Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay PDF

Title Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Course lịch sử đảng
Institution Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Pages 20
File Size 213.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 17
Total Views 329

Summary

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dânvà vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nayMỤC LỤCI MỞ ĐẦU 1II NỘI DUNG 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam 2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạ...


Description

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay MỤC LỤC I MỞ ĐẦU II NỘI DUNG 1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do

1 2

nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam 2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,

2

hiệu quả 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân

6

vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay III KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

8 17 19

1 I. MỞ ĐẦU Tư tưởng và quan điểm của Bác về nhà nước của dân, do dân, vì dân vô cùng sâu sắc và là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chứa đựng những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam; là cẩm nang để sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế đi tới thành công. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là xu hướng tất yếu khách quan. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia, dân tộc nào khẳng định đã xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, mà chỉ đạt được một số thành tựu nhất định. Mặt khác, không có một nhà nước pháp quyền với tư cách là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật để từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Với những lý do trên, em lựa chọn chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, viết bài thu hoạch môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị.

2 II. NỘI DUNG 1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam 1.1. Về nhà nước kiểu mới trong lịch sử Việt Nam - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều mô hình nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc mình, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vô nhân đạo của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến . đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Nói về Nhà nước dân chủ, nhân dân ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” * Nhà nước của nhân dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước do dân là chủ và làm chủ. Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Vị thế và tư cách là chủ của người dân được khẳng định trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946). * Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện quyền lợi và nghĩa vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) thông qua chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh phân tích: Nhân

3 dân cử ra những người đại diện cho mình, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân” . Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách nhiệm đó được Người gọi là “đạo đức công dân”). Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Nhà nước do dân bầu ra, phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để có chi phí hoạt động cho Nhà nước. * Nhà nước vì nhân dân: Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hồ Chí Minh nói, Nhà nước dân chủ nhân dân do dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ, công bộc của dân. Người chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, nhà nước làm đày tớ, công bộc của dân chứ không phải là “quan cách mạng”; không phải để “đè đầu cưỡi cổ dân”. Mặt khác, Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân để tự chăm lo đời sống của mình. Trách nhiệm của Nhà nước là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung, Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội. Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ Chí Minh là một nhà nước phục vụ nhân dân, không phải nhà nước cai trị nhân dân.

4 Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người nói: “Cá đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chôn tù tội xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”. Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chi tiếc: “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đen bến bờ hạnh phúc. Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, phải “lấy dân làm gốc”. 1.2. Bản chất của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh phân tích, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện trước hết ở chỗ, Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam - người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động và đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc. Quyền lợi của dân tộc, của nhân dân được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta còn thể hiện thông qua việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật để quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các cơ quan nhà nước, từ trung ương tới địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

5 Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, tuy nhiên, với chức năng của Nhà nước (quản lý, điều hành xã hội...), sự cần thiết là phải thực hiện chuyên chính. Song, như Hồ Chí Minh giải thích: “Chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?... Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa... Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại... Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”. Chuyên chính mà Hồ Chí Minh đề cập là “chuyên chính vô sản”, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời ngăn chặn sự phá hoại của các lực lượng thù địch, phản động chống phá cách mạng. * Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Người khẳng định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Đặt mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động và dân tộc trong mối quan hệ biện chứng, trong một chỉnh thể thống nhất không tách rời, Hồ Chí Minh cho rằng, các giai tầng trong xã hội, dù có lớn mạnh đến đâu cũng là một bộ phận của dân tộc. Vì vậy, quyền lợi của giai cấp, bộ phận phải phục tùng quyền lợi của dân tộc. Chính vì vậy, Nhà nước ta là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, đồng thời là thành quả cách mạng của nhân dân và của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ điều này cũng thể hiện rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đã minh chứng, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời là thành quả hy sinh xương máu, đấu tranh gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước qua các thời kỳ lịch sử. Do đó, Nhà nước coi lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết, lấy lợi ích của dân tộc, của các tầng lớp nhân

6 dân bị áp bức bóc lột là mục tiêu phục vụ, trong đó đương nhiên có lợi ích của giai cấp. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng ngay từ khi thành lập, trong thành phần Chính phủ đã có sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc (dù thuộc các đảng chính trị khác nhau), trong đó có nhiều người là quan lại trong bộ máy chính quyền phong kiến. Điều đó càng cho thấy tính dân tộc, tính nhân văn và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện trong việc xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam. 2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả 2.1. Nhà nước vững mạnh phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là phải có một Hiến pháp dân chủ. Người đề nghị: “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để sớm có Quốc hội và Nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra. Ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về thể lệ Tổng tuyển cử; ngày 20-9-1945, Người ký Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp do Người làm Trưởng ban. Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã thành công, 333 đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trúng cử. Tháng 3-1946, Chính phủ hợp hiến đầu tiên đã được Quốc hội cử ra, do Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Đây là cơ sở pháp lý, hợp hiến buộc các lực lượng Đồng minh phải thương thảo với Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu. Để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, một nhà nước pháp quyền vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành Nhà nước và xã hội. Quan điểm này của Người sớm được thể hiện trong bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (6-1919), yêu cầu Chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa phải ban hành Hiến pháp, bãi bỏ

7 chế độ cai trị bằng các săc lệnh, thay thế vào đó bằng các đạo luật. Người đã thể hiện qua bài Diễn ca: “Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”. Tuy nhiên, muốn Hiến pháp, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời nhấn mạnh phải hết sức chú trọng việc tuyên truyền trong quần chúng nhân dân vấn đề công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Người đòi hỏi cán bộ, công chức nhà nước phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực công tác, am hiểu pháp luật, liêm khiết, thực hiện nghiêm minh đạo đức công vụ và đạo đức công dân. Nhà nước pháp quyền trong tư tường Hồ Chí Minh là nhà nước phải có sự kết hợp giữa vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật. Đây là nét đặc sắc, một sáng tạo của Hồ Chí Minh trong các quan điểm về xây dựng nhà nước. Với trí tuệ và kinh nghiệm của một chính trị gia uyên bác, Hồ Chí Minh đã chắt lọc kế thừa phát triển các quan niệm trên và kết hợp khéo léo vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật. Người đã nhiều lần giải thích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Theo Hồ Chí Minh, pháp luật là hình thức, biện pháp khẳng định chuẩn mực, giá trị của đạo đức; chuẩn mực đạo đức càng cao thì vai trò của pháp luật càng quan trọng. Hồ Chí Minh nâng đạo đức con người thành đạo đức cách mạng. Từ phạm trù trung, hiếu, Người đã khái quát, bổ sung thành trung với nước, hiếu với dân; liêm, chính cũng được Người coi là tiêu chuẩn của cán bộ, công chức. Người coi những kẻ bất liêm (tham nhũng, ăn cắp, ăn hối lộ, tham ô, lãng phí) là phạm tội nặng như tội phản quốc (tội như làm Việt gian, mật thám) và đòi hỏi phải bị nghiêm trị theo pháp luật. Phải xây dựng cơ chế kiểm ưa, giám sát việc thực thi quyền lực 2.2. Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Theo Hồ Chí Minh, sự trong sạch vững mạnh của Nhà nước, trước hết được thể hiện bằng công chức trong bộ máy nhà nước thực sự liêm khiết. Người dẫn lời của Mạnh Tử: Nước mà lắm kẻ tham lam thì vận nước sẽ nguy. Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất

8 đạo đức và tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần “dĩ công vi thượng”, những người thực sự là “công bộc của dân”. Người đã sớm định hướng về việc thi tuyển, bổ nhiệm vào các bậc, ngạch công chức theo các tiêu chuẩn hiện đại với những yêu cầu khá toàn diện về kiến thức chính trị, kinh tế, pháp luật, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Cùng với việc đưa ra các tiêu chí về đạo đức công vụ, các tiêu chuẩn và phương pháp đào tạo đội ngũ công chức mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải kiên quyết chống tệ quan liêu, tham ô, lãng phí, chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa... trong đội ngũ cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ai mắc phải là có tội với nhân dân, với Chính phủ, tội nặng như làm mật thám, Việt gian. Người yêu cầu cán bộ công chức phải nâng cao năng lực công tác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; phải có tinh thần “phụng công thủ pháp” (làm việc công phải giữ đúng pháp luật); phải nhận thức rõ chúng ta làm cách mạng là để chống tình trạng bất công, bất bình đẳng, vì vậy phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm. 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 3.1. Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định: chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và của chế độ xã hội ta. Đó là kim chỉ nam đưa đường, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đi đến thắng lợi vẻ vang. Do vậy, việc vận dụng tư tưởng của Người về nhà nước của dân, do dân, vì dân là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, là nguyên tắc căn bản để đảm bảo cho nhà nước luôn luôn giữ được bản chất cách mạng của mình; giúp chúng ta tránh được những sai lầm, thiếu sót và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền mang những đặc trưng riêng, phù hợp với điều

9 kiện kinh tế- xã hội, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. 3.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước. Ba là, Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối cao trong đời sống xã hội. Nhà nước đại diện cho nhân dân thực thi quyền lực và đặt ra pháp luật, nhưng trong tổ chức và vận hành cũng phải đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Bốn là, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hiện dân chủ, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản. 3.3. Một số nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay * Thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

10 lập pháp, hành pháp và tư pháp; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước Nguyên tắc này trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là một trong những biện pháp quan trọng phòng tránh sự lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước ta; nêu cao tinh thần trách nhiệm và xác định được rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; đảm bảo chủ quyền luôn luôn thống nhất thuộc về nhân dân. * Cải cách tư pháp, đảm bảo cho Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những đặc trưng cơ bản, là yêu cầu, đòi hỏi không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, để đạt được đó chúng ta cần và tiếp tục thực hiện tốt những nội dung sau đây: Thứ nhất, về mặt tổ chức, hệ thống Tòa án ở nước ta cần được thiết kết, tổ chức theo cấp xét xử, nhằm giảm bớt lãng phí về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, tạo thuận lợi trong tổ chức xét xử, và quan trọng hơn cả là đảm bảo sự độc lập của Tòa án với chính quyền địa phương. Thứ hai, quyền tư pháp phải được tổ chức và hoạt động theo một thủ tục pháp lý cụ thể, có khả năng bảo đảm cho việc đạt được kết quả pháp lý công bằng trong việc xét xử và giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thứ ba, các thẩm phán phải phải được bổ nhiệm suốt đời, hoặc chí ít là lâu dài hơn so với hiện nay. Thứ tư, chế độ lương của thẩm phán phải được bảo đảm đủ nuôi họ và gia đình một cách đàng hoàng, có như vậy họ mới vững tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thứ năm, đề cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người thẩm phán.

11 Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi một nền tư pháp (mà trung tâm là Tòa án) phải có đủ khả năng kiểm soát và giới hạn hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; tư pháp phải được áp dụng phổ bi...


Similar Free PDFs