1073743 Lam 31191026791 - Tran Van keierm tra 77 1472324428 PDF

Title 1073743 Lam 31191026791 - Tran Van keierm tra 77 1472324428
Author Văn Lâm Trần
Course Tran Hoang Hai
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 12
File Size 309.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 732
Total Views 831

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬN GIỮA KỲMÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾGiảng viên : Nguyễn Huệ MinhMã lớp học phần: 21C1BUSNhóm sinh viên: Đặng Trà Hương GiangĐinh Hào Kiệt Nguyễn Phan Kỳ Duyên Trần Văn Lâm Nguyễn Văn ĐôMỤC LỤCI. GIỚI THIỆU 31 Tầm quan trọng ...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Giảng viên

: Nguyễn Huệ Minh

Mã lớp học phần: 21C1BUS50300810 Nhóm sinh viên: Đặng Trà Hương Giang Đinh Hào Kiệt Nguyễn Phan Kỳ Duyên Trần Văn Lâm Nguyễn Văn Đô

MỤC LỤC I.

GIỚI THIỆU

3

1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế II. TÌNH HUỐNG 4 2.1 Giới thiệu công ty và tình huống cần phân tích 4 2.2 Lý do lựa chọn trường hợp và mối liên quan đến Kinh doanh quốc tế III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 8 3.1 Vấn đề mà công ty gặp phải trong tình huống 8

3

6

3.1.1 Thất bại của Gojek trong chiến lược địa phương hoá và định vị thương hiệu 8 3.1.2 Gojek rớt hạng trong cuộc chiến cạnh tranh tại Việt Nam

9

3.2 Phương pháp tiếp cận mà Gojek thực hiện để giải quyết các vấn đề. 11 3.2.1 Phương pháp tiếp cận công ty thực hiện để giải quyết vấn đề thương hiệu. 11 3.2.2 Phương pháp công ty thực hiện để giải quyết vấn đề cạnh tranh 12 3.3 Đánh giá các phương pháp tiếp cận của Gojek

12

3.3.1 Đánh giá cách tiếp cận của GoViet trong vấn đề thương hiệu 12 3.3.2 Đánh giá cách tiếp cận của Gojek trong vấn đề cạnh tranh 13 3.4 Đề xuất giải pháp thay thế hoặc tốt hơn và giải thích lý do.

14

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15 4.1 Bài học kinh nghiệm cho các công ty/ nhà quản lý khác trong một tình huống tương tự 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

I.

GIỚI THIỆU 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế Với xu thế “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế” đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với các công ty và mọi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mọi quốc gia đều tìm cách thâm nhập thị trường nước ngoài nhằm sử dụng lợi thế so sánh của mình để mở rộng lợi thế thương mại và phát triển kinh tế. Ngoài ra, kinh doanh quốc tế - một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề như cạnh tranh; phân phối; con người, các tổ chức quốc tế (WTO, AFTA, APEC, EU,...); kinh tế và các biến số như GNP, thu nhập bình quân đầu người; kinh tế xã hội và đặc điểm sự phân bố dân cư; tài chính (tỷ suất lãi, lạm phát, thuế,...); luật pháp; địa lý (địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,...); chính trị (chủ nghĩa chủng tộc, chế độ); văn hóa (niềm tin, quan điểm,...); lao động (cấu trúc lao động, kỹ năng, thái độ người lao động); công nghệ (trình độ kỹ thuật, thiết bị máy móc,...) do vậy việc nghiên cứu môi trường của kinh doanh quốc tế là vấn đề nhạy cảm đối với mỗi quốc gia đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Tại mỗi quốc gia khác nhau thì có những nét đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hóa,khác nhau và những yếu tố tác động từ tình hình thế giới. Tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh quốc tế đa dạng, phong phú. Để doanh nghiệp, công ty có thể giao thương, mua bán, đầu tư,...cần những nhà quản trị, phân tích môi trường kinh doanh quốc tế. Việc các nhà quản trị phân tích các yếu tố ấy giúp doanh nghiệp, công ty hoạch định chính sách phát triển tương lai và chọn được những chiến lược kinh doanh phù hợp tại từng quốc gia khác nhau. Nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế giúp chúng ta-những nhà kinh doanh tương lai-đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý nhằm tối đa hoá lợi nhuận, sử dụng tối đa các nguồn lực và đáp ứng các yêu cầu của kinh doanh quốc tế. Hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến việc đưa ra các quyết định chiến lược, kế hoạch, chính sách và lựa chọn kinh doanh. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn giúp chúng ta đánh giá và xem xét việc vận hành các chiến lược, các bước thực hiện hoạch định để nhanh chóng đưa đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao tính thành công cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Để có thể hiểu được môi trường kinh doanh quốc tế rộng lớn như thế nào? Hãy cùng nhóm 8 đến với tình huống: “Sự thất bại của chiến lược địa phương hoá Gojek tại Việt Nam”. II. TÌNH HUỐNG 2.1 Giới thiệu công ty và tình huống cần phân tích Tổng quan công ty Gojek Gojek được thành lâ ~p vào năm 2010 bởi Nadiem Makarim, Michaelangelo Moran và Kelvin Aluwi. Giám đốc điều hành là Nadiem Makarim với trụ sở chính đăt~ tại Jakarta, Indonesia. Gojek là một công ty khởi nghiệp về công nghệ do Indonesia sở hữu và điều hành, chuyên về lĩnh vực thanh toán bằng xe đạp, dịch vụ hậu cần và kinh doanh kỹ thuật số. Gojek hiện đã có mặt tại hơn 50 thành phố trên thế giới. Gojek đã tích hợp hàng loạt tiện ích trong ứng dụng của mình. Sau đây là các loại hình dịch vụ: Go-Ride, Go-Car, Go-Food, Go-Send, Go-Mark, Go-Box, Go-Tix, Go-Med, Go-Life, Go-Pay ... Quá trình hoạt động tại Việt Nam Vào tháng 5 năm 2018, Gojek thông báo sẽ đầu tư 500 triệu đô la Mỹ vào 4 thị trường bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines - nơi các công ty địa phương sẽ “xây dựng thương hiệu và nhận diện” tại các thị trường này. Thương hiệu GoViet ra đời vào tháng 9/2018, kinh doanh hai dịch vụ Go Bike (đặt xe) và GoSend (giao hàng), hai tháng sau, dịch vụ đặt hàng trực tuyến GoFood ra đời. Về nhận diện thương hiệu: Gojek đã chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam thông qua thương hiệu GoViet có nghĩa là tiến lên Việt Nam với màu nhận diện là đỏ, trắng.

Về nguồn nhân lực: GoViet dự định sẽ ươm mầm một nhóm lãnh đạo cấp cao thông thạo kinh doanh và công nghệ tại Việt Nam để nhanh chóng tạo được ấn tượng ban đầu trong giới đầu tư và kinh doanh. Người đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc của GoViet, trước hết là ông Nguyễn Vũ Đức và những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam, đã tạo nên một đội ngũ lãnh đạo khá toàn diện và vững chắc để dẫn dắt GoViet. Về chiến lược giá: GoViet đã sử dụng nguồn vốn của các công ty lớn để thực hiện ngay chiến lược giành thị phần thông qua các ưu đãi. Việc quảng bá liên tục đã giúp GoViet nhanh chóng tiếp cận lượng lớn người dùng dịch vụ, đồng thời phủ sóng thương hiệu trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội. Sau hơn 3 tháng, GoViet nhanh chóng gặt được thành công lớn cho sự khởi đầu đó là chiếm lĩnh 35% thị phần gọi xe công nghệ. Tình huống Tuy nhiên, sau khi hoạt động tại thị trường Việt Nam với thương hiệu GoViet gần hai năm, mặc dù lần đầu tiên đạt được một số thành công nhất định nhưng đã bị nhiều đối thủ vượt mặt. Cụ thể, trong lĩnh vực giao xe, tỷ lệ chuyến xe hoàn thành của GoViet chỉ đứng sau Grab và Be. Về giao đồ ăn, dịch vụ Go-Food cũng đứng thứ 3 sau Grab Food và Now về mức độ hài lòng và tần suất sử dụng. Đến tháng 7/2020, siêu kỳ lân của Indonesia là Gojek tuyên bố hợp nhất tên thương hiệu ở 2 thị trường Việt Nam và Thái Lan, trở thành 1 nền tảng công nghệ duy nhất và chuyển tên thành Gojek . Hiện tại, thị trường xe ôm công nghệ và dịch vụ giao đồ ăn ở Viêt~ Nam đang có nhiều đối thủ đáng gờm được nhiều ông lớn chống lưng như Grab, Be, Baemin, Now Food,… do đó Gojek buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. 2.2 Lý do lựa chọn trường hợp và mối liên quan đến Kinh doanh quốc tế Thị trường dịch vụ xe công nghệ tại việt nam hiện đang có sự cạnh tranh cao, việc nghiên cứu tình huống của Gojek sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu các yếu tố tác động môi trường kinh doanh quốc tế đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp của công ty. Đầu tiên, ở cấp độ nền kinh tế quốc dân (còn gọi là môi trường vĩ mô, môi trường tổng quát), các yếu tố môi trường bao gồm: – Về các yếu tố kinh tế Hiện nay, Việt Nam đang ở chu kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ (Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại tốt nhất trong khu vực, thu nhập của người dân tăng lên và nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng lên, khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng để triển khai các dịch vụ mới như Gojek.

Việt Nam là quốc gia có chính sách tiền tệ thận trọng nên tỷ giá hối đoái bình ổn nên không là rào cản cho các nhà đầu tư nhập khẩu vào thị trường. – Các yếu tố chính trị và luật pháp Chính trị ổn định mà là nơi có mức thuế suất cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn rất quan tâm cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài đang hoạt động thuận lợi. – Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ. Đến năm 2020, một phần ba số người mới đến sẽ sử dụng dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên kể từ Covid-19 và 94% trong số những người mới này có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ kỹ thuật số sau khi đại dịch kết thúc. Nền kinh tế số của Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, điều này phản ánh sự chuyển đổi số của quốc gia. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh trên 60%, và tỷ lệ sử dụng công nghệ cho dịch vụ gọi xe rất thấp, đặc biệt là Hà Nội và các địa phương khác của Việt Nam vẫn chưa được các công ty khác quan tâm vì vậy, thị trường tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện nay là thời đại 4.0, thời đại của công nghệ nên sức ép về công nghệ đối với các ngành rất lớn đặc biệt thị trường dịch vụ xe công nghệ. Cũng như trong đại dịch Covid lần thứ 4 năm 2021, đội ngũ shipper như hàng hóa thiết yếu vì lệnh giãn cách xã hội không cho phép người dân ra đường nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao hàng công nghệ sẽ cao và thuận tiện hơn dịch vụ truyền thống. Thứ hai, ở cấp độ ngành (còn gọi là môi trường tác nghiệp), các yếu tố môi trường bao gồm: – Đối thủ cạnh tranh trong ngành. Grab đang thống trị ở mảng gọi xe với 75% thị phần, để đối phó với các rào cản quy định và để hỗ trợ các đối tác tài xế và người dùng, các dịch vụ đặt xe trực tuyến ngày càng trở nên cạnh tranh về yêu cầu vốn. Chưa nói đến sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ địa phương như Be và EMDDI . Mảng kinh doanh giao đồ ăn gồm có các ông lớn từ Hàn Quốc là Baemin, hay của Sae Group là Now và cả Grabfood. Thị trường cạnh tranh khá cao nhưng vẫn còn nhiều cơ hội để tranh giành thị phần nếu dịch vụ Gojek có sự đổi mới để chiếm lợi thế dù chỉ ở một mảng.  Năng lực thương lượng của khách hàng và nhà cung cấp Khi dịch vụ xe công nghệ ở nước ta đang ngày càng phát triển, có nhiều công ty nước ngoài đã bước vào cạnh tranh thì khách hàng sẽ là người được lợi vì khi đó các công ty sẽ cố gắng đưa một chi phí ổn định và nâng cao chất lượng dịch vụ để

thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Do đó khách hàng có năng lực thương lượng cao vì họ có nhiều sự lựa chọn. Nhà cung cấp ở đây chính là các đối tác lái xe, họ sẽ là người thay công ty thực hiện dịch vụ với khách hàng. Hiện nay, khi các công ty dịch vụ xe công nghệ luôn cố gắng thu hút shipper về với công ty với nhiều chính sách tiền lương thưởng cạnh tranh vì vậy năng lực của nhà cung cấp cao  Các mối quan hệ và đối tác. Facebook và Paypal đã gia nhập cùng Google, Tencent và nhiều công ty khác cũng trở thành những nhà đầu tư mới nhất của Tập đoàn Gojek nên độ phủ sóng và vốn đầu tư là điều không cần phải lo lắng. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG III. 3.1 Vấn đề mà công ty gặp phải trong tình huống 3.1.1 Thất bại của Gojek trong chiến lược địa phương hoá và định vị thương hiệu (phải đổi tên từ Goviet thành Gojek sau 2 năm) Hành trình của Gojek ở Việt Nam dường như chưa đáp ứng được những tham vọng ban đầu của họ. Với mục đích tập trung vào việc tăng khả năng sinh lời Gojek đã điều chỉnh dịch vụ với giá rẻ và sử dụng thương hiệu GoViet để bước vào thị trường Việt Nam để tạo niềm tin với người tiêu dùng ở đây với lòng tự tôn về dân tộc. Thời gian đầu GoViet tập trung đưa ra các chương trình giảm giá siêu rẻ để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên việc đưa đến một dịch vụ giá rẻ tại thị trường nhiều cạnh tranh và có Grab đang chiếm lĩnh thị trường là quá sức với Gojek nên khi các chương trình kết thúc người tiêu dùng cũng chuyến hướng sang sử dụng dịch vụ khác vì dịch vụ không đa dạng, nền tảng công nghệ ưu việt. Với đây cũng là công ty con của công ty nước ngoài nên không thể đạt được mục tiêu đề ra và thất bại trong chiến lược địa phương hoá thương hiệu. Ngoài ra, chỉ trong 1 năm GoViet có tới 2 CEO phải rời ghế. Sự bất ổn ở vị trí cao nhất đã gây cản trở không nhỏ đối với những nỗ lực nhằm "đấu" lại Grab của công ty và thương hiệu GoViet trên trường dần bị lu mờ và thay thế bởi Grab và Be. Tháng 8/2020, Gojek cuối cùng đã định vị lại thương hiệu tại Việt Nam và Thái Lan bằng động thái đồng nhất thương hiệu Gojek trên tất cả các thị trường điều này đã biến 2 năm chinh chiến tại Việt Nam của Gojek gần như trở nên vô nghĩa. 3.1.2 Gojek rớt hạng trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ dịch vụ xe công nghệ tại Việt Nam Gojek đã chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam thông qua thương hiệu GoViet vào tháng 9/2018. Vấn đề đầu tiên mà Gojek gặp phải trong thị trường Việt

Nam là sự cạnh tranh với đối thủ lớn như Grab, Be, Xe ôm, taxi, ... khi bước chân vào thị trường Việt Nam thì về thị phần của các ứng dụng gọi xe và giao hàng đã có sự bão hòa. Và sự tồn tại của các ông lớn trong thị trường vận chuyển hành khách cá nhân là taxi Mê Linh và xe ôm với lợi thế là những người đầu tiên trong thị trường, những việc chậm thay đổi, bảo thủ và năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, thì với tốc độ số hóa ngày càng nhanh trao cơ hội phát triển của các ứng dụng gọi xe công nghệ. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của ABI Research năm 2020, Grab dẫn đầu thị trường với 74,6% thị phần, tiếp theo là Be (12,4%) và Gojek (12,3%) cho thấy Gojek đã đánh mất thị phần trong khi năm 2018 chiếm thị phần là 35% chỉ trong 3 tháng tại thị tường Hồ Chí Minh.

Nguồn: Abi Reseach Để cạnh tranh với đối thủ lớn trên thị trường là Grab, GoViet phải có dịch vụ gọi xe bốn bánh một cách nhanh nhất. Mặt dù, CEO của GoViet đã hứa sẽ cung cấp dịch vụ đó và cuối năm 2018 nhưng đã qua 2 nhiệm kì của 2 CEO vẫn không làm được điều này, trong khi đó các đối thủ như Be và Fastgo đã làm được đưa ra thị trường dịch vụ này. Về mảng giao đồ ăn, trong top 5 các ứng dụng giao đồ ăn tại Việt Nam thì Gofood (Gojek) đang đứng vị trí cuối và chiếm tỷ lệ thị phần 6,37% trong đó GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23.16% lượng thảo luận trên social, thứ 3 là Baemin với 21.95%, Loship chiếm tỷ lệ thị phần thảo luận là 15,14% .

Nguồn: Social Media 3.2 Phương pháp tiếp cận mà Gojek thực hiện để giải quyết các vấn đề. 3.2.1 Phương pháp tiếp cận công ty thực hiện để giải quyết vấn đề thương hiệu. Việc thất bại của thương hiệu GoViet sau một thời gian ngắn bước vào thị trường Việt Nam, Gojek quyết định xoá bỏ thương hiệu GoViet và xác nhập với tên của công ty mẹ là Gojek.Thay đổi thương hiệu mang lại cho Gojek một cơ hội để khởi động lại tham vọng quốc tế của mình và mở rộng độ nhận diện của thương hiệu ra khỏi biên giới. Ứng dụng bạn tài xế Gojek đã cập nhật giao diện, bổ sung một số tính năng mới cho người tiêu dùng và người tiêu dùng, chẳng hạn như cung cấp bản tóm tắt thu nhập 7 ngày về hành trình đã hoàn thành của bạn tài xế trong tuần qua Thay đổi ứng dụng hoạt động, thiết kế logo với thiết kế rất linh hoạt và màu nhận diện. Logo Gojek mới phát hành rất dễ nhận biết và linh hoạt, mà công ty khởi nghiệp cho biết họ đánh dấu sự phát triển của mình từ một công ty gọi xe Indonesia thành một siêu ứng dụng ở Đông Nam Á. Điều này phản ánh định vị của siêu ứng dụng Gojek trong việc cung cấp nhiều dịch vụ và đang bước sang một chương mới trong quá trình phát triển của nó. 3.2.2 Phương pháp công ty thực hiện để giải quyết vấn đề cạnh tranh Mở rộng hoạt đông, nâng cấp Gojek trở thành siêu ứng dụng: Gojek đã tiến hành đầu tư nâng cấp ứng dụng gia tăng sức cạnh tranh tại thị trường Việt Nam cùng với nền tảng kinh nghiệm hoạt động dịch vụ vô cùng đa dạng từ công ty mẹ: Go-Ride (xe ôm), Go-Car (gọi xe hơi), Go-Food (giao đồ ăn), Go-Pay đến sửa xe, massage, vệ sinh.

Tiếp tục cài đặt ứng dụng mới thông qua điều hướng để giữ chân khách hàng cũ. Về việc sử dụng dữ liệu người dùng cũ của GoViet, ứng dụng GoViet đã bị vô hiệu hóa, nhưng vẫn có thể điều hướng người dùng cài đặt Gojek.

Vào tháng 9 năm 2020, Gojek đã mua lại cổ phần kiểm soát trong công ty ví điện tử WePay từ VCCorp. Trước đó, Grab cũng đã hợp tác với Moca để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam vào năm 2018. Điểm mạnh của Gojek trong so với các ứng dụng gọi xe ở tại thị trường Việt Nam là nguồn lực, tiềm lực tài chính của bản thân. Nguyên nhân khiến thành tích của Gojek tại Việt Nam còn ít là do công ty mẹ chưa thực sự quan tâm đến các thị trường ngoài Indonesia. Do đó, công ty mẹ dần tập trung hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính và kỹ thuật cho Gojek tại Việt Nam. 3.3 Đánh giá các phương pháp tiếp cận của Gojek 3.3.1 Đánh giá cách tiếp cận của GoViet trong vấn đề thương hiệu Thay toàn bộ nhận diện thương hiệu, Gojek dường như đang tự đưa mình vào thế khó: Việc chuyển từ ứng dụng, trang phục của đối tác lái xe sẽ gây cản trở khá nhiều thời gian đầu cho Gojek vì mọi thứ sẽ bắt đầu gần như là từ đầu tại Việt Nam. Người dùng phải tải ứng dụng Gojek và đăng ký tài khoản mới để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Đồng phục đối tác của người lái, bao gồm cả áo sơ mi và mũ bảo hiểm, cũng đã được chuyển đổi thành màu nhận dạng ban đầu của Gojek là xanh lá cây-đen, đây cũng là một trọng tâm trong cuộc cạnh tranh của Gojek với Grab ở khía cạnh định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Vì sắc xanh lá cây đã gắn bó với Grab kể từ khi hãng này xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là cách để Gia tăng nhận diện thương hiệu với mức độ phủ sóng toàn khu vực Tốn kém về chi phí marketing: Hơn một năm sau, Goviet đổi tên thương hiệu thành Gojek, khi các không gian Internet như biển quảng cáo, bến xe, trung tâm thương mại, thậm chí YouTube, Facebook, Zalo, ... tràn ngập quảng cáo Gojek và GoFood, thì tác dụng của khuyến mại. hoạt động tiếp thị là rất rõ ràng. Thay đổi tên thương hiệu và tập trung quảng bá thương hiệu mạnh mẽ nhưng lại gặp những bất đồng từ lãnh đạo Goviet và lãnh đạo Gojek ở công ty mẹ Indonesia vì việc sử dụng kinh phí marketing thiếu hiệu quả. Gojek nhận ra nên tập trung nguồn lực để đơn giản hóa và giảm chi phí. 3.3.2 Đánh giá cách tiếp cận của Gojek trong vấn đề cạnh tranh

Tại sự kiện ra mắt GoViet vào tháng 9/2018, GoViet xác nhận dịch vụ xe hai bánh GoBike chiếm 35% thị phần tại TP.HCM. Hồ Chí Minh chỉ 3 tháng, Grab gặp vướng mắc pháp lý, Vinasun bị phạt 200.000 USD trong vụ kiện, Grab cũng gặp trở ngại trong việc thâu tóm mảng kinh doanh Đông Nam Á của Uber. Thời cơ hoàn hảo để giành thị phần vì đối thủ tuột dốc và Gojek đã làm rất tốt chuyện đó. Mở rộng hoạt động và cung cấp các dịch vụ như siêu ứng dụng thực. Hành đồng này sẽ giúp Gojek giải quyết vấn đề “giậm chân tại chỗ” của GoViet trong suốt thời gian qua khi chỉ duy trì 3 hoạt động cơ bản, đây cũng là cơ hội cho Gojek vươn lên giành lại vị trí của mình. Theo chiến lược hiện tại, Gojek Việt Nam có thể dễ dàng và nhanh chóng mở thêm các dịch vụ dành cho công ty mẹ, rút ngắn thời gian chuyển sang ứng dụng riêng, xây dựng lại kế hoạch quản lý của hoạt động trước đây.

Thanh toán điện tử là một trong các dịch vụ ưu tiên hàng đầu: Tuy chậm chân hơn Grab và các đối thủ nhưng để cạnh tranh với những cái tên như Moca, VNPay, Momo, ZaloPay, và AirPay điều này là cần thiết trong dài hạn.Tuy nhiên cũng sẽ tốn kha khá chi phí đầu tư của Gojek cho việc liên kết thanh toán trực tuyến. 3.4 Đề xuất giải pháp thay thế hoặc tốt hơn (nếu có) và giải thích lý do. Nếu như Gojek muốn giành lại thị phần thành công ở thị trường Việt Nam thì phải vượt qua các đối thủ nhỏ lẻ sau đó mới đối đầu trực tiếp với Grab a. Giải pháp chiêu mộ đối tác lái xe Bằng cách cải thiện giá chiết khấu và chi phí đầu tư của các đối tác lái xe. Khi nguồn khách hàng cả 2 đều chia sẻ với nhau thì ai có nhiều đối tác lái xe hơn đối tác lái xe nhiều sẽ rải rác nhiều khu vực hơn khách dễ book hơn thì bên đó thành công. Mục tiêu là thu hút nhiều đối tác lái xe về làm cho Gojek Hiện tại chi phí đầu tư để chạy Gojek rẻ hơn chi phí chạy Grab nên sẽ giữ lại cách thức này. Grab luôn được biết đến là ứng dụng có giá vé cao nhất, còn Gojek là ứng dụng có giá vé thấp nhất khi đặt xe. Gojek luôn dẫn tôi đến những ứng dụng giá rẻ, còn Grab thì ngược lại, dẫn tôi đến những ứng dụng có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Giá vé đắt đỏ không chỉ liên quan đến khách hàng, mà còn quyết địn...


Similar Free PDFs