10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT PDF

Title 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT 10 đề KTĐT
Author Ngân Ngọc
Course Kinh tế đầu tư 1
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 57
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 139
Total Views 489

Summary

Đề cương 10 đềNói lý thuyết trc ( ít điểm ) rồi sang liên hệ VN thì sử dụng bảng ( nhiều điểm)Đề 1. Phân tích tác động của đầu PT đến tăng trưởng kinh tế các quốc giaI. Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. -Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư h...


Description

Đề cương 10 đề Nói lý thuyết trc ( ít điểm ) rồi sang liên hệ VN thì sử dụng bảng ( nhiều điểm)

Đề 1. Phân tích tác động của đầu PT đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia I. Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. - Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...donđó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế II. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng 1. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR - Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio: tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau: Chia cả tử số và mẫu số công thức trên cho GDP, có công thức thứ hai: ICOR=

𝑉𝑜𝑛𝑑𝑎𝑢𝑡𝑢/𝐺𝐷𝑃 𝑔

Với: Vốn đầu tư/GDP: tỷ lệ đầu tư/GDP g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế =

𝐺𝐷𝑃1−𝐺𝐷𝑃0 𝐺𝐷𝑃0

Từ công thức cho thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố - Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành. Cơ cấu đầu tư ngành thay đổi ảnh hưởng đến hệ số ICOR từng ngành, do đó, tác động đến hệ số ICOR chung - Thứ hai,sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng hai mặt đến hệ số ICOR. Gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, một mặt, làm cho tử số của công thức tăng, mặt khác, sẽ tạo ra nhiều ngành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm ưu thế - Thứ ba, do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Cơ chế chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là, kết quả đầu tư ở mẫu số tăng lớn hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại

-> ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơchế chính sách trong nước. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 6-10 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 3-5 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn ICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực ICOR Việt Nam cao là do: - chưa tập trung đầu tư vào lĩnh vực mũi nhọn - quản lý vốn chưa chặt chẽ - xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

2. Ưu nhược điểm của hệ số ICOR a. Về ưu điểm - ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai. Đay là cách dự báo đơn giản. Để kết quả của dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội đạt độ chính xác cao cần sử dụng hệ số ICOR và GDP ( hoặc VA–giá trị gia tăng) riêng củatừng ngành. Kết quả dự báo là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách kinh tế, xãhội và lập các kế hoạch liên quan - Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêuphản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy: để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một số lượng vốn đầu tư ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi. b. Về nhược điểm - Hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm - ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tn, xh, cơ chế chính.. - Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức), vấn đề tái đầu tư…

Quy mô vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP

2018

2019

2020

33.5%

33.9%

33.4%

Quy mô 245.214 261.912 271.158 GDP ( tỷ đô)

Nhận xét Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối Tăng trưởng không ngừng, tương ứng với quy mô vốn. 2020 quy mô vốn k tăng nhưng qm GDP tăng do đầu tư trễ ( những khoản dtu trc đó giờ mới có mức tăng

trưởng cụ thể và ngược lại) Tốc độ tăng GDP ICOR

( tăng 7.08% )

( ổn định ( Tăng tăng 2,91%) 7.02%)

2020 ktế chịu ảnh hưởng Covid-19, tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,91% và Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng ktế dương.

5.98

6.08

ICOR của Việt Nam còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực 2019,2020 ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai nxet 1 đồng vốn tương ứng bn tăng trưởng GDP

14.28

Nguyên nhân ICOR tại VN còn cao: a. Chủ quan - Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn - Hiệu quả đầu tư thấp (để đạt 1 đơn vị tăng trưởng cần tới 5-7 đầu vốn) do sử dụng vốn chưa hiệu quả, lựa chọn các ngành/lĩnh vực/dự án trọng điểm chưa phù hợp (ngân sách tôm hùm: ngân sách nhà nước là công quỹ chung, các ngành/địa phương đều muốn được chia phần bằng nhau dù dự án đầu tư có thể không cần nhiều vốn đến mức đó) - Hệ thống luật pháp còn nhiều kẽ hở, tạo sơ hở cho các sai phạm. Các dự án đầu tư công dù thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, song tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí cũng còn nhiều b. Khách quan - Đang trong quá trình xây dựng & phát triển cơ sở hạ tầng (hoàn vốn chậm, khả năng sinh lời thấp). ICOR hàng năm chỉ làm để tham khảo trong điều hành còn phải sau 5 năm mới đánh giá toàn diện được hiệu quả của việc đầu tư đó - Không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo công bằng xã hội: trao thêm quyền lợi, cơ hội cho các nhóm người yếu thế → giảm bớt gánh nặng kinh tế.Nền kinh tế đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội III. Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng - Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởngkinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau: g = Di + Dl + TFP Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP

- Chất lượng tăng trưởng là một tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả của chính tăng trưởng kinh tế. + Chất lượng tăng trưởng thể hiện nhất quán và liện tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. + Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, đồng thời cả ở kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. + Chất lượng tăng trưởng thể hiện sự bền vững của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết. - Đồng thời, chất lượng tăng trưởng thể hiện ở tính hiệu quả, đặc biệt hiệu quả lan toả giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế khác nhau. Đóng góp của vốn trong GDP Vốn (%)

NSLĐ ( tr đồng/lđ)

TFP (%)

2018 26.53

102.1

44.76

2019 26.84

110.5

47.71

2020 26.66

117.4

37.48

- Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam có xu hướng ổn định. - Là đóng góp chủ yếu đối với tăng trưởng kte - Cần hướng tới giảm vốn, tăng TFP

Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đánh giá, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của chúng ta vẫn chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển.

Chất lượng tăng trưởng của chúng ta tốt hơn, năng suất lao động được cải thiện, chỉ số ICOR cũng được cải thiện. - Tuy đã vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra nhưng so với các nước trong khu vực, đặc biệt trong nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn thấp. Điều này khiến khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ của Việt Nam cũng sẽ bị hạn chế so với các nước

2.Đề xuất–kiến nghị trong giai đoạn tiếp theo ( Làm thế nào để phát triển hoạt động đầu tư giúp tăng trưởng kt - Thu hút vốn: hoàn thiện mtruong đtu, cơ chế chính sách, thu hút vốn nc ngoài… - Sử dụng vốn hiệu quả: phân bổ vào đâu, tập trung vào nhóm ngành giá trị gia tăng cao, phát triển công nghệ, kĩ thuật…)

- Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” trong những năm đầu của giai đoạn 2021-2025 khi còn dịch Covid-19, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện hiệu quả công tác phòng và chống dịch. Đồng thời, các biện pháp phòng, chống dịch cần được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, hạn chế được tối đa tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế-xã hội - Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội - Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển nền kinh tế số. - Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế. Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước. Các nguồn lực của nền kinh tế phải được kiểm kê, đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ, đúng đắn để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững. Áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng và phân bổ các nguồn lực. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. hệ thống chính sách, pháp luật cần tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng. Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. - Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốcgia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo tạiViệt Nam - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trongbối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đề 2: Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành I. Lý thuyết 1.1 Đầu tư Khái niệm: Đầu tư phát triển là 1 phương thức đầu tư trực tiếp, nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và trong sinh hoạt đời sống xã hội. 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.1 Cơ cấu kinh tế 1.2.1.1 Khái niệm

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế, thể hiện sự tương quan chặt chẽ, tác động qua lại giữa các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.2 Phân loại: - Cơ cấu kinh tế ngành Phân loại dựa trên các lĩnh vực lao động xã hội: · Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Là một ngành cơ bản của nền kinh tế, và cũng là một ngành đặc biệt với đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. · Công nghiệp - Xây dựng: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công nghiệp nhẹ (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, hàng tiêu dùng...), công nghiệp nặng (luyện kim, dầu khí, cơ khí chế tạo, phân bón, hoá chất cơ bản, vật liệu xây dựng...). · Dịch vụ: Là một ngành kinh tế ra đời muộn nhưng đang trên đà phát triển mạnh, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm nhiều loại hình: Thương mại, vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính tiền tệ, dịch vụ tư vấn... - Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ · Dưới sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử… mỗi không gian, khu vực có sự phát triển khác nhau. Mỗi vùng sẽ có cơ cấu kinh tế ứng với mỗi cấp phân công lao động phù hợp với sự phát triển theo từng thời kì, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế từng giai đoạn. - Cơ cấu thành phần kinh tế · Được phân chia dựa theo chủ thể, gồm nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại lẫn nhau. · Các thành phần kinh tế: + Kinh tế nhà nước: Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng đồng thời là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. + Kinh tế tư bản tư nhân: Là thành phần rất năng động nhạy bén với thị trường, góp phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng của đất nước. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hiện tại vẫn luôn được khuyến khích phát triển, đặc biệt với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ công nghệ cao, xây dựng công trình hạ tầng 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.2.1 Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế. 1.2.2.2 Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một bước tất yếu để phát triển đất nước. Ngoài việc giúp định hướng, phát triển đúng đắn những ngành có tiềm năng, khắc phục những điểm còn non yếu của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn giúp chúng ta tận dụng nguồn lực hiệu

quả nhất có thể, tăng cao năng suất lao động, đẩy mạnh mức tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đó, hướng tới một xã hội công bằng và tiến bộ, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. 1.3 Tác động của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định hướng, dựa trên phân tích lý luận thực tiễn đầy đủ cùng với áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này qua trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn. Sự khác biệt về vốn và tỷ trọng phân bố vốn được đầu tư giữa các ngành tạo nên hiệu quả khác nhau và tác động trực tiếp tới sự phát triển mỗi ngành nói riêng hay của cả nền kinh tể nói chung. Cụ thể hơn, hệ quả tất yếu của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành và thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành dưới sự tác động của đầu tư. Đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư khác nhau. 1.3.1.1 Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng Hình thức đầu tư đối với khu vực công nghiệp - xây dựng thường được thực hiện theo hướng đa dạng hoá, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm, mũi nhọn. Tuy rằng lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tại Việt Nam tương đối cao do ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý nhưng sự gia tăng tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp trở thành động lực mạnh mẽ để kinh tế nước nhà tăng trưởng, là một nền tảng tốt, đáng lưu tâm để phát triển nền kinh tế quốc dân 1.3.1.2 Đối với ngành dịch vụ - thương mại Đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ… Vốn là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc, thiết bị... Nhờ sự đầu tư vốn, chất lượng sản phẩm tăng cao, mẫu mã đa dạng, nâng cấp sự hài lòng đối với khách hàng mới có thể dẫn tới tăng lượng tiêu thụ, mức phổ biến làm nên thành công trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại. 1.3.1.3 Đối với các ngành nông nghiệp - thủy sản Hiệu quả đầu tư của nông nghiệp - thủy sản còn thấp bởi còn chịu ảnh hưởng mạnh từ yếu tố tự nhiên cùng với chiếm một khoảng lớn thời gian với mỗi dự án đầu tư: lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản có nhiều giới hạn về mặt sinh học, tư liệu sản xuất dẫn tới khó bứt phá => các nguồn vốn đầu tư thường hướng tới những ngành hiệu quả nhanh hơn. Vậy nên, hiện tại nhà nước vẫn đang cố gắng tăng cường khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng tới con đường phát triển trong tương lai. 1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ

Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn. Mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những đặc điểm kinh tế, lợi thế so sánh khác nhau, từ đó mà phù hợp với từng hoạt động đầu tư khác nhau: - Lợi thế so sánh tĩnh: Vị trí địa lý, lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên -> thích hợp với hoạt động đầu tư - Lợi thế so sánh động: Cơ chế chính sách, thái độ và năng suất lao động -> có tiềm năng đầu tư lâu dài => Các nhà đầu tư thường khai thác lợi thế so sánh tĩnh trong thời gian ban đầu, nhưng với những hoạt động đầu tư về lâu dài những tiêu chí đó không còn đủ để đáp ứng nhu cầu. Vậy nên, trước mỗi hoạt động đầu tư, các nhạc đầu tư cần ánh nhìn lâu dài, xem xét kỹ lưỡng các lợi thế mỗi vùng để đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. 1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Đối với mỗi quốc gia, việc tố chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào là chủ đạo, thành phần nào được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ của các thành phần trong nền kinh tế. Từ đó tác động trực tiếp tới chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế. Khi nhà nước thấy được tiềm năng phát triển từ các nguồn vốn đầu tư tư nhân, các hoạt động đầu tư tư nhân được coi là động lực tăng trưởng, tích cực thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển từ đó tạo ảnh hưởng tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế. => Sự biến chuyển, xuất hiện các thành phần kinh tế mới qua hoạt động đầu tư bổ sung một lượng vốn không nhỏ và tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, giúp chúng ta huy động, tận dụng các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích mọi cá nhân tham gia đầu tư kinh tế. 1.3.4 Tác động 2 chiều giữa đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư là tác nhân chủ yếu dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tương lai. Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế. Hoạt động đầu tư càng đem lại chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ càng làm phong phú tiềm lực của nền kinh tế, tiếp tục tác động ngược lại nguồn vốn đầu tư. Từ đó tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân dưới tác động 2 chiều của đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. II. Liên hệ VN Bảng cơ cấu đầu tư theo ngành

- Tổn...


Similar Free PDFs