03- DE Cuong MON HOC LHS PDF

Title 03- DE Cuong MON HOC LHS
Author Lanh Nguyễn
Course Corporation Law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 55
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 377
Total Views 672

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÌNH SỰBỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌCLUẬT HÌNH SỰ- PHẦN CHUNGTP. Hồ Chí Minh, 2-1. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC :Môn Luật hình sự Việt Nam – Phần chung có các nội dung sau đây:Chương I : Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của LHS Việt ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LUẬT HÌNH SỰ- PHẦN CHUNG

TP. Hồ Chí Minh, 2-2020

1

1. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC: Môn Luật hình sự Việt Nam – Phần chung có các nội dung sau đây: Chương I: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của LHS Việt Nam I. Khái niệm 1.1. Định nghĩa 1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LHS 1.2.1. Đối tượng điều chỉnh 1.2.2. Phương pháp điều chỉnh II. Tính giai cấp của LHS III. Nhiệm vụ của LHS Việt Nam IV. Những nguyên tắc cơ bản của LHS Việt Nam 4.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN 4.2. Nguyên tắc dân chủ XHCN 4.3. Nguyên tắc nhân đạo XHCN 4.4. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm. V. Khoa học LHS và các ngành khoa học khác có liên quan Chương II: Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo LHS Việt Nam I. Khái niệm đạo LHS II. Cấu tạo của đạo LHS III. Hiệu lực của đạo LHS 3.1. Hiệu lực theo không gian 3.2. Hiệu lực theo thời gian 3.3. Vấn đề hiệu lực hồi tố trong LHS IV. Giải thích đạo LHS 4.1. Giải thích chính thức 4.2. Giải thích của cơ quan xét xử 4.3. Giải thích có tính chất khoa học V. Nguyên tắc tương tự về luật Chương III: Tội phạm I. Khái niệm tội phạm trong LHS Việt Nam 1.1. Định nghĩa 1.2. Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm 1.2.1. Tính nguy hiểm cho XH 1.2.2. Tính có lỗi 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt 1.3. ý nghĩa của khái niệm tội phạm II. Phân loại tội phạm III. Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác 3.1. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác 3.2. Các tiêu chuẩn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác 3.2.1. Đối với các nhà làm luật 3.2.2. Đối với các nhà giải thích pháp luật 3.2.3. Đối với các nhà áp dụng pháp luật IV. Vấn đề nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm Chương IV: Cấu thành tội phạm

2

I. Các yếu tố của tội phạm II. Cấu thành tội phạm 2.1. Khái niệm 2.2. Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm (CTTP) 2.2.1. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định 2.2.2. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng 2.2.3. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc 2.3. Phân loại CTTP 2.3.1. Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh 2.3.2. Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP III. Ý nghĩa của CTTP 3.1. CTTP là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (TNHS) 3.2. CTTP là căn cứ pháp lý để định tội 3.3. CTTP là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt Chương V: Khách thể của tội phạm I. Khách thể của tội phạm 1.1. Khái niệm 1.2. ý nghĩa của khách thể của tội phạm 1.3. Các loại khách thể của tội phạm 1.3.1. Khách thể chung của tội phạm 1.3.2. Khách thể loại của tội phạm 1.3.3. Khách thể trực tiếp của tội phạm II. Đối tượng tác động của tội phạm 2.1. Khái niệm 2.2. Một số loại đối tượng tác động của tội phạm Chương VI: Mặt khách quan của tội phạm I. Khái niệm II. Hành vi khách quan của tội phạm 2.1. Khái niệm 2.2. Hình thức thể hiện của hành vi 2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan III. Hậu quả nguy hiểm cho XH IV. Vấn đề quan hệ nhân quả trong LHS V. Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm Chương VII: Chủ thể của tội phạm I. Khái niệm II. Năng lực TNHS 2.1. Khái niệm 2.2. Tình trạng không có năng lực TNHS III. Vấn đề năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác IV. Tuổi chịu TNHS V. Chủ thể đặc biệt của tội phạm VI. Vấn đề nhân thân người phạm tội trong LHS Chương VIII: Mặt chủ quan của tội phạm I. Khái niệm II. Lỗi 2.1. Khái niệm

3

2.2. Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm 2.3. Lỗi cố ý trực tiếp 2.4. Lỗi cố ý gián tiếp 2.5. Lỗi vô ý vì quá tự tin 2.6. Lỗi vô ý vì cẩu thả 2.7. Trường hợp hỗn hợp lỗi 2.8. Sự kiện bất ngờ III. Động cơ và mục đích phạm tội 3.1. Động cơ phạm tội 3.2. Mục đích phạm tội IV. Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với TNHS 4.1. Sai lầm về pháp luật 4.2. Sai lầm về sự việc Chương IX: Các giai đoạn thực hiện tội phạm I. Khái niệm II. Chuẩn bị phạm tội III. Phạm tội chưa đạt 3.1. Khái niệm 3.2. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt 3.2.1. Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ thực hiện 3.2.2. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt IV. Tội phạm hoàn thành V. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 5.1. Các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 5.2. TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Chương X: Đồng phạm I. Khái niệm 1.1. Những dấu hiệu về mặt khách quan 1.2. Những dấu hiệu về mặt chủ quan II. Các loại người đồng phạm 2.1. Người thực hành 2.2. Người tổ chức 2.3. Người xúi giục 2.4. Người giúp sức III. Các hình thức đồng phạm 3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan 3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan 3.3. Phạm tội có tổ chức IV. Vấn đề TNHS trong đồng phạm 4.1. Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm 4.1.1. Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm 4.1.2. Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm 4.1.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm 4.2. Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm 4.2.1. Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm 4.2.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm 4.2.3. Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm V. Những hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập

4

Chương XI: Những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự I. Khái niệm chung II. Phòng vệ chính đáng 2.1. Điều kiện của phòng vệ chính đáng 2.1.1. Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng 2.1.2. Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng 2.2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 2.3. Phòng vệ tưởng tượng III. Tình thế cấp thiết 3.1. Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm 3.2. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm IV. Bắt người phạm tội V. Những trường hợp khác được loại trừ TNHS Chương XII: Trách nhiệm hình sự và hình phạt

A. Trách nhiệm hình sự I. Khái niệm và các đặc điểm của TNHS II. III.

Các hình thức thực hiện TNHS Cơ sở và điều kiện của TNHS 3.1 . Cơ sở triết học của TNHS 3.2. Cơ sở pháp lí của TNHS 3.3. Điều kiện của TTNHS

B. Hình phạt I. Khái niệm hình phạt 1.1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khác nhất 1.2. Hình phạt được LHS quy định và do toà án áp dụng 1.3. Hình phạt chỉ có thể được áp dụng đối với người, PNTM có hành vi phạm tội II. Mục đích của hình phạt 2.1. Mục đích phòng ngừa riêng 2.2. Mục đích phòng ngừa chung Chương XIII: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp I. Hệ thống hình phạt 1.1. Khái niệm hệ thống hình phạt 1.2. Các hình phạt trong LHS Việt Nam 1.2.1. Cảnh cáo 1.2.2. Phạt tiền 1.2.3. Cải tạo không giam giữ 1.2.4. Trục xuất 1.2.5. Tù có thời hạn 1.2.6. Tù chung thân 1.2.7. Tử hình 1.2.8. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1.2.9. Cấm cư trú 1.2.10. Quản chế 1.2.11. Tước một số quyền công dân 1.2.12. Tịch thu tài sản II. Các biện pháp tư pháp

5

2.1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm 2.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại 2.3. Buộc công khai xin lỗi 2.4. Bắt buộc chữa bệnh Chương XIV: Quyết định hình phạt I. Khái niệm II. Căn cứ quyết định hình phạt 2.1. Các quy định của BLHS 2.2. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi 2.3. Nhân thân người phạm tội 2.4. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS 2.4.1. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS 2.4.2. Các tình tiết tăng nặng TNHS III. Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt 3.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS 3.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 3.3. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án 3.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt 3.5. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Chương XV: Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt I. Thời hiệu thi hành bản án II. Miễn chấp hành hình phạt III.Giảm thời hạn chấp hành hình phạt 3.1. Điều kiện để được xét giảm 3.2. Mức giảm IV. Án treo 4.1. Khái niệm 4.2. Các căn cứ để cho hưởng án treo 4.2.1. Về mức hình phạt tù 4.2.2. Về nhân thân người phạm tội 4.2.3. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ 4.2.4. Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù 4.3. Thời gian thử thách của án treo 4.4. Vấn đề giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách 4.5. Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo 4.6. Điều kiện thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách của án treo V. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 5.1. Hoãn chấp hành hình phạt tù 5.2. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù VI. Xoá án tích 6.1. Đương nhiên được xoá án tích 6.2. Xoá án tích theo quyết định của toà án 6.3. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt 6.4. Xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội 6.5. Cách tính thời hạn xoá án tích Chương XVI. Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội I. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội

6

1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên 1.2. Những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội II. Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.1. biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng 2.2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2.2.1. Cảnh cáo 2.2.2. Phạt tiền 2.2.3. Cải tạo không giam giữ 2.2.4. Tù có thời hạn III. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn TNHS Chương XVII. Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội 1. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 74 BLHS) 2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 75 BLHS) 3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 76 BLHS) 4. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 33 BLHS) 5. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82 BLHS) 6. Quyết định Hp đối với PNTMPT 7. Các biện pháp miễn, giảm, xóa án tích

2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC BÀI 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa Luật hình sự có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như:  Một ngành luật;  Một đạo luật;  Một khoa học pháp lý Dưới góc độ là một ngành luật thì luật hình sự được định nghĩa như sau: “Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy”.

7

2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ. Đối tượng điều chỉnh của LHS là QHPLHS la QHXH phát sinh khi có một TP xảy ra giữa Nhà nước và người PT, pháp nhân thương mại phạm tội Chủ thể của QHPLHS Chủ thể:

Nhà nước: ủy quyền cho các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Người phạm tội (là người thực hiện hành vi phạm tội); PNTMPT

Nội dung của QH PLHS quyền và nghĩa vụ của các chủ thể CHỦ THỂ QUYỀN

NHÀ NƯỚC NGƯỜI PT, PNTMPT Truy cứu TNHS đối với Yêu cầu nhà nước áp dụng người phạm tội; PNTMPT chế tài trong giới hạn luật định; Ap dụng các chế tài đối với Yêu cầu cơ quan nhà nước người phạm tội, PNTMPT đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình

NGHĨA VỤ

Chỉ áp dụng các chế tài Phải chấp hành các quyết trong giới hạn luật định; định của nhà nước về việc xử lý Đảm bảo quyền, lợi ích đối với hành vi phạm tội hợp pháp của người phạm tội, PNTMPT 3. Phương pháp điều chỉnh: Định nghĩa về phương pháp quyền uy Phương pháp quyền uy: là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội, PNTMPT. Cơ sở lý luận Xuất phát từ quan hệ bất bình đẳng giữa hai chủ thể nhà nứơc và người phạm tội, PNTMPT trong quan hệ pháp luật hình sự Nội dung của phương pháp quyền uy:  Nhà nước là chủ thể trực tiếp có quyền buộc người phạm tội, PNTMPT phải chịu TNHS mà họ đã gây ra.  Người phạm tội, PNTMPT phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà không được ủy thác TNHS cho người khác, tổ chức khác II - BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA LHS (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU) - LHS phản ánh ý chí của giai cấp thống trị - LHS là công cụ bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị III - NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU) Nhiệm vụ chiến lược: luôn tồn tại trong các giai đoạn của quá trình phát triển của nhà nước (Điều 1 BLHS) - Nhiệm vụ bảo vệ - Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm

8

- Nhiệm vụ giáo dục Nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. IV - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ  Định nghĩa Nguyên tắc cơ bản: là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng các quy định của luật hình sự vào đấu tranh phòng chống tội phạm. Nguyên tắc đặc thù: là những nguyên tắc có tính đặc thù riêng cho ngành luật hình sự  được thể hiện trong một số chế định cụ thể của luật hình sự. Y nghĩa của nguyên tắc cơ bản: + Trong hoạt động xây dựng pháp luật + Trong hoạt động áp dụng pháp luật + Hoàn thiện pháp luật 1. Nguyên tắc pháp chế XHCN Pháp chế XHCN là gì? Pháp chế XHCN là sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân. Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn: + Trong hoạt động lập pháp + Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sư + Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xhcn trong lập pháp - Tội phạm và hình phạt phải được quy định trong BLHS (Đ2 BLHS) - Quy định rõ trong LHS ranh giới giữa tội phạm và hành vi không phải là TP - Việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm, hình phạt, các quy định khác phải theo đúng quy định của pháp luật. Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế XHCN trong áp dụng pháp luật - Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; - Thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự; - Không áp dụng nguyên tắc tương tự về luật trong hình sự Những bảo đảm thực hiện nguyên tắc:  Phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh  Phải tuân thủ các trình tự và thủ tục tố tụng như các quy trình về điều tra, truy tố, xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v… 2.Nguyên tắc dân chủ XHCN - Dân chủ: là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý xã hội, quản lý nhà nước và là một nguyên tắc hiến định - Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân và là sự cụ thể hoá của nguyên tắc hiến định tại điều 11 của Hiến pháp 1992 Biểu hiện của nguyên tắc về nội dung dân chủ  Tôn trọng quyền dân chủ của công dân bằng cách xử lý các hành vi phạm đến các quyền này;  Không phân biệt đối xử hay quy định các đặc quyền, đặc lợi, đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân;

9

 Đảm bảo cho công dân tự mình hoặc thông qua tổ chức tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật Mặt chuyên chính của nguyên tắc dân chủ  Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm  Xác định đường lối xử lý nghiêm trị đối với một số đối tượng. 3.Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Nhân đạo là nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, coi con người là giá trị cao nhất, tuyệt đối Cơ sở lý luận: xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân và tình thương yêu con người của dân tộc ta Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN  Chính sách khoan hồng của Nhà nước trong xử lý TP  Mục đích của hình phạt;  Quyết định hình phạt;  Hệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS. 4.Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế Cơ sở lý luận  Tình hình tội phạm  Yêu cầu trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề như nhau Biểu hiện của nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và hợp tác quốc tế - Nhà nước kiên quyết dấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - Quy định một số quy phạm bảo vệ lợi ích của cộng đồng thế giới (Chương 24 BLHS) - LHS ghi nhận và đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế V - KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC LIÊN QUAN (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU) Định nghĩa Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Mối liên hệ giữa khoa học pháp lý hình sự với các ngành khoa học khác

10

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ I - KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 1. Định nghĩa Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt nam. Phân tích  Hình thức đạo luật hình sự  Nội dung của ĐLHS  Thủ tục ban hành II - CẤU TẠO CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 1. Cấu tạo của Bộ luật hình sự. 2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự Quy phạm pháp luật phần chung: thường không có phần chế tài và đối với quy phạm định nghĩa thì không có phần giả định. QPPL phần các tội phạm: thường có 2 bộ phận là quy định và chế tài Quy định của QHPLHS Là một bộ phận của QPPLHS, nêu ra hoặc nêu ra và mô tả một tội phạm nhất định  Các loại quy định Quy định giản đơn: chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội phạm; Quy định mô tả: là quy định nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó; Quy định viện dẫn: là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật  Chế tài của QHPLHS ĐN: Là một bộ phận của QPPLHS, xác định loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định. Loại chế tài : - Chế tài tương đối dứt khoát - Chế tài lựa chọn III.HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ. 1. Hiệu lực theo không gian  Định nghĩa  Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt nam  Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam  Định nghĩa hiệu lực theo không gian Là hiệu lực trong khoảng không gian nhất định đối với một số người nhất định. a) Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam  Căn cứ pháp lý: Điều 5 BLHS quy định “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

11

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.” Nguyên tắc chi phối : nguyên tắc chủ quyền quốc gia  Khái niệm lãnh thổ Việt Nam: Theo Điều 1 Hiến Pháp 2013 và theo thông lệ quốc tế lãnh thổ VN bao gồm: o Đất liền, o Các hải đảo o Vùng biển o Vùng trời o Lãnh thổ di động gồm:  Tàu hàng hải quân sự, máy bay quân sự mang cờ Việt nam đang ở bất cứ nơi nào  Tàu hàng hải dân sự dân sự và máy bay dân sự mang cờ VN đang ở hải phận quốc tế hoặc không phận quốc tế.  Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam Có các trường hợp: Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt nam Tội phạm được bắt đầu, hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam Tóm lại Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, đạo luật hình sự Việt nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam Biệt lệ: khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về TNHS đối với những người được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hình sự về ngoại giao, lãnh sự hoặc theo thông lệ quốc tế. - Những người được hưởng các quyền đặc miễn tư pháp hình sự về ngoại giao:  Những người đứng đầu nhà nước;  Các thành viên của chính phủ;  Những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao;  Các thành viên của đoàn ngoài giao như đại sứ, tham tán đại sứ, bí thư, tùy viên,v.v.. (Công ươc Viên 1961 về ngoại giao và Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn từ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN ngày 23/8/93). - Những người được hưởng quyền ưu đãi mễn trừ về tư pháp hình sự theo thông lệ quốc tế Vợ chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền đặc miễn tư pháp hình sự b. Hiệu lực của đạo luật hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam * Căn cứ pháp ly: Điều 6 BLHS * Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc quốc tịch * Nội dung: 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị...


Similar Free PDFs