng 11/2021 Tokyo thông báo đầu tư thêm 6,5 tỷ đô la phát triển công nghiệp bán dẫn với mục tiêu chính là sản xuất chịp điện tử ngay trên lãnh thổ Nhật. Bên cạnh hai khó khăn nói trên thì Nhật Bản đã bắt đầu thiếu nhân lực để cỗ máy kinh tế vận hành. Số thanh niên vừa mừng lễ Seijin Shiki đánh dấu 20 tuổi, tuổi trưởng thành, năm nay giảm mất 40 % so với hồi 2019. Vào lúc mà lực lượng lao động giảm sụt thì mức nợ công tính theo đầu người lại không ngừng tăng lên. Ngoại trừ Nhật Bản, không một nền công nghiệp phát triển nào trên thế giới có mức nợ công tương đương với 256 % tổng sản lượng quốc gia. 2.2. Các ngành kinh tế Sau đây sẽ là tổng quan về các ngành kinh tế của Nhật Bản. 2.2.1. Nông – lâm nghiệp Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng ngày càng giảm trong tổng GDP của nền kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản. Ngành này tạo ra một phần đáng kể hàng xuất khẩu và đóng góp lớn cho nền kinh tế trong nước. Tính đến năm 2019, nông nghiệp chiếm khoảng hơn 1% (2019) GDP quốc gia, sử dụng khoảng 3,4 % lực lượng lao động và khoảng 11% đất đai ở nước này là thích hợp cho canh tác. Đất nước thiếu đất canh tác, và do đó hệ thống sân thượng được sử dụng trong các khu vực nhỏ. Do đó, Nhật Bản có sản lượng cây trồng cao nhất trên một đơn vị diện tích trên thế giới và tổng tỷ lệ tự cung tự cấp nông nghiệp khoảng 50% trên TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

dưới 14 triệu mẫu đất canh tác. Khu vực nông nghiệp nhỏ của Nhật Bản được chính phủ bảo vệ và trợ cấp rất nhiều với một số quy định và luật pháp ủng hộ canh tác quy mô nhỏ. Gạo ở Nhật Bản chiếm gần như toàn bộ sản lượng ngũ cốc của đất nước và nước này là nhà nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 thế giới. Lúa là cây nông nghiệp được bảo vệ nhiều nhất ở Nhật Bản và chịu mức thuế lên tới 777, 7%. Nhật Bản cũng trồng táo vì những hạn chế trong việc nhập khẩu táo và khoảng 90% cam quýt là từ Nhật Bản. Năm Tỷ trọng

1995 2000 2010 2015 2017 2018 2019 1.7

1.5

1.1

1

1.1

1

1

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP Nhật Bản qua các năm (đơn vị: %) Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của Nhật Bản, chiếm hơn 80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngành chăn nuôi cũng tương đối phát triển, vật nuôi chính: bò, lợn, gà. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua… Nghề nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển. Đánh bắt thủy hải sản ở Nhật Bản là một hoạt động kinh tế quan trọng trong nhiều năm của Nhật đến nay, quốc gia này được xếp hạng là quốc gia đánh cá lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt cá những năm gần đây cũng giảm đi đáng kể do việc khai thác quá mức. Năm 2015, nước này đã bắt được khoảng 4.631 tấn cá, giảm xuống còn 4175 tấn vào năm 2020. Đánh bắt xa bờ ở Nhật Bản chiếm khoảng một nửa tổng số cá đánh bắt. Chi phí đánh bắt sử dụng việc sử dụng lưới đặt, thuyền nhỏ hoặc kỹ thuật chăn nuôi chiếm khoảng 1/3 tổng số đánh bắt trong cả nước. Những chiếc thuyền cỡ trung đánh bắt xa bờ chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng cá ở Nhật Bản. Mặt khác, đánh bắt sâu từ các tàu lớn chiếm phần còn lại trong tổng số đánh bắt trong cả nước. Một số hải sản đánh bắt bao gồm cua, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá minh thái, cá hồi, nghêu, cá hồi và mực trong số các loài hải sản khác. Câu cá nước ngọt ở Nhật Bản bao gồm các loài như cá hồi, cá hồi. Trang trại cá và trại giống chiếm khoảng 30% ngành nông nghiệp đánh bắt cá trong nước. Tại Nhật Bản, có khoảng 300 loài cá ở các con sông khác nhau trong nước và một số loài cá ở những con sông này bao gồm cá bống, cá trích và các sinh vật nước ngọt khác như tôm càng, cua và tôm hùm. Nhật Bản thực hiện nuôi trồng thủy sản biển và nước ngọt ở tất cả 47 quận trong cả nước. Nhật Bản có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng đánh bắt trên thế giới, và điều này đã dẫn đến những khẳng định rằng việc đánh bắt của Nhật Bản đã dẫn đến sự TMA201(GD1-HK2-2022).6

Tống Thị Hà Phương

2014510073

STT: 71

cạn kiệt nguồn cá như cá ngừ. Nhờ sản lượng, đắt bắt lớn, ngành ngư nghiệp ở Nhật đã đóng góp không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của nước này. Trong năm 2020 bị ảnh hưởng bởi virus corona, giá trị xuất khẩu đã giảm khoảng 18% xuống còn 95,4 tỷ JPY (860 triệu USD). Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, giá trị đã tăng lên 121,5 tỷ JPY (1,1 tỷ USD), vượt qua mức trước COVID gần 5% và mức nửa đầu năm 2020 là 27%. 2.2.2. Công nghiệp Lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản rất đa dạng, sản xuất các sản phẩm từ hàng hóa cơ bản (như thép và giấy) đến công nghệ phức tạp. Nhật Bản thống trị các lĩnh vực ô tô, robot, công nghệ sinh học, công nghệ nano và năng lượng tái tạo. Nhật Bản là quê hương của một số nhà sản xuất sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, đó là lý do tại sao lĩnh vực công nghiệp của nước này thường gắn liền với đẳng cấp công nghệ cao. Nhật Bản là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới và nhà sản xuất tàu thủy lớn thứ hai. Khu vực công nghiệp chiếm 29,7% GDP (2019) và sử dụng 24,1% lực lượng lao động. Năm Tỷ trọng

1995 2000 2010 2015 2017 2018 2019 29.7

27.7

28.3

28.6

30.1

29.1 29.7

Tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của Nhật Bản qua các năm (đơn vị: %) Ngành công nghiệp chế tạo cũng là ngành phát triển trong nền công nghiệp Nhật Bản hiện nay và chiếm khoảng 40% giá trị của hàng công nghiệp xuất khẩu. Những sản phẩm của ngành này đó là tàu biển, ô tô và xe gắn máy với những thương hiệu đã nổi tiếng thế giới như: Hitachi, Mitsubishi, Toyota, Nissan, Honda, Suzuki. Với tàu biển thì Nhật Bản Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới, với ô tô nước này sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra và đặc biệt với xe gắn máy...


Similar Free PDFs