Tiểu luận triết thứ 4 - Lecture notes 10 PDF

Title Tiểu luận triết thứ 4 - Lecture notes 10
Author K58 NGUYEN THI HONG NGOC
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 272 KB
File Type PDF
Total Downloads 103
Total Views 202

Summary

Download Tiểu luận triết thứ 4 - Lecture notes 10 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------***--------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Mã sinh viên: 191111029 Lớp: Anh 8, Khối 3 – KTĐN K58 Lớp tín chỉ: TRI114.3 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tùng Lâm

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4 Chương I: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT................................................................................5 1.

Đôi nét về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất....................................................5 

Lực lượng sản xuất.....................................................................................................5



Quan hệ sản xuất........................................................................................................6

2.

Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực

lượng sản xuất........................................................................................................................7

3.



Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.............................................................8



Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất........................................................8



Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất................................................9 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.................10

Chương II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM......................................................................................................................................... 10 1.

Những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất trước kia........10

2.

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn hiện

nay ở nước ta........................................................................................................................ 12 3.

Công nghiệp hoá vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với

tínchất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay................................................................................................................................14 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................17

2

LỜI MỞ ĐẦU Từ khi xuất hiện, con người trên hành tinh này đến nay đã trải qua 5 phương thức sản xuất tồn tại trong 5 chế độ xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến tập quyền, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, kéo theo sự thay đổi phát triển lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là quy luật xuyên suốt và chi phối sự phát triển của xã hội loài người, phát huy tác dụng trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Chính sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất sẽ tạo nên một nền kinh tế vững mạnh và phát triển. Điều đó cũng có ý nghĩa rất quan trọng với sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay. Theo quan điểm lý luận của triết học Mác- Lênin, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người. Hiện nay, việc đưa đất nước ta tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hết sức quan trọng, muốn vậy trước hết phải có lực lượng sản xuất phát triển, kéo theo quan hệ sản xuất phát triển. Trong những năm gần đây chúng ta đã chú trọng hơn đến việc vận dụng quy luật này để phát triển trình độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên gặp không ít những khó khăn do việc vận dụng quy luật này không hề đơn giản. Vì vậy vận dụng quy luật này như thế nào cho phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm. Là một sinh viên ngành kinh tế em nghĩ mình cần phải hiểu và nắm được nội dung của quy luật này nên em quyết định chọn đề tài "Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta " để nghiên cứu và tìm hiểu trong tiểu luận. Theo đó, tiểu luận được kết cấu thành hai phần với những nội dung cơ bản như sau: Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

3

Chương II: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

4

Chương I: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội. 1. Đôi nét về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

 Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ những tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động và những người lao động với kinh ngiệm và thói quen lao động nhất định đã sử dụng những tư liệu sản xuất đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Từ thực trạng đó lý luận về lực lượng sản xuất của xã hội được C.Mác nêu lên và phát triển một cách sâu sắc trong các tác phẩm chuẩn bị cho bộ "Tư bản" và chính trong bộ "Tư bản" Mác đã trình bày hết sức rõ ràng quan điểm của mình về các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội trong đó bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể còn con người là chủ thể. Đối với Mác cùng với tư liệu lao động, đối tượng lao động cũng thuộc về tư liệu sản xuất, còn trong tư liệu lao động tức là tất cả những yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động và đối tượng lao động như công cụ lao động, nhà xưởng, phương tiện lao động, cơ sở vật chất kho tàng... thì vai trò quan trọng hơn cả thuộc về công cụ lao động. Công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất của tư liệu sản xuất. Mọi thời đại muốn đánh giá trình độ sản xuất thì phải dựa vào tư liệu lao động. Tuy nhiên, tư liệu lao động dù có tinh sảo và hiện đại đến đâu nhưng tách khỏi con người thì nó cũng không phát huy tác dụng của chính bản thân. Chính vậy mà Lê Nin đã viết: “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động “. Người lao động với những kinh nghiệm, thói quen lao động, sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất với tư cách là khách thể của LLSX, và nó chỉ phát huy tác dụng khi nó được kết hợp với lao động sống của con người . Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “ Sự 5

nghiệp phát triển kinh tế đặt con người lên vị trí hàng đầu, vị trí trung tâm thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng khoa học và tiến bộ xã hội”. Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có thể lực, có tri thức văn hoá, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao trong công việc. Trước đây do chưa chú trọng đúng mức đến vị trí của người lao động, chúng ta chưa biết khai thác phát huy mọi sức mạnh của nhân tố con người. Đành rằng năng lực và kinh nghiệm sản xuất của con người còn phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất hiện có mà họ đang sử dụng. Nhưng tích cực sáng tạo của họ đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

 Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, trong quá trình sản xuất con người phải có những quan hệ, con người không thể tách khỏi cộng đồng.. Nhìn tổng thể quan hệ sản xuất gồm ba mặt. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người đối với tư liệu sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh, tức là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất như phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động quan hệ giữa người quản lý với công nhân. Quan hệ phân phối sản xuất, sản phẩm tức là quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao phúc lợi người lao động. Đóng góp ngày càng nhiều cho nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sử hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra. Trong cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất vấn đề quan trọng mà Đại hội VI nhấn mạnh là phải tiến hành cả ba mặt đồng bộ: chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối không nên coi trọng một mặt nào cả về mặt lý luận, không nghi ngờ gì rằng: chế độ sở hữu là nền tảng 6

quan hệ sản xuất. Nó là đặc trưng để phân biệt chẳng những các quan hệ sản xuất khác nhau mà còn các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử như mức đã nói. Thực tế lịch sử cho thấy rõ bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào đều mang một mục đích kinh tế là nhằm bảo đảm cho lực lượng sản xuất có điều kiện tiếp tục phát triển thuận lợi và đời sống vật chất của con người cũng được cải thiện. Đó là tính lịch sử tự nhiên của các quá trình chuyển biến giữa các hình thái kinh tế - xã hội trong quá khứ và cũng là tính lịch sử tự nhiên của thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Và xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất của sở hữu cũng quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng khong đối lập mà còn phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của chế độ kinh tế - xã hội mới. Nếu suốt trong quá khứ, đã không có một cuộc chuyển biến nào từ hình thái kinh tế - xã hội sang hình thái kinh tế - xã hội khác hoàn toàn là một quá trình tiến hoá êm ả, thì thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa hoặc trước tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (CSCN) trong thời đại ngày nay càng không thể là một quá trình êm ả. Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa bao giờ coi hình thái kinh tế - xã hội nào đã tồn tại kể từ trước đến nay là chuẩn nhất. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội cùng với một quan hệ sản xuất thống trị, điển hình còn tồn tại những quan hệ sản xuất phụ thuộc, lỗi thời như là tàn dư của xã hội cũ. Ngay ở cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất cũng không chỉ có một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuần nhất. Tất cả các tình hình trên đều bắt nguồn từ phát triển không đều về lực lượng sản xuất không những giữa các nước khác nhau mà còn giữa các vùng và các ngành khác nhau của một nước. Việc chuyển từ quan hệ sản xuất lỗi thời lên cao hơn như C.Mác nhận xét: "Không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi..." phải có một thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài mới có thể tạo ra điều kiện vật chất trên.

7

2. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất , đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất.

 Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. Nó thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủ công và tính chất của lao động là lao động riêng lẻ. Những công cụ sản xuất như: búa, rìu, cày, bừa … do một người sử dụng để sản xuất ra vật dùng không cần tới lao động tập thể, lực lượng sản xuất chủ yếu là mang tính cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hoá thì lực lượng sản xuất đòi hỏi phải được vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hoá. Tính chất tự cấp tự túc cô lập của nền sản xuất nhỏ lúc đó phải được thay thế bởi tính chất xã hội hoá cao. Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động của kĩ thuật, trình độ kinh nghiệm kĩ năng lao động của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội … nó quyết định sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất như Mác nói: “ cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản chủ nghĩa ”

 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển, sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải biến công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con 8

người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất, cách mạng nhất. Còn quan hệ sản xuất tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức, hình thức phụ thuộc vào nội dung, nội dung thay đổi trước còn hình thức thay đổi theo. Tất nhiên trong quan hệ với nội dung thì hình thức không phải là mặt thụ động, nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của nội dung. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh còn quan hệ sản xuất có xu hướng ổn định. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển

 Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất Sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng quan hệ sản xuất là hình thức mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển, nó tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc sản xuất phát triển nhanh, nếu nó không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song sự kìm hãm đó chỉ có tính chất tạm thời, theo quy luật khách quan thì lực lượng sản xuất sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất lỗi thời để xác lập quan hệ sản xuất mới để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển của xã hội, sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua 4 giai đoạn theo đó là sự ra đời của 4 phương thức sản xuất. 9

Để chống lại thiên nhiên con người hợp nhau lại theo đó là cộng đồng xã hội nguyên thuỷ. Công cụ bằng kim loại thay thế đồ đá, lực lượng sản xuất phát triển sẽ mở ra sản phẩm thặng dư sẽ dẫn đến sự ra đời chế độ chiếm hữu nô lệ. Mâu thuẫn gay gắt giữa nô lệ và chủ nô cho ra đời giai cấp phong kiến. Lực lượng sản xuất dần mang nhiều yếu tố xã hội, tô tiền thay thế cho tô hiện vật, tô lao dịch, quan hệ sản xuất phong kiến chật hẹp đã bị thay thế bằng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, người dân có trí tuệ và chuyên môn hoá cao dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất mới ra đời đó là quan hệ sản xuất XHCN. Đó chính là phương thức sản xuất thứ năm mà loài người sẽ tiến tới. Như vậy, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là quy luật chung của sự phát triển xã hội qua sự thay thế kế tiếp nhau từ thấp đến cao của phương thức sản xuất. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Công cụ phát triển đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện đòi hỏi khách quan phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ thay thế bằng quan hệ sản xuất mới. Như vậy quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất (phù hợp), quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích trói buộc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất (không phù hợp). Phù hợp và không phù hợp là biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng của lực lượng sản xuất. Tức là sự phù hợp trong mâu thuẫn và bao hàm mâu thuẫn. Khi phù hợp cũng như lúc không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn có tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất, thể hiện trong nội dung sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích của sản xuất. Xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành các yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

10

Chương II: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 1. Những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất trước kia Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua, thực tiễn cho thấy những mặt được cũng như những mặt cũng như hạn chế trong quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất vào thực tiễn ở nước ta, với đặc điểm của nước ta là Nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, con trâu đi trước cái cày đi sau, trình độ quản lý thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc là chủ yếu. Mặt khác nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Do vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển. Sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chính trị tư tưởng để xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, ...


Similar Free PDFs