Vi mô I Tóm tắt 15 chương tổng hợp các kiến thức PDF

Title Vi mô I Tóm tắt 15 chương tổng hợp các kiến thức
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 90
File Size 4.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 368
Total Views 879

Summary

KINH TẾ HỌC (ECONOMICS) LÀ GÌ? Kinh tế học (economics) là 1 bộ môn khoa học xã hội: nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lưc khan hiếm. để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu ngày càng tăng cho các thành viên trong xã hôi. Khan hiếm (scarcity): các nguồn lự...


Description

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

KINH TẾ HỌC (ECONOMICS) LÀ GÌ ? -

Kinh tế học (economics) là 1 bộ môn khoa học xã hội: + nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lưc khan hiếm. + để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. + nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu ngày càng tăng cho các thành viên trong xã hôi.

-

Khan hiếm (scarcity): các nguồn lực xã hội hạn chế và không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn, có giới hạn về nguồn lực và tài nguyên.

-

Kinh tế h ọc (economics): nghiên cứu cách thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm. KINH TẾ HỌC (ECONOMICS) KINH TẾ HỌC VI MÔ

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi

Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng

tiết, bộ phận riêng rẽ.

thể, toàn bộ.

Nghiên cứu hành vi của người tiêu

Nghiên cứu các vấn đề : sản lượng

dùng, người sản xuất.

quốc gia, việc làm, làm phát, tăng

Nhằm lý giải s ự hình thành và vận động

trưởng kinh tế, nợ công, …

giá cả sản phẩm trong từng dạng thị

 Đề ra các chính sách kinh tế nhằm

trường.

ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

KINH TẾ HỌC (ECONOMICS) KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC

KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG

Dưa ra quan điểm cá nhân về cách giải

Mô tả, giải thích, dự báo các vấn đề

quyết vấn đề kinh tế.

kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra.

Mang tính chủ quan.

Có tính khách quan và khoa học.

 Bất đồng quan điểm.

Vd : khi cà phê mất mùa => giá cà phê

Vd : nên khám chữa bệnh miễn phí cho tăng. người nghèo.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

1

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

CHƯƠNG 1: MƯỜI NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC ❖ CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? ➢ Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi Đưa ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi giữa mục tiêu này với mục tiêu khác.

-

Vd: + Để có tiền mua thêm nhiều đồ hơn, bạn phải làm việc nhiều hơn và nghỉ ngơi ít đi. + Chính phủ chi tiền cho quốc phòng thay vì trường học. + Học bài hay xem phim. + Tiêu dùng và tiết kiệm. + Hiệu quả và công bằng. Hiệu quả - efficiency: việc xã hội nhận cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình. Bình đẳng – equality: chỉ lợi ích thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân chia một cách đồng đều giữa các thành viên của xã hội. ➢ Nguyên lý 2: Chi phí của 1 thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó -

Đưa ra quyết định đòi hỏi so sánh chi phí và lợi ích của các phương án hành

động khác nhau. Vd: Chi phí đi xem phim chiếu rạp của bạn là tiền vé, thời gian bạn ở rạp, … Chi phí của việc học đại học là: tiền học, sách vở, … Chi phí cơ hội – opportunity cost: tất cả những cái phải mất đi để có 1 thứ gì đó. ➢ Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên . -

Đưa ra quyết định bằng cách đánh giá những chi phí và lợi ích của thay đổi cận

biên (những thay đổi nhỏ so với kế hoạch hiện tại). -

Vd: sinh viên suy nghĩ việc có nên học đại học hay không bằng cách so sánh học

phí và tiền lương mất đi (không đi học mà đi làm) với thu nhập tăng lên (Sau khi học đại học).

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

2

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

-

Doanh nghiệp xem xét xem có nên tăng sản lượng không bằng cách so sánh chi

phí để sản xuất và thuê thêm nhân viên cần thiết với doanh thu tăng lên (sau khi tăng sản lượng). Con người duy lý – rational people: người hành động 1 cách tốt nhất những gì họ có thể đạt được mục tiêu. ➢ Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích. -

Đưa ra quyết định bằng cách so sánh giữa chi phí và lợi ích. Hành vi của họ có

thể thay đổi khi chi phí hoặc lợi ích thay đổi. Vd: Phản ứng với giá xăng tăng lên, người ta chuyển sang dùng xe điện hoặc xe đạp. Động cơ khuyến khích – incentive: 1 yếu tố thôi thúc con người hành động: khen thưởng hay trừng phạt. ❖ CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? ➢ Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi. -

Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất

để hưởng thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn (với chi phí thấp hơn). -

Quốc gia có thể được lợi khi chuyên môn hóa và trao đổi: + Bán với mức giá tốt hơn khi bán ra nước ngoài. + Mua hàng hóa rẻ hơn từ nước ngoài so với hàng sản xuất trong nước.

➢ Nguyên lý 6: Thị trường thường là 1 phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Thị trường (market): nhóm người mua và người bán (họ không cần ở cùng 1 vị trí). “Tổ chức hoạt động kinh tế” quyết định: + sản xuất cá gì, sản xuất như thế nào? + sản xuất bao nhiêu? + sản xuất cho ai? -

Trong kinh tế thị trường, quyết định là kết quả của sự tương tác giữa hộ gia đình

và doanh nghiệp.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

3

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

Nền kinh tế thị trường (market economy): nền kinh tế phân bổ các nguồn lực thông qua các quyết định phi tập trung của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình tương tác trên các thị trường hàng hóa và dịch vụ. -

Hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động như được dẫn dắt: “bàn tay vô hình” để

thúc đẩy kinh tế tốt hơn. Bàn tay vô hình hoạt động thông qua giá cả: + Tương tác giữa người mua và người bán quyết định đánh giá sản phẩm và dịch vụ. + Giá cả phản ánh hàng hóa đối với người mua và chi phí để sản xuất hàng hóa. + Giá cả hướng dẫn gia đình và doanh nghiệp ra quyết định. Trong nhiều trường hợp, làm tối đa hóa phúc lợi xã hội. VD: Các công ty quyết định những gì họ sẽ s ản xuất, các hộ gia đình quyết định nơi làm việc, mọi người quyết định những gì họ mua. ➢ Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường. -

Vị trí quan trọng của chính phủ: thực thi quyền sở hữu (cùng với cảnh sát, tòa

án). -

Con người có ít động cơ làm việc, sản xuất, đầu tư hay mua sắm nếu tài sản của

họ có rủi ro bị đánh cắp. -

Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường để phát huy hiệu quả. Do:

+ Ngoại tác (externalities): khi sản xuất hoặc tiêu dùng sản phẩm ảnh hưởng đến những người xung quanh (như ô nhiễm). + Quyền lực thị trường (market power): 1 người mua hoặc người bán có ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường (như độc quyền). -

Trong những trường hợp này, chính sách công có thể gia tăng hiệu quả.

-

Chính phủ cũng có thể cải thiện được kết cục thị trường để phát huy bình đẳng.

-

Hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế vfa thay đổi sự

phân bố các nguồn lực là: + thúc đẩy sự hiệu quả.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

4

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

+ thúc đẩy sự bình đẳng. ❖ NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? ➢ Nguyên lý 8: Mức sống của 1 nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó. Có sự khác biệt trong mức sống giữa các nước và qua thời gian:

-

+ Thu nhập trung bình các nước giá cao hơn 10 lần so với thu nhập trung bình các nước nghèo. + Mức sống của Mỹ ngày nay tăng khoảng 8 lần trong 100 năm qua. -

Yếu tố quan trọng quyết định mức s ống: năng suất (productivity), số lượng hàng

hóa và dịch vụ sản xuất trên 1 đơn vị lao động. Năng suất phụ thuộc vào thiết bị, kỹ năng và công nghệ sẵn có cho người lao

động. -

Các yếu tố khác (như liên đoàn lao động, cạnh tranh từ nước ngoài) ít có ảnh

hưởng đến chất lượng cuộc sống. ➢ Nguyên lý 9: Giá tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. Lạm phát (inflation): gia tăng trong mức giá chung. -

Trong dài hạn, lạm phát thông thường là do sự gia tăng quá mức số lượng tiền,

làm cho giá trị tiền tệ giảm xuống. -

Chính phủ tạo (in) tiền càng nhanh, tỷ lệ lạm phát càng cao.

➢ Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. -

Trong ngắn hạn (1-2 năm), những chính sách kinh tế đầy lạm phát và thất nghiệp

theo chiều hướng ngược chiều nhau. -

Các yếu tố khác có thể làm cho sự đánh đổi này ít hơn nhiều thuận lợi, nhưng

sự đánh đổi luôn xảy ra. TÓM TẮT ➢ CÁCH THỨ RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN -

Con người đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau.

-

Chi phí của bất kỳ hành động nào cũng được tính bằng những cơ hội bị bỏ qua. NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

5

Con người duy lý đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh giữa chi phí và lợi ích

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

biên. -

Con người thay đổi hành vi để đáp lại các động cơ khuyến khích mà họ đối mặt.

➢ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CON NGƯỜI VỚI NHAU -

Thương mại (tức trao đổi) có thể đem lại lợi ích cho cả hai bên.

-

Thị trường thường là cách thức tốt để phối hợp các hành động kinh tế của mọi người. Chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường bằng cách khôi phục thất bại thị trường hoặc thúc đẩy mục tiêu bình đẳng kinh tế nhiều hơn.

➢ NỀN KINH TẾ VỚI TƯ CÁCH MỘT TỔNG THỂ -

Năng suất là nguồn gốc cuối cùng của mức sống.

-

S ự gia tăng lượng tiền nguyên nhân cuối cùng của làm phá và xã hội đánh đổi

ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

6

CHƯƠNG 2: SUY NGHĨ NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

❖ NHÀ KINH TẾ HỌC LÀ NHÀ KHOA HỌC: -

Nhà kinh tế học có 2 vai trò: nhà khoa học cóc gắng giải thích thế giới (nhà kinh tế học sử dụng phương pháp khoa học, phát triển các chủ đề 1 cách khách quan và kiểm tra các học thuyết về sự vận động của thế giới. ❖ CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ MÔ HÌNH Giả định: nhằm đơn giản hóa 1 thế giới phức tạo và dễ hiểu hơn.

-

Vd: nghiên cứu thương mại thế giới, giả định chỉ có 2 quốc gia và 2 hàng hóa (không thực tế, nhưng đơn giản dễ hiểu, hữu ích để hiểu rõ hơn về thế giới thực). Mô hình (model): một cách giới thiệu đơn giản 1 thực tế phức tạp hơn. Nhà kinh tế học sử dụng mô hình để nghiên cứu các vấn đề kinh tế (lưu ý: mô hình của nhà kinh tế không có đầy đủ đặc trưng của nền kinh tế).

-

Vd: mô hình cơ thể, bản đồ, mô hình răng, … ➢ Mô hình đầu tiên: Sơ đồ chu chuyển (the circular flow Diagram) Sơ đồ chu chuyển: mô hình trực quan của nền kinh tế, thể hiện dòng tiền luân chuyển thông qua các thị trường, giữa hộ gia đình và doanh nghiệp. •

Hai chủ thể: + hộ gia đình (households). + doanh nghiệp (firms).



Hai thị trường: + thị trường hàng hóa và dịch vụ. + thị trường yếu tố sản xuất.

Yếu tố sản xuất: nguồn tài nguyên mà nền kinh tế sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ bao gồm: + lao động. + đất đai. + vốn (nhà xưởng và thiết bị dùng trong sản xuất).

SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

7

+ sở hữu yếu tố sản xuất, bán/ cho thuê yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp để có thu nhập. + mua và tiêu dùng hàng hóa – dịch vụ. Doanh nghiệp: + mua/ thuê yếu tố sản xuất, sử dụng yếu tố sản xuất hàng hóa – dịch vụ. + bán hàng hóa – dịch vụ .

Sơ đồ chu chuyển

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

Hộ gia đình:

-

Tiền mà bạn chi trả cho khách hàng – dịch vụ sẽ trở thành doanh thu của doanh nghiệp. ➢ Mô hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất (The production possibilities frontier – PPF) Đường giới hạn khả năng sản xu ất (PPF): đồ thị thể hiện phối hợp của hai loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng nguồn tài nguyên và công nghệ sẵn có. NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

8

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

-

Vd: sản xuất 1 máy tính cần 100h lao động, s ản xuất 1 tấn lúa mì cần 10h lao động.

Điểm trên đồ thị A B C D E

-

Sản xuất Máy tính Lúa mì 500 0 400 1000 250 2500 100 4000 0 5000

Đường PPF cho biết nguyên lý 1 con người đối mặt với sự đánh đổi để có 1 hàng hóa này bạn buộc phải từ bỏ 1 hàng hóa kia. Điểm F có thể nhưng hơn cả 2 hàng hóa mà không phải hy sinh hàng hóa kia. Điểm G cần nhiều giờ lao động hơn (nền kinh tế chỉ có 50000h) vì vậy không thể. Điêm E, D, C, B, A có thể đạt được. ❖ PPF VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI Di chuyển dọc theo PPF thể hiện dịch chuyển nguồn tài nguyên từ sản xuất hàng hóa này sang sản xuất hàng hóa khác. Xã hội đối diện với sự đánh đổi: để có 1 hàng hóa này nhiều hơn phải hy sinh 1 vài hàng hóa khác. Độ dốc của PPF cho chúng ta biết chi phí cơ hội của 1 hàng hóa so với hàng hóa kia.

Độ dốc =

∆𝑦 ∆𝑥

=

𝑡ọ𝑎 độ 𝑦 đầ𝑢 𝑡𝑖ê𝑛−𝑡ọ𝑎 độ 𝑦 𝑡ℎứ 2 𝑡ọ𝑎 độ 𝑥 đầ𝑢 𝑡𝑖ê𝑛−𝑡ọ𝑎 độ 𝑥 𝑡ℎứ 2 Độ dốc =

-

−1000 100

= -10

Ở đây, chi phí cơ hội của 1 máy tính là 10 tấn lúa mì. PPF cho chúng ta biết chi phí cơ hội của 1 hàng hóa được đo lường bằng số lượng hàng hóa khác. ❖ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PPF

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

9

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

-

-

Tăng trưởng kinh tế dịch chuyển PPF ra ngoài với nguồn tài nguyên tăng thêm hoặc cỉa tiến công nghệ, nền kinh tế có thể sản xuất lúa mì nhiều hơn, máy tính nhiều hơn hoặc cả lúa mì và máy tính nhiều hơn.

❖ HÌNH DẠNG CỦA PPF PPF có thể là đường thẳng hoặc đường cong lõm về phía gốc tọa độ. Tùy thuộc vào điều gì xảy ra đối với chi phí cơ hội mà nền kinh tế dịch chuyển nguồn lực từ ngành này sang ngành khác. + Nếu chi phí cơ hội không đổi, PPF là đường thẳng. + Nếu chi phí cơ hội tăng khi nền kinh tế sản xuất nhiều hơn, PPF có đường cong lõm về phía gốc tọa độ. ❖ TẠI SAO PPF CÓ DẠNG ĐƯỜNG CONG?

+ Chi phí cơ hội tại A của quần áo thấp vì 2 quần áo = 1 sữa. + Chi phí cơ hội tại B của quần áo cao vì 1 quần áo = 2 sữa. -

PPF có dạng cong khi lao động khác nhau có kỹ năng khác nhau, có chi phí cơ hội sản xuất hàng hóa này được tính bằng hàng hóa khác là khác nhau. NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

10

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

-

PPF cũng có dạng cong khi có nhiều loại nguồn tài nguyên hoặc hồn hợp tài nguyên có chi phí cơ hội khác nhau (vd: các loại đất khác nhau thích hợp cho cac smucj đích sử dụng khác nhau). PPF: TÓM TẮT

-

PPF thể hiện các kết hợp giữa 2 loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất, với nguồn tài nguyên và kỹ thuật có sẵn.

-

PPF thể hiện khái niệm sự đánh đổi và chi phí cơ hội, hiệu quả và không hiệu quả, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

-

PPF lõm về phía gốc tọa độ thể hiện khái niệm chi phí cơ hội tăng dần. ❖ NHÀ KINH TẾ HỌC NHƯ LÀ NHÀ TƯ VẤN CHÍNH SÁCH

-

Là nhà khoa học, nhà kinh tế học có những phát biểu thực chứng (positive statements) để mô tả thế giới, là gì?

-

Là nhà tư vấn chính sách, nhà kinh tế học có những phát biểu chuẩn tắc (normative statements), chỉ ra thế giới nên diễn ra như thế nào?

-

Phát biểu thực chứng co thể thừa nhận hoặc bác bỏ, còn phát biểu chuẩn tắc thì không thể.

-

Chính phủ có thể thuê các nhà kinh tế học để tư vấn chính sách. ❖ TẠI SAO NHÀ KINH TẾ HỌC BẤT ĐỒNG Ý KIẾN

-

Nhà kinh tế học thường có những ý kiến tư vấn chính sách mâu thuẫn nhau.

-

Họ thường bất đồng về độ tin cậy của các lý thuyết thực chứng liên quan đến thế giới.

-

Họ có thể có những quan điểm về giá trị khác nhau, do đó những quan điểm chuẩn tắc khác nhau về việc thực thi chính sách.

-

Có nhiều mệnh đề mà các nhà kinh tế học bất đồng ý kiến. TÓM TẮT

-

Là nhà khoa học, nhà kinh tế học cố gắng giải thích thế giới bằng cách sử dụng mô hình với những giả định hợp lý.

-

Hai mô hình đơn giản là: sơ đồ chu chuyển và đường giới hạn khả năng sản xuất.

-

Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp và tương tác của họ trong thị trường.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

11

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

-

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế.

-

Là nhà tư vấn chính sách, nhà kinh tế học đưa ra những lời khuyên làm thế nào để cải thiện thế giới.

-

Kinh tế học vi mô: nghiên cứu các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định như thế nào và tương tác với nhau trên các thị trường cụ thể.

-

Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng trong tổng thể nền kinh tế.

-

Khi các nhà kinh tế cố gắng giải thích thế giới, họ là những nhà khoa học. Khi họ cố gắng cải thiện điều đó, họ là những người tư vấn chính sách.

-

Phát biểu thực chứng mang tính mô tả, giải thích thế giới. Phát biểu chuẩn tắc mang tính mệnh lệnh, đưa ra phát biểu về những gì thế giới nên làm.

-

Các nhà kinh tế học bất đồng quan điểm với nhau là do sự khác nhau về: + đánh giá khoa học + đánh giá giá trị

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

12

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

CHƯƠNG 3. SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH ĐẾN TỪ THƯƠNG MẠI ❖ CÁC KHÁI NIỆM Xuất khẩu (exports): hàng hóa sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài. Nhập khẩu (imports): hàng hóa sản xuất ở nước ngoài và bán ở trong nước. -

Thương mại cả 2 quốc gia đều có lợi (đều trở nên thịnh vượng hơn).

❖ NHỮNG LỢI ÍCH NÀY ĐẾN TỪ ĐÂU? Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage): khả năng sản xuất 1 loại hàng hóa bằng cách sử dụng ít hơn các yếu tố sản xuất so với các nhà sản xuất khác. -

Vd: Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở lúa mì: sản xuất 1000 tấn lúa mì = 10h lao động ở Mỹ trong khi ở Nhật là 25h lao động. (Mỹ sử dụng ít thời gian lao động – yếu tố sản xuất, hơn Nhật là 15h).

-

Nếu mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối ở 1 sản phẩm và chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm ấy, cả 2 quốc gia đều có lợi từ thương mại.

❖ 2 CÁCH ĐO LƯỜNG CHI PHÍ CỦA 1 HÀNG HÓA -

Hai quốc gia có thể được lợi từ thương mại khi mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà họ sản xuất với chi phí thấp nhất.

Lợi thế tuyệt đối đo lường chi phí của 1 hàng hóa tính theo số lượng yếu tố sản xuất cần thiết để sản xuất ra nó. -

Một cách khác để đo lường chi phí là chi phí cơ hội.

-

Vd: chi phí để sản xuất máy tính là lượng lúa mì có thể sản xuất khi sử dụng số lao động cần thiết để sản xuất 1 máy tính.

❖ CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH Lợi thế so sánh (comparative advantage): khả năng sản xuất 1 loại hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn so với các nhà sản xuất khác. -

Vd: chi phí cơ hội của 1 máy tính là: NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC [email protected]

13

KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021

+ 10 tấn lúa mì ở Mỹ (sản xuất 1 máy tính cần 10h lao động thay vì có thể dùng 10h lao động đó để sản xuất 10 tấn lúa mì. + 5 tấn lúa mì ở Nhật (sản xuất 1 máy tính = 125h lao động thay vì có thể dùng 125h lao động đó để sản xuất 5 tấn lúa mì).  Nhật có lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính. Bài học: Lợi thế tuyệt đối không cần thiết cho lợi thế...


Similar Free PDFs