Tiểu-luận-TCQT - Tiểu luận môn Tài chính Quốc tế của cô Kim Hương Trang lớp học giai đoạn 1 kỳ PDF

Title Tiểu-luận-TCQT - Tiểu luận môn Tài chính Quốc tế của cô Kim Hương Trang lớp học giai đoạn 1 kỳ
Course International Finance
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 56
File Size 1.9 MB
File Type PDF
Total Downloads 36
Total Views 172

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG---o0o---TIỂU LUẬNBộ môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾĐỀ TÀI“ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNHCÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN”Nhóm: 18Lớp tín chỉ: TCH414.Giảng viên hướng dẫn: Cô Kim Hương TrangHà Nội, tháng 6 năm 2021HỌ VÀ TÊN MSSV DANH SÁCH THÀNH VIÊN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ---o0o---

TIỂU LUẬN Bộ môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI “ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN”

Nhóm: 18 Lớp tín chỉ: TCH414.2 Giảng viên hướng dẫn: Cô Kim Hương Trang

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 18

HỌ VÀ TÊN

MSSV

Nguyễn Thị Hải Yến

1913310156

Phạm Xuân Đức

1913310029

Nguyễn Diệu Linh

1913310070

Lưu Việt Long

1913310079

Lê Trọng Đức Anh

1913310006

2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 6 1.1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6

1.2.

CƠ SỞ LÝ THUY ẾT ................................................................................................ 7

1.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 14

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.................................................................................. 16 2.1. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI ............................................ 16 2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ TOÀN C ẦU TRONG BỐI CẢNH COVID-19.............. 17 2.3. SO SÁNH CÚ SỐC KINH TẾ DO COVID-19 VÀ KHỦNG HO ẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008 ......................................................................................................................... 20 2.4. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN CORONAVIRUS VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH............................................................................................................................... 22 2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ....................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ........................................................................................... 43 3.1. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..... 43 3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PH ỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÁC NƯỚC ......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 53

3

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường tài chính là cấu phần số 1 tham gia vào tính quyết định của sự thành hay bại của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, gồm ba cấu phần như "cỗ xe tam mã": Đầu tư - xuất khẩu - tiêu dùng. Một thị trường tài chính bền vững là một nền tảng vững chắc, một miếng bánh ngon để thúc đẩy, kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên từ khi xuất hiện Covid-19 đến nay, thị trường tài chính đã phải chịu nhiều áp lực, biến động và không thậm chí nhiều quốc gia đã phải tuyên bố vỡ nợ. Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Vào cuối tháng 2 năm 2020, thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào tình trạng tự do. Nhiều người vẫn nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh lây lan nhanh chóng này, nhưng đến nay, những ảnh hưởng mà covid-19 để lại cho thị trường tài chính các nước là không thể đo lường được, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Với đề tài “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với thị trường tài chính của các nước đang phát triển”. Bài tiểu luận của chúng em đã tổng hợp thông tin và tập trung phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường tài chính các nước đang phát triển, từ đó đề xuất một số ý kiến, giải pháp cũng như hạn chế chưa được khắc phục. Bài nghiên cứu gồm có 3 phần: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thị trường tài chính các nước đang phát triển Đề xuất giải pháp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Các nước đang phát triển. Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với thị trường tài chính của các nước đang phát triển.

4

Trong khuôn khổ kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Do vậy, chúng em rất mong cô góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô ạ! Thương mại và đầu tư là 2 yếu tố chịu sự ảnh hưởng lâu dài khi diễn biến dịch chưa có sự dừng lại. Xét trên các khía cạnh của các nước phát triển, các chính sách đưa ra nhằm kiểm soát dịch bệnh, bình ổn kinh tế(bao gồm cả kinh tế vĩ mô, lạm phát,..), cần sự phối hợp của các nước không phân ra phát triển hay không phát triển. Sự ảnh hưởng trực tiếp của Covid lên thị trường tài chính các nước phát triển cũng gây ra các ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường tài chính các nước đang phát triển. Trong quá trình nghiên cứu của chúng em còn tồn tại nhiều thiếu sót, chúng em mong được lắng nghe nhận xét và ý kiến của cô để chúng em có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn sau này.

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nướ c Theo TS. Lê Đăng Doanh, ảnh hưởng của đại dịch virus corona tới kinh tế Việt Nam là tiêu cực và qua rất nhiều kênh. Thứ nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại. Hàng nông sản của Việt Nam hiện đang bị đình trệ và không xuất khẩu được. Thứ 2, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, khách du lịch Trung Quốc sẽ không vào Việt Nam, khách du lịch từ các nước khác sẽ không đến những đất nước có dịch virus corona trong đó có Việt Nam, khiến doanh thu của ngành du lịch sụt giảm nghiêm trọng…. “Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ tình hình và cách tốt nhất là tìm những thị trường mới, chịu chấp nhận bán hàng với giá rẻ để mở rộng, khai phá các thị trường khác. Tôi nghĩ đây là tình hình rất cấp bách và cần có các biện pháp “không bình thường” để đối phó với một tình trạng không bình thường”, TS. Lê Đăng Doanh nói. Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi cấp corona đã có những tác động rất tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể là các mặt hàng trái cây như thanh long, dưa hấu… Ở chiều ngược lại, nhiều loại thực phẩm trong đó có thịt và các loại rau củ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cũng đang bị hạn chế tối đa. Cũng theo TS. Hiếu, những tác động tiêu cực sẽ không dừng lại ở 2 lĩnh vực đó, mà rất nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh, thực phẩm, du lịch, giao thông có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc các công nhân của Trung Quốc quay trở lại làm việc tại Việt Nam cũng sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Vị chuyên gia này phân tích, hiện tại, virus corona cũng đã tác động khá tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới, thời gian tới, dự đoán, sự tác động này còn mạnh mẽ hơn

6

nữa bởi dịch đang có chiều hướng bùng phát mạnh và đây mới chỉ là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Nói về sự ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi đang bùng phát hiện nay, giáo sư kinh tế Warwick McKibbin thuộc Trường ĐH Quốc gia Australia cho hay, ảnh hưởng của đại dịch này lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn gấp 3 – 4 lần so với dịch SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp) hồi năm 2003. Ước tính tổn thất lên đến 160 tỷ USD. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Tổng quan thị trường tài chính 1.2.1.1. Định nghĩa Để đưa ra khái niệm Thị trường tài chính (Financial Market), ta hãy điểm qua khái niệm này được sử dụng như thế nào trong các giáo trình quốc tế: - Trong cuốn “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets”, Frederic S.Mishkin, Alternate Edition, 2007, page 3: “Các thị trường tài chính là nơi diễn ra việc luân chuyển vốn từ người dư thừa đến người thiếu hụt.” - Trong cuốn "Managerial Finance", Scott Besley and Eugene F.Brigham, 14 edition, 2008, page 89: “Các thị trường tài chính là một hệ thống bao gồm các cá nhân và tổ chức, các công cụ, và cơ chế để người đi vay và người tiết kiệm gặp nhau, mà không cần đề cập đến nơi chốn cụ thể.” Như vậy, qua hai khái niệm trên, ta có thể thấy thị trường tài chính được hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả những nơi mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi liên quan tới nguồn lực tài chính (financial resources). Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn vốn tài chính được chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn thông qua các phương thức giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp và các công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, là môi trường trong đó hệ thống tài chính vận động. Do đó, thị trường tài chính tồn tại ở tất cả các nền kinh tế 7

mà ở đó tồn tại các quan hệ tiền tệ. Với tinh chất như vậy, thị trường tài chính được khái niệm một cách tổng quát như sau: Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc chuyển giao các nguồn tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định nhằm thỏa mãn quan hệ cung cầu về vốn và nhằm mục đích kiếm lời. 1.2.1.2. Phân loại Để nghiên cứu những đặc điểm cụ thể của thị trường tài chính, chúng ta cần nghiên cứu một vài cách phân loại thị trường tài chính theo các góc độ khác nhau. Căn cứ vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính: Dựa vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính, thị trường tài chính bao gồm: thị trường tiền tệ (thị trường ngắn hạn) và thị trường vốn (thị trường dài hạn). - Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, hợp đồng mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu. Phương thức giao dịch chủ yếu trên thị trường tiền tệ là hình thức phi tập trung thông qua mạng lưới điện thoại, telex, máy tính, fax. Lãi suất trên thị trường tiền tệ được hình thành từ cung và cầu vốn vay trên thị trường và lãi suất này bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của ngân hàng trung ương. - Thị trường vốn Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm, hay chính là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trung và dài hạn. Thị trường vốn là một phần của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính dài hạn nhằm huy động các nguồn vốn để dành của các tầng lớp dân cư và các ngành kinh tế tập trung vào đầu tư mở rộng sản xuất. · Dựa theo phương thức huy động nguồn tài chính 8

Dựa trên tiêu thức này, thị trường tài chính được chia thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. - Thị trường nợ Thị trường nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy động dựa trên việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu. Thực chất của việc phát hành các công cụ nợ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Đặc điểm của công cụ nợ là dựa trên quan hệ vay mượn có thời hạn, lãi suất được ấn định trước và cố định, người sở hữu công cụ nợ không có vai trò trong quản lý công ty. - Thị trường vốn cổ phần Thị trường vốn cổ phần là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu bản cho những người có vốn. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là các cổ đông, họ góp vốn vào công ty với tinh thần lời ăn, lỗ chịu, vì vậy họ có quyền được chia phần trên lãi ròng và các tài sản công ty. Đặc điểm của thị trường vốn cổ phần là cổ phiếu không có lãi cố định, mà cô tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phát hành. Các cổ phiếu này được coi là những chứng khoán dài hạn, vì chúng không quy định thời gian mãn hạn. Người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu công ty phát hành và chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp. · Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính Dựa trên tiêu thức này, thị trường tài chính được chia thành: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là nơi các hàng hóa là những chứng khoán mới phát hành và được mua bán lần đầu tiên. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư được chuyển sang nhà phát 9

hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán (gồm cổ phiếu, trái phiếu) mới phát hành. Thị trường sơ cấp hay là thị trường phát hành là thị trường trong đó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên. Do là thị trường phát hành lần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một. - Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường cấp hai. · Căn cứ vào tính chất pháp lý Căn cứ vào tính chất pháp lý, thị trường tài chính được chia thành thị trường tài chính chính thức và thị trường tài chính không chính thức. - Thị trường tài chính chính thức Thị trường tài chính chính thức là thị trường trong đó các chủ thể chính thức hoạt động và được điều chỉnh theo luật về thị trường tài chính, và thường được cơ quan chủ quản giám sát. Thị trường chính thức là biểu nhiệt độ để đo lường sức khỏe” của nền kinh tế, vì hầu hết các công cụ được trao đổi trên thị trường chính thức các công cụ” mạnh”. Thị trường này còn là cơ sở để các thị trường bán chính thức và phi chính thức xác định phương hướng và giá cả của mình. - Thị trường tài chính không chính thức Thị trường tài chính không chính thức là thị trường trong đó các chủ thể không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ luật chính thức nào, chỉ hoạt động theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bản theo quy luật cung cầu trên thị trường. Thị trường này mặc dù không được công nhận chính thức, nhưng vẫn luôn tồn tại và hoạt động cùng với thị trường chính thức. Đây là thị trường rất linh hoạt và mang tính thích nghi cao. 1.2.1.3. Chức năng Thị trường tài chính có những chức năng cơ bản sau:

10

· Dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính là nơi luân chuyển vốn từ người (cá nhân, hộ gia đình, công ty và chính phủ) có nguồn vốn thặng dư (do chi tiêu ít hơn thu nhập) đến những người thiếu hụt (do nhu cầu chi tiêu vượt quá thu nhập). Do đó, thị trường tài chính là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, giữa người cung nguồn tài chính và người cầu nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau dưới hình thức mua bán các chứng khoán, thông qua hai kênh tài trợ, đó là: tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Ở kênh tài chính trực tiếp: người đi vay, vay vốn trực tiếp từ người cho vay bằng cách bán chứng khoán (còn gọi là công cụ tài chính - financial instruments). Chứng khoán là những trải quyền (quyền được hưởng đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của người vay. Chứng khoán là tài sản có đối với người mua chung, chúng lại là tài sản nợ đối với người hay doanh nghiệp phát hành. Ở kênh tài chính gián tiếp: vốn được chuyển từ người cho vay tới người vay thông qua trung gian tài chính. Trung gian tài chính chuyển vốn từ người cho vay người tiết kiệm sang người vay - Người sử dụng và họ kiếm lời bằng cách đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất mà họ phải trả cho người gửi tiền. · Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán Thị trường tài chính là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán. Bởi vậy, nhờ có thị trường tài chính (cụ thể là thị trường thứ cấp), các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thanh khảo cho các chứng khoán đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động năng động, có hiệu quả. · Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp 11

Nhờ những phương tiện kĩ thuật và thông tin hiện đại, thị trường tài chính là nơi cung cấp kịp thời, chính xác những nguồn thông tin cần thiết có liên quan đến việc mua bán các chứng khoán cho mọi thành viên của thị trường. Mặt khác, thị trường tài chính (cụ thể là trên thị trường chính thức) bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố các vấn đề tài chính, những thông tin về doanh nghiệp và phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó. Do giá cả của các chứng khoán chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố nội tại của chủ thể phát hành, tức là tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường tài chính phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phiếu đang lưu hành. Vì vậy, thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá được giá trị doanh nghiệp đó. · Là môi trường để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa Thị trường tài chính là nơi cung cấp các dữ liệu, giúp cho nhà nước có biện pháp điều hòa, lưu thông tiền tệ thông qua cơ chế thị trường mở. Chức năng này được thể hiện thông qua việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác của ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ. Việc nhà nước chứng khoán vào có tác dụng “bơm” thêm tiền vào chu chuyển kinh tế và ngược lại, việc bán chứng khoán sẽ rút bớt lượng tiền khỏi chu chuyển kinh tế. Nhà nước cũng có thể thay đổi lãi suất tiền gửi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu để thực hiện điều hòa lưu thông tiền tệ. Ngoài ra, ngân hàng trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm giúp chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái. Mặt khác, trong điều kiện bội chi ngân sách nhà nước, thị trường tài chính là nơi mà Nhà nước tiến hành vay nợ dân chúng trong nước và vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài một cách dễ dàng nhất để giải quyết thâm hụt ngân sách. Bằng cách phát hành các trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ chính phủ sẽ thu hút được nguồn vốn tài chính to lớn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Đây cũng là giải pháp tích cực để cân đối ngân sách, bởi vì Nhà nước không phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân

12

sách. Điều này sẽ góp phần giải quyết một trong những nguyên nhân chủ yếu của lạm phát. 1.2.2. Các nước đang phát triển 1.2.2.1. Khái niệm Có nhiều quan điểm nói về các quốc gia đang phát triển, “nước đang phát triển” là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp."Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh lạnh. Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v… Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm. 1.2.2.2. Đặc điểm các nước đang phát triển a. Thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp Thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp là một trong những đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế đang phát triển. Họ phải chịu mức thu nhập thực tế bình quân đầu người thấp, dẫn đến tiết kiệm thấp và đầu tư thấp. Nó có nghĩa là một người bình thường không kiếm đủ tiền đ...


Similar Free PDFs