Tiểu luận TLHĐC kinh tế chính trị đại cương PDF

Title Tiểu luận TLHĐC kinh tế chính trị đại cương
Course kinh tế chính trị chương vi
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 10
File Size 264.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 597
Total Views 875

Summary

####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIKHOA LUẬTVŨ HƯƠNG ANH Ngày, tháng, năm sinh: 15/05/Lớp: 2525Ngành: LuậtĐề tài : 13Các thuộc tính nhân cách – Những vấn đề lý luận và thực tiễn biểu hiện của bản thân.TIỂU LUẬN MÔN:TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGHà Nội, 12/####### MỤC LỤCAỞ ĐẦU ......................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ HƯƠNG ANH Ngày, tháng, năm sinh: 15/05/2003 Lớp: 2525 Ngành: Luật

Đề tài : 13 Các thuộc tính nhân cách – Những vấn đề lý luận và thực tiễn biểu hiện của bản thân.

TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Hà Nội, 12/2020

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU …………………………………………………….………………..…..1 B. NỘI DUNG …………………….……………………………………….………...1 1. Khái niệm chung về nhân cách….………..………………………………..….1 a. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học………………………………..…..1 b. Khái niệm về nhân cách ………………………………………………..….1 2. Các thuộc tính nhân cách ………………………………………………...…...1 2.1. Xu hướng ...………………………………………………………….......…2 2.1.1. Nhu cầu………….…………………………………………………..2 2.1.2 Hứng thú………………………………………………………….....2 2.1.3 Lý tưởng….………………………………………………………….3 2.1.4 Thế giới quan……………………………………………………..…4 2.1.5 Niềm tin …………………………………………………………..…4 2.2 Động cơ của nhân cách……………………………………………….……4 3. Tính cách …………………………………………………………………….…5 4. Khí chất ………………………………………………………………………...6 5. Năng lực………………………………………………………………….……...6 C. KẾT LUẬN …………………………………………………………………...…..7 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...……..7

A. MỞ ĐẦU Ngày nay vấn đề nhân cách được nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhân cách là một trong những từ chỉ con người và cũng chỉ nói về con người đã được phát triển tới một trình độ nhất định. Nhân cách thường được xác định như một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”. Nhân cách là một cấu trúc bao gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất; cũng giống như một vecto lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó: Xu hướng nói lên phương hướng phát triển nhân cách; năng lực nói lên cương độ của nhân cách; khí chất, tính cách nói lên tính chất, phong cách của nhân cách. Trong bài tiểu luận em xin trình bày đề tài: “Các thuộc tính nhân cách – Những vấn đề lý luận và thực tiễn biểu hiện của bản thân”. B. NỘI DUNG 1. Khái niệm chung về nhân cách a. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. b. Khái niệm về nhân cách - Nhân cách chỉ bao hàm những đặc điểm qui định bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người - thành viên của xã hội. - Nhân cách là tổng thể những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. - Nhân cách được hình thành dần dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ của con người. - Nhân cách biểu hiện ở 3 cấp độ: bên trong cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân. 2. Các thuộc tính nhân cách Thuộc tính nhân cách là những thành tố để hình thành lên nhân cách và nó bao gồm 4 yếu tố: Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. 4 yếu tố này tạo thành những mảnh ghép rất bền vững để nói đến giá trị, cốt cách làm người của nhân cách 1

2.1.

Xu hướng

Xu hướng của nhân cách là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân, bao hàm trong nhóm một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó. Xu hướng nhân cách thường được biểu hiện ở: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin con người. 2.1.1. Nhu cầu Nhu cầu là những đòi hỏi thiết yếu của con người cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản sau: - Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Ví dụ: Khi đói bản thân em sẽ hướng đến thức ăn, thức ăn sẽ trở thành đối tượng của nhu cầu và nhu cầu thỏa mãn khi gặp đối tượng - Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn quy định. Ví dụ: Cùng là loại thức ăn đấy nhưng ăn gì thì phương thức và nội dung của sự thỏa mãn sẽ khác nhau như cách bản thân em ăn: cơm, cháo,... sẽ khác cách ăn: bún, phở, ... - Nhu cầu có tính chu kì: là có sự lặp đi lặp lại đến một thời điểm nào đó, hết 1 quãng thời gian nó sẽ lại có sự lặp lại. Ví dụ: Bản thân em ăn xong, sau đó lại cảm thấy đói và tìm đồ ăn ăn tiếp. - Nhu cầu con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: Ví dụ: Khi con vật đói nó có thể vớ bất cứ thức ăn gì mà nó nhìn thấy để nó ăn nhưng khi con người đói đến mấy thì cũng phải xem xét thức ăn đó như thế nào. Thực tiễn của bản thân: • Phải xác định được bản thân cần những nhu cầu gì và phương thức đạt nhu cầu đó như thế nào. 2.1.2. Hứng thú Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân 2

trong quá trình hoạt động. - Hứng thú biểu hiện ở tập trung chú ý cao độ: Ví dụ: Một khi bản thân hứng thú sẽ hành động với sự say mê như : say mê nghiên cứu khoa học, say mê lao động, say mê học tập,… Hứng thú còn đc chia thành 2 loại: + Hứng thú thụ động: Thích nhưng không hành động Ví dụ: Bản thân thích hát nhưng chỉ xem và không tham gia hát + Hứng thú tích cực: Thích thì sẽ làm hành động cụ thể Ví dụ: Bản thân thích đá bóng và đá rất tốt - Nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động, và vì vậy hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách Ví dụ: Bản thân xác định được mục tiêu sẽ có hứng thú và say mê với mục tiêu đã đề ra; từ đó dễ dàng gặt hái được nhiều thắng lợi. Thực tiễn của bản thân: • Hứng thú rất quan trọng với mỗi cá nhân nên bản thân phải biết tạo ra nhiều hứng thú với nhiều đối tượng. • Bản thân phải biết xác định mục tiêu của mình • Lập rõ kế hoạch cụ thể cho bản thân để thực hiện mục tiêu đã đề ra 2.1.3. Lý tưởng Lí tưởng là mục tiêu, phản ánh của đầu óc con người giữa 1 hình thức, hình ảnh mẫu mực và nó khá là hoàn chỉnh với tác dụng là lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ đời sống cá nhân trong một khoảng thời gian tương đối dài Lí tưởng có 2 đặc điểm - Tính hiện thực: là lí tưởng dựa vào cơ sở thực tiễn và dựa vào sự nỗ lực thì cá nhân có thể vươn tới được. - Tính lãng mạn: là hình ảnh mẫu mực chưa có trong hiện thực, là cái chỉ đạt được trong tương lai. Lí tưởng bao gồm 3 mặt: - Nhận thức: là đối tượng tạo ra lý tưởng, bao giờ cũng được cá nhân nhận thức, thấy rõ đc ý nghĩa, tầm quan trọng - Tình cảm: tạo cho lý tưởng có sức hấp dẫn, lôi cuốn - Hành động: có động cơ lôi cuốn cuộc sống vào hành động Ví dụ: Có lý tưởng của 1 nhân vật nào đó, 1 hình mẫu nào đó:

3

Như: người cha - thường con gái như em sẽ lấy hình mẫu là người cha và sau này muốn gặp bạn trai có tính cách giống vs cha mình. Thực tiễn của bản thân:  Xác định mục tiêu từ sớm và lập ra kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã đề ra  Lí tưởng giúp bản thân tập trung hoàn thành mục tiêu và phát huy được khả năng của mình. Từ đó đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. 2.1.4. Thế giới quan Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người. Nó xuất phát từ những cách nhìn khác nhau và đưa ra cách giải quyết cũng khác nhau khi đưa ra hướng giải quyết vấn đề nào đó. Ví dụ: Khi em tốt nghiệp ra trường, để kiếm được việc làm phù hợp với bản thân thì em phải dựa vào chuyên môn và năng lực của mình. Từ đó sẽ kiếm được công việc phù hợp với mình. Thực tiễn của bản thân:  Bản thân nên trang bị cho mình một thế giới quan, qua đó tự xem xét được chính bản thân mình để xác định rõ mục đích cũng như ý nghĩa của cuộc sống.  Khi muốn kết thân với một ai đó, đặc biệt trong hôn nhân, em sẽ cần phải tìm một người phù hợp và có cùng thế giới quan với mình. Có như vậy mối quan hệ mới thực sự bền vững; nếu không nó sẽ nhanh chóng bị tan vỡ. 2.1.5. Niềm tin Niềm tin là bộ phận cao nhất, phức tạp nhất của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí và được thể nghiệm. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động heo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. Ví dụ: Khi đi thi nếu bản thân có được niềm tin sẽ có thể nhớ được những kiến thức đã học và khả năng thành công sẽ cao. Thực tiễn của bản thân:  Niềm tin giúp ta mạnh mẽ vươn tới những thành công.  Niềm tin là chìa khóa dẫn tới thành công vì vậy phải có niềm tin vào bản thân.  Đối với các hoạt động nào đó, từ việc xây dựng mối quan hệ bản thân nên xây dựng niềm tin đối với người đang giao tiếp với mình. Từ đó họ có những nhận xét tích cực về mình. 2.2.

Động cơ của nhân cách Động cơ của nhân cách là vấn đề trung tâm trong cấu trúc nhân cách 4

- Trong nhân cách có hệ thống các động cơ được sắp xếp theo thứ bậc. - Thứ bậc này không phải là bất biến, có thể thay đổi tùy điều kiện cụ thể. - Các thành phần (biểu hiện) của xu hướng nhân cách là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, là động lực trực tiếp của hành vi. Ví dụ: Bản thân em đang ngồi học là xuất phát từ động cơ: yêu thích ngành nghề đã chọn, yêu thích môn học Tâm lý, .... Đây là những động cơ thúc đẩy cá nhân. 3. Tính cách Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng Cấu trúc của tính cách: - Hệ thống thái độ: + Đối với tập thể và xã hội: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới,… + Đối với lao động: lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỉ luật,… + Đối với mọi người: lòng yêu thương con người, có tinh thần đoàn kết, … + Đối với bản thân: lòng tự trọng, có tính khiêm tốn, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái,… - Hệ thống hành vi, cử chỉ: là những biểu hiện cụ thể Ví dụ: Khi bản thân thấy một người hát rất hay, qua hành động ấy mình có thể đánh giá được mặt tài năng của họ Thực tiễn của bản thân  Bản thân nên nắm rõ bản chất tâm lý của một người giúp ta dự đoán được hành vi ứng xử của người đó  Phải xây dựng môi trường tốt để hình thành một tính cách tốt 4. Khí chất Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. - Khí chất không tiền định các giá trị đạo đức của nhân cách. Người tốt, người xấu, nhân cách tốt, nhân cách xấu, nó trải dài chứ không tập trung một kiểu khí chất. - Khí chất không tiền định những nét tính cách của cá nhân. Khí chất là nền tảng tự nhiên của tính cách, qui định hình thức thể hiện tính cách trong một mức độ đáng kể. Ví dụ: Tính chất hoạt bát nhưng chưa chắc đã cởi mở - Khí chất không tiền định trình độ năng lực của nhân cách.

5

- Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh. Kiểu thần kinh khác nhau làm cho nhịp độ, tốc độ của hoạt động tâm lý, đặc điểm hành vi con người khác nhau. Căn cứ vào các đặc tính cường độ, sự cân bằng, tính năng động của phản ứng hành vi cá nhân người ta phân biệt các loại khí chất: hăng hái, bình thản, nóng nảy và ưu tư. - Hăng hái: Người thuộc kiểu khí chất này thường hoạt bát, yêu đời, vui vẻ, cởi mở, tâm hồn hướng ngoại, xúc cảm không sâu, nhận thức nhanh nhưng cũng hay quên, dễ thích nghi với môi trường mới. - Bình thản: Người thuộc kiểu khí chất này thường không nhanh nhẹn, điềm tĩnh, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, khả năng kiềm chế tốt, không thích ba hoa, không hay cãi cọ, có tính ỳ khi khởi động hoạt động, khó thích nghi với môi trường mới. - Nóng nảy: Người thuộc kiểu khí chất này thường hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay gắt gỏng, nóng nảy, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế thấp - Ưu tư: Người thuộc kiểu khí chất này thường hoạt động chậm chạp, hay lo lắng, thiếu tự tin, nhạy cảm, dễ buồn bã. Trong các mối quan hệ thường nhã nhặn, chu đáo, vị tha, đặc biệt là khó thích nghi với môi trường mới. Bản thân em: thuộc kiểu khí chất ưu tư nên rất chậm chạp bởi tính ỳ cao; hay bị ngượng; khó tiếp xúc với mọi người; dễ tự ti, mặc cảm; luôn cần mọi người quan tâm, cổ vũ; chỉ khi quen với mọi người mới tự tin. Như vậy, bốn kiểu khí chất trên đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế, không có loại nào tốt hay xấu hoàn toàn. Bất cứ ai thuộc kiểu khí chất nào cũng đều có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội và rèn luyện thật đúng đắn. Thực tiễn của bản thân:  Mỗi người đều có những kiểu khí chất khác nhau nên cần phải nắm rõ được bản thân thuộc kiểu khí chất gì để có thể tự rèn luyện, tự làm chủ cảm xúc và làm chủ bản thân. 5. Năng lực Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo hoạt động có một kết quả. Khả năng của cá nhân có thể căn cứ vào năng lực này để tiến hành những hoạt động có kết quả, thay đổi mục đích trong hoạt động đó. Năng lực chia làm 3 cấp độ: năng lực, tài năng, thiên tài - Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hành động nào đó Ví dụ: Bản thân muốn học giỏi phải thông minh, chăm chỉ, say mê với học tập,... - Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó. Ví dụ: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có tài sáng tác nhạc 6

Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất trong hoạt động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại. Ví dụ: Isaac Newton là nhà thiên tài vật lý học với định luật vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton. Căn cứ vào mức độ chuyên biệt của năng lực thì người ta phân loại năng lực thành năng lực chung và năng lực riêng. - Năng lực chung: Bao gồm những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…), là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả - Năng lực riêng: Là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Chẳng hạn năng lực toán học, văn học, hội họa, âm nhạc, thể thao… Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất, năng lực với thiên hướng, năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: - Năng lực và tư chất: Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của cả năng lực. - Năng lực và thiên hướng: Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển với nhau. - Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sự thống nhất biện chứng, nhưng không đồng nhất. Thực tiễn của bản thân:  Con người phải có tính kiên trì, phải có một thái độ nghiêm khắc với bản thân trong công việc mới dễ thành công. C. KẾT LUẬN Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện diện quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Nhân cách giúp mỗi cá nhân biết tự rèn luyện, tự giáo dục, biết tự vươn lên những khó khăn trong cuộc sống. Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách như xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất đều là những đặc điểm tâm lí tương đối bền vững của con người và do con người hình thành trong cuộc sống của mình. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Uẩn, giáo trình Tâm lý học đại cương, hn, 1995. 7

2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, giáo trình Tâm lý học đại cương, NXBĐHQG Hà Nội, 1998 3. Tamlyhoc.vn 4. Tamlyhoc.net 5. Academia

8...


Similar Free PDFs