TIỂU LUẬN TƯ DUY PHẢN BIỆN Victim- Blaming PDF

Title TIỂU LUẬN TƯ DUY PHẢN BIỆN Victim- Blaming
Author Mai Khanh Nguyen Tran
Course tư duy phản biện
Institution Trường Đại học Văn Lang
Pages 22
File Size 913 KB
File Type PDF
Total Downloads 740
Total Views 1,078

Summary

Download TIỂU LUẬN TƯ DUY PHẢN BIỆN Victim- Blaming PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG



BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN

ĐỔ LỖI CHO NẠN NHÂN TRONG XÂM HẠI TÌNH DỤC

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Mai Khanh MSSV: 207QC02993

Lớp: K26PR05

Khoa Quan hệ Công chúng – Truyền Thông Mã học phần: DXH0052 Mã nhóm lớp HP: K26PR

Đề thi số: 01

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2021

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

MỤC LỤC Lời cảm ơn.......................................................................................................3 1. Chương 1: Phần mở đầu 1.1 Trình bày đề tài và lý do chọn đề tài...............................................4 1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài.............................................................4 2. Chương 2: Cơ sở lý luận.............................................................................5 3. Chương 3: Phần nghiên cứu 3.1Trình bày quan điểm....................................................................6, 7 3.2 Đưa ra luận điểm: 3.2.1 Ngụy biện đánh tráo vấn đề.............................................8 3.2.2 Ngụy biện thiên vị.......................................................8, 9 3.2.3 Ngụy biện gièm pha, gây chán ghét..........................9, 10 3.2.4 Ngụy biện về thế giới công bằng.............................10, 11 3.3 Phần phản biện...........................................................12, 13, 14, 15 4. Chương 4: Nhận xét và kết luận 4.1Nhận xét vấn đề nghiên cứu.....................................................16, 17 4.2 Lời kết luận vấn đề.......................................................................18 5. Tài liệu tham khảo a. Tài liệu tiếng Việt................................................................................19 b. Tài liệu tiếng Anh................................................................................20

P a g e 2 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Lang đã đưa môn học Tư duy phản biện vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Lê Hữu Sơn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Tư duy phản biện của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tư duy phản biện là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao cũng như đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong quý thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2021

Nguyễn Trần Mai Khanh

P a g e 3 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Trình bày đề tài và lý do nghiên cứu đề tài: Dựa trên yêu cầu bài thi tiểu luận: “Trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị trong môn học Tư duy phản biện, hãy phản biện (ủng hộ/ phản đối) một vấn đề mà bạn tâm đắc nhất trong cuộc sống”, em sẽ chọn đề tài về Đổ lỗi cho nạn nhân – Victim Blaming - trong xâm hại tình dục để làm đề tài nghiên cứu. Đổ lỗi cho nạn nhân được xem là một trong những vấn đề liên quan mật thiết đến đạo đức cũng như nhận thức của con người trong xã hội. Chính vì thế, em chọn đề tài nghiên cứu này nhằm phổ biến khái niệm “Victim blaming” cũng như thông qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề này. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đổ lỗi cho nạn nhân không phải là một vấn đề mới. Nó đã được hình thành và tồn tại trong tư tưởng của nhiều người, qua nhiều thế hệ. Thông qua hành vi này, khái niệm “nạn nhân” ngày càng trở nên lệch lạc và tệ hại hơn so với nghĩa gốc ban đầu của nó, đặc biệt trong một số trường hợp như xâm hại tình dục. Thế nên, trong bài nghiên cứu này, em sẽ làm rõ khái niệm “nạn nhân”, khái niệm “đổ lỗi cho nạn nhân” cũng như hậu quả của tư tưởng độc hại trên đối với nạn nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung.

P a g e 4 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Cơ sở lý luận của tiểu luận: Câu nói: “Không có lửa làm sao có khói” không hoàn toàn sai. Thế nhưng, trong một số trường hợp, nhất là các trường hợp về xâm hại tình dục, khiến nhiều người hoàn toàn không thể nhận thức về khái niệm “Đổ lỗi cho nạn nhân”. Cụ thể, bên dưới những bài báo về nạn hiếp dâm, có không ít những bình luận khiếm nhã, xúc phạm đến nạn nhân trong bài viết vì họ cho rằng: “Chỉ vì ăn mặc hở hang/ đi đêm với người khác giới/ say xỉn/…thì mới bị như thế thôi. Không có lửa làm sao có khói? Bị như thế cũng đáng mà!” Với những tư tưởng như trên, vô hình chung không những làm cho nạn nhân trở thành tội phạm trong chính câu chuyện của họ mà hơn thế nữa còn làm suy đồi đạo đức, lệch lạc tư tưởng của xã hội. Chính vì thế, nghiên cứu về vấn đề này cũng mang tính cần thiết và cấp bách.

Một số bình luận bên dưới bài viết “Điều tra vụ nữ sinh lớp 9 có thai do bị ép quan hệ tình dục” của báo Thanh niên[1] (Nguồn ảnh: Be The Change Vietnam – Facebook). P a g e 5 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

CHƯƠNG 3: PHẦN NỘI DUNG 3.1 Trình bày quan điểm về vấn đề nghiên cứu: Theo ý kiến của cá nhân em, em hoàn toàn không đồng tình với tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân. Trước tiên, chúng ta cần làm rõ khái niệm “nạn nhân” là gì cũng như khái niệm “đổ lỗi cho nạn nhân”.  Nạn nhân: Theo cuốn Từ điển tiếng Việt[2], “nạn nhân là người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tai nạn xã hội hay một chế độ bất công”. Còn theo từ điển Oxford[3], “victim is a person who has been attacked, injured or killed as the result of a crime, a disease, an accident, etc” (tạm dịch: Nạn nhân là một người bị tấn công, bị thương hoặc bị giết do tội ác, bệnh tật, tai nạn,…)  Đổ lỗi cho nạn nhân: là hành vi quy hết mọi trách nhiệm cho nạn nhân khi xảy ra một tội ác hay một tai nạn nào đó nhằm bảo vệ lợi ích và giảm nhẹ hình phạt cho thủ phạm thực sự. Lúc này, thủ phạm hay những người xung quanh (chứng kiến trực tiếp tại hiện trường hoặc kể cả gián tiếp – thông qua tường thuật từ báo chí, truyền hình) sẽ có những hành vi như khiển trách, đổ lỗi cho nạn nhân bởi những hành động, lời nói hay cách ăn mặc của họ trước khi xảy ra tai nạn.

Năm 2019, một buổi triển lãm mang tên "Bạn mặc gì vào hôm bị xâm hại?" đã được tổ chức ở quận Molenbeek tại Brussels, Bỉ.

P a g e 6 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

Một nạn nhân đã chia sẻ: “Tôi đã phải tạm dừng công việc vài ngày sau khi tôi bị cưỡng hiếp. Khi tôi đến báo với sếp của mình, bà ấy đã hỏi tôi rằng tôi đã mặc gì vào ngày hôm ấy. Tôi đáp rằng: “Tôi mặc một chiếc áo thun và quần jean đấy. Thế bà mặc gì để chơi bóng rổ vậy?” Và sau đấy tôi bước ra và không bao giờ quay lại chỗ đấy nữa!”

Về cơ bản, đây được xem là hành vi ảnh hưởng đến đạo đức cũng như làm lệch lạc tư tưởng của con người trong xã hội. Việc đổ hết mọi trách nhiệm lên nạn nhân thì chẳng khác gì hành động bênh vực thủ phạm – đối tượng lẽ ra phải bị lên án và trừng trị. Bên cạnh đó, đổ lỗi cho nạn nhân khiến cho mọi người nhìn nhận vấn đề một cách lệch lạc. Thậm chí trong một số trường hợp, nạn nhân lại biến thành kẻ phạm tội và kẻ phạm tội lại trở thành nạn nhân.

3.2

Luận điểm và các dẫn chứng: Hành vi đổ lỗi cho nạn nhân cũng được xem là một hành vi mang tính bao che,

giảm bớt tội lỗi của thủ phạm và có khá nhiều lỗi ngụy biện. Các lỗi ngụy biện đó bao gồm:

P a g e 7 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

3.2.1 Ngụy biện đánh tráo vấn đề: Trong kiểu ngụy biện này, người ngụy biện thường thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới nhưng lại không mang tính tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó, họ sẽ chứng minh luận đề mới một cách chặt chẽ và tuyên bố là mình đã chứng minh được luận đề ban đầu. Vì hai luận đề là không tương đương với nhau và thiếu logic nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Nói một cách dễ hiểu, trong trường hợp đổ lỗi cho nạn nhân, thủ phạm sẽ cho rằng cô gái bị tấn công tình dục (luận đề ban đầu) và đàn ông thường dễ bị thu hút bởi những người phụ nữ ăn mặc gợi cảm[4] (luận điểm mới) để chứng minh rằng mình không có lỗi và chính nạn nhân mới là lý do để hắn phạm tội. 3.2.2 Ngụy biện thiên vị: người ngụy biện sẽ dùng loại ngụy biện này để thuyết phục người nghe/người đọc bằng cách đưa ra những lập luận, những thông tin hay bằng chứng có lợi cho phía họ với mục đích chính là để che giấu đi những sai lầm của họ. Hành vi này hoàn toàn đi ngược lại với 10 đặc điểm của tư duy phản biện vì thiếu đi tính logic, sự công bằng trong quá trình lập luận. Thường dễ thấy nhất vẫn là ở các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể ở đây là báo chí. Có thể nhận thấy, ngày nay cách mà báo chí “giật tít” và đưa tin cũng đã gây ra nhiều vấn đề. Điển hình như bài báo[5] bên dưới ta có thể thấy, báo chí đã định hướng dư luận bằng cách đưa ra những thông tin hoàn toàn bất lợi cho nạn nhân và đồng thời che bớt đi những hành vi phạm tội của hung thủ. Thay vì nhấn mạnh vào hành vi phạm pháp của hung thủ ở tiêu đề, người viết lại tập trung vào hành động của nạn nhân trước khi tai nạn xảy ra, thậm chí là thêm cả yếu tố gây cười (“đi đâu cũng được”) vào câu tiêu đề nhằm gây sự chú ý của người bị hại và đồng thời làm cho người đọc “tạm quên” đi hành vi trái pháp luật của hung thủ. Hậu quả của kiểu ngụy biện thiên vị này là nhiều người đọc bên dưới tỏ ra vui vẻ và có thái độ đùa cợt, thậm chí có người còn mong “thủ phạm tội nghiệp” không bị bỏ tù, còn người thì chỉ trích nạn nhân là đứa “đáng đời đứa hư hỏng”…Và cuối cùng, những kiểu đưa tin như thế này hoàn toàn không thể nâng cao nhận thức của người đọc về xâm hại tình dục, mà còn P a g e 8 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

khiến người đọc ngày càng mất nhận thức về một vấn đề cộng đồng mà lẽ ra cần được chung tay giải quyết.

Bài báo mang tiêu đề giật gân cũng như mang tính chất đổ lỗi cho nạn nhân.

3.2.3 Ngụy biện gièm pha, gây chán ghét: Ở thủ thuật ngụy biện này, người ngụy biện sẽ chọn lọc các từ ngữ nhằm kích động vào tâm lý người đọc/người nghe khiến họ bỗng có cách nhìn nhận tiêu cực về một nhân vật, đối tượng nào đó trong câu chuyện trên và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của người ngụy biện. Khi có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, người ngụy biện thường đưa ra những thông tin bất lợi nhằm chỉ trích, hạ nhục nạn nhân, từ đó tạo nên nguồn dư luận theo hướng tiêu cực – “nạn nhân như thế là hư hỏng, là đáng bị trừng phạt”. Cụ thể trong vụ án nữ sinh lớp 10 bị 3 nam sinh hiếp dâm và quay phim lại sau khi ăn cơm và uống rượu cùng nhau[6] , đã có rất nhiều người vào bình P a g e 9 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

luận khiển trách, xúc phạm nặng nề bên dưới bài báo có tên: “Thái Nguyên: Đến nhà bạn cùng lớp ăn cơm rồi uống rượu, nữ sinh lớp 10 bị hiếp dâm tập thể.” Điều đáng chú ý ở đây là người viết đã dùng từ “uống rượu” đi kèm với “nữ sinh lớp 10” như ngầm đổ lỗi cho nạn nhân cũng như kích động tâm lý người đọc.

Các bình luận phía dưới bài đăng về vụ án nữ sinh bị hiếp dâm tập thể (Nguồn ảnh: Be The Change Vietnam)

3.2.4 Ngụy biện về thế giới công bằng: Chúng ta vẫn thường hay có suy nghĩ rằng, những người gặp chuyện tệ hại thường đã làm việc gì đó không tốt. Thế nên, những gì họ đang gặp phải chỉ là “quả báo” mà họ phải nhận lấy (“Gieo nhân P a g e 10 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

nào gặt quả nấy”). Cũng như trong phim ảnh hay tiểu thuyết, người tốt luôn chiến thắng và kẻ xấu sẽ gặp thất bại. Sự công bằng và đúng đắn luôn là thứ con người muốn thấy trong thế giới xung quanh mình. Trên thực tế, những người may mắn trong cuộc sống thường không hẳn đã làm gì đó xứng đáng; kẻ xấu thì thường thoát tội mà không phải trả giá. [7]Ngụy biện về thế giới công bằng giúp chúng ta dựng nên cảm giác an toàn giả tạo, toàn quyền trong cuộc sống của mình. Tương tự như thế, những người có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân thường tin rằng, chỉ cần ăn mặc kín đáo, đi đến những nơi an toàn (?!), biết các phương pháp tự vệ,… thì sẽ không bao giờ bị hiếp dâm. Ngược lại, nếu đã không thực hiện những việc trên, nạn nhân đáng bị xâm hại – đó chính là một thế giới công bằng do họ tự tạo ra mà thôi.

P a g e 11 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

3.3

207QC02993

[email protected]

Phần phản biện:

Trường hợp 1:

Phụ nữ nên mặc kín đáo để không bị xâm hại tình dục…

Trang phục KHÔNG PHẢI là lí do để xâm hại tình dục. Một lời nhắc nhở là tốt, nhưng hãy dừng lại ở “Hãy ăn mặc phù hợp và chúc an toàn!”

Trường hợp 2:

Nhưng trang phục cũng là MỘT PHẦN lý do gây nên xâm hại tình dục, vì nó làm cho đối phương ham muốn, mất kiểm soát...

Nếu nói “Trang phục là MỘT PHẦN lí do…” thì cũng không khác gì nói “Trong trường hợp này, hiếp dâm cũng có MỘT PHẦN hợp lí, nạn nhân cũng MỘT PHẦN xứng đáng bị như vậy!”. Xét theo khía cạnh nào, ba mệnh đề này đều rất phi logic và vô nhân đạo!

P a g e 12 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

Trường hợp 3:

Nhưng ăn mặc hở hang thì cũng sẽ kích thích ham muốn của đối phương thôi. Đó là bản năng tự nhiên rồi, làm sao có thể kìm chế được?

“Con người” và “Con vật” giống nhau ở từ “con” – nghĩa là phần bản năng tự nhiên. Tuy nhiên, điều làm “Con người” khác với “Con vật” ở chỗ ý thức và biết kìm chế bản thân – tức là phần “người”. Nếu không thể kìm chế, không nhận thức được hiếp dâm là sai thì con người ấy cũng không khác gì con vật nữa.

Trường hợp 4:

Nếu phụ nữ biết giữ mình, đi đến những nơi an toàn thì không ai dám làm gì cả…

1.Định nghĩa về những nơi an toàn? 2.Hãy giải thích về những vụ hiếp dâm ở tịnh thất, trường học,…?

P a g e 13 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

Trường hợp 5:

Vậy nếu người đó ăn mặc quá hở hang đến mức phản cảm thì sao?

1.Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi mặc trang phục không lịch sự và phù hợp quy định tại lễ hội sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Ở phạm vi ngoài lễ hội hay những nơi trang nghiêm thì hoàn toàn không có quy định về vấn đề này. Và cũng chính vì thế, những người bị cho là ăn mặc phản cảm chỉ có thể bị xử phạt bởi pháp luật, ngoài ra không có “kẻ hiếp dâm” nào có quyền trừng phạt họ thay cho pháp luật cả. 2.Theo điều 141 Bộ Luật hình sự, tội hiếp dâm có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm tù. Thế nên, tất cả mọi người đều có QUYỀN ĂN MẶC theo sở thích của mình và phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, không ai có QUYỀN HIẾP DÂM hay xâm phạm thân thể của bất cứ người nào hết.

P a g e 14 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

Trường hợp 6:

Có nhiều đứa con gái lại có tư tưởng “bố đời”, muốn đàn ông phải học cách kiềm chế…?

1.Tại sao khi đàn ông bắt phụ nữ PHẢI ăn mặc kín đáo thì là điều đúng đắn, là lẽ thường tình? Trong khi phụ nữ bắt đàn ông PHẢI chấn chỉnh lại tư tưởng bệnh hoạn của mình thì lại bị xem là “bố đời”? 2.Việc phụ nữ nên tự bảo vệ mình (cụ thể ở đây là ăn mặc kín đáo) và việc đàn ông nên tự biết kiềm chế bản thân là hai việc nên được thực hiện cùng một lúc*. Thế nên, đừng bao giờ quy chụp tất cả vấn đề xảy ra đều do phụ nữ. *Trên thực tế, chúng ta thấy rất rõ rằng, mọi người đều luôn được dạy là “Phụ nữ nên cẩn thận”,”Phụ nữ phải bảo vệ mình”,”Phụ nữ phải biết giữ mình”,…chứ hiếm có người nói rằng “Đàn ông nên biết kiềm chế bản thân”. Chính vì sự giáo dục một chiều này đã làm cho nhiều người dần nghĩ rằng, tất cả vấn đề đều nằm ở người phụ nữ và luôn quên mất lỗi sai của người đàn ông.

P a g e 15 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT & KẾT LUẬN 4.1 Nhận xét về vấn đề nghiên cứu: Ai trong chúng ta cũng có thể đã, đang và sẽ có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, nếu như không có nhận thức về vấn đề này cũng như không cố gắng loại bỏ những lỗi ngụy biện kể trên. Hậu quả của việc đổ lỗi cho nạn nhân mang đến cho chính những người bị hại nói riêng cũng như xã hội nói chung là vô cùng nặng nề:  Bao che cho tội phạm: điều này khiến chính bản thân kẻ phạm tội cũng không thể nhận thức về những gì mình đã làm cũng như không có thái độ ăn năn, hối cải.  Từ việc bao che trên vô hình chung khiến cho các tội ác có điều kiện xảy ra nhiều hơn.  Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của nạn nhân: khi gặp một sự cố hay tai nạn gì đó, nạn nhân cần sự thông cảm thay vì chỉ trích và lên án như một tên tội phạm. Việc đổ lỗi cho nạn nhân không những không giúp họ vượt qua được nỗi đau về thể xác, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của họ trong quãng thời gian dài.  Làm lệch lạc nhận thức và suy đồi đạo đức xã hội: tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân đã xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ phiên tòa đến đồn công an hay trên các phương tiện truyền thông. Nó vùi dập những nạn nhân dũng cảm và quyết định giành lại công lý cho mình khi thẩm phán “gợi ý” cho nạn nhân rằng “hãy khép chân của bạn lại khi bị hiếp dâm” [8].  Gây mất bình đẳng giới: đại đa số nạn nhân của những vụ việc tấn công tình dục đều là phụ nữ. Điều này kéo theo những định kiến vốn đã được hình thành từ rất lâu đời: tư tưởng này xem tội ác như là một hình phạt cho những người phụ nữ “hư hỏng, không chuẩn mực”. Thay vì chấn chỉnh lại những kẻ có tư tưởng lệch lạc, rằng họ nên kiểm soát bản thân thì tại sao chúng ta lại cho rằng nạn nhân chính là nguyên nhân gây ra tư tưởng lệch lạc đó và nạn nhân lẽ ra

P a g e 16 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

nên cẩn thận hơn (ăn mặc kín đáo, không đi đêm, không say xỉn,…) trước tai nạn?[9]

Một hãng xe ôm công nghệ “khuyến khích” khách hàng nữ nên ăn mặc kín đáo, nếu không họ sẽ là nguyên nhân làm cho tài xế “mất tập trung”. Đây từng là một chủ đề gây tranh cãi khá nhiều và sau đó, hãng xe cũng đã lên tiếng đính chính, xin lỗi. P a g e 17 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

4.2 Kết luận lại vấn đề: Tóm lại, nạn nhân không có lỗi trong chính tai nạn của mình, nhất là đối với những vụ tấn công tình dục. Việc đổ lỗi cho nạn nhân chỉ là hành động ngụy biện cũng như chỉ gây ra thêm những hậu quả nặng nề cho nạn nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Chúng ta cần phải tỉnh táo, bảo vệ nạn nhân, tuyệt đối không chỉ trích nạn nhân cũng như chung tay lên án những hành vi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Đây là những gì phụ nữ Ấn Độ thường mặc.

Đây là bảng số liệu thống kê về nạn hiếp dâm xảy ra tại Ấn Độ. (https://www.theatlantic.com/internat ional/archive/2013/01/india-rapemap/319945/)

P a g e 18 | 22

Nguyễn Trần Mai Khanh

207QC02993

[email protected]

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Báo Thanh niên Online (21/09/2020), “Thanh Hóa: Điều tra vụ nữ sinh lớp 9 có thai do bị ép quan hệ tình dục” (http://thanhnien.vn/tho...


Similar Free PDFs