Tiểu luận Thống kê cho khoa học xã hội PDF

Title Tiểu luận Thống kê cho khoa học xã hội
Author Cẩm Tú Bùi
Course Thống kê cho Khoa học xã hội
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 22
File Size 491.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 540

Summary

Download Tiểu luận Thống kê cho khoa học xã hội PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 5 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ, NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN. CHO VÍ DỤ THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ NHẬN XÉT TỪNG CHỈ TIÊU

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Thống kê cho khoa học xã hội

Hà Nội – 2021

MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG Phần 1. Phân tích quá trình nghiên cứu thống kê

1 1

1.1. Điều tra thống kê

1

1.2. Tổng hợp thống kê

4

1.3. Phân tích và dự đoán thống kê

5

Phần 2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

6

2.1. Khái niệm

6

2.2. Ý nghĩa

7

2.3. Các loại dãy số thời gian

7

2.4. Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian

8

2.5. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

8

Phần 3. Ví dụ thực tế và phân tích dãy số thời gian và nhận xét từng chỉ tiêu

14

PHẦN KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

1 PHẦN NỘI DUNG Chủ đề 5: Phân tích quá trình nghiên cứu thống kê, nội dung và các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Cho ví dụ thực tế và phân tích dãy số thời gian và nhận xét từng chỉ tiêu. Phần 1. Phân tích quá trình nghiên cứu thống kê Nghiên cứu thống kê gồm 3 quá trình: - Điều tra thống kê (Thu thập số liệu) - Tổng hợp thống kê (Xử lý số liệu) - Phân tích và dự đoán thống kê 1.1. Điều tra thống kê 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê - Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu nhập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian. - VD: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. - Ý nghĩa của điều tra thống kê: Là giai đoạn đầu tiên và có vai trò quyết định của quá trình nghiên cứu thống kê, điều tra thống kê nhằm thu thập và cung cấp tài liệu về hiện tượng nghiên cứu cho giai đoạn phân tích và tổng hợp thống kê. Chất lượng của tài liệu được điều tra có ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau này.

2 1.1.2. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê - Chính xác - khách quan: Tài liệu thu thập được phải phản ánh chính xác tình hình thực tế của hiện tượng, không được tùy tiện thêm bớt hoặc thay đổi số liệu. - Kịp thời: Tài liệu phải được thu thập kịp thời theo đúng thời hạn quy định, mang tính thời sự và phải được cung cấp đúng lúc cần thiết. - Trung thực: Người thực hiện thu thập tài liệu phải ghi chép đúng với những điều đã được nghe, được thấy, không áp đặt ý muốn chủ quan lên kết quả điều tra. - Đầy đủ: Tài liệu thu thập được phải đúng theo nội dung như trong kế hoạch và phương án điều tra đồng thời phải đảm bảo số lượng đơn vị theo yêu cầu. 1.1.3. Phân loại điều tra thống kê - Căn cứ tính liên tục của việc thu thập thông tin: + Điều tra thường xuyên + Điều tra không thường xuyên - Căn cứ phạm vi của đối tượng điều tra: + Điều tra toàn bộ + Điều tra không toàn bộ - Điều tra chọn mẫu - Điều tra trọng điểm - Điều tra chuyên đề

3 1.1.4. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê - Phương pháp đăng ký trực tiếp: là phương pháp mà người điều tra tự mình quan sát và tự ghi chép vào tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, chia thành 2 dạng: + Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua việc hỏi đáp trực tiếp giữa người điều tra và người đưa ra thông tin. + Phỏng vấn gián tiếp: là phương pháp được thực hiện bằng cách người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho cơ quan điều tra. 1.1.5. Sai số trong điều tra thống kê - Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được. - Căn cứ vào tính chất của các sai số, có hai loại sai số: + Sai số do đăng ký, ghi chép + Sai số do tính đại diện - Các biện pháp để hạn chế sai số: + Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra. + Kiểm tra toàn bộ cuộc điều tra một cách có hệ thống .

4 1.2. Tổng hợp thống kê 1.2.1. Khái niệm chung về tổng hợp thống kê - Khái niệm: Là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học và các tài liệu ban đầu thu được trong điều tra thống kê, nhằm làm cho các đặc trưng riêng biệt về từng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu bước đầu chuyển thành những đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng. - Bảng thống kê và đồ thị thống kê. - VD: Sau khi tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ta có số liệu phản ánh các đặc trưng riêng biệt của từng nhân khẩu. Nếu số tài liệu này không được tổng hợp lại thì sẽ không thể rút ra kết luận về những đặc trưng chung của tình trạng dân số nước ta. 1.2.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê - Là giai đoạn trung gian làm căn cứ cho phân tích và dự đoán thống kê. - Làm rõ bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng nghiên cứu. - Phục vụ công tác hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai. 1.2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê - Phương pháp phân tổ thống kê

5 1.3. Phân tích và dự đoán thống kê 1.3.1. Khái niệm chung về phân tích và dự đoán thống kê - Khái niệm: phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp, qua các biểu hiện về lượng, bản chất, tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian, đồng thời nêu lên các mức độ của hiện tượng trong tương lai. - Ý nghĩa: + Giúp nêu rõ bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng nghiên cứu. + Giúp thấy rõ các mối liên hệ giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân, động lực và đề ra các giải pháp phát triển. + Giúp hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai. 1.3.2. Các nguyên tắc của phân tích và dự đoán thống kê - Căn cứ vào toàn bộ sự kiện và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng. - Áp dụng những phương pháp phân tích thống kê khác nhau đối với các hiện tượng nghiên cứu có hình thức phát triển và tính chất khác nhau.

6 Phần 2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 2.1. Khái niệm - Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. - VD: Bảng 2.1. Tài liệu về báo cáo tổng doanh thu của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk qua các năm như sau: Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

40.223

46.965

51.135

52.629

56.400

59.723

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vinamilk năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020) - Từ ví dụ, ta thấy một dãy số thời gian luôn có kết cấu bao gồm 2 bộ phận: + Thời gian: Có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Độ dài giữa 2 khoảng thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. + Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: tên, đơn vị tính phù hợp và trị số của chỉ tiêu. Các trị số này được gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các mức độ của dãy số thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

7 2.2. Ý nghĩa Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, từ đó tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 2.3. Các loại dãy số thời gian - Căn cứ vào các loại chỉ tiêu, dãy số thời gian được chia thành 3 loại: + Dãy số bình quân + Dãy số tương đối + Dãy số tuyệt đối: căn cứ vào đặc điểm của các mức độ, chia thành: - Dãy số thời kỳ - Dãy số thời điểm 2.3.1. Dãy số thời kỳ - Là dãy số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Các trị số của chỉ tiêu có thể cộng dồn với nhau tạo thành số có ý nghĩa trong thời gian dài hơn. - VD: Bảng 2.1. Tài liệu về báo cáo tổng doanh thu của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk từ năm 2015 - 2020. 2.3.2. Dãy số thời điểm - Là dãy số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Các trị số của chỉ tiêu không thể cộng dồn với nhau vì không có ý nghĩa. - VD: Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh quý tài chính của Apple năm 2021

8 Ngày tháng

31/12/2020

Doanh thu (tỷ USD)

31/3/2021

111,4

30/6/2021

89,6

81,4

30/9/2021 83,4

(Nguồn: Apple Inc. - Apple Financial Report 2021) 2.4. Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian - Cần phải đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian. - Thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, đặc biệt là với các dãy số thời kỳ bằng nhau. 2.5. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 2.5.1. Mức độ bình quân theo thời gian (𝑦) - Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đại biểu của hiện tượng trong toàn bộ thời gian nghiên cứu hoặc từng giai đoạn nghiên cứu. - Cách tính chỉ tiêu này sẽ có sự khác nhau đối với dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau hoặc không bằng nhau. - Đối với dãy số thời kỳ: 𝑛

𝑦 =

𝑦1 + 𝑦2 + ..... + 𝑦𝑛−1 + 𝑦𝑛 𝑛

∑ 𝑦𝑖

=

𝑖=1

𝑛

Trong đó 𝑦𝑖 (i= 1,2,...,n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.

9 - Đối với dãy số thời điểm: Tùy theo đặc điểm biến động của dãy số và nguồn số liệu, chỉ tiêu này được tính theo những cách khác nhau như sau: + Đối với dãy số thời điểm biến động đều và chỉ có 2 mức độ đầu kỳ (𝑦đ𝑘) và cuối kỳ (𝑦𝑐𝑘): 𝑦 =

𝑦đ𝑘 + 𝑦𝑐𝑘 2

+ Đối với dãy số thời điểm biến động không đều, có nhiều mức độ mà khoảng cách thời gian bằng nhau: 𝑦𝑖 =

𝑦𝑖 + 𝑦𝑖+1 2

+ Đối với dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian không bằng nhau:

𝑦𝑖 =

∑𝑦𝑖ℎ𝑖 ∑ℎ𝑖

Trong đó ℎ𝑖 (i = 1,2,... n) là khoảng thời gian có mức độ 𝑦𝑖 (i = 1,2,...n). 2.5.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối - Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có thể chọn gốc so sánh khác nhau, khi đó có các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối khác nhau. Cụ thể là:

10 - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): là chỉ tiêu phản ánh biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức: δ𝑖 = 𝑦𝑖 − 𝑦𝑖−1 (với i = 2,3,....,n) Trong đó: δ𝑖: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian đứng liền trước đó là i -1. Nếu δ𝑖 > 0 phản ánh quy mô hiện tượng tăng, ngược lại nếu δ𝑖 < 0 phản ánh quy mô hiện tượng giảm. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài và thường lấy mức đầu tiên làm gốc cố định và được tính theo công thức: ∆𝑖 = 𝑦𝑖 − 𝑦1 (với i = 2,3,....,n) Trong đó: ∆𝑖: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của dãy số trong cả thời kỳ nghiên cứu và được tính theo công thức: δ =

δ2 + δ3 +.....+ δ𝑛 𝑛−1

=

∆𝑛 𝑛−1

=

𝑦𝑛 − 𝑦1 𝑛−1

11 2.5.3. Tốc độ phát triển - Tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian, được tính bằng cách chia mức độ của hiện tượng ở kỳ những những cho mức độ của hiện tượng ở kỳ gốc. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể chọn kỳ gốc khác nhau, khi đó ta có các chỉ tiêu tốc độ phát triển khác nhau như sau: - Tốc độ phát triển liên hoàn - Là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức: 𝑡𝑖 =

𝑦𝑖 𝑦𝑖−1

(với i = 2,3,....,n)

Trong đó: 𝑡𝑖 : Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i = 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. - Tốc độ phát triển định gốc - Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc so sánh cố định (thường chọn là kỳ đầu tiên) theo công thức: 𝑇𝑖 = Trong đó:

𝑦𝑖 𝑦1

(với i = 2,3,....,n)

12 𝑇𝑖: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. - Tốc độ phát triển bình quân - Là chỉ tiêu bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn trong cả kỳ nghiên cứu, được tính theo công thức:

𝑡=

𝑛 −1

𝑡2𝑡3.... 𝑡𝑛 =

𝑛 −1

𝑇𝑛 =

𝑛 −1

𝑦𝑛 𝑦1

2.5.4. Tốc độ tăng (giảm) - Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các mức độ của hiện tượng qua thời gian. Nói cách khác, qua một hoặc một số đơn vị thời gian, hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể chọn kỳ gốc so sánh khác nhau, khi đó ta có các tốc độ tăng (giảm) sau: - Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn - Là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức: 𝑎𝑖 =

δ𝑖 𝑦𝑖−1

=

𝑦𝑖 − 𝑦𝑖−1 𝑦𝑖−1

= 𝑡𝑖 − 1 (với i = 2,3,....,n)

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc - Là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng giữa hai thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định và được tính theo công thức:

13 𝐴𝑖 =

∆𝑖 𝑦1

=

𝑦𝑖 − 𝑦1

= 𝑇𝑖 − 1 (với i = 2,3,....,n)

𝑦1

- Tốc độ tăng (giảm) bình quân - Là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và được tính theo công thức: 𝑎 = 𝑡 − 1 (nếu 𝑡 biểu hiện bằng lần) Hoặc 𝑎 = 𝑡 − 100 (nếu 𝑡 biểu hiện bằng %) 2.5.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn - Là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi) một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu, được tính bằng công thức: 𝑔𝑖 =

δ𝑖 𝑎𝑖(%)

=

δ𝑖 δ

𝑖

𝑦𝑖 − 1

.100

=

𝑦𝑖 − 1 100

14 Phần 3. Ví dụ thực tế và phân tích dãy số thời gian và nhận xét từng chỉ tiêu Tỷ lệ che phủ rừng (%) tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tỷ lệ che phủ 40,8

41,2

41,5

41,7

41,9

42

rừng (%) (Nguồn: Tổng cục thống kê) -> Đây là dãy số thời kỳ. 1. Mức độ bình quân theo thời gian là: Mức độ bình quân theo thời gian: 𝑦 =

𝑦1 + 𝑦2+ 𝑦3+𝑦4+𝑦5+ 𝑦6 6

=

42 + 41,9 + 41,7 + 41,5 + 41,2 + 40,8 6

= 41, 52(%)

Theo kết quả này, tỷ lệ che phủ rừng bình quân hàng năm trong thời kỳ từ năm 2015 đến năm 2020 của Việt Nam là 41,52% 2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 2.1. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: δ2 = 𝑦2 − 𝑦1 = 41,2 - 40,8 = 0,4 (%) δ3 = 𝑦3 − 𝑦2 = 41,5 - 41,2 = 0,3 (%) δ4 = 𝑦4 − 𝑦3 = 41,7 - 41,5 = 0,2 (%) δ5 = 𝑦5 − 𝑦4 = 41,9 - 41,7 = 0,2 (%) δ6 = 𝑦6 − 𝑦5 = 42 - 41,9 = 0,1 (%)

15 Như vậy, trong suốt thời kỳ từ năm 2015 đến năm 2020, năm sau so với năm trước tỷ lệ che phủ rừng của nước ta đều tăng lên. 2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ∆2 = 𝑦2 − 𝑦1 = 41,2 - 40,8 = 0,4 (%) ∆3 = 𝑦3 − 𝑦1 = 41,5 - 40,8 = 0,7 (%) ∆4 = 𝑦4 − 𝑦1 = 41,7 - 40,8 = 0,9 (%) ∆5 = 𝑦5 − 𝑦1 = 41,9 - 40,8 = 1,1 (%) ∆6 = 𝑦6 − 𝑦1 = 42 - 40,8 = 1,2 (%) 2.3. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân δ =

∆6 6−1

=

1,2 5

= 0,24 (%)

Như vậy, bình quân mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng thêm 0,24%. 3. Tốc độ phát triển liên hoàn 𝑡2 = 𝑡3 = 𝑡4 = 𝑡5 =

𝑦2 𝑦1 𝑦3 𝑦2 𝑦4 𝑦3 𝑦5 𝑦4

=

41,2 40,8

= 1, 010 lần hay 101,0%

=

41,5 41,2

= 1, 007 lần hay 100,7%

=

41,7 41,5

= 1, 005 lần hay 100,5%

=

41,9 41,7

= 1, 005 lần hay 100,5%

16 𝑡6 =

𝑦6 𝑦5

=

42 41,9

= 1, 002 lần hay 100,2%

3.1. Tốc độ phát triển định gốc: 𝑇2 = 𝑇3 = 𝑇4 = 𝑇5 = 𝑇6 =

𝑦2 𝑦1 𝑦3 𝑦1 𝑦4 𝑦1 𝑦5 𝑦1 𝑦6 𝑦1

=

41,2 40,8

= 1, 010 lần hay 101,0%

=

41,5 40,8

= 1, 017 lần hay 101,7%

=

41,7 40,8

= 1, 022 lần hay 102,2%

=

41,9 40,8

= 1, 027 lần hay 102,7%

=

42 40,8

= 1, 029 lần hay 102,9%

3.2. Tốc độ phát triển bình quân là: 𝑡=

6 −1

42 40,8

= 1,0058 lần hay 100,58%

Như vậy, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2015 - 2020 tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam đã phát triển tốc độ bằng 1,0058 lần hay 100,58%. 4. Tốc độ tăng (giảm) 4.1. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 𝑎2 = 𝑡2 − 1 = 1,010 - 1 = 0,01 (%) 𝑎3 = 𝑡3 − 1 = 1,007 - 1 = 0,007 (%) 𝑎4 = 𝑡4 − 1 = 1,005 - 1 = 0,005 (%)

17 𝑎5 = 𝑡5 − 1 = 1,005 - 1 = 0,005 (%) 𝑎6 = 𝑡6 − 1 = 1,002 - 1 = 0,002 (%) 4.2. Tốc độ tăng (giảm) định gốc 𝐴2 = 𝑇2 − 1 = 1,010 - 1 = 0,01 (%) 𝐴3 = 𝑇3 − 1 = 1,017 - 1 = 0,017 (%) 𝐴4 = 𝑇4 − 1 = 1,022 - 1 = 0,022 (%) 𝐴5 = 𝑇5 − 1 = 1,027 - 1 = 0,027 (%) 𝐴6 = 𝑇6 − 1 = 1,029 - 1 = 0,029 (%) 4.3. Tốc độ tăng (giảm) bình quân 𝑎 = 𝑡 − 1 = 1,0058 - 1 = 0,0058 lần hay 0,58% Như vậy, trong thời kỳ 2015 - 2020, bình quân mỗi năm tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng 0,0058 lần hay 0,58%. 5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn 𝑔2 =

𝑦1 100

=

41,2 100

= 0,412%

Vậy, cứ 1% tăng lên của tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam năm 2016 (so với năm 2015) thì tương ứng với một giá trị là 0,412%. 𝑔3 =

𝑦2 100

=

41,5 100

= 0,415%

Vậy, cứ 1% tăng lên của tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam năm 2017 (so với năm 2016) thì tương ứng với một giá trị là 0,415%.

18 𝑔4 =

𝑦3 100

=

41,7 100

= 0,417%

Vậy, cứ 1% tăng lên của tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam năm 2018 (so với năm 2017) thì tương ứng với một giá trị là 0,417%. 𝑔5 =

𝑦4 100

=

41,9 100

= 0,419%

Vậy, cứ 1% tăng lên của tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam năm 2019 (so với năm 2018) thì tương ứng với một giá trị là 0,419%. 𝑔6 =

𝑦5 100

=

42 100

= 0,42%

Vậy, cứ 1% tăng lên của tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam năm 2020 (so với năm 2019) thì tương ứng với một giá trị là 0,42%.

19 PHẦN KẾT LUẬN Thống kê cho khoa học xã hội là môn khoa học cho ta biết mối liên hệ giữa các hiện tượng, xu thế phát triển của chúng, vì vậy nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những nghiên cứu thống kê đó, người ta có thể đưa ra các dự đoán, chính sách, kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển của tổ chức. Thống kê sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu và phân tích, trong đó dãy số thời gian là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhằm biểu hiện những biến động và xu hướng biến động của các hiện tượng nghiên cứu theo thời gian.

20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tập bài giảng TKC KHXH (không rõ tác giả) [2]

Bài

5:

Phân

tích

dãy

số

thời

gian

-

TOPICA

-

http://eldata9.topica.edu.vn/STA302/PDF/08-STA302-Bai%205-v1.0.pdf - ngày truy cập 31/12/2021 [3]

Bài

6:

Phân

tích


Similar Free PDFs