Tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2019 - 2020 PDF

Title Tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2019 - 2020
Course Kinh te doi ngoai
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 39
File Size 954.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 317
Total Views 555

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ--------♣♣♣♣♣--------TIỂU LUẬNMÔN HỌC: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚIGIAI ĐOẠN 2010 – 2020 Vũ Ngọc Anh 1911110469 Đoàn Văn Kiên 1911110211 Nguyễn Phương Linh 1911110225 Chu Yến Nhi 1911110300 M...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------♣♣♣♣♣--------

MÔN HỌC: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 1. Vũ Ngọc Anh 2. Đoàn Văn Kiên 3. Nguyễn Phương Linh 4. Chu Yến Nhi

1911110469 1911110211 1911110225 1911110300

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. QUY MÔ GDP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI .....................................6

1. Quy mô GDP của thế giới........................................................................................6 1.1. Sơ lược về quy mô GDP thế giới.........................................................................6 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô GDP thế giới..........................................7 1.2.1. Toàn cầu hóa................................................................................................. 8 1.2.2. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật...........................................................9 1.2.3. Các quy định về tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư...........................10 1.3. Liên hệ với Việt Nam........................................................................................12 2. Cơ cấu kinh tế thế giới...........................................................................................13 2.1. Các khái niệm....................................................................................................13

2.2. Biến động trong cơ cấu kinh tế thế giới.............................................................14 2.3. Nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới...............................15 2.3.1. Những yếu tố dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ..........................15 2.3.2. Vị trí của ngành dịch vụ..............................................................................16 2.4. Liên hệ với Việt Nam........................................................................................17 3. TOP 10 nước có quy mô có quy mô GDP lớn nhất thế giới.................................18 4. Tác động của dịch bệnh Covid-19 và triển vọng, xu hướng phát triển của KTTG.......................................................................................................................... 21 4.1. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sự phát triển KTTG..............................21 4.2. Triển vọng và xu hướng phát triển của nền KTTG............................................22 4.2.1. Triển vọng...................................................................................................22 4.2.2. Những xu hướng tiêu biểu..........................................................................23 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ....................................... 23 1. Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới...............................................................25 2. Tình hình thương mại dịch vụ..............................................................................26 2.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới........................................................26 2.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ...............................................................................27 2.3. 10 nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới năm 2019...............28 3. Tình hình thương mại hàng hóa...........................................................................28 3.1. Tổng kim ngạch XK hàng hóa thế giới..............................................................28 3.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa.............................................................................31 3.3. Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất năm 2019..................31 CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ..............................33 1. Những cuộc cách mạng đã và đang diễn ra trên thế giới....................................33 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc CMCN 4.0)..................................34 2.1. Khái niệm.......................................................................................................... 34 2.2. Bối cảnh lịch sử.................................................................................................34 2.3. Những trụ cột trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0......................................35 2.3.1. IoT.............................................................................................................. 35 2.3.2. Big Data......................................................................................................35 2.3.3. AI (Trí tuệ nhân tạo)...................................................................................35 2.4. Sự thay đổi sâu sắc và hệ thống.........................................................................36 2.5. Vai trò đối với phát triển kinh tế, thương mại thế giới.......................................36

LỜI MỞ ĐẦU Cách đây hơn 1 thập niên, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu với việc Ngân hàng Lehman Brothers Holdings (Mỹ) nộp đơn xin phá sản vào ngày 15/9/2008 sau 158 năm hoạt động. Cùng ngày, một tập đoàn ngân hàng lớn khác của Mỹ là Merrill Lynch tuyên bố sáp nhập với Bank of America do thua lỗ từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở cũng tại Mỹ. Ngân hàng Lehman Brothers phá sản đã để lại một khoản nợ khổng lồ gần 700 tỷ USD, gây ra sự hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, kéo theo cỗ xe kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng khiến nền kinh tế toàn cầu thất thoát 4.500 tỷ USD vào năm 2009. Nước Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới lâm vào suy thoái. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước ngoài nước Mỹ. Các ngân hàng châu Âu đã cạn nguồn USD để trả cho các khoản vay bằng đồng USD. Cuối cùng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đứng ra làm bên cho vay cuối cùng, cung cấp đến khoảng 1.000 tỷ USD thanh khoản. Các chuyên gia kinh tế nhận định cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930. Giai đoạn 2010 – 2020, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn hậu khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế thế giới hiện nay đã trải qua những chuyển biến tích cực đan xen với những rủi ro tiềm ẩn. Tăng trưởng kinh tế thế giới đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, toàn cầu hóa tiếp tục gia tăng nhưng vẫn đứng trước nguy cơ bảo hộ và tỷ lệ lạm phát, hệ thống tài chính – tiền tệ ổn định nhưng ẩn chứa nguy cơ bất ổn. Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động nhưng sự tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn làm cho tình hình khu vực diễn biến phức tạp, rất khó đoán định. Chính vì thế, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2020 để thấy được những sự biến chuyển của thế giới trong thời gian vừa qua. Đề tài gồm 3 phần chính: CHƯƠNG 1: QUY MÔ GDP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 1: QUY MÔ GDP VÀ CƠ CẤU KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Quy mô GDP của thế giới

1.1. Sơ lược về quy mô GDP thế giới  Khái niệm và ý nghĩa của chỉ số GDP GDP là từ viết tắt của “Gross Domestic Product”, tức “tổng sản phẩm quốc nội”. Đây là một chỉ số kinh tế vĩ mô, đo lường giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa – dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là một quốc gia) và trong một thời kỳ nhất định (thường là trong một năm). Cũng giống như GDP của một quốc gia, quy mô GDP toàn thế giới là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và sự biến động của giá hàng hóa – dịch vụ theo thời gian. Quy mô GDP toàn cầu cũng giúp các nhà kinh tế hiểu biết rõ hơn về tình trạng nền kinh tế thế giới: chỉ số này suy giảm sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế thế giới và có thể dẫn đến các hiện tượng kinh tế bất ổn như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đồng tiền mất giá, và thậm chí là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.  Quy mô GDP thế giới giai đoạn 2010 – 2019 Nhìn chung, quy mô GDP toàn thế giới đã có sự tăng trưởng vượt bậc kể từ những năm 1960. Cụ thể, theo như thống kê của ngân hàng thế giới World Bank, chỉ số này đã tăng từ 1,369 tỷ USD lên đến 87,799 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp trên 63 lần trong 60 năm.

Obj ect3

Trong đó, ghi nhận sự phát triển vượt bậc của quy mô GDP thế giới trong giai đoạn những năm 2000 đến nay, từ 33,624 tỷ USD vào năm 2000 lên 87,799 tỷ USD vào năm 2019, tăng 54,175 tỷ USD trong gần 20 năm. Tuy rằng có sự giảm sút trong quy mô GDP toàn cầu vào những năm 2008 – 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, song trong giai đoạn những năm tiếp theo từ năm Nguồồn: worldbank.org. Available at: https://bitly.com.vn/webg0r 2010 đến Biểu đồ 1

năm 2019, nền kinh tế thế giới phục hồi và có sự khởi sắc, được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: Dựa vào biểu đồ trên, ta nhận thấy, xu hướng chung của quy mô GDP thế giới trong giai đoạn này là tăng. Cụ thể, GDP toàn cầu đã tăng từ 66,126 tỷ USD vào năm 2010 lên 87,779 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp 32.78% so với năm đầu giai đoạn. Mặc dù có sự suy giảm nhẹ vào năm 2015: từ 79,455 tỷ USD xuống 75,218% – giảm khoảng 6.4% so với năm 2014, tuy nhiên, quy mô GDP thế giới đã tăng trở lại vào năm 2016 và giữ vững đà tăng trưởng vào những năm tiếp theo của giai đoạn. Trên thực tế, theo như thống kê của World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2010 – 2019 đều là tăng trưởng dương.

Obj ect5

Tuy nhiên, từ đồ thị trên, ta cũng thấy được, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới qua các năm là không ổn định, dao động trong khoảng từ 2% đến 4.5%. Như vậy, vẫn còn tồn tại nhiều những bất ổn trong nền kinh tế thế giới. Một ví dụ điển hình là tình trạng giảm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, đồng nội tệ mất giá ở các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và việc giá nguyên liệu và dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đã dẫn đến sự giảm sút trong GDP toàn cầu năm 2015. Tuy vậy, nhưng nhìn chung thì ta có thể đánh giá rằng, tình trạng nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2010 – 2019 là đang trên đà tăng trưởng, biểu hiện rõ ràng qua xu hướng tăng của quy mô GDP toàn cầu. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô GDP thế giới Có rất nhiều nhân tố gây ảnh hưởng lên quy mô GDP thế giới. Trong đây, chúng ta sẽ bàn về các nhân tố có tác động trực tiếp lên quy mô GDP toàn cầu. Đó là toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và quy định cho phép tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư trong các quốc gia nói riêng và toàn quốc tế nói chung. Nguồồn:worldbank.org. Available at: https://bitly.com.vn/8oi4yn

Biểu đồ 3

1.2.1. Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô GDP toàn cầu. Đây là quá trình gia tăng sự liên kết, hợp tác giữa tất cả các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trên tất cả các lĩnh vực bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng. Trong đó, kinh tế là lĩnh vực trụ cột của toàn cầu hóa, tác động đến các lĩnh vực khác. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra với một cường độ mạnh mẽ và nhanh chóng, mang đến nhiều tác động tích cực lên sự tăng trưởng của quy mô GDP toàn cầu. Biểu hiện của điều này là việc các quan hệ kinh tế quốc tế đang diễn ra với phạm vi, quy mô, cường độ ngày càng lớn, ta sẽ bàn rõ hơn ở phần sau. Một biểu hiện khác là các liên kết kinh tế quốc tế cũng gia tăng nhanh chóng, được biểu hiện qua sự phát triển của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn hợp tác, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và số lượng của các hiệp định tự do hóa thương mại trên thế giới. Theo WTO, vào năm 1960, trên thế giới chỉ có khoảng 2 RTAs – viết tắt của “Regional Trade Agreements”, tức “hiệp định thương mại khu vực” quy định về tự do thương mại giữa các nước thành viên. Năm 2021, con số này đã tăng lên thành 341 RTAs có hiệu lực. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 – 2020, khi toàn cầu hóa diễn ra càng mạnh mẽ, số lượng các hiệp định thương mại khu vực được ký kết qua mỗi năm ngày càng tăng, được biểu hiện qua biểu đồ dưới đây:

Obj ect7

Nguồồn:rtais.wto.org. Available at: https://bitly.com.vn/o5r87b

Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa đối với sự phát triển của quy mô GDP quốc tế là, nó giúp cho thương mại quốc tế phát triển. Quá trình này còn thúc đẩy việc lưu chuyển các dòng vốn đầu tư, công nghệ và lao động, tận dụng lợi thế trong từng quốc gia, khai thác nguồn lực quốc tế để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh càng thêm hiệu quả. Tất cả những điều này đều góp phần tạo điều kiện cho quy mô GDP quốc tế tăng lên. Đối với các nền kinh tế quốc dân, toàn cầu hóa khiến cho các sản

Biểu đồ 4

phẩm ngoại dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong nước, gia tăng sự đa dạng trong lựa chọn các sản phẩm phục vụ sinh hoạt, đồng thời cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế các nước. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, toàn cầu hóa cũng làm phát sinh nhiều vấn đề bất ổn, tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu và sự tăng trưởng của quy mô GDP quốc tế. Thứ nhất, nó làm gia tăng giảm cách giàu nghèo, kéo dài khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Thứ hai, nó gia tăng sự phụ thuộc của các quốc gia vào bên ngoài, khiến cho các nước dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do sự biến động của thế giới. Trên thực tế, khi dịch bệnh bùng nổ vào cuối năm 2019 – đầu năm 2020 khiến cho các chuỗi cung ứng quốc tế bị đứt gãy, nhiều nước lớn thường nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng thiết yếu từ nước ngoài đã không có đủ khẩu trang để phân phối của người dân phòng dịch, gây ra những bất ổn kinh tế – xã hội nghiêm trọng. Thứ ba, cạnh tranh kinh tế giữa các nước ngày càng khốc liệt, làm gia tăng tranh chấp và xung đột kinh tế. Và thứ tư, toàn cầu hóa cũng làm tăng thêm những thách thức mang tính toàn cầu như chảy máu chất xám, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh…. 1.2.2. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật Khoa học – kỹ thuật phát triển cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô GDP thế giới. Sự bùng nổ của những cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu những cột mốc phát triển của khoa học – kỹ thuật luôn mang lại cho nền kinh tế thế giới lợi ích to lớn, đóng góp một phần lớn vào quy mô GDP toàn cầu, điều này sẽ được nói rõ hơn trong chương III với nội dung là sự phát triển của khoa học – công nghệ của bài tiểu luận.

Obj ect9

Hiểu rõ được điều đó, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã mạnh dạn đầu tư cho khoa học – công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng các thành tựu của nhân loại trong lĩnh vực Nguồồn: oecd.org. Available at: https://bitly.com.vn/590xtr này vào trong sản xuất và đời sống. Biểu đồ 5

Chi phí đầu tư, nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ cũng tăng lên theo thời gian, được biểu hiện bởi biểu đồ dưới đây: Mặc dù phần trăm chi tiêu cho R&D cho các nước OECD nói chung, cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều dao động lên xuống theo từng năm, nhưng xét về tổng thể thì chúng vẫn tăng trong cả giai đoạn. Cụ thể, OECD tăng từ 2.3% lên 2.4%, Hoa Kỳ tăng từ 2.7% lên 2.8% và Nhật Bản tăng từ 3.1% lên 3.3%. Trong khi đó, Trung Quốc – nền kinh tế đã có những bước đột phá lớn trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu thì có tỷ lệ phần trăm dành cho R&D tăng theo từng năm, và trong cả giai đoạn, đã tăng từ 1.7% lên 2.1%, tức là tăng 0.4% trong 8 năm. Hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, khoa học – công nghệ cũng đã có thể di chuyển giữa các quốc gia. Việc chuyển giao, mua bán các thành tựu khoa học – công nghệ quốc tế trở nên phổ biến, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu các tài sản trí tuệ cũng gia tăng, đến năm 2018 đã đạt xấp xỉ 400 tỷ USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Điều này không những trực tiếp đóng góp một phần vào thương mại quốc tế, gia tăng quy mô GDP toàn cầu, mà còn nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi quốc gia, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thế giới phát triển bền vững. 1.2.3. Các quy định về tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư Đây là một trong những hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế: ảnh hưởng của quá trình này đã khiến cho các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, ngày càng được tự do hóa. Biểu hiện rõ ràng nhất của xu hướng này là việc rào cản kinh tế giữa các nước dần được dỡ bỏ thông qua việc ký kết các cam kết, hiệp định khu vực. Theo đó, các nước sẽ có các chính sách gỡ bỏ hoặc giảm thiểu mức thuế quan, tăng hạn ngạch thương mại để thúc đẩy lưu thông hàng hóa – dịch vụ, hoặc ưu đãi đất đai và các loại thuế cho doanh nghiệp nước ngoài để thu hút các dòng vốn đầu tư quốc tế. Dưới ảnh hưởng của những quy định về tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, mức thuế quan trung bình trên thế giới đã dần giảm xuống. Cùng với đó, quy mô dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới FDI cũng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Những điều này được biểu hiện qua 2 biểu đồ dưới đây:

Obj ect1 1

Biểu đồ 6

Với việc các rào cản giữa các nước ngày càng được hạ thấp, thương mại quốc tế được thúc đẩy phát triển, tức là việc xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ giữa các nước diễn ra ngày càng thuận lợi, nhóm tác giả sẽ dẫn chứng rõ ràng hơn về điều này ở chương sau bàn về tình hình thương mại quốc tế. Xuất nhập khẩu phát triển cũng đóng góp một phần lớn vào trong quy mô GDP toàn cầu. Đầu tư quốc tế gia tăng cũng khiến cho quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn được mở rộng, đem lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế quốc dân và cả nền kinh tế toàn cầu.

Obj ect1 4

Nguồồn: unctad.org. Available at: https://bitly.com.vn/wfmvug

Biểu đồ 7

Như vậy, những quy định về tự do hóa thương mại cũng như tự do hóa đầu tư đã tạo nên một thị trường toàn cầu, hình thành các nguyên tắc chung và thống nhất đảm bảo cho thị trường lớn này hoạt động hiệu quả cạnh tranh lành mạnh. Từ đó, đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng ổn định của quy mô GDP toàn cầu, thúc đẩy nền kinh tế quốc tế phát triển. 1.3. Liên hệ với Việt Nam Cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và quy mô GDP toàn cầu nói riêng, Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019 cũng gặt hái được nhiều thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế, được biểu hiện qua biểu đồ biểu diễn sự quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới đây:

Nguồồn: worldbank.org Obj ect1 7

Nguồồn: worldbank.org. Available at: https://bitly.com.vn/mtglq2 https://bitly.com.vn/qsr3xg Trong Biểu đồ 8 những năm 2010 – 2019, quy mô GDP của nước ta đang trên đà tăng khá ổn định, và đã tăng từ khoảng 116 tỷ USD lên 262 tỷ USD trong cả giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng nhìn chung là nhanh và bền vững, dao động từ 5% đến trên 7%. Xét riêng năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nước ta giảm xuống còn 2.91% do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, nhưng đó vẫn là mức tăng trưởng ấn tượng trong khi hầu hết các nền kinh tế khác ghi nhận tăng trưởng âm. Như vậy, nếu như thành tựu năm 2020 là kết quả xứng đáng cho những quyết sách kịp thời của những nhà lãnh đạo đứng đầu và sự đồng lòng nhất trí của người dân, thì những con số trong suốt giai đoạn 2010 – 2019 trước đó cũng góp phần khẳng định định hướng phát triển kinh tế của chính phủ là con đường đúng đắn. Trong đó, Việt Nam đã xác định những động lực lớn của tăng trưởng kinh tế nói chung và quy mô GDP nói riêng là hội nhập quốc tế; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ; tình hình chính trị ổn định và những cam kết, ưu đãi từ chính phủ… Việt Nam bắt đầu tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kể từ khi chính thức tham gia vào WTO (2007), sau đó tiếp tục đẩy tiến trình này lên tầm mức cao hơn khi ký kết hàng loạt các hiệp định kinh tế thế hệ mới. Điển hình là Hiệp định Thương

mại tự do khu vực ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC (2015), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA (2015), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU EVFTA (2020) … Đây là những hiệp định sẽ tạo sự bứt phá mạnh trong tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Việt Nam cũng là một quốc gia thu hút lượng lớn các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà...


Similar Free PDFs