10 - kkkkkkkkkkkkkkkkkk PDF

Title 10 - kkkkkkkkkkkkkkkkkk
Course kinhtedaicuong hty123
Institution Trường Đại học Trà Vinh
Pages 32
File Size 775.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 542

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬTNHÓM 17VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONGCHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAMTIỂU LUẬN HỌC PHẦNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGTP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021LỜI CAM ĐOANChúng tôi xin cam đoan đây là đề tài tiểu luận, là công trình nghiên cứu của riên...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT

NHÓM 17

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài tiểu luận, là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi. Các số liệu, tài liệu nhóm đã sử dụng trong bài tiểu luận là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc và được chọn lọc rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2021

Nhóm sinh viên

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Pháp Luật Đại Cương và chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Thầy Bùi Kim Hiếu đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến quý giá cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian qua tham gia các tiết học của Thầy, nhóm chúng em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để chúng em vững bước sau này. Bộ môn Pháp Luật Đại Cương là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Thông qua môn học sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật với góc độ pháp lý. Từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình

THÀNH VIÊN NHÓM

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch bệnh COVID-19 là một dịch bệnh vô cùng nguy hiểm mà cả thế giới đang phải đối mặt. Xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 và đến nay đã hơn 2 năm, nhưng dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm và ngày càng trở nên phức tạp do xuất hiện nhiều biến chủng mới. Thời gian đầu chỉ một số nước ở Châu Á bị ảnh hưởng, nhưng nay Châu Âu và Châu Mỹ cũng đã trở thành tâm dịch với số ca mắc và số ca tử vong lên đến hàng nghìn mỗi ngày. Đại dịch tác động đến mọi mặt đối với đời sống xã hội của các nước trên toàn cầu. Việt Nam cũng không ngoại lệ, tính đến thời điểm hiện tại nước ta đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề về mọi mặt do đại dịch gây ra. Tuy nhiên ở Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện các ca bệnh đầu tiên, với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai và phòng chống dịch. Hơn hết Việt Nam là 1 trong số các nước Đông Nam Á chống dịch tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Cũng chính vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành đại dịch covid 19 ở Việt Nam” là bài tiểu luận nghiên cứu của nhóm

2. Mục đích nghiên cứu -

Hiểu rõ khái niệm, vị trí, chức năng, cớ cấu, các quyền lực chung của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

-

Biết được khái niệm, nguồn gốc của đại dịch covid 19

-

Hiểu rõ vai trò của của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành đại dịch covid 19 ở Việt Nam

3. Phương pháp nghiên cứu -

Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

-

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

-

Phương pháp khảo sát

NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN QUYỀN LỰC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1.

Khái niệm Theo điều 94 Hiến pháp năm 2013 “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” [1]

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA CÁC NHIỆM KỲ (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY)  Chủ tịch Chính phủ lâm thời kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời ra mắt Quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945  Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ liên hiệp lâm thời (thành lập ngày 1-1-1946)  Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến (thành lập ngày 2-3-1946)  Chủ tịch nước, kiêm Thủ tướng Chính phủ mới (từ sau ngày 3-11-1946 đến đầu năm 1955)  Chủ tịch nước Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I)

 Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I) (từ 9-1955)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá II (1960-1964)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá III (1964-1971)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá IV (1971-1975)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá V (1975-1976)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI (1976-1981)  Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VII (1981-1987)

 Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (1969-1976)

 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (1987-1992) (đến 10-31988 vì từ trần)

 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (1987-1992) (từ 6-1988 đến 7-1991)

 Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (1987-1992) (từ 31988 đến 6-1988)  Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII (1987-1992) (từ 8-1991)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX (1992-1997)

 Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá X (1997-2002)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI (2002-2007) (đến 27-6-2006)

 Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI (2002-2007) (từ 6-2006 đến 8-2007)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011) (từ 8-2007 đến 8-2011)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2016) (từ 8/2011 đến 06/4/2016)

 Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2016) (Từ 4/2016 đến 7/2016)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021) (đến 05/4/2021)

 Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021) (từ 05/4/2021)  Thủ tướng Chính phủ Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026)

Nguồn: Cổng thông tin điện tử, CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Vây, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước được quy định cụ thể tại Hiến pháp Việt Nam, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra. 1.2. -

Nhiệm vụ (chức năng) và quyền hạn

Theo điều 96 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

“1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án

khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;

3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân; 4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; 6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; 7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; 8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.” [1]

-

Vậy, Chính phủ có những chức năng và quyền hạn như:  Quyết định các chính sách quản lý của nhà nước.  Tổ chức, quản lý bộ máy hành chính nhà nước.  Đảm bảo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.

1.3.

Cơ cấu tổ chức a) Thành viên của chính phủ -

Thành viên của Chính phủ bao gồm:  Thủ tướng Chính phủ  Phó Thủ tướng Chính phủ  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

-

Cụ thể hơn, theo điều 95 Hiến pháp năm 2013:

“1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.” [1] b) Các cơ quan của chính phủ

Cơ quan chính phủ là cơ quan thi hành quyền hành chính cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Có cơ cấu, tổ chức do Quốc hội quyết định. Hiện nay, cơ quan chính phủ của nước ta gồm: 

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ



Phó thủ tướng Chính phủ, (nước ta hiện nay bao gồm bốn

Phó thủ tướng Chính phủ)  18 Bộ trưởng trong các lĩnh vực: + Bộ ngoại giao. + Bộ quốc phòng. + Bộ công an. + Bộ nội vụ. + Bộ Tài chính. + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Bộ Công Thương. + Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Bộ Tài nguyên và Mội trường. + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. + Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Bộ Tư pháp. + Bộ Xây dựng. + Bộ Lao động – Thương binh và xa hội. + Bộ Giao thông vận tải. + Bộ Thông tin và Truyền thông. + Bộ y tế.  4 Cơ quan ngang bộ: + Văn phòng chính phủ. + Thanh tra chính phủ. + Ủy ban dân tộc. + Ngân hàng nhà nước Việt Nam.  8 cơ quan thuộc Chính Phủ + Đài tiếng nói Việt Nam + Ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh + Bảo hiểm xã hội Việt Nam + Thông tấn xã Việt Nam + Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam + Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam + Đài truyền hình Việt Nam + Ủy ban quản lý vốn NN tại doanh nghiệp c) Hoạt động của chính phủ:

-

Phiên họp Chính phủ: thường kỳ mỗi tháng 1 phiên; họp bất thường

-

Hoạt động của Thủ Tướng Chính Phủ

-

Hoạt động của Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng – Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

CHƯƠNG 2.VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 2.1. Tìm hiểu về COVID-19 2.1.1. Khái niệm và nguồn gốc, thời gian bùng dịch Covid-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút có tên là Corona gây ra. Covid-19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Covid-19 không chỉ tấn công phổi và hệ hô hấp của con người mà các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. [2] Hiện tại chưa có thông tin chính xác dịch bệnh này bắt nguồn từ đâu, tuy nhiên các ca bệnh đầu tiên được phát hiện lần đầu vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc). Tính đến nay Covid-19 đã lan ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc độ nhanh chóng, thậm chí nhiều nơi đã nhanh chóng mất kiểm soát và trở thành tâm dịch như Châu Âu và Châu Mỹ. Ngày 31/01/2020 tổ chức y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với dịch viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra. Ngày 11/03/2020, WHO chính thức công bố dịch Covid-19 do vi-rút Cô-rô-na chủng mới (SARS-CoV2) là đại dịch toàn cầu. 2.1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và Việt Nam a) Tác động đối của đại dịch với thế giới  Số ca nhiễm và tử vong tăng lên mỗi ngày Tính đến ngày 17/11/2021, Mỹ mỗi ngày xác nhận trung bình thêm 83.000 ca COVID-19 mới, dù con số trên thực tế có thể cao hơn. Cứ 24 giờ lại có hơn 1.000 người qua đời vì COVID-19 tại Mỹ [3]

Tại Châu Âu, cập nhật số liệu vào ngày 17/11/2021 hệ thống y tế của Slovakia đang căng mình trước đợt lây nhiễm COVID-19 mới khi cả nước này chỉ còn 20 giường bệnh có máy thở cho bệnh nhân mắc Covid-19. Điều này khiến Slovakia và nước láng giềng như Áo phải áp dụng các biện pháp hạn chế trước thời điểm giáng sinh năm 2021. Báo The Guardian dẫn nguồn Cơ quan thống kê quốc gia cho biết, số ca nhiễm COVID-19 ở Anh trong 7 ngày (tính đến 20-8-2021) cao gấp 26 lần số ca nhiễm vào cùng thời điểm năm ngoái [3] Nền kinh tế, đời sống xã hội bị tác động nặng nề



Tại Diễn đàn của Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ năm 2021, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres từng nhấn mạnh rằng, thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu tồi tệ nhất trong 90 năm qua. Theo Báo cáo Kinh tế thế giới của LHQ, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 suy giảm tới 4,3%, cao gấp hơn hai lần so mức suy giảm được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Theo dự đoán của LHQ, mức phục hồi 4,7% vào năm 2021 vẫn khó bù đắp cho những thiệt hại của năm trước. Cũng theo LHQ, trong năm 2020, thế giới có thêm 131 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em và thành viên thuộc các thành phần dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Phụ nữ chiếm hơn 50% lực lượng lao động trong các ngành có mức độ biến động cao trong đại dịch, như bán lẻ, khách sạn, du lịch. Nhiều người trong số họ có rất ít hoặc không được tiếp cận với bảo trợ xã hội b) Tác động đối của đại dịch tại Việt Nam 

Số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng lên từng ngày

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.763.040 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm

mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai

(98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631). (https://vtv.vn/suc-khoe/ngay2-1-them-16948-ca-mac-covid-19-moi-tai-63-tinh-thanh-pho20220102180055811.htm) Hình 2.1.2.b: Thông tin về số ca nhiễm, khỏi, tử vong do Covid-19 tại Việt Nam.

(Nguồn: Cổng Thông Tin Của Bộ Y Tế Về Đại Dịch Covid-19.(3/1/2022)) Đáng chú ý, biển thể mới Omicron cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Nước ta đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5) (tính đến thời điểm ngày 3/1/2022 theo bảng tin của Bộ Y Tế )  Tác động đối với kinh tế, đời sống xã hội: Đại dịch Covid-19 đã tác động khá nặng nề đến kinh tế, cũng như mọi mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam. Ở thời điểm bùng phát đợt dịch thứ 4, cập nhất số liệu đến tháng 8 năm 2021 theo Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng có 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, cao hơn đến 3.900 doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh, điều này dẫn đến hang nghìn người lao động mất việc làm. Dịch bệnh lan rộng khiến cho cửa khấu Quốc Tế phải tạm đóng, dẫn đến việc khó khăn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thông vận tải. Các

ngành dịch vụ như hàng không và du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tháng 3/2020 là cột mốc lịch sử đáng nhớ với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Các đường bay quốc tế bị tạm dừng khai thắc từ 21/3, ngay sau đó lệnh giãn cách xã hội được ban hành khiến các đường bay trong nước nước (nội địa) không còn bóng khách. Chỉ trong 2 tháng, doanh thu của hang Hàng không Quốc gia sụt giảm nghiêm trọng. Dịch bệnh Covid-19 tác động nặng nề đến ngành vận tải hàng không toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Riêng với thị trường Việt Nam, IATA (Hiệp hội vận tải

Hàng không Quốc tế) đã đánh giá Việt Nam thiệt hại khoảng 4 tỷ USD. Thống kê cập nhập vào giữa tháng 12/2020 của Cục hàng không Việt Nam cho biết sản lượng điều hành bay chỉ đạt 340.000 chuyến, giảm hơn 31,9% so với năm 2019. Sản lượng thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 66 triệu khách giảm 43,5%; 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm 14,7% so với năm 2019.( https://vnexpress.net/mot-nam-vuot-kho-cua-vietnam-airlines-4222672.html ). Về ngành du lịch, năm 2019 du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Tình trạng này kéo đến năm 2021. Trong 10 tháng đầu năm 2021, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 42,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 32,25 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước giảm 45,42% so với cùng kỳ năm 2020. (https://dantri.com.vn/kinhdoanh/tac-dong-khung-khiep-cua-covid19-90-doanh-nghiep-lu-hanh-bi-khaitu-20211225171129630.htm)

2.2. Vai trò của chính phủ trong đại dịch Tại Việt Nam, ngay khi có về ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán với nguy cơ lây lan của căn bệnh này, thì ngày 16/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế (phối hợp với WHO) khẩn trương xây dựng các kịch bản,

phương án phòng, chống dịch; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác cách ly, xét nghiệm, khám, điều trị. Đến ngày 23/01/2020 khi phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 121/CĐ-TTg và liên tiếp các ngày 28, 29, 30/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg, Chỉ thị số 06/CT-TTg, trong đó quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phòng, chống dịch. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch được thành lập. Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã lãnh đạo toàn dân chống dịch, có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu.

2.2.1. Trong kinh tế Với tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lây lan khủng khiếp như thời gian vừa qua. Thiệt hại mà nó gây ra về người và của là rất lớn. Nhưng dướ...


Similar Free PDFs