Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp PDF

Title Tiểu luận Phân tích tài chính doanh nghiệp
Course Phân tích tài chính doanh nghiệp
Institution Học viện Tài chính
Pages 37
File Size 972.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 108
Total Views 332

Summary

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPBÀI THI MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPHình thức thi: Tiểu luậnMã đề thi số: 04Tiêu đề tiểu luận (theo mã đề): Phân tích khái quát tình hình tài chính; phân tíchtình hình tài trợ và khả năng thanh toán của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà...


Description

1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BÀI THI MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi số: 04 Tiêu đề tiểu luận (theo mã đề): Phân tích khái quát tình hình tài chính; phân tích tình hình tài tr ợ và kh ả năng thanh toán của CTCP Xu ất nh ập kh ẩu Thủ y sản Hà Nội (Mã chứng khoán: SPH) theo năm 2017-2018. Thời gian làm bài thi: 3 ngày Họ và tên: Phạm Thị Thùy Trang

Mã Sinh viên: 19CL73402010198

Khóa/Lớp: (tín chỉ): CQ57/11CL3LT1

(Niên ch ế): CQ57/11.05CL

STT: 22

ID phòng thi: 581-058-1173

Ngày thi: 28/9/2021

Ca thi: 15h15

Hà N ội – 9.2021

HT thi: 173-ĐT

2

Mục lục Phần 1: Cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu 1.1.Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 1.1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp 1.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1.2. Lý luận về phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh toán của công ty 1.2.1. Phân tích tình hình tài trợ 1.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Phần 2: Khái quát về doanh nghiệp 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Giới thiệu về công ty 2.1.2. Lịch sử hình thành 2.2. Đặc điểm ngành, lĩnh vực hoạt động 2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 2.2.2. Địa bàn hoạt động chính 2.3. Mục tiêu Phần 3: Phân tích tình hình tài chính theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp SPH 3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 3.1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính 3.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính 3.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời 3.2. Phân tích tình hình tài trợ và khả năng thanh toán của công ty 3.2.1. Phân tích tình hình tài trợ 3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 3.3. Khái quát những điểm mạnh và hạn chế 3.3.1. Điểm mạnh 3.3.2. Hạn chế 3.4. Các giải pháp cho doanh nghiệp

3

Phần 1: Cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu 1.1.Lý luận về phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 1.1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:  Mục đích phân tích: - Nhằm đánh giá khái quát quy mô về tài sản, nguồn hình thành tài sản, khái quát về doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền. Từ đó đưa ra những dự báo nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Đưa ra các nguyên nhân, phân tích được các nguyên nhân và thay đổi được các nguyên nhân trong năm. - Đưa ra các giải pháp, các kiến nghị để giúp doanh nghiệp ra tăng quy mô tài chính một cách phù hợp với điều kiện của kinh tế.  Chỉ tiêu phân tích: Cuối

STT

Chỉ tiêu

1

Tổng Tài sản (TS)

2

Vốn chủ sở hữu (VC) Chỉ tiêu Tổng

3

luân

chuyển

năm Đầu

năm

(31/12/N)

(31/12/N-1)

Năm nay

Năm trước

Chênh lệch

Tỷ lệ

Chênh lệch

Tỷ lệ

thuần

(LCT) Lợi nhuận trước thuế và Lãi

4

vay (EBIT)

5

Lợi nhuận sau thuế (LP)

6

Dòng tiền thu về (IF)

7

Dòng tiền thuần (LCtt) -

Tổng tài sản (TS) = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ảnh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.

4

-

Vốn chủ sở hữu (VC) = Tài sản – Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị số sách của doanh nghiệp, giá tị tài sản ròng (thuần) của doanh nghiệp. Khi quy mô sản nghiệp càng lớn thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan càng chắc chắn. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả năng tự tài trợ hay những năng lực tài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan. -

Tổng mức luân chuyển (LCT) LCT = Doanh thu thuần bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác

Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, dịch vụ và các giao dịch khác mà doanh nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, cung cấp cơ sở phản ánh phạm vị hoạt động tính chất ngành nghề kinh doanh, cơ sở để xác định tộc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, khi doanh nghiệp không có hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác thì theo thông lệ chỉ tiêu này chính là doanh thu của doanh nghiệp. -

Lợi nhuân trước thuế và lãi vay (EBIT) EBIT = Tổng lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay không quan tâm đến nguồn hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn. -

Lợi nhuận sau thuế (LNST) LNST = LCT – Tổng chi phí = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá các chính sách kế toán của doanh nghiệp, trình độ quản trị chi phí hoạt động, năng lực sinh lời hoạt động của doanh nghiệp và nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp và nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp.

5

-

Dòng tiền thu về (IF) IF= Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh + dòng tiền thu về từ hoạt đồng đầu tư + dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính.

Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác định thông qua sự tổng hợp dòng tiền thu về từ tất các hoạt động tạo tiền của doanh nghiệp trong kỳ. Tổng dòng tiền thu về bao gồm: Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền thu về từ hoạt đồng đầu tư và dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô dòng tiền càng lớn trong khi có các yếu tố khác tương đồng với các đối thủ cùng ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá hệ số tạo tiền. Tuy nhiên, để đảm bảo không ngừng tăng quy mô dòng tiền thì cần đánh giá chỉ tiêu dòng tiền lưu chuyển thuần. -

Lưu chuyển tiền thuần ( LCtt) LCtt = Lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong các kỳ từ các hoạt động tạo tiền. Một doanh nghiệp có thể có dòng tiền thu về rất lớn nhưng khả năng tạo tiền vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu chi ra bằng tiền nên dòng tiền lưu chuyển thuần âm, khi dòng tiền lưu chuyển thuần âm liên tục là dấu hiệu suy thoái về năng lực tài chính rõ rệt nhất của doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Ngược lại, khi dòng tiền thuần dương quá lớn và liên tục tức là khả năng tạo tiền trong mỗi kỳ đều dư thừa so với nhu cầu chi trả làm tăng tiền dự trữ cuối kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy ứ đọng tiền mặt. Cần đánh giá dòng tiền thuần gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay không để có những đánh giá cụ thể.  Phương pháp phân tích: - So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. - Căn cứ độ lớn của chỉ tiêu để đánh giá về quy mô tài chính. - Căn cứ vào sự biến động của chỉ tiêu để đánh giá sự biến động về quy mô tài chính. 1.1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính doanh nghiệp  Mục tiêu phân tích:

6

- Nhằm đánh giá về tài sản, chi phí, dòng tiền để thông qua đó đánh giá tiềm ẩn, rủi ro của doanh nghiệp. - Đưa ra những nguyên nhân mang tính khách quan cùng các chính sách vĩ mô, nguyên nhân chủ quan cùng các chính sách tài chính của doanh nghiệp tác động đến cấu trúc tài chính. - Đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp hướng tới tài chính phù hợp thông qua kết hợp các chính sách tài chính với nhau.  Chỉ tiêu phân tích: STT Chỉ tiêu 1

Hệ số tự tài trợ (Ht)

2

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) Chỉ tiêu

3

Hệ số Chi phí (Hcp)

4

Hệ số tạo tiền (Htt) -

Cuối

năm Đầu

năm Chênh

(31/12/N)

(31/12/N-1)

Năm nay

Năm trước

lệch

Chênh lệch

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Hệ số tự tài trợ (Ht) =

Cho biết tất cả các nguồn tài chính bên trong doanh nghiệp cần tài trợ bao nhiêu phần trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang có. Ht càng lớn chứng tỏ năng lực tự chủ càng cao nhưng cũng không phải mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Ht quá cao không phải là tốt vì có thể mâu thuẫn với mục tiêu gia tăng lợi nhuận vì khi đó doanh nghiệp hạn chế vay n ợ nên không khai thác được đòn bẩy tài chính. -

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) =

Htx cho biết toàn bộ nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được có đủ để tài trợ cho các tài sản dài h ạn hay không? (đầu tư vào tài sản dài hạn khiến rủi ro cao, đòi hỏi nguồn vốn dài hạn) Hệ số tài trợ thường xuyên (dài h ạn) phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài sản theo th ời gian.

7

 So sánh với bình quân ngành và đưa ra các đánh giá phù hợp. Nếu Htx >1 thì chính sách tài trợ đảm bảo khả năng thanh toán nhưn g tăng chi phí sử dụng vốn dẫn đến tiềm ẩn rủi ro và tăng rủi ro hoạt động. Ngược lại, nếu Htx < 1 thì n guồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài h ạn. Trên thực tế, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, như vậy doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán dẫn đến rủi ro tài chính sẽ rất cao. Như vậy, Htx ≥ 1 nhưng không quá lớn đối với các doanh nghiệp là tốt nh ất -

Hệ số chi phí (Hcp) =

=

Để bỏ ra 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí các loại. Hcp càng lớn và có xu hướng giảm thì sẽ thể hiện doanh nghiệp nâng cao năng lực qu ản lý. -

Hệ số tạo tiền (Htt) =

So sánh tương quan giữa lượng tiền vào với lượng tiền ra trong kỳ. Nếu Htt >1 thì sẽ tạo ra lượng tiền thu ần và làm tăng tiền mặt và tiền và các khoảng tương đương tiền. Nhưng nếu Htt 1 thì chính sách tài trợ đảm bảo khả năng thanh toán nhưn g tăng chi phí sử dụng vốn dẫn đến tiềm ẩn rủi ro và tăng rủi ro hoạt động. Ngược lại, nếu Htx < 1 thì n guồn vốn dài

12

hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài h ạn. Trên thực tế, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, như vậy doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán dẫn đến rủi ro tài chính sẽ rất cao. Như vậy, Htx ≥ 1 nhưng không quá lớn đối với các doanh nghiệp là tốt nh ất  Phương pháp phân tích: -

Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh đầu kỳ với cuối kỳ.

-

Xác định ảnh hưởng các nhân tố để chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động các nhân tố đó.

-

Dựa vào độ lớn chỉ tiêu và giá trị chỉ tiêu trung bình ngành, kết quả so sánh trên cơ sở đó căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để đánh giá hoạt động tài trợ. 1.1.4. Phân tích khả năng thanh toán

 Mục tiêu phân tích -

Kinh tế: Đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các tiềm lực tài chính để đảm bảo các khoản nợ và nghĩa vụ liên quan đến nợ của doanh nghiệp có tốt hay không?

-

Chỉ ra các nhân tố nguyên nhân ch ủ quan và khách quan tác động đến khả năng thanh toán trong năm của doanh nghiệp: + Khách quan: Dựa vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, biến động về giá cả, lãi suất, lạm phát,… trong nước; Do các nhân tố về dịch bệnh, thiên tai,…; Từ thị trường quốc tế + Chủ quan: Các chính sách của doanh nghiệp; Các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra; Dựa vào B01, B02 và B09 để nêu rõ nguyên nhân tác động.

-

Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp c ải thiện khả năng thanh toán (dựa vào hạn chế, thiếu sót của doanh nghiệp để đưa ra các giả i pháp phù h ợp và kh ả thi)

 Chỉ tiêu phân tích: Chỉ Tiêu

Đầu kì

Cuối kì

Chênh

Tỷ

lệch

(%)

lệ

13

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Năm phân Năm tích

gốc

5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 6. Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn -

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ tài s ản doanh nghiệp đang quản lí và sử dụng có đủ đảm bảo cho các khoản nợ phải trả hay không. Độ lớn phải lớn hơn 1 nhưng cũng không quá lớn (do quá lớn sẽ không sử dụng vay nợ quá nhiều) -

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =

Cho biết bằng toàn bộ tài sản ngắn h ạn thì doanh nghiệp có đủ để đảm bảo cho khoản nợ ngắn hạn hay không. Độ lớn phải lớn hơn hoặc bằng 1,nhưng không quá lớn vì khi đó làm tăng chi phí sử dụng vốn,giảm hiệu qu ả kinh doanh của doanh nghiệp. -

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Cho biết doanh nghiệp đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền. Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán nhanh càng lơn,tuy nhiên nếu quá cao sẽ làm giảm hiệu qu ả kinh doanh do doanh nghiệp giữ tiền quá nhiều. -

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

14

Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn. Hệ số này cho biết tiền và tương đương tiền có đủ trang trải bao nhiêu lần nợ đến hạn và quá hạn.  Bốn hệ số trên mang tính thời điểm. -

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Cho biết bằng lợ i nhuận trươc thuế và lãi vay thì doanh nghiệp đảm bảo được bao nhiêu lần các khoản lãi vay phải trả trong kì càng tăng càng tốt. Nó phản ánh được đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay, thể hiện tăng hiệu quả hoạt động,doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu qu ả. -

Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn =

Cho biết bằng lượng tiền thuần tạo ra trong kì từ các hoạt động thì có đủ trả các khoản nợ ngắn h ạn bình quân hay không? Phản ánh một mặt doanh nghiệp có xác định chính sách tiền mặt phù hợp nhu cầu thanh toán n ợ hay không.  Phương pháp phân tích: -

Sử dụng phương pháp só sánh: + 4 chỉ tiêu đầu: so sánh đầu kỳ vớ i cuối k ỳ + 2 chỉ tiêu sau: so sánh kỳ này và kỳ trước

-

Xác định ảnh hưởng các nhân tố để chỉ ra nguyên nhân khách quan và ch ủ quan của các nhân tố đó.

-

Dựa vào độ lớn chỉ tiêu và giá trị chỉ tiêu trung bình ngành, kết quả so sánh, tình hình th ực tế của doanh nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô để có những đánh giá phù hợp.

Phần 2: Khái quát về doanh nghiệp 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

15

2.1.1. Giới thiệu về công ty - Tên: Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Hà Nội - Tên tiếng Anh: Seaprodex Hanoi Joint Stock Company - Địa chỉ: Số 20, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: (84.24) 3834 5678 - 3834 3146 - Fax: (84.24) 3835 4125 - E-mail: [email protected] - Wedsite: http://www.seaprodexhanoi.com.vn - Vốn điều lệ: 10 0,000,000,000 đồng - Số lượng nhân sự: 223 - Số lượng chi nhánh: 5 - Giấy phép Kinh Doanh: 0103012492 - Mã số thuế: 0100102848 - EU code: DL 55 - HT QLCL: HACCP, SSOP, GMP - Mã cổ phiếu: SPH

2.1.2. Lịch sử hình thành Công ty Xuất nhập khẩu (XNK) Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quyết định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam). Sau đó được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi),

16

là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam - Bộ Thuỷ sản. Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là 34,705 tỷ đồng. Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở thành doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và nguồn lực tài chính. Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc. Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại. Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng. Hiện nay Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội đã có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán từ 20/5/2014, mã SPH. Trong năm 2018 qua, công ty đã đóng góp thuế cho nhà nước 24,3 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kì năm 2017 do doanh thu năm 2018 đạt 196,14 tỷ đồng giảm 50 % khiến lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo. 2.2. Đặc điểm ngành, lĩnh vực hoạt động 2.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất xuất khẩu và thườn mại - Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính: Công ty hoạt động với 6 lĩnh vực hoạt động chính: Xuất khẩu thủy sản (Sản phẩm thủy sản : tôm, cá, mực, nhuyển thể dưới các dạng tươi sống, đông lạnh, thức ăn chín, khô…); Nhập khẩu thủy sản (Thu mua nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thủy hải sản trong nước; gia công chế biến hải sản); Cung ứng vật liệu (Sản xuất, mua bán các loại: Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện

17

vận tải, bao bì đóng gói); Vận chuyển hàng hóa (Kinh doanh giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường bộ đường biển và đường hàng không); Hạ tầng và kho lạnh (Kinh doanh cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho lạnh, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch và các họat động khác) và Cung ứng nguồn nhân lực lao động (Đào tạo và cung ứng nguồn lực lao động chất lượng cao) 2.2.2. Địa bàn kinh doanh chính + Sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu: Nam Định. + Kinh doanh thủy sản nội địa và vật tư tổng hợp khác: Hà Nội, Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh. + Dịch vụ cho thuê kho lạnh, văn phòng, nhà xưởng: Hà Nội, Hải Phòng . 2.3. Mục tiêu Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và tăng mạnh tỷ lệ hàng thủy sản chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao để tăng khả năng cạnh tranh bằng cách tăng cường liên kết với người nuôi, nhà cung cấp và khách hàng nước ngoài . Xây dựng được thương hiệu chung cho từng sản phẩm , như “ Ngao Giao Thủy ” , “ Tôm Sú Nam Định ” , “ Cá Thu miền Bắc ” , “ Mực ống Sushi miền Bắc ”. Hoàn tất việc xây dựng hệ thống phân phối trên thị trường nội địa và quốc tế, phát triển đội ngũ nhân sự về quản lý , thương mại và kỹ thuật, công nghệ chế biến đưa công ty lên vị trí dẫn đầu tại miền Bắc về sản xuất các sản phẩm hợp chuẩn của các nước Nhật Bản , Liên minh Châu Âu , Hoa Kỳ . Phần 3: Phân tích tình hình tài chính theo báo cáo tài chính của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản...


Similar Free PDFs