Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường Đại học Ngoại Thương PDF

Title Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
Author Vi Hoa Bùi
Course Phát triển kĩ năng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 40
File Size 1011 KB
File Type PDF
Total Downloads 18
Total Views 133

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ====000====TIỂU LUẬNKỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆPVIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐỐI VỚI SINHVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGNhóm thực hiện: Nhóm số 9Lớp: KDO441.Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Minh TrâmHà Nội - 5/Bảng 1. Bảng phân công thuy...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ====000====

TIỂU LUẬN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nhóm thực hiện: Nhóm số 9 Lớp: KDO441.3 Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Minh Trâm

Hà Nội - 5/2021

Bảng 1. Bảng phân công thuyết trình Họ và tên

Nội dung thuyết trình

1

Nguyễn Thị Khánh Hòa

Chương 1

2

Phan Huy Hoàng

Chương 2 - mục 2.1+2.2

3

Bùi Thị Khánh Hòa

Chương 2 - mục 2.3+2.4

4

Đinh Thị Hoa

Chương 3

5

Bùi Vi Hoa

STT

Nhận xét của giáo viên

Phụ trách Powerpoint

2

Bảng 2. Bảng phân công công việc Chữ

ST

Họ và

T

tên

Nhiệm MSSV

vụ cụ thể

Thành viên tự đánh giá

Đánh giá

Điể

của các

m

thành

trun

viên khác

g

(*)

bình

ký xác nhận của thàn h viên

1

Bùi Vi

201411010

Hoa

0

Mục 1.1+1.2+1. 3

Tích cực tham gia và cố gắng hoàn thành tốt công việc

9.5

được giao Tích cực tham gia

2

Đinh

201411010

Mục

và hoàn thành tốt

Thị Hoa

1

3.1+3.2

công việc đúng

9.8

hạn

3

Bùi Thị

201411010

Khánh

3

Hòa Nguyễn

4

Thị Khánh

201411010 4

Mục 2.3+2.4

Mục 1.4+1.5

Nghiêm túc và hoàn thành đúng hạn Tham gia tích cực, nghiêm túc hoàn

Phan Huy Hoàng

201411010

Mục

8

2.1+2.2

9.7

thành.

Hòa

5

9.7

Tích cực tham gia, nghiêm túc hoàn thành công việc

(*) Link Bảng chi tiết đánh giá thành viên nhóm: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1rWRdPAZWZ7YQ4HTT2gjE08WGxuM8IN5Au0kFDuR3g0/edit#gid=0

3

9.7

MỤC LỤC Lời mở đầu.................................................................................................................... 5 Chương 1. Cơ sở lý luận chung về trí tuệ cảm xúc........................................................8 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc..................................................................8 1.2. Các khái niệm về trí tuệ cảm xúc...................................................................................10 1.3. Các nhân tố của trí tuệ cảm xúc.....................................................................................11 1.4. Vai trò và tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc...............................................................12 1.5. Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương...........................................................................................................15

Chương 2. Thực trạng phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay........................................................................................................... 18 2.1. Thực trạng nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay.................................................................................................................................18 2.2. Thực trạng năng lực trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay.........................................................................................................................................22 2.3. Những vấn đề về phát triển trí tuệ cảm xúc mà sinh viên Trường Đại học Ngoại thương gặp phải.................................................................................................................................24 2.4. Nguyên nhân..................................................................................................................26

Chương 3. Những giải pháp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương........................................................................................................ 28 3.1. Từ phía Trường Đại học Ngoại thương..........................................................................28 3.2. Từ phía cá nhân sinh viên Ngoại thương.......................................................................28

Kết luận....................................................................................................................... 33 Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 34

4

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến trí tuệ hay trí thông minh, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến IQ (chỉ số thông minh) như một thước đo duy nhất và chuẩn mực cho khả năng xử lý não bộ của con người. Không khó hiểu khi cũng rất nhiều người lấy IQ làm kim chỉ nam phát triển chính cho bản thân trong cuộc sống và trên con đường học vấn, sự nghiệp của mình. IQ quan trọng là vậy, tuy nhiên khi nhắc đến trí thông minh, người Do Thái dân tộc thông minh nhất thế giới, lại không cho rằng IQ là chỉ số “độc tôn” trong việc hình thành tư duy hay quyết định đến thành công, thất bại của mỗi con người. Theo họ, có tới 3 chỉ số quan trọng về trí thông minh và IQ chỉ đóng góp 20%, 2 chỉ số còn lại là AQ và EQ chiếm tới 80%. Vậy, bên cạnh Chỉ số vượt khó (Adversity Quotient AQ), EQ là gì mà lại có trọng số lớn như vậy trong câu chuyện cuộc đời của mỗi người? EQ là viết tắt của Emotional Quotient - chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó. Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc - EQ của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Chỉ số cảm xúc - EQ có thể là một thuật ngữ rất quen thuộc với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lý trí mà quên mất xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ phẩm chất cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối của thế kỉ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt cho lớp trẻ. Ngày nay, các nhà tâm lý học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Trong môi trường học tập hay làm việc, không phải ngẫu nhiên mà có những người lại có những thành tựu vượt trội, và những người khác thì không. Đó là do sự đóng góp chủ yếu của EQ. Rất cần thiết để chúng ta thấy được những lợi ích mà một 5

chỉ số cảm xúc giàu có sẽ đem lại trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày về sức khỏe, những mối quan hệ, sự kiểm soát, nhận thức và động lực,.. Nhưng thực tế cho thấy, không phải ai cũng có một chỉ số EQ tốt nói chung và trong trường Đại học nói riêng. Hơn thế nữa, sinh viên chính là lớp người trẻ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đất nước. Sự cống hiến ấy thể hiện ở việc không ngừng nâng cao khả năng của bản thân, trang bị những kiến thức vững chắc, các kỹ năng cần thiết với một thái độ phù hợp. Đặc biệt, sinh viên Ngoại thương hầu như được biết đến là những sinh viên ưu tú về mặt học tập, về trí thông minh và sự năng động. Vậy còn về trí thông minh cảm xúc của họ thì sao? Nhiệm vụ giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới trong giáo dục, đưa đến sự đổi mới trong lực lượng lao động chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn kĩ năng sẽ cần nhiều sự cố gắng, tâm huyết của các ban ngành. Nhưng nhóm chúng em nhận thấy, nghiên cứu về đề tài “Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương” là một nhiệm vụ cần được thực hiện để góp phần vào sự phát triển toàn diện của một sinh viên Ngoại thương. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu về thực trạng chỉ số trí tuệ cảm xúc cũng như nhận thức của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương về EQ. Để hoàn thành được mục tiêu đó, đề tài đặt ra những nhiệm vụ chính đó là: tìm hiểu cơ sở lý luận về chỉ số trí thông minh cảm xúc EQ; tìm hiểu và phân tích về thực trạng việc phát triển Trí tuệ cảm xúc (EQ) của sinh viên Ngoại Thương; đưa ra những ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên Ngoại thương. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương; trong phạm vi Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội ở thời điểm hiện tại.

6

4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, đề tài còn sử dụng phương pháp khảo sát dưới hình thức online. 5. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về trí tuệ cảm xúc Chương 2: Thực trạng phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay Chương 3: Những giải pháp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.

7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài Trong lĩnh vực tâm lý học, bằng chứng về lý thuyết trí tuệ cảm xúc đã có từ khi bắt đầu đo lường trí thông minh. E.L.Thorndike (1970), giáo sư tâm lý giáo dục ở trường Đại học tổng hợp Columbia là một trong những người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội. Robert Thorndike và Saul Stern (1937) đã xem xét những cố gắng đo lường của E.L. Thorndike đưa ra, nhưng rồi lại kết luận rằng những cố gắng đo lường năng lực ứng xử với mọi người đã ít nhiều thất bại. Nửa thế kỷ tiếp theo, David Wechsler (1952) phải thừa nhận rằng các năng lực xúc cảm như là một phần trong vô số các năng lực của con người. Howard Gardner (1983) là người có công lớn trong việc xem xét lại lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học. Reuven Bar - On nhà tâm lý học người Israel (quốc tịch Mỹ), là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình năm 1985. Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well - being (1997) Peter- Salovey và John Mayer (1990) đã chính thức công bố lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong bài báo “Trí tuệ cảm xúc”. Năm 1997, John Mayer và Salovey chính thức định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác”. (Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh, 2001) Tóm lại có ba đại biểu tiêu biểu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc: 1. Reuven Bar - On: đưa ra lý thuyết phân cách và mô hình kiểu hỗn hợp bằng cách hoà trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặc tính phi năng lực. 2. Peter- Salovey và John Mayer: Trong lý thuyết của mình đã “giới hạn trí tuệ cảm xúc vào một khái niệm năng lực tâm lý và thách trí tuệ cảm xúc ra khỏi những nét tích cực quan trọng” của nhân cách.

8

3. Daniel Goleman: đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc trong đó đưa ra kiểu mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc cả về mặt lý luận cũng như đưa ra các thang đo để nghiên cứu về thực tiễn năng lực trí tuệ cảm xúc của cá nhân. Tuy nhiên hầu hết các tác giả này đều chưa nghiên cứu nhận thức về trí tuệ cảm xúc nói chung và nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên nói riêng. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam Trên các tạp chí Tâm lý học và Giáo dục học 10 năm gần đây đã đăng tải nhiều bài viết về trí tuệ cảm xúc như: Đề tài KX-05-06, các tác giả Trần Kiều, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh và nhiều tác giả khác… Tiếp đó là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Dung (2002) đã tiến hành đo lường trí tuệ cảm xúc của giáo viên trung học cơ sở để xem IQ hay EQ đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác chủ nhiệm Năm 2004 tác giả Dương Thị Hoàng Yến đã tìm hiểu trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu học Hà Nội trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ Tâm lý học được thực hiện tại trường ĐHSP Hà Nội. Năm 2010 tác giả đã phát triển đề tài này lên thành Luận án tiến sĩ Tâm lý học thực hiện tại Viện Tâm lý học,Viện khoa học xã hội Việt Nam (Dương Thị Hoàng Yến, 2010) Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội do tác giả Trần Trọng Thủy chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm để đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học: Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Thái Nguyên (Trần Trọng Thủy, 2005). Năm 2007 tác giả Nguyễn Thị Hiền nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên và kết luận: “những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn là những sinh viên thành công hơn trong việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp” (Nguyễn Thị Hiền, 2007) Năm 2008 tác giả Đỗ Thị Hiền đã nghiên cứu mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong đó tác giả đã đề cập đến bản chất 9

của trí tuệ cảm xúc. Trong đề tài này tác giả cũng đã nêu ra các bước giúp cá nhân nâng cao trí tuệ cảm xúc (Đỗ Thị Hiền, 2008) Năm 2012 trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm đã nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2012). Như vậy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của nhiều nhóm khách thể khác nhau, trong đó các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc hoặc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong một số hoạt động nghề nghiệp… Tuy nhiên hầu như các tác giả này chưa nghiên cứu nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc 1.2. Các khái niệm về trí tuệ cảm xúc 1.2.1. Khái niệm trí tuệ Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.( “Wisdom”. Dictionary.com). Nó gắn liền với các thuộc tính như phán đoán không thiên vị, lòng trắc ẩn, hiểu biết về bản thân theo kinh nghiệm, tự siêu việt, không dính mắc và đức tính như đạo đức và nhân từ. (Walsh R, 2015). 1.2.2. Khái niệm cảm xúc Cảm xúc: Có nhiều quan niệm khác nhau về cảm xúc. Theo nhận định của hai nhà tâm lý học Fehr và Russell thì “cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được” (Daniel Goleman, 1995). Roger Fisher và Daniel Shapiro thì cho rằng “Là con người thì không ai không có cảm xúc, hiển nhiên như việc chúng ta không thể ngừng suy nghĩ vậy. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách khơi dậy những cảm xúc tích cực ở cả người khác lẫn chính bản thân mình” (Roger Fisher, Daniel Shapiro, 2009). Theo tác giả Đinh Phương Duy, “Cảm xúc là sự rung động của bản thân con người đối với hiện thực cũng như sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình” (Đinh Phương Duy, 2009) 10

1.3. Các nhân tố của trí tuệ cảm xúc Quan niệm truyền thống của các nhà triết học duy lý là luôn đề cao trí tuệ lý trí và đối lập nó với trí tuệ xúc cảm. Họ cho rằng con người cần vươn tới khuôn mẫu lý tưởng bằng cách giải thoát mình khỏi xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí. Tuy nhiên cách nhìn hiện đại xem xúc cảm chở những thông tin về mối liên hệ đã gợi ý rằng xúc cảm và trí thông minh có thể hoạt động nương tựa lẫn nhau. Vì trí tuệ cảm xúc là một khái niệm mới và phức tạp nên có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, do đó đưa đến nhiều định nghĩa trí tuệ cảm xúc cũng khác nhau: * Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Reuven Bar - On Lý thuyết của Bar - On kết hợp những đặc tính được xem là năng lực tâm lý với các đặc tính khác biệt với năng lực tâm lý. Điều này đã tạo ra mô hình trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp. Ông đã xem xét lại những nghiên cứu tâm lý về các đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp cho sự thành công trong cuộc sống. Năm khu vực này gồm: Các kỹ năng làm chủ xúc cảm của mình (Interpersonal skill), Các kỹ năng điều khiển xúc cảm liên cá nhân (Interpersonal skill), Thích ứng (Adaptability), Kiểm soát stress (Stress management), Tâm trạng chung (General mood). * Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Daniel Goleman Cách nhìn thứ hai về EI ñược biết khá rộng rãi do D. Goleman đề xướng (1995). Ông đã đưa ra mô hình theo kiểu hỗn hợp, gồm 5 khu vực: Hiểu biết xúc cảm của mình (Knowing one's emotion), Quản lý xúc cảm (Managing emotion), Tự thúc đẩy/ Động cơ hóa mình (Motivating oneself), Nhận biết xúc cảm ở người khác (Recognizing emotions in others), Xử lý các mối quan hệ (Handling relationships). D. Goleman đã đưa ra nghĩa về trí tuệ cảm xúc: “Trí tuệ cảm xúc bao gồm sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn, cũng như khả năng tự thôi thúc mình hành ñộng” (Daniel Goleman, 1995). Ít năm sau, trong cuốn: “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (1998), Goleman đã định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các xúc cảm của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các xúc cảm 11

trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với người khác” (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2011) * Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Peter Salovey và John Mayer Hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey (đại học Yele) và John Mayer (đại học Hampshire) đã phát biểu quan niệm của mình về trí tuệ cảm xúc: “Trí tuệ cảm xúc được xem là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình” (Trần Thị Minh Hằng, 2001) 1.4. Vai trò và tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc 1.4.1. Vai trò của trí tuệ cảm xúc Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày. Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic – toán. Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện: ● Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động: Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc. Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Sự thúc đẩy hay kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, chính bởi vậy, cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lí do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra. ● Cảm xúc hướng đạo cho hành động: Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thế theo suốt quá trình hành động và nó chi phối các quyết định hành động hơn nữa còn là trong suốt quá trình hành động ngay từ những thao tác đầu tiên cho tới thao tác cuối cùng. Mỗi khi xuất hiện một động tác thì liền ngày sau đó xuất hiện một cảm xúc tương ứng và các cảm xúc này trở thành tâm thế có 12

tác dụng thúc đẩ...


Similar Free PDFs