TIỂU LUẬN PLĐC 2114210080 PHAN DƯƠNG TRÀ MY PDF

Title TIỂU LUẬN PLĐC 2114210080 PHAN DƯƠNG TRÀ MY
Author K60 PHAN DƯƠNG TRÀ MY
Course Quản Trị Học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 383.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 133
Total Views 1,038

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT=====000=====TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNHCỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAMSinh viên thực hiện: Phan Dương Trà MyMã SV: 2114210080Lớp Anh05, KHOA QTKD, Khóa 60Lớp tín chỉ: PLU111(GĐ2HK1-2122)K60QTGiảng viên hướng dẫn: ThSần Thị Thanh Thuỷ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT =====000=====

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phan Dương Trà My Mã SV: 2114210080 Lớp Anh05, KHOA QTKD, Khóa 60 Lớp tín chỉ: PLU111(GĐ2HK1-2122)K60QT.BS Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Thị Thanh Thuỷ

Hà Nội - 1/2021

MỤC LỤC CHƯƠNG I. Khái quát luật dân sự Việt Nam

1

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của pháp Luật Dân sự Việt Nam 1.2.Khái niệm Luật dân sự Việt Nam 1.3 Đặc điểm của luật dân sự CHƯƠNG II. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

1 2 3

1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh 1.2 Quan hệ tài sản 1.3. Quan hệ nhân thân 1.4 Đánh giá về đối tượng điều chỉnh

CHƯƠNG III.Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự 1.1 Khái niệm phương pháp điều chỉnh 1.2 Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của PLDS 1.3 Đánh giá phương pháp điều chỉnh

CHƯƠNG IV.Luật dân sự và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước 1.1 Sự phù hợp về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

4 4 4 6 7 8 8 8 9 9 9

1.2. Vai trò của Luật dân sự trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế

10

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

12 13

B.NỘI DUNG Chương I: Khái quát luật dân sự Việt Nam 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam Quá trình phát triển của pháp luật Dân sự Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn gồm: giai đoạn của luật cổ, giai đoạn của Luật cận đại và giai đoạn của Luật hiện đại. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ra đời đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vào ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 90/SL nhằm giữ nguyên tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc”. Theo sắc lệnh/căn cứ trên, Bộ luật dân sự Bắc kỳ ban hành năm 1931, Bộ luật dân sự Trung kỳ ban hành năm 1936 và Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 vẫn có hiệu lực thi hành ở Việt Nam. Đến 22-5-1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệch mới số 97/SL. Có thể nói rằng Sắc lệch số 97 là một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của thời kì này, nó đặt cơ sở cho sự hình thành, phát triển của một nền luật dân sự mới Việt Nam với những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ với tính nhân dân sâu sắc trong đó phải kể đến những điều về quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới, nguyên tắc bảo vệ kẻ yếu trong quan hệ hợp đồng, quyền thừa kế, được ghi nhận cụ thể trong các luật riêng như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại Sau năm 1865 nước ta bước vào thời kì đổi mới caỉ cách thực hiện nhiều chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bấy giờ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản để thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng trong công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội và đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách, văn kiện pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có vai trò điều chỉnh từng mảng lớn trong các quan hệ xã hội đã được Nhà nước ban hành như Luật hôn nhân và gia đình (1986), Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh thừa kế (1990), Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài (1993),…. Những văn bản pháp luật có nhiều nội dung phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng đổi mới kết hợp với hình thức pháp lý cao đã thể hiện được những nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự trong thời kì này. Mặc dù vậy, trong nhu câu của các giao lưu dân sự của xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề, hạn chế trong đời sống dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh dẫn đến sự khó khăn, trở ngại trong hoạt động dân sự không chỉ của các công dân mà còn các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, và đặc biệt là cơ quan xét xử có chức năng giải quyết các tranh chấp tài sản và nhân thân phi tài sản trong đời sống dân sự một cách kịp thời và đúng đắn. Bởi vì thiếu pháp luật dân sự nên đã xảy ra không ít những trường hợp bị xâm phạm về các quyền và lợi ích hợp pháp. Không những thế nó còn làm thiệt hại cho tài sản cá nhân, tập thể và Nhà nước, xúc phạm đến danh dự, tổn hại uy tín của cá nhân, tổ chức mà chưa được Nhà nước bảo hộ một cách thích đáng từ đó đã gây ảnh hưởng lớn đến lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, gây nên sự hiểu lầm về bản chất của chế độ. Đứng trước tình hinh khó khăn mang tính cấp thiết như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được sự cần thiết phải sớm ban hành Bộ luật dân sự. Dự án Bộ luật dân sự Việt Nam đã 1

được Quốc hội thông qua vào ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1996. Có thể nói thành tựu rực rỡ là to lớn nhất của 50 năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại chính là Bộ luật dân sự 1995. Sau đó, 14/6/2005 Bộ luật dân sự 2005 đã được quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lúc từ 1/1/2006. Còn nhiều vấn đề bất cập nhưng về căn bản Bộ luật dân sự 2005 đã thể hiện được rõ hơn nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, mang đến một hệ thống pháp luật mới ổn định hơn, áp dụng dễ dàng hơn, bền vững hơn. Sau đó tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 gồm 27 chương, 689 điều vào ngày 24/11/2015 và nó bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2017. Đây là Bộ luật lớn nhất nước ta được Đảng và toàn dân đánh giá cao về mục tiêu, quan điểm xây dựng bởi lẽ nó hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của đất nước ta hiện nay. Không chỉ vậy mà Bộ luật dân sự 2015 còn mang những tính đột phá mới đóng vai trò chủ chốt quan trọng để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự và triển khai thi hành các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng. 1.2.Khái niệm Luật dân sự Việt Nam Trước tiên, Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật dân sự là một hệ thống bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, độc lập tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam1. Tại phiên họp ngày 4/8/2014 trong phiên họp của Bộ Tư pháp cùng làm việc với các chuyên gia về việc xây dựng, bổ sung và sửa đổi Bộ luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: “Bộ Luật Dân sự là một bộ luật nền, những vấn đề liên quan trực tiếp đến dân sự chúng ta phải quy định trong bộ luật này. Bộ luật Dân sự là cái gốc, các luật chuyên ngành là ngọn, do đó cái gốc phải to lớn, vững chắc thì ngọn mới phát triển tốt được. Trong lĩnh vực dân sự kinh tế, Bộ luật phải quy định chung, nguyên tắc, chuẩn mực để các Luật chuyên ngành đi theo”. Luật dân sự có những nguyên tắc cơ bản và nhiều chế định khác nhau như chế định về tài sản; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi.về tài sản không có căn cứ pháp luật;…Khi hiểu theo nghĩa rộng thì nó là tập hợp những quy tắc, quy định địa vị pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác.Chúng ta có thể thấy rõ rằng phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự là vô cùng rộng, tác động đều hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong cuộc sống.

1.3 Đặc điểm của luật dân sự Một là bộ luật thể hiện được tư tưởng con người ở vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Con người là nguồn lực của đất nước vừa chính là mục tiêu và là động lực của sự phát triển 1

Theo Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Phạm vi điều chỉnh.

2

về kinh tế và xã hội vì thế cho nên trong bất kì thời thế bối cảnh nào quyền dân sự của con người phải luôn được luật pháp bảo vệ phù hợp với lợi ích nhân dân. Trong đó, quyền được sở hữu tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của cá nhân, quyền dùng tài sản vào mục đích sản xuất kinh doanh và hưởng lợi, quyền để lại di sản là một trong những quyền quan trọng nhất. Pháp luật dân sự góp phần một phần không nhỏ vào việc khai thác, phát triển mọi tiềm năng về người và của để từ đó thúc đẩy nâng cao sản xuất, kinh doanh, làm ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Về điều này Bộ luật dân sự của Pháp 1804 ( Code Civil des Francais ) cũng có đặc điểm tương đồng với nước ta. Bởi bộ luật được hình thành theo Tuyên Ngôn Về Quyền Con Người Và Quyền Công Dân công nhận quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, tự do hợp đồng và quan điểm tự do hiện đại về tài sản tư. Hai là, Bộ luật dân sự thể hiện tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những định hướng của Đảng, Nhà nước nhằm đạt các mục tiêu và chính sách kinh tế xã hội được quy định rõ trong luật. Mọi chủ thể của các quan hệ dân sự không phân biệt đó là cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm các quyền dân sự của các chủ thể dân sự đều phải được ngăn ngừa, xử lý thích đáng. Nếu công nhân viên chức nhà nước vi phạm pháp luật hoặc lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ta có thể thấy rõ điều này được quy định tại Điều 97 BLDS 2015: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này” Ba là, Bộ luật dân thể hiện rõ quan điểm tự nguyện, chịu trách nhiệm trước pháp luật của các cá nhân, tổ chức tham gia các quan hệ dân sự. Hơn nữa qua đó thể hiện sâu sắc được tính cộng đồng, tinh thần nhân ái của con người Việt Nam. Ý chí tự nguyện và chịu trách nhiệm được thể hiện rõ trong các giao dịch dân sự, cụ thể BLDS 2015 có quy định về việc giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu trong một số trường hợp như tại Điều 1272 nếu bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép hay Điều 1283 nếu người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình . Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng thì ắt sẽ đi kèm với nguyên tắc hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Tương trợ giúp đỡ hợp tác theo tinh thần thiện chí là chính là nền móng căn bản cho việc xác lập, ổn định và tăng nâng cao tính lành mạnh trong các quan hệ dân sự. Bốn là, Bộ luật dân sự tạo môi trường pháp lý đáng tin cậy để đẩy mạnh hợp tác, giao lưu hội nhập quốc tế. Trong Bộ luật chứa đựng những quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ta có thể thấy rõ ở Phần thứ năm BLDS 2015 “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”. Để phù hợp với điều kiện phát triển trong 2

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu…” 3 Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

3

nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, đồng thời phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, những quy định pháp lý mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện để khuyến khích mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, văn hóa - xã hội. Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật bao gồm nhiều bộ phận luật pháp khác nhau. Trong đó hai yếu tố cơ bản nhất là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh phân định mỗi bộ phận pháp luật trên nguyên tắc chung và Luật dân sự cũng không phải là một ngoại lệ.

Chương II: Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sư 1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh chính là những vấn đề tồn tại trong xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự.Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. Theo Điều 1 BLDS 2015, nhìn một cách khái quát thì ta có thể hiểu rằng Pháp Luật Dân sự điều chỉnh ứng xử của các chủ thể và các quan hệ của các chủ thể với nhau, nói một cách rõ ràng thì thứ nhất là “ứng xử của cá nhân, pháp nhân”, thứ hai là “quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Mỗi khía cạnh lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì tồn tại những quan hệ tài sản và nhân thân do Pháp Luật Dân sự điều chỉnh khác nhau. Đó có thể là hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu dùng, lao động, hôn nhân gia đình,…Chung quy lại, là các lĩnh vực mà ở đó xác lập những mối quan hệ mang tính chất bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các bên chủ thể. 1.2 Quan hệ tài sản 1.2.1.Khái niệm Đây là quan hệ đầu tiên và là đối tượng điều chỉnh phổ biến của Pháp luật dân sự. Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có ý chí phát sinh giữa các chủ thể gắn liền với tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ gồm vật tiền giấy tờ có giá, quyền tài sản căn cứ vào Điều 105 BLDS 2015. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý không phải quan hệ nào liên quan đến tài sản cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp luật dân sự. Ví dụ 1: Anh A cướp tài sản của chị B những hành vi cướp đoạt này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự mà thuộc phạm vi điều chỉnh luật Hình sự. Ví dụ 2: Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà hay Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận sử dụng đất thì quan hệ giữa người được cấp và cơ quan cấp nó có liên quan đến tài sản tuy nhiên đây không phải quan hệ tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự bởi lẽ quan hệ giữa cá nhân và nhà nước trong trường hợp này không được thực hiện trên cơ sở bình đẳng. a. Vật 4

Theo nghĩa thông dụng, không có tính pháp lý thì có nghĩa là một thứ hữu hình được con người sử dụng và có thể nhận biết bằng giác quan khi tiếp xúc như cái bàn, cái ghế, chiếc xe máy,… Tuy nhiên không phải vật hữu hình nào cũng được coi là tài sản chẳng hạn như không khí con người ta ai cũng sử dụng nhưng nó không được xem là tài sản theo nghĩa của Luật dân sự. Vật được coi là tài sản khi mà trên vật đó chủ thể của quan hệ pháp luật được xác lập được các quyền cho phép khai thác lợi ích vật chất từ vật và lợi ích đó có giá trị tiền tệ. Vật được chia làm 5 nhóm đó là vật chính và vật phụ như ổ khoá và chìa khoá; vật bị cấm lưu thông như ma tuý, vật bị hạn chế lưu thông như thuốc lá và vật tự do lưu thông như bánh kẹo; vật chia được như thịt và vật không chia được như tivi; vật đồng loại như xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất và vật đặc định như các loại đồ cổ quý hiếm; vật tiêu hao như xăng, dầu và vật không tiêu hao như nhà, xe hoặc quần áo. b.Tiền Tiền cũng được xem là vật nhưng nó được xếp loại hàng hoá đặc biệt. Về mặt pháp lý, tiền do cơ quan nhà nước ban hành, có giá trị quy đổi và lưu thông trên thị trường. Ví dụ: Tờ tiền có mệnh giá 200.000 đồng hiện nay sẽ được coi là tài sản với tư cách là tiền tuy nhiên một đồng xu thời nhà Lê sẽ không được coi là tiền có thể đồng xu vẫn được coi là tài sản nhưng với tư cách là vật. c. Giấy tờ có giá Loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu Dân sự đươc xem là giấy tờ có giá. Nó tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, công trái,…Chính Phủ, Ngân hàng, kho bạc, các công ty Chính Phủ là những bên có quyền ban hành giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này có thể có mệnh giá hoặc không; có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng; có thể ghi danh hoặc không ghi danh d. Quyền tài sản Là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Nó bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng như quyền sở hữu trí tuệ; quyền sở hữu công nghiệp; quyền sử dụng đất; các quyền tài sản khác căn cứ theo Điều luật 115 BLDS 2015. Ví dụ 1: một nhạc sĩ sáng tác ra một bài hát thì bài hát đó chính là tài sản thuộc quyền sở hữu của tác giả hay còn gọi là quyền tác giả. Ví dụ 2: Khi anh A cho chị B vay tiền thì hiển nhiên anh A có quyền đòi lại chị B số tiền đó. 1.2.2. Đặc điểm của quan hệ tài sản Thứ nhất, đây là một quan hệ xã hội phát sinh giữa người này và người khác liên quan đến một tài sản nhất định nói một cách ngắn gọn đó là quan hệ giữa người với người gắn với tài sản nhất định. Ví dụ: A cho B mượn xe máy để đi về quê thì lúc đó A đã chuyển giao quyền sử dụng xe máy của mình cho B. Thứ hai, quan hệ tài sản còn có tính ý chí vì khi tham gia vào quan hệ dân sự các bên chủ thể phải thể hiện được suy nghĩ cũng như mục đích của mình. Không chỉ vậy mà ý chí của các bên còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Ví dụ: Hành động thuê mướn đồ vật của ai. Thứ ba, đây là quan hệ mang tính chất hàng hoá, tiền tệ. Đây cũng chính là một nét nổi bật để có thể dễ phân biệt với quan hệ nhân thân. Ví dụ: Cô A bán chú B một mảnh đất có giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng không phải bất kì quan hệ tài sản nào 5

mang tính chất hàng hoá tiền tệ thì đều do pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: Quan hệ tài sản phát sinh liên quan đến việc thu và nộp thuế do pháp luật tài chính điều chỉnh; quan hệ sở hữu thuộc quyền sở hữu của nhà nước như đất đai, rừng núi, ao hồ. Thứ tư, thường có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia quan hệ trong quan quan hệ tài sản. Ví dụ: Bạn A làm mượn bạn B một chiếc xe đạp nhưng lại làm mất thì bạn A phải đền bù lại số tiền ngang với giá trị chiếc xe đạp đã mất cho bạn B căn cứ vào Điều 584 BLDS 2015. Tuy nhiên cũng có những tài sản không có sự đền bù ngang giá như quan hệ tặng cho, thừa kế 1.3. Quan hệ nhân thân 1.3.1 Khái niệm quan hệ nhân thân Quyền nhân thân được quy định tại Điều 25 BLDS 2015 là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và về nguyên tắc thì không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Là quan hệ giữa người với người không mang tính chất tài sản và gắn liền với giá trị nhân thân của một người nhất định được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nó gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể như nhân thân của một chủ thể ví dụ như hợp đồng sử dụng hình ảnh của một cá nhân hay của hai chủ thể ví dụ như quan hệ vợ chồng. Quan hệ nhân thân được chia làm hai loại đó là quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản. Trước hết quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản là những gía trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lý nhất định như tác giả của các tác phẩm văn học, khoa học kĩ thuật, sáng chế,… mà được hưởng tiền nhuận bút, thù lao. Còn những quan hệ có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó thì được coi là quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản ví dụ như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; bí mật đời tư; quyền li hôn;… 1.3.2. Đặc điểm của quan hệ nhân thân Một là, trong quan hệ nhân thân thì luôn có một bên chủ thể được xác định còn bên còn lại là tất cả những chủ thể khác và những chủ thể này thì phải tôn trọng quyền nhân thân của chủ thể khác. Chẳng hạn anh A sẽ có quyền đối với hình ảnh của mình, khi đó, tất cả mọi người không được quyền sử dụng những bức ảnh này trừ khi có sự đồng ý của anh A.4 Hai là, quyền nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể nhất định, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho các chủ thể khác chẳng hạn như anh A không thể chuyển giao được quyền cấp dưỡng của mình sang cho chị B.

4

Điều 32 BLDS 2015 quy định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh: “Cá nhân có quyền đối với

hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…”

6

Ba là, quyền nhân thân không thể xác định được bằng tiền chẳng hạn như chúng ta không thể dùng tiền để mua danh dự, phẩm giá hay cũng không thể dùng tiền để mua nhân thân của tác giả đối với tác phẩm của họ. Nếu như có sự xâm phạm các giá trị nhân thân thì sẽ phải bồi thường bằng cách tự cải chính hoặc yêu cầu người vi phạm xin lỗi, bồi thường một khoản tiền để có thể bù đắp tổn thất về mặt tinh thần căn cứ vào Điều 592 BLDS 2015 1.4.Đánh giá về đối tượng điều chỉnh Trải qua bao nhiêu năm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thì đến nay đối tượng điều chỉnh của Luật Dân...


Similar Free PDFs