TL0TT DN&KD Huynh Minh Luu 312010 24780 PDF

Title TL0TT DN&KD Huynh Minh Luu 312010 24780
Course Managerial Accounting
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 11
File Size 317.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 265
Total Views 453

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGšššššTiểu luận không thuyết trìnhMÔN: DOANH NGHIỆP & KINH DOANHGiảng viên hướng dẫn : TS. Hà Quang AnSinh viên thực tập : Huỳnh Minh Lưu Thời gian thực hiện : 4/12/2021 – 19/12/Lớp học phần : 21C1BUS Ngành : Ngoại thươngMã sinh viên ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING 

Tiểu luận không thuyết trình MÔN: DOANH NGHIỆP & KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Quang An Sinh viên thực tập

: Huỳnh Minh Lưu

Thời gian thực hiện

: 4/12/2021 – 19/12/2021

Lớp học phần

: 21C1BUS50300310

Ngành

: Ngoại thương

Mã sinh viên

: 31201024780

Khóa /Hệ/Lớp

: K46, Đại học chính quy, FT01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Câu 1(3đ) : a) Thế nào là đạo đức kinh doanh. Ai quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là đạo đức hay không? Có phải các hành vi phi đạo đức luôn luôn phi pháp? b) Trách nhiệm xã hội là gì? Nó khác biệt thế nào với đạo đức kinh doanh. Thảo luận về các vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề trách nhiệm xã hội. Câu 2 (3đ) : a) Giải thích và cho các ví dụ về tháp cấp bậc nhu cầu của Maslow. b) Vì sao tháp nhu cầu của Maslow quan trọng đối với các nhà quản lý? c) Hiếu đã biết rằng công ty của anh ấy sẽ cung cấp một kỳ nghỉ ở Bali cho nhân viên bán hàng giỏi nhất trong năm. Anh ấy gần như đã vô địch năm ngoái và hiện tại anh ý thực sự muốn có chuyến đi. Anh ấy đang làm việc rất chăm chỉ vì anh ấy nghĩ rằng anh ấy có cơ hội tốt để giành chiến thắng. Điều này minh chứng cho lý thuyết nào? Câu 3 (4đ) : Theo báo Tuổi trẻ Online, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp năm 2019 khoảng 1,1 triệu người, trong đó số lượng người có phát sinh doanh thu, hoa hồng chiếm khoảng 50%, đạt khoảng 12.575 tỉ đồng. Như vậy trung bình mỗi người phát sinh doanh thu chỉ tương đương 2 triệu/tháng. Tuy nhiên rất nhiều sinh viên và người lao động đã bị lôi kéo tham gia với hi vọng thu nhập tiền tỉ mỗi năm từ việc tham gia này. - Tìm hiểu mô hình kinh doanh đa cấp và mặt trái của nó. -Tìm hiểu tại sao nhiều người lại muốn khởi nghiệp bằng con đường này và các cách lôi kéo người tham gia của các công ty đa cấp -Nêu một số ví dụ về luật pháp Việt Nam và các nước đã quy định kiểm soát kinh doanh đa cấp ra sao.

Bài làm: Câu 1: a) - Đạo đức kinh doanh là tổng hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung hay những luật lệ do doanh nghiệp đề ra có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh nhân viên nói chung và doanh nghiệp nói chung để đưa ra những quyết định có đạo đức tốt ở nơi làm việc. Ví dụ 1: Khẩu trang tăng giá trong mùa dịch Covid 19 Dưới tình hình dịch bệnh phức tạp, nhu cầu tiêu dùng về khẩu trang và các dụng cụ diệt khuẩn tăng đáng kể. Không ít cá nhân đã nhân cơ hội trục lợi bằng cách ép giá người dân. Một hộp khẩu trang 50 cái thông thường có giá 50.000 VND nay đã được nâng lên “trên trời” với mức giá 200.000 VND thậm chí còn nhiều hơn. Đây là hình thức kinh doanh đáng chê bai, phê phán của những kẻ “xấu”. - Một hoạt động kinh doanh được đánh giá là đạo đức hay phi đạo đức khi nó được đánh giá, phân tích tính đúng sai, thực dụng theo các nguyên tắc riêng của cá nhân, tổ chức. Đạo đức trong kinh doanh chỉ có thể quyết định bởi lương tâm cá nhân nói riêng hay bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp nói chung. Ví dụ 2: Hình thức cho vay nặng lãi Hiện nay, các hình thức cho vay nặng lại không cần thế chấp được quảng được quảng bá rộng rãi. Cụ thể là “con nợ” sẽ được vay một số tiền mong muốn và sẽ phải trả một khoản lãi lớn trong thời gian nhất định, nếu trễ hạn thì phải trả thêm lãi ngày. Nếu không có khả năng thanh toán khoản vay thì chủ nợ sẽ tìm đến nhà dọa nạt, cưỡng chế, lấy những tài sản có giá trị như: nhà cửa, xe cộ,…. Hình thức kinh doanh này không trái pháp luật nhưng mang tính phi đạo đức, lợi dụng khó khăn của người khác để kiếm lời. - Theo em không phải tất cả các hành vi phi đạo đức đều vi phạm pháp luật : Bởi vì pháp luật không có đủ quyền hạn để phán xét hay can thiệp đến những hành động, quyết định của các nhân, doanh nghiệp liên quan đến lương tâm hay những khía cạnh không mang tính pháp lý. Pháp luật chỉ có thể can thiệp vào các trường hợp như tham ô, phá hoại môi trường,… Ví dụ 3: Ăn cắp chất xám A và B cùng nằm trong bộ phận sáng tạo thiết kế thời trang của công ty. Được giao nhiệm vụ phải đưa ý tưởng độc đáo cho mùa đông sắp tới. Trong khi A vẫn đang loay hoay thì B đã hoàn thành xong ý tưởng của mình. Tuy nhiên A đã vô tình thấy được bản phác thảo ý tưởng mà B bỏ quên tại bàn làm việc. Khi trình bày trước hội đồng A đã trắng trợn sao chép ý tưởng của B và giành được tán dương, khen thưởng. Hành động của A là vô cùng phi đạo đức trong kinh doanh. B biết rõ điều đó nhưng không thể làm gì được, B không thể kiện A vì tội sao chép ý tưởng của mình. Pháp luật không thể can thiệp vào tình huống này vì không thể áp đặt tiêu chuẩn đạo đức lên con người.

b) - Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ của một doanh nghiệp cam kết tối đa hóa tác động tích cực của nó và giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đối với xã hội. Ngày nay bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận, phát triển mô hình doanh thu,.. doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Cụ thể là cam kết về việc phát triển bền vững, bình đẳng về giới tính, không phân biệt chủng tộc, đào tạo và phát triển cộng đồng,… Điều này không chỉ giúp góp phần xây dựng cộng đồng mà còn là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Ví dụ 4: Sự hỗ trợ tận tâm của ông Phạm Nhật Vượng - Vingroup Cụ thể là khi tình hình dịch bệnh trong nước trở nên nghiêm trọng, ông đã không ngại ngần cho các nhà máy sản xuất ô tô tạm dừng để tiến hành sản xuất máy thở, đồng thời quyên góp 77 triệu USD cho các hoạt động cứu trọ Covid-19. Ngoài ra tập đoànVingroup cũng hỗ trợ các suất học bổng giá trị, gói chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc. Những hoạt động từ thiện là hình thức tiêu biểu của trách nhiệm xã hội. Điều này giúp nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp giúp tăng lợi nhuận và góp phần phát triển bền vững và xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp. - Phân biệt giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh:  

Trách nhiệm xã hội là sự tác động của các hoạt động của toàn bộ tổ chức đối với xã hội. Trong khi đó đạo đức kinh doanh thì liên quan đến các quyết định của cá nhân hoặc nhóm công việc Ví dụ 5: Vấn đề vi phạm đạo đức trong kinh doanh của công ty Formosa.

Cụ thể là vào năm 2016, do nước thải công nghiệp được xả chưa xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường biển. Dẫn đến hiện tượng thủy sản chết trên diện rộng, ô nhiễm môi trường biển,….gây nên thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì ích kỉ ham muốn tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp Formosa đã bỏ qua các chính sách đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường dẫn đến hậu quả nặng nề và phải bồi thường 500 triệu USD. Thậm chí đến ngày nay, khi nhắc đến Formosa người ta vẫn không quên được sự việc trên. Điều này khiến giá trị thương hiệu bị giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đây là cái giá cho việc coi thường trách nhiệm xã hội. - Vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề trách nhiệm xã hội :

Vấn đề bảo vệ môi trường

Sự ô nhiễm

Xã hội đang yêu cầu nước sạch

Năng lượng thay thế

Mưa axit và sự nóng lên toàn cầu

Khai thác mỏ hợp lí và bảo vệ rừng nghèo

Giảm thiểu khí các-bon thải ra, thúc đẩy các nguồn năng lượng thay thế

- Giải pháp:    

Tái chế các chất thải sản xuất nếu có thể như nhôm, nhựa, thủy tinh,… Chú trọng đến quy trình xử lý nước thải. Tận dụng các nguồn năng lượng xanh có sẵn như: mặt trời, gió, thủy triều,… Tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Câu 2: a)

Tháp cấp bậc nhu cầu của Maslow

Nhu cầầu th ể hiệ n Nhu cầầu đ ượ c tôn tr ọ ng Nhu cầầu vềầ xã h ộ i Nhu cầầu an toàn Nhu cầầu sinh lý











Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu cơ bản nhất và đầu tiên được đáp ứng, những yếu tố cần thiết cho cuộc sống - nước, thức ăn, chỗ ở và quần áo Ví dụ: Bạn cần ăn uống để sống, khi đạt được nhu cầu này thì bạn sẽ muốn trải nghiệm những món ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu liên quan đến việc bảo vệ khỏi những tổn hại về bản thân kinh tế. Ví dụ: Tại Mỹ, bạo loạn hay khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên chỉnh phủ đã ban hành luật lệ : người dân có thể mang súng theo người một cách hợp pháp. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu về sự yêu thương, sự đồng hành và tình bạn. Ví dụ: Ai ai cũng có nhu cầu được yêu thương, quan tâm, được chia sẻ, lắng nghe. Cha mẹ khi già luôn luôn muốn được con cái sum vầy, quan tâm chăm sóc. Nhu cầu được kính trọng : Nhu cầu được kính trọng– cả lòng tự trọng và sự tôn trọng từ người khác. Ví dụ: Khi bạn làm việc đủ lâu 5 năm hay 10 năm trong một công ty, bạn muốn có một vị trí quan trọng trong công ty như quản lý, tổ trưởng,.. Muốn là một người có tiếng nói, được tôn trọng trong công ty. Nhu cầu thể hiện bản thân: Nhu cầu được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống và làm việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Ví dụ: Sẽ đến lúc bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại, và mong muốn được làm điều mình thích như đi du lịch, cắm trại, hoặc theo đuổi công việc mơ ước chẳng hạn.

b) Vì sao tháp nhu cầu của Maslow quan trọng đối với các nhà quản lý: Với tư cách là một người quản lí, việc thấu hiểu nhân viên của mình đang nằm trong mức nhu cầu nào của tháp Maslow sẽ cho bạn biết cách nào giúp nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao nhất: -

-

-

-

-

Nhu cầu sinh lý có thể được đáp ứng quá các hình thức trả lương tốt, hợp lí, cung cấp các bữa ăn hằng ngày miễn phí, dịch vụ hỗ trợ đi lại, đồng thời đưa ra các mức khen thưởng hợp lí cho những cá nhân nổi bật, đóng góp tích cho công ty. Nhu cầu an toàn có thể được đáp ứng bằng cách đảo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào, chu cấp BHXH cho nhân viên. Nhu cầu xã hội có thể được đáp ứng bằng cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa của công ty, liên hoan,… để phát triển mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa sếp và nhân viên. Hay có thể thành lập một phòng tư vấn tâm lý ngay tại công ty nơi nhân viên có thể tìm đến để có được lời khuyên, giải pháp từ chuyên gia hay đơn giản chỉ là một lời động viên, lắng nghe. Nhu cầu được kinh trọng có thể được đáp ứng bằng cách lắng nghe những ý muốn, sáng kiến của nhân viên. Đồng thời tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của các cá nhân một cách rộng rãi. Nhu cầu thể hiện bản thân có thể được đáp ứng bằng cách thực hiện đầu tư các dự án Start-up của các nhân viên có ý tưởng sáng tạo. Tùy vào tiềm năng của dự án mà đưa ra các khoản ngân sách phù hợp.

c) Với tư cách gần như đã vô địch vào năm ngoái và hiện đang làm việc vô cùng chăm chỉ vì nghĩ mình có thể chiến thắng (khả năng) và thực sự muốn có chuyến đi (mức độ khao khát) Theo em trường hợp của Hiếu là minh chứng cho lý thuyết kỳ vọng: Giả định rằng động lực không chỉ phụ thuộc vào mức độ khao khát một cái gì đó của một người, mà còn phụ thuộc vào khả năng mà người đó có được để đạt được nó.

Câu 3: a) Mô hình kinh doanh đa cấp và mặt trái của nó - Hiện nay, kinh doanh theo mô hình đa cấp không còn xa lạ, và dường như đây là một kiểu kinh doanh rất phổ biến và được đánh giá là một hình thức kinh doanh có hiệu quả cao. Trong Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ ban hành, tại

Điều 3 đã định nghĩa: ‘Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.’ Nói một cách đơn giản, thì nó là một hình thức tiếp thị để kinh doanh các mặt hàng dịch vụ theo một hệ thống gồm nhiều cấp và các nhánh khác nhau. Đồng thời, các nhà phân phối sẽ được hưởng lợi, hoa hồng dựa theo kết quả các mặt hàng sản phẩm mà họ đã thành công đưa đến khách hàng, người tiêu dùng. Điển hình cho sự thành công khi áp dụng mô hình kinh doanh này không thể không nhắc đến các tập đoàn lớn như Colgate, Coca-Cola,… Thấy được sự thành công đó, hiện nay mô hình kinh doanh đa cấp đang trở thành xu hướng và rất nhiều công ty áp dụng mô hình này như một chiến lược kinh doanh. Vậy mô hình kinh doanh này có lợi gì so với mô hình kinh doanh truyền thống mà lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng như vậy? Theo truyền thống, để sản phẩm và dịch vụ đến được với người tiêu dung thì cần trải qua các giai đoạn sau đây : Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng. Vì thế, số vốn mà nhà sản xuất phải chi trả cho các bước trung gian là rất nhiều, ví dụ như cho việc tiếp thị, khuyến mãi, các khoản chi trả cho nhân lực và vô số khoản tiền khác. Nhưng đến với mô hình kinh doanh đa cấp, các giai đoạn sẽ được rút gọn và đơn giản hóa rất nhiều, chỉ cần nhà sản xuất => người tiêu dùng. Vì người tham gia mạng lưới này nhận hoa hồng trực tiếp thông qua số hàng họ đưa được đến khách hàng nên họ vừa là một cộng tác viên của nhà sản xuất và cũng vừa là một khách hàng của nhà sản xuất. Vậy nên về phía nhà sản xuất hay các công ty kinh doanh đa cấp họ vẫn bán được sản phẩm nhưng không cần tốn quá nhiều chi phí để chi trả cho các khoản trung gian như các công ty theo mô hình kinh doanh truyền thống. Vì tiếp thị trong mô hình kinh doanh đa cấp là hình thức tiếp thị qua lời nói, truyền miệng nên giá thành của sản phẩm sẽ được giảm đáng kể. Và khách hàng sẽ là những người được hưởng lợi ích này. -

Mặt trái của mô hình kinh doanh đa cấp:

Mặc dù kinh doanh theo mô hình đa cấp được đánh là là một cách thức kinh doanh có hiệu quả, nhưng nó chỉ phù hợp với những đất nước đã phát triển và người dân có trách nhiệm và ý thức pháp luật. Đối với những đất nước đang trên đà phát triển khi các doanh nghiệp áp dụng mô hình này vào thì sẽ mang lại một số mặt tiêu cực có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sự phát triển xã hội của quốc gia đó, vì họ đã dễ dàng lợi dụng sự phức tạp của mô hình kinh doanh này. Dễ thấy như ở Việt Nam ta, kinh doanh đa cấp đang càng ngày là một mối nguy hiểm cho những người đang mới bắt đầu khởi nghiệp mà muốn đến nhanh tới con đường của sự thành công trong sự nghiệp. Mục đích khi áp dụng mô hình kinh doanh đa cấp là nhằm tiết kiệm được nhiều chi phí về các khoản trung gian. Ngược lại, các doanh nghiệp đa cấp ở Việt Nam hầu như đều chỉ quan tâm đến số mặt hàng mà họ sẽ phân phối bất kể chất lượng sản phẩm kém như thế nào. Do vậy nên rất nhiều người đã mất tiền oan khi mắc phải cái bẫy của những mặt hàng vô bổ, kém chất lượng.

Tuy nhiên, nó không dừng lại ở đó, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế của đất nước. Cụ thể như, ở Việt Nam, nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu, nhiều chủ doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để cung cấp những vật phẩm phục vụ cho nông nghiệp chất lượng thấp, vì thế sẽ tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp không đạt tiêu chuẩn ra ngoài thị trường, và gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Vì đa phần những người dính vào thường là những người lao động nghèo và các bạn trẻ mới ra trường với mong muốn được giàu nhanh, nên nó còn góp phần làm kiệt quệ sức dân và đẩy mạnh sự bần cùng hóa trong một bộ phận người dân hiện nay. Về mặt xã hội, nó còn gây ra sự mất đoàn kết trong một tập thể đất nước. Nhiều người bị mất tiền oan và nhận lại là sự trải nghiệm sản phẩm cực kì tệ nên dần dần nhiều người không còn dành sự tin tưởng của bản thân cho bất kì ai. Bên cạnh đó, kiểu kinh doanh này còn góp phần khơi dậy sự tha hóa và lòng tham vô đáy của con người. Vì đứng trước nguy cơ bị mất vốn, người ta sẽ dung cách tương tự trước đó để bắt đầu dụ dỗ những người khác, và biến họ thành nạn nhân. Chính vì thế, hình thức kinh doanh này đôi khi còn gây rất nhiều tác động tiêu cực đến một đất nước. Không chỉ đứng trước nguy cơ khủng hoảng của nền kinh tế, mà còn khiến cả xã hội xáo trộn đi những giá trị đạo đức vốn có. Vì những vụ lợi về vật chất mà con người có thể bất chấp nghĩ ra nhiều cách khác nhau để lừa lọc tiền bạc và lòng tin của người khác.

b) Lí do tại sao nhiều người lại muốn khởi nghiệp bằng con đường này và các cách lôi kéo người tham gia của các công ty đa cấp - Nắm bắt được nhiều lợi ích của mô hình kinh doanh đa cấp, rất nhiều công ty lừa đảo đội lớp kinh doanh đa cấp xuất hiện trên thị trường ngày nay. Như trên đề bài đề cập đến, người tham gia mô hình đa cấp tính ra chỉ nhận được khoảng 2 triệu/ tháng, nhưng lại được rất nhiều người đa phần là các bạn trẻ và người lao động đang muốn khởi nghiệp một cách dễ dàng nên đã lao đầu vào với mong muốn kiếm được hàng tỉ đồng một năm. Đa số người tham gia đã tin những thông tin bị ‘ thần thánh hóa ‘ về những lợi ích của kinh doanh đa cấp, và bản thân họ cũng như là một khách hàng. Các công ty, tổ chức đa cấp lừa đảo thường vẽ ra một thiên đường trong kinh doanh, khởi nghiệp không cần trải qua các gian khổ, dễ dàng đến được sự thành công trên con đường sự nghiệp từ những tiền hoa hồng và phần trăm chiết khấu cao. Và họ thường truyền đạt vẻ hòa nhoáng ảo này thông qua các buổi thuyết trình ở quán cà phê, hay ở một buổi thuyết trình hay một buổi tập huấn, cùng với những nhân chứng thành công giả mà đã được họ sắp đặt trước. Vì thế phần lớn những người bị dụ dỗ lôi kéo thường là những người đang muốn khởi nghiệp và kiếm nhiều tiền một cách nhanh chóng. Vì để chiếm được lòng tin của những người tham gia, các doanh nghiệp đa cấp bất chính đã làm tạo ra rất nhiều cách lừa lọc và dụ dỗ. Các doanh nghiệp đó sẽ kêu gọi một số vốn từ người tham gia, và hứa rằng họ sẽ được nhận lại tiền lãi cao gấp nhiều lần so với số vốn đã bỏ ra. Khi đó, các tổ chức lừa đảo sẽ truyền tải đến người tham gia cách để lấy hoa hồng bằng cách lôi kéo những người khác vào cùng tham gia giống họ, vì càng nhiều người tham gia thì tiền vốn sẽ càng cao, và họ sẽ được hưởng hoa hồng từ cách thức này. Như vậy, hoa hồng mà họ được hưởng không

phải từ các hàng hóa mặt hàng được bán ra, mà thực chất là từ việc lôi kéo nhiều người tham gia, để lấy vốn của người này thành tiền hoa hồng của người kia. Hơn thế, mô hình kinh doanh đa cấp lừa đảo này còn mang tính chiếm dụng vốn của người tham gia. Để chiếm được lòng tin của người tham gia, họ sẽ đáp ứng đầy đủ các điều khoản, cũng như tiền hưởng lợi khi người tham gia trong những lần đầu tiên. Khi có được sự tin cậy từ những người tham gia, họ sẽ yêu cầu những người tham gia này phải bỏ vốn để lấy các mặt hàng, sản phẩm sau đó độc lập phân phối các sản phẩm đó đến người tiêu dung. Người tham gia đã thấy được nhiều ích lợi từ những lần phân phối trước nên phần lớn họ đều đồng ý để trở thành khách hàng mua với số lượng lớn. Và đương nhiên các nhà phân phối sẽ không có quyền lợi và nghĩa vụ nào với khách hàng của họ. Khi đó, người tham gia dần không bán cũng như không đưa được các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng như các lần trước. Dần dần họ nhận ra được là bản thân đã bị lừa đảo bởi các công ty, tổ chức này. Bên cạnh đó, vì không còn trách nhiệm từ những nhà phân phối nên vô tình họ đã trở thành nhà phân phối nhỏ lẻ hơn, và họ sẽ là những người trực tiếp chịu mọi trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như đánh đổi cả uy tín của bản thân nếu khách hàng của họ nhận được trải nghiệm tệ về sản phẩm kém chất lượng. Tóm lại, vì đánh vào mong muốn làm giàu của nhiều người nên đã thúc đẩy sự hình thành của mô hình đa cấp bất chính vào xã hội ngày nay. Những doanh nghiệp bất chính này sẽ làm đủ mọi hình thức và chung quy lại đều để chiếm dụng lòng tin và lợi dụng lòng tham của con người để đạt được mục đích về mặt vật chất cho chính bản thân mình.

c) Một số ví dụ về luật pháp Việt Nam và các nước đã quy định kiểm soát kinh doanh đa cấp.

-

Cấm hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc; hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Cấm ung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

-

Cấm yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

-

Cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đị...


Similar Free PDFs