Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh PDF

Title Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Course kt phát triển
Institution Học viện Tài chính
Pages 10
File Size 318.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 210
Total Views 295

Summary

Học viện Tài chính Khoa quản trị kinh doanh -------------------Họ và tên : Trịnh Anh Tuấn Mã sinh viên : 2073401010169 Khóa/ Lớp(tín chỉ) : CQ58/30+30...(Niên chế): 30. STT :29 ID phòng thi : 530-053-0014_ HT :202-ĐT Ngày thi :22/6 Ca thi : 9hBài tiểu luậnMôn thi: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian thi:...


Description

Học viện Tài chính Khoa quản trị kinh doanh ------------------Họ và tên: Khóa/ Lớp(tín chỉ): STT:29 Ngày thi:22/6

Mã sinh viên: T...(Niên chế): ID phòng thi: Ca thi: 9h15

Bài tiểu luận Môn thi: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian thi: 3 ngày Đề tài:

Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi mới hội nhập ở nước ta hiện nay GV hướng dẫn:Cao Thị Thảo



MỤC LỤC Trang

Mở đầu .................................................................................... 1 Nội dung .................................................................................. 2 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN CỦA NÓ..............................................................................................2 1.1. Vấn đề độc lập dân tộc đối với Hồ Chí Minh ........................................................... 2 1.1.1. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. ....................2 1.1.2.Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ..........................................2 1.1.3. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân .................................3 1.1.4. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để ..................................3

1.2. Giá trị lý luận của tư tưởng độc lập dân tộc ............................................................ 3

2.GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP ĐẤT NƯỚC ...................................................4 2.1. Những vấn đề đặt ra trong trong đổi mới hiện nay ................................................. 4 2.2.Thực trạng hiện nay .................................................................................................... 5 *Ưu điểm .......................................................................................................................................5 *Hạn chế: ......................................................................................................................................5 *Nguyên nhân: ..............................................................................................................................6

2.3.Giải pháp cho những hạn chế để hoàn thiện hơn ..................................................... 6

Kết luận ..........................................................................................................................................7 Tài liệu tham khảo: ...........................................................................................................................8

1

Mở đầu ______________________________________________________________

Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của chúng ta – Hồ Chí Minh, tuy đã ra đi mãi mãi nhưng đã để lại cho nhân dân Việt Nam một kho tàng di sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu – Đó chính là những tư tưởng về cách mạng, đạo đức trong sáng và cao đẹp của Người, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung căn bản, quan trọng, cốt yếu nhất. Vấn đề về dân tộc và độc lập dân tộc là một điều vô cùng quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào. Đây cũng chính là vấn đề được Hồ Chí Minh luôn trăn trở và quan tâm hàng đầu, tìm kiếm trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng cao cả của Người, nhằm giành lại độc lập cho Tổ quốc khỏi ách thống trị của bọn thực dân đế quốc,đem đến tự do và hạnh phúc thực sự cho nhân dân.Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đanh thép khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Vậy tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc đã được hình thành trên cơ sở nào? Nội dung của nó ra sao? Những luận điểm sáng tạo nào có giá trị lý luận và thực tiễn của Hồ chí Minh đã cống hiến cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin? Việc nghiên cứu nội dung tư tưởng này của Đảng và Nhà nước ta để vận dụng vào việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề trong giai đoạn đổi mới hội nhập liên quan đến sự nghiệp đất nước hiện nay như thế nào?... sẽ được nghiên cứu và giải quyết trong nội dung của bài tiểu luận này.

2

Nội dung __________________________________________________________________________________________________________________

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN CỦA NÓ.

1.1. Vấn đề độc lập dân tộc đối với Hồ Chí Minh 1.1.1. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước, bắt đầu từ thời những vua Hùng rồi trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc và cho đến thời kì chống lại đế quốc thực dân. Đó là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc.Tinh thần yêu nước luôn luôn đứng ở hàng đầu của bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập” Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế giới, dù dân tộc đó là "thượng đẳng" hay "hạ đẳng", "văn minh" hay "lạc hậu" đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.Đó là những quyền không ai chối cãi, không một thế lực nào có thể xâm phạm. 1.1.2.Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tính thống nhất lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu trong máu thịt của Hồ Chí Minh, được thể hiện rõ ràng, nhất quán trong các tuyên bố của Người trước thế giới. Người đã từng nói rõ: “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ tiên, dòng họ, đều là ruột thịt, anh em… Cũng như nước Pháp có Noóc-măng-đi, Prô-văng-xơ, Bô-xơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp thì không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam”. Chính ý thức độc lập dân tộc, sự vẹn toàn của một đất nước thống nhất đã giúp cho Người tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Đảng ta, khơi dậy tư tưởng, tình cảm, ý thức dân tộc của nhân dân ta, vượt qua các cuộc trường chinh gian khổ,

3

giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền là nguyên tắc bất biến. Trong nhiều thập kỷ qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta với tầm nhìn chiến lược đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm giữ vững chủ quyền, lãnh thổ đất nước và giữ hòa hiếu với các nước láng giềng. 1.1.3. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Theo Hồ Chí Minh “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Do thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến nên Người chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng là phải xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Đó là một chế độ xã hội tốt đẹp mà trong đó “Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”.Chúng ta phải thực hiện: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và hạnh phúc đáng được nhận 1.1.4. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để Độc lập, tự do dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải thực sự, hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như "cái bánh vẽ" mà chủ nghĩa đế quốc nêu ra. Độc lập dân tộc phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các quyền dân tộc, quyền con người phải được thực hiện trên thực tế. Một dân tộc độc lập thì phải có quyền tự quyết quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.

1.2. Giá trị lý luận của tư tưởng độc lập dân tộc

4

Vấn đề độc lập dân tộc này đã bao quát những quan điểm tư tưởng cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh,nó là xu thế của thời đại; đã phản ánh được chân lí của thời đại không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà cn đối với cách mạng thuộc địa của thế giới; đồng thời cũng bổ sung vào học thuyết Mác- Lênin những điểm sáng có giá trị lý luận mang ý nghĩa quan trọng. Cho đến hôm nay, trong tâm thức mỗi người Việt Nam yêu nước vẫn còn vang vọng lời Bác dạy trong bản Tuyên ngôn độc lập: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Tư tưởng đó cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ được tôn vinh là “Anh hng giải phóng dân tộc” mà Người cn được thừa nhận là “ Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỉ XX”. 2.GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP ĐẤT NƯỚC

2.1. Những vấn đề đặt ra trong trong đổi mới hiện nay Hiện nay, đất nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh này, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự do vẫn tiếp tục soi sáng cho cách mạng Việt Nam trước hết là ở sự kiên định mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc. Hiện nay các thế lực th địch quốc tế và những k phản động tay sai trong nước dng mọi thủ đoạn, lợi dụng toàn cầu hóa nhằm phá hoại nền độc lập ở nước ta. Trong hoàn cảnh đó tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh vẫn là chân lí của thời đại. Chúng ta càng cần đề cao cảnh giác, phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn giữ được độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

5

2.2.Thực trạng hiện nay *Ưu điểm Với gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế vừa qua đã chứng minh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước đạt được những thành tựu quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chặng đường lịch sử 75 năm qua. Đảng ta luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Đồng thời xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội. Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng là sự đóng góp tích cực của nhân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì ha bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. *Hạn chế:

6

Dành được độc lập dân tộc nhưng lại hình thành khoảng cách giàu nghèo, chất lượng dịch vụ công ích còn không ít hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, th địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm xóa bỏ nền độc lập dân tộc ở Việt Nam. *Nguyên nhân: Đã trải qua thời kỳ chiến tranh và áp bức dưới tay thực dân đế quốc, một số luận điểm đã không cn ph hợp với hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn mới, hội nhập phát triển nền kinh tế như hiện nay.Và vẫn chưa hoàn toàn tiếp thu hết được những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.

2.3.Giải pháp cho những hạn chế để hoàn thiện hơn Chúng ta phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu, nhận thức sâu sắc hơn, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để kiên định, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Marx-Lenin trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu và làm rõ tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về một khía cạnh trong tư tưởng chân thật mà vĩ đại của Người, đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Để từ đó xác định mục tiêu phát triển đất nước với những chính sách xây dựng kinh tế xã hội đúng đắn, giữ vững độc lập chủ quyền, đưa nước ta trở thành quốc gia ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, ngày càng có vị thế trên trường châu lục và quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm đó, chúng ta cần nắm chắc những vấn đề mang tính nguyên tắc, nguyên lý về xây dựng Đảng mà Người đã đề ra, đồng thời căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng để vận dụng sáng tạo trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giúp cho Đảng thật sự TSVM, luôn xứng đáng với vai tr là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

7

Kết luận ______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Độc lập, tự do dân tộc là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát triển của mình và hạnh phúc của mình. Độc lập là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về các giá trị của dân tộc. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.Điều đó hoàn toàn ph hợp với nhận định của Ăngghen: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao gi ờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính” . Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh. Đi theo trong suốt 85 năm qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Như vậy, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà cn được thừa nhận là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa trong thế kỷ XX.

8

Tài liệu tham khảo: *Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh-Trang tin điện tử Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh *Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng-Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam *Kỷ niệm 110 năm ngày bác hồ ra đi tìm đường cứu nước-Báo quân đội nhân dân Việt Nam...


Similar Free PDFs