TƯ PHÁP QUỐC TẾ PDF

Title TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Course Luật kinh tế
Institution Van Lang University
Pages 14
File Size 298.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 106
Total Views 779

Summary

Download TƯ PHÁP QUỐC TẾ PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ------

KHOA LUẬT BÀI TẬP NHÓM Đề tài: Phân tích và lấy ví dụ về thẩm quyền Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài Môn: Tư pháp quốc tế Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Bích Hải Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Mã LHP: 212_DLK0210_02

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 3 năm 2022

NHÓM 4 Đề tài: Phân tích và lấy ví dụ về thẩm quyền Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài ST T 1

Mã số viên

sinh Họ và tên

Công việc thực Đánh hiện giá %

197LK08930

Tăng Thành Luật

Tìm ví dụ

197LK08935

Nguyễn Thị Khánh Ly

Chỉnh sửa file 100% word

3

197LK21574

Nguyễn Trà My

Phân tích

100%

4

197LK30931

Đặng Từ Thúy Nga

Thuyết trình

100%

197LK08968

Huỳnh Thị Thúy Ngân

Phân 100% công+Tổng hợp

6

197LK21579

Lê Hà Hiếu Ngân

Thuyết trình

100%

7

197LK21582

Lê Thị Thúy Ngân

Tìm ví dụ

100%

8

197LK08971

Nguyễn Hoàng Kim Ngân PowerPoint

100%

9

197LK30944

Nguyễn Đức Nghĩa

Powerpoint

100%

10

197LK21429

Lê Thị Bích Ngọc

Phân tích

100%

11

197LK08991

Phan Thị Bảo Ngọc

Phân tích

100%

2

5

100%

MỤC LỤC KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................................1

I. Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?.........................................................2

 Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:......................3

 Quy định của Pháp luật Việt Nam về thừa kế có yếu tố nước ngoài....4

 Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài...........................................5

II. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài.........5

III. Ví dụ về thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong vụ việc thừa kế tài

sản có yếu tố nước ngoài:................................................................................9

KHÁI QUÁT CHUNG Trong Tư pháp quốc tế, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, Tòa án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong những trường hợp này là rất quan trọng. Thông thường, các căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án các quốc gia sẽ được xây dựng dựa trên một số quy tắc như nơi cư trú của bị đơn, nơi có tài sản, nơi thực hiện hành vi, nơi có mối liên hệ mật thiết… Đồng thời, tùy thuộc vào mức độ gắn bó mà các vụ việc này sẽ được xếp vào hai nhóm là thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Ngoài ra, thực tiễn xét xử tại một số quốc gia cho thấy có những trường hợp Tòa án một quốc gia có căn cứ để xác định thẩm quyền của mình đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào đó nhưng vì những lý do nhất định mà họ lại không được quyền thụ lý. Các lý do này thông thường là do các chủ thể có quyền miễn trừ, các chủ thể đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc do không thuận lợi cho quá trình giải quyết của Tòa án đó… Các trường hợp này có thể gọi chung là những trường hợp giới hạn hay hạn chế thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tại Việt Nam, trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015), các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chưa được quy định một cách hệ thống. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này. Đến năm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết là BLTTDS 2004) nhưng các quy định về giới hạn thẩm quyền vẫn còn rất sơ sài. Mặc dù được quy định tại Điều 413 BLTTDS 2004 nhưng chỉ đề cấp đến

trường hợp bản án đã được công nhận hoặc được tuyên tại nước mà Việt Nam và nước đó có Điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài. Tất nhiên, vẫn còn một số trường hợp được quy định ở điều luật khác hoặc văn bản khác nhưng điều này dẫn đến sự thiếu hệ thống và khó khăn cho quá trình áp dụng. Với BLTTDS 2015, chúng ta đã có Điều 472 quy định khá đầy đủ về các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Đến nay, BLTTDS 2015 đã được chính thức áp dụng hơn ba năm, đây là thời gian chưa đủ dài để kiểm nghiệm sự hiệu quả hay bất cập mà Điều luật này mang lại trên thực tế. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và so sánh với pháp luật của một số nước, có thể thấy một số quy định tại Điều 472 của BLTTDS 2015 vẫn chưa được rõ ràng cũng như có một số điểm chưa hợp lý. Do đó, trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích về Điều 472 BLTTDS 2015 với mong muốn làm rõ và hoàn thiện hơn Điều luật này nói riêng và BLTTDS 2015 nói chung1.

I.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?  Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế  Đặc điểm của thừa kế trong tư pháp quốc tế: + Thứ nhất, thừa kế trong tư pháp quốc tế nói chung, trước tiên phải là quan hệ thừa kế được điều chỉnh theo pháp luật quốc gia. + Thứ hai, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

1 https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/tham-quyen-cua-toa-an-viet-nam-doi-voi-vu-viec-dan-su-coyeu-to-nuoc-ngoai-3033? fbclid=IwAR3hKMz4YB0SGJbcMIZ1lQL6G5c59RBGb9tTf8aEa6EL5QhWWy33dbaC8sY 2

+ Theo quy định tại pháp luật Việt Nam: Theo Khoản 2 Điều 663 của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là có đương sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài. Các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế.

 Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:  Chủ thế tham gia quan hệ thừa kế( cá nhân, tổ chức để lại hoặc cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.  Đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, điểu chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại.  Các bên tham gia quan hệ thừa kế là công dân Việt Nam nhưng việc. xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ thừa kế đó xảy ra ở nước ngoài.  Ngoài 3 yếu tố truyền thống như trên và được tái khẳng định tại khoản 2 điều 663 BLDS 2015 thì trong thực tiễn pháp luật các nước cũng có xuất hiện nhiều yếu tố khác, ví dụ, nơi cư trú ở nước ngoài, pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quan hệ thừa kế,.. đều được đánh giá là yếu tố nước ngoài.

3

 Quy định của Pháp luật Việt Nam về thừa kế có yếu tố nước ngoài  Đối với Việt Nam, vấn đề thừa kế theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật SHTT, Luật Doanh nghiệp, Luật nhà ở và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.  Theo quy định tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau: Điều 680. Thừa kế 1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. 2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Quy định này cơ bản là khá rõ ràng, phù hợp với thông lệ tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam Như vậy, đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng thừa kế theo pháp luật phải tuân theo quy định tại Điều 680 nói trên của BLDS 2015. Theo đó, quan hệ thừa kế theo pháp luật, gồm nhiều nội dung như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, phân chia di sản thừa kế( gồm cả động sản và bất động sản),.. đều phải tuân theo pháp luật của nước nơi người để lại tài sản thừa kế là công dân ngay trước khi chết. Việc thực hiện thừa kế đối với bất động sản tại Việt Nam được xác định theo khoản 2 điều 680 BLDS 2015, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này nghĩa rằng người hưởng di sản thừa kế hay người có quyền thừa kế (người sống) thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản như thế nào, có được sở hữu đối với di sản thừa kế hay không,.. hoàn toàn do pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định, nếu bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp pháp luật Việt Nam hạn chế người nước ngoài sở hữu bất động sản hoặc họ chỉ có 4

quyền sở hữu bất động sản với các điều kiện nhất định thì quy định đó phải được tôn trọng. Việc xác định một di sản thừa kế là bất động sản hay động sản được xác định theo điều 677 BLDS 2015. Điều 677: Phân loại tài sản Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

 Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Đối với việc thừa kế theo di chúc mang yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự quy định như sau: Điều 681: Di chúc 1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. 2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây: a. Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; b. Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; c. Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

II. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài

5

Về nguyên tắc, xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài khi không có điều ước quốc tế sẽ dựa vào Chương XXXVIII BLTTDS 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016). Theo khoản 1 Điều 464 BLTTDS thì vụ việc thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện:  Thứ nhất là vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án được liệt kê tại Chương 3 BLTTDS; Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. 9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 11. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 Thứ hai là vụ việc đó có ít nhất một trong những dấu hiệu được liệt kê tại khoản 1 Điều 469 quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam 6

(bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến các hoạt động vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; hoặc bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi,chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam...). Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. 1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

 b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;  c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;  d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;  đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;  e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

7

2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam 1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam: a.Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam b.Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam c. Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; 3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có

8

thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc quy định tại điều 28 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 29 của Bộ luật này c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

III. Ví dụ về thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong vụ việc thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài: Ông A là người nước ngoài (quốc tịch Nga) đầu tư tại Việt Nam, người đó có nhiều loại tài sản ở Việt Nam, gồm cả động sản (tiền tiết kiệm) và bất động

9

sản (căn hộ chung cư), người này có vợ tên B là người Việt Nam và một con là C 4 tuổi. Gia đình 3 người này sinh sống và định cư lâu dài tại TP. Hồ Chí Minh Sau một cơn đau tim, ông A này đã chết đột ngột, không có di chúc. Theo yêu cầu của vợ con ông A, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục để phân chia di sản thừa kế này.  Vì giữa Việt Nam và Nga có hiệp định tương trợ tư pháp nên chúng ta sẽ áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp Việt- Nga

Điều 42. Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về thừa kế 1. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết. 2. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết nơi có bất động sản đó. 3. Nếu tất cả động sản là di sản của công dân của Bên ký kết này ở trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, thì, theo đề nghị của một người thừa kế và được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế đã biết khác, cơ quan của Bên ký kết đó sẽ tiến hành các thủ tục giải quyết việc thừa kế.

Như vậy:  Bất động sản của ông A có tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam( Toà án Việt Nam)  Động sản của ông A thuộc thẩm quyền giải quyết của pháp luật Nga.  Tuy nhiên, toàn bộ động sản của ông A nằm hoàn toàn ở Việt Nam, cho nên nếu bà B( vợ ông A) có yêu cầu thì bên Toà án Việt Nam vẫn có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục giải quyết việc thừa kế.  Thẩm quyền giải quyết thủ tục chia di sản thừa kế này sẽ là thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh( ở đây là TP. Hồ Chí Minh)

10

Vợ con người đó sẽ được thừa kể cả căn nhà chung cư mà chồng, cha họ để lại tại Việt Nam theo sự phân chia mà luật nước ngoài đã quy định, ví dụ luật nước ngoài quy định mỗi mẹ con được 1/2 căn nhà. Tuy nhiên, vì căn nhà là bẩt động sản và bất động sản đó đang ở Việt Nam nên việc thực hiện quyền thừa kế đối với căn nhà này do pháp luật Việt Nam quy định. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống cỏ được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn do pháp luật nơi có bất động sản quy định. E.N.D

11...


Similar Free PDFs