11 833311 2002 3120330093 Nguyễn Thị Ngọc Ánh PDF

Title 11 833311 2002 3120330093 Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Author Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Course tham khảo cách trình bày
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 13
File Size 266.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 670
Total Views 845

Summary

Download 11 833311 2002 3120330093 Nguyễn Thị Ngọc Ánh PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GD QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN Tên tiểu luận: Phân tích chiến lược 4P của bột giặc OMO tại Việt Nam

- Họ và Tên

: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

- Mã số sinh viên

: 3120330093

- Nhóm thi

: 2002

- Mã học phần

: 833311

- Tên học phần

: Marketing căn bản

- Học kỳ

:2

- Năm học

: 2020 - 2021

LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được cho mình một thị trường mục tiêu và làm thế nào xây dựng được vị thế trong tâm trí khách hàng mục tiêu, thỏa mãn được nhu cầu của họ. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chiến lược phù hợp và triển khai có hiệu quả. Marketing coi chiến lược marketing-mix là một chiến lược tất yếu. Thị trường bột giặt ở Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ và luôn có nhiều cuộc chiến cạnh tranh gay gắt. Trên thị trường Việt Nam hiện có nhiều loại bột giặt: OMO, Tide, Viso, Vì dân,.. OMO bây giờ với vị thế dẫn đầu đang có sự cạnh tranh của nhiều đối thủ giành giật vị trí. Vì vậy xây dừng một chiến lược định vị hiệu quả để có thể định vị được vị trí trong tâm trí khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Trong bài tiểu luận này chúng ta cùng phân tích chiến lược 4P của bột giặc OMO tại Việt Nam.

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ BỘT GIẶC OMO.............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC 4P CỦA BỘT GIẶC OMO...................1 2.1 Khách hàng mục tiêu...........................................................................................1 2.2 Thực trạng chiến lược 4P của OMO.....................................................................2 2.2.1. Chiến lược sản phẩm ( product)..................................................................2 2.2.2. Chiến lược giá ( price).................................................................................5 2.2.3. Chiến lược phân phối ( place).....................................................................5 2.2.4. Chiêu thị (promotion)..................................................................................5 3.1. Đề xuất nâng cao chất lượng và cải thiện sản phẩm:...........................................7 3.1.1. Mẫu mã , bao bì...........................................................................................7 3.2. Đề xuất về chiến lược giá....................................................................................8 3.3. Đề xuất cho chiến lược phân phối.......................................................................8 3.4. Đề xuất cho chiến lược chiêu thị.........................................................................8 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 10

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ BỘT GIẶC OMO Unilever là một tập đoàn toàn cầu vủa Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm: các sản phẩm như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được người tiêu dùng và chấp nhận 5 rộng rãi trên toàn cầu như: Omo, Surf, Lux, Dove, Comfort, Vaseline, Pons, P/S, Close Up... Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever Việt Nam. Unilever Việt Nam là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội , Công ty Elida P/S tại TP.HCM ,Công Ty Best Food cũng đặt tại TP.HCM Với hơn 265000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 Quốc gia trên Thế Giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ Euro. Hiện tại Unilever Việt Nam có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Hòa Bình. OMO là thương hiệu bột giặc dẫn đầu tại Việt Nam, thương hiệu đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng. Để được như vậy thương hiệu này đã làm cho việc giặc giũ của các bà nội trợ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Và sau khi đã được đông đảo khách hàng ủng hộ OMO tiếp tục xây dựng hình ảnh là thương hiệu thân thiện luôn quan tâm đến cộng đồng. OMO đã chiếm lĩnh được 70 % thị trường Việt Nam. Và là một hàng hóa không thể thiếu đối với người tiêu dùng các sản phẩm của một dạng phong phú xã hạnh phù hợp với mọi gia đình. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC 4P CỦA BỘT GIẶC OMO 2.1 Khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu của OMO hướng tới là những người nội trợ, chăm sóc gia đình vì những nguòi này chịu trách nhiệm tính toán việc chi tiêu, tiêu dùng hằng ngày hẳn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một mặt hàng nào đó. Đối với nhân viên văn phòng họ có một công việc bận rộn tại công sở và ít có thời gian rảnh để chăm lo cho gia đình của mình nhát là các nhân viên nữ. Vì vậy việc giặc giũ phải được thực 1

hiện một cách nhanh chóng, và cần có một loại bột giặc tẩy cực mạnh, hiệu quả các vết bẩn giúp họ tiết kiệm thời gian. Ngoài ra có một số người lao động trong lĩnh vực hoặc công việc nặng hay dơ bẩn đến quần áo sau 1 ngày làm việc còn phải tẩy bộ quần áo lao động của mình. Và OMO đã đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng- đó là sản phẩm bột giặc phải vừa có chất lượng tốt, giặt tẩy lại mạnh, vừa có giá phải chăng hợp với túi tiền mọi nhà mọi gia đình. 2.2 Thực trạng chiến lược 4P của OMO 2.2.1. Chiến lược sản phẩm ( product) 2.2.1.1.Cấu trúc sản phẩm a) Chất lượng Omo được xem là sản phẩm bột giặc hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Nó được sản xuất với dây chuyền và công nghệ hiện đại , với đầy đủ các tính năng vượt trội về tẩy sạch an toàn, đặc biệt có thể đánh bật 10/10 chỗ vết bẩn khó giặt: cổ áo cáu bẩn, cổ tay áo dính nhờn, nách áo đầy mồ hôi, vớ dính bùn, đáy quần dính màu vẽ, túi áo quần, thắt lưng, tay áo, đùi và đầu gối dính vết bẩn. b) Đặc điểm: Omo có dạng bột màu trắng, bổ sung thêm các hạt màu đỏ và hạt năng lượng xanh mới cực mạnh, thấm sâu hiệu quả vào các lớp vải và đánh bật ngay cả những vết bẩn cứng đầu mở xấu trong mọi chỗ khó giặt nhất trên quần áo. Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng để giặt tay, sản phẩm còn được sản xuất để thích hợp cho sạch máy mà vẫn mang lại kết quả tốt nhất. Thành phần: sodium sultale, sodium linear, sodium cacbonate, sodium silicate, nước, chất thơm, protise… c) Nhãn hiệu: OMO là một tên gọi ngắn gọn dễ nhớ Slogan của bột giặc OMO: “ Đánh bay vết bẩn”

2

Khi nhìn vào logo nhãn hiệu OMO hình ảnh đầu tiên đó chính là hình ảnh của vết bẩn và dòng chữ “OMO” như muốn nói “ngại gì vết bẩn”. Đối với những vết bẩn cứng đầu và khó giặt chỉ cần sử dụng bột giặt OMO thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết hết và không còn ngần ngại gì cả.Đó cũng chính là thông điệp mà Omo muốn truyền đạt đến người tiêu dùng. Chỉ một hình ảnh logo Omo đơn giản đã giúp khách hàng thấy được giá trị cốt lõi cũng như công dụng vượt bậc của nhãn hiệu Omo so với các sản phẩm của thương hiệu khác có trong cùng phân khúc thị trường. d)Bao bì và đóng gói Bột giặt Omo dạng bịch, bao bì của Omo rất sặc sở, nỗi bật và rất bắt mắt, bì được làm bằng nilon. Màu sắc bao bì gồm những màu truyền thống của Omo là đỏ, trắng, xanh dương đậm. Ngoài ra, tùy vào từng loại sản phẩm cụ thể thì còn xuất hiện thêm các màu khác. Tất cả được thiết kế theo phong cách mới lạ, hài hoà, thân thiện, gần gũi và sống động hơn. Một cải tiến mới đáng ghi nhận có thể làm hài lòng các bà nội trợ đó là không cần phải cắt bao bì mà có thể dễ dàng xé bằng tay để sử dụng. e) Kiểu dáng sản phẩm Có các loại như dạng bịch có tay cầm và không có tay cầm, dạng chai có tay cầm và không có tay cầm, dạng hộp giấy,.. Sản phẩm Omo không ngừa cải tiến các tính năng giặt tẩy ngày càng vượt trội hơn cũng như các kiểu dáng làm thu hút và tiện lợi do khách hàng sử dụng. 2.2.1.2. Chu kì sống của sản phẩm Một sản phẩm thường trải qua 4 giai đoạn của chu kì sống: giới thiệu, trưởng thành, bão hòa, suy tàn. 3

a) Giai đoạn giới thiệu: Đây là giai đoạn mở đầu của chu kỳ sản xuất nên khi vào Việt Nam năm 1995 thì Omo có doanh thu ít và tăng chậm, lợi nhuận thấp vì: tốn nhiều chi phí cho việc giới thiêu sản phẩm ra thị trường; khách hàng còn chưa tin vào sản phẩm mới, còn chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng cũ trước đây; hệ thống phân phối của công ty còn chưa hoàn chỉnh; năng lực sản xuất của công ty còn hạn chế, dây chuyền sản xuất mới còn có trục trặc về kỹ thuật. Chiến lược Marketing của công ty trong giai đoạn này là: + Tăng cường quảng cáo, giới thiệu, khuyến mại sản phẩm, tạo điều kiện thuậnlợi cho khách hàng mua,trưng bày các băng rôn, áp phích tại các nơi công cộng như công viên, chợ, các cửa hàng đại lý… + Khuyến khích các trung gian Marketing giúp Unilever Việt Nam truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dung như: siêu thị, đại lý, cơ sở sỉ và lẻ + Tập trung nỗ lực bán hàng vào nhóm các khách hàng có điều kiện mua nhất (nhóm những người ưa đổi mới). b) Giai đoạn tăng trưởng: Trong giai đoạn này, khách hàng bắt đầu tín nhiệm các sản phẩm của OMO. Do vậy, sản phẩm bắt đầu bán chạy. Doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh, nhưng cạnh tranh cũng xuất hiện. Chiến lược Marketing của công ty trong giai đoạn này là: + Cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm. OMO đã cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao hơn như: OMO lốc xoáy,OMO comfort… + Thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới: trong khoảng 5 năm đầu, công ty vẫn giữ giá bán và chất lượng không thay đổi + Mở rộng phạm vi phân phối + Giảm giá đúng lúc để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá cả c) Giai đoạn bão hòa: Mức tăng doanh số của sản phẩm chậm dần lại và sản phẩm bước vào giai đoạn sung mãn tương đối 4

Chiến lược Marketing trong giai đoạn này là: Đổi mới các chiến lược Marketing mix như cải biến tính chất và hình thức sản phẩm, giảm giá, khuyến mại, tăng thêm dịch vụ khách hàng, thay đổi kênh tiêu thụ để tìm thị trường mới cho sản phẩm, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của sản phẩm. Hiện tại, các sản phẩm của Omo đều đang ở giai đoạn bão hòa, khi bước vào giai đoạn suy thoái thì Omo cần tìm cách cắt giảm chi phí, vắt kiệt sản phẩm và tìm cách rút lui khỏi thị trường theo lộ trình. Hơn nữa, phải loại bỏ dần sản phẩm yếu kém, tập trung cho sản phẩm đat hiệu quả kinh doanh cao. 2.2.2. Chiến lược giá ( price) Nhận biết người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập thấp, công ty đã đưa ra mục tiêu giảm giá thành cho sản phẩm bột giặt Omo để nhằm đem lại mức giá hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại nhập khẩu, điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn. Omo đã sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Trong 5 năm đầu công ty vẫn giữ nguyên giá bán và chất lượng không thay đổi dù giá các loại sản phẩm khác cùng loại tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu, giá xăng dầu tăng. Các biện pháp này giúp Omo dần dần giành lấy thị phần cao. Hiện nay, giá bột giặc OMO dao động từ 16.000đ tới 254.000 đ 2.2.3. Chiến lược phân phối ( place) Do tính chất của sản phẩm là hàng tiêu dùng nhanh, có giá trị nhỏ nên ngay từ đầu đặt chân đến Việt Nam, Unilever đã xây dựng cho sản phẩm Omo một hệ thống phân phối từ thành thị đến nông thôn. Nhà sản xuất=> Nhà bán lẻ => Người tiêu dùng Nhà sản xuất=> Nhà bán buôn=> Nhà bán lẻ=> Người tiêu dùng Nhà sản xuất=> Đại lý=> Nhà bán buôn=> Nhà bán lẻ=> Người tiêu dùng 2.2.4. Chiêu thị (promotion) 2.2.4.1. Quảng cáo OMO dành nhiều ngân sách nhất cho việc quảng cáo trên truyền hình, với tần suất suất hiện liên tục vào những giờ vàng quảng cáo. Những ngày đầu tiên xâm nhập thị trường Việt Nam, ô mô mở đầu bằng những mẫu quảng cáo nêu bật tính năng giặt, vượt trội 5

của mình. của mình. Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của OMO với chiến lược marketing hướng về cộng đồng, OMO thực sự định vị trên một tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Mai, người quản lý thương hiệu OMO cho chúng ta biết: “OMO đươc định vị dựa trên việc khai thác sự trai nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của OMO đều hướng đến mục tiêu định vị này". OMO rất năm bắt thời thế và không ngừng cô gắng lấy lòng người tiêu dùng với một loạt chương trinh quảng cáo dội bom trên các kênh truyền hình: VTV1, VTV2, VTV3, các kênh địa phương đài truyền hình kĩ thuật số truyền hình cáp và hầu hết các kênh truyển hình khác. Có thể nói quảng cáo trên truyền hình là lĩnh vực mà OMO thành công nhất. 2.2.4.2. Khuyến mãi: OMO dùng các hình thức khuyến mại như tặng thêm lượng bột giặt, tặng thêm một số sản phẩm giá không đổi, giảm giá, cào trúng thưởng. Các hoạt động này được ôm mô thực hiện với quy mô rất lớn vào dịp tết. Thời điểm mà người Việt Nam dành cho việc tiêu dùng cá nhân rất nhiều 2.2.4.3. Bán hàng cá nhân: OMO tuyển đội ngũ nhân viên có khả năng tiếp thị bán hàng đến các hộ gia đình để bán và giới thiệu sản phẩm, giải đáp các thắc mắc một cách trực tiếp và tiếp nhận những phản ánh của người tiêu dùng về sản phẩm,chú trọng đến đối tượng là các bà nội trợ. Đến những nơi cộng cộng để phát miễn phí các gói bột giặt Omo loại nhỏ để khách hàng dùng thử. Đặc biệt là công ty còn đưa người về các địa phương, các vùng nông thôn là những nơi ít có điều kiện tiếp xúc với quảng cáo để bán hàng trực tiếp, và hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách hàng. Hiện nay thì hình thức bán hàng trực tiếp không còn chú trọng như trước, do sản phẩm Omo đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Nhưng hàng năm Omo vẫn tiếp tục phát các gói nhỏ miễn phí cho người tiêu dùng để mở rộng thêm khách hàng. 2.2.4.4. Quan hệ công chúng: Hoạt động hướng tới cộng đồng của Omo được hưởng ứng rất lớn của người tiêu dùng nói chung và các bà nội trợ nói riêng. Mỗi năm xây dựng gần 40 sân chơi tiêu chuẩn quốc tế cho các trường học trên khắp Việt Nam và dành hàng nghìn tỷ đồng vào các hoạt động xã hội khác như: chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng xa, hỗ trợ 6

3000 sinh viên về quê ăn tết.. “Omo – áo trắng cho ngày mai tươi sáng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”... 2.2.4.5. Marketing trực tiếp : Sử dụng kênh trực tuyến để thu nhận ý kiến khách hàng, các trung tâm chăm sóc khách hàng để tư vấn cung cấp thêm thông tin về các chương trình khuyến mãi.Các hoạt động khuyến mãi của Omo. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC 4P CỦA BỘT GIẶC OMO Trong quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm, bột giặc OMO của tập đoàn Unilever luôn có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Bên cạnh nhữn ưu điểm, chiếc lược cũng có nhược điểm. Để có những biện pháp cạnh tranh hiệu quả, OMO cần phải không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm thông qua cá giải pháp cụ thể, chi tiết và phù hợp với nhu cầu thị trường. Sau đây là một số đề xuất của tôi cho chiến lược marketing trong tương lai của bột giặc OMO: 3.1. Đề xuất nâng cao chất lượng và cải thiện sản phẩm: 3.1.1. Mẫu mã , bao bì Bao bì được xem là “người bán hàng thầm lặng” và theo xu thế tiêu dùng hiện nay khách hàng rất chú trọng tới mẫu mã, bao bì sản phẩm, những sản phẩm thiết kế đẹp mắt luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để kịp thời bắt kịp các xu hướng chung để kịp thời thay đổi mẫu mã bao bì, tránh gây nhàm chán. Đặc biệt để chuẩn bị mùa lễ Tết, cần chú ý đến các mẫu mã thiết kế, in ấn bao bì cho sản phẩm OMO mới mang thông điệp, không khí xuân đến người tiêu dùng. Với đa dạng các mẫu mã, bao bì bắt mắt, phù hợp với mọi đối tượng, giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình Ngoài ra, doanh nghiệp nên cải tiến công nghệ trong việc sản xuất bao bì sản phẩm: chất liệu sản xuất bao bì phải thân thiện với môi trường nhưng vẫn giữ được sản phẩm bên trong một cách tốt nhất để tiện cho vận chuyển và lưu kho. 7

Cần tạo cho mình một số kỹ thuật đặc biệt trên bao bì để người tiêu dùng có thể phân biệt rõ ràng được với các sản phẩm khác vì hiện nay trên thị trường hàng giả hàng nhái rất nhiều. 3.1.2. Chất lượng sản phẩm Công ty cũng nên xem xét lại về thành phần chất tẩy trong bột giặt vì có một số khách hàng cho rằng lượng chất tẩy trong bột giặt quá nhiều gây hại da tay, vì thế nên giảm lượng chất tẩy trong bột giặt, thay vào đó là các thành phần khác có công dụng làm cho bột giặt tan hoàn toàn trong nước sẽ làm cho bột giặt thấm nhanh vào quần áo tiết kiệm thời gian,công sức giặt giũ. 3.2. Đề xuất về chiến lược giá Mặc dù ban đầu Omo đã sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, nhưng sau khi kết thúc “cuộc chiến” với Tide thì giá OMO bắt đàu tăng lên. Vì thế, nhiều người tiêu dùng các cùng nông thôn thì giá sản phẩm OMO còn cao,vì vậy việc tiêu dùng sản phẩm này một cách rộng rãi ở các thị trường nông thôn thì thật là khó nếu như Unilever không có chính sách mới mẻ về giá cho dòng sản phẩm được ưa chuộng của mình. 3.3. Đề xuất cho chiến lược phân phối Các điểm bán lẻ phải được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và thể hiện được tính bắt mắt của sản phẩm. Xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị tốt, đến giới thiệu sản phẩm đến các đại lý, nhà bán sỉ và chú trọng phân phối ở các nơi xa xôi. Đồng thời cần linh hoạt hơn trong việc vận chuyển hàng hóa tới các cửa hàng xa xôi công ty cần hỗ trợ thêm chi phí vận chuyển đối với các cửa hàng, đại lý thuộc khu vực này (miền núi, đảo,....) 3.4. Đề xuất cho chiến lược chiêu thị Khuyến mãi: Các chi nhánh nên tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng: thực hiện có chương trình bốc thăm trúng thưởng, mua sản phẩm kèm quà tặng nhân dịp đặc biệt, mua bột giặc tích điểm đổi quà hoặc bột giặc.....

8

KẾT LUẬN Khi chúng ta phân tích về sự thành công của thương hiệu OMO, ta nhận thấy vai trò to lớn của việc áp dụng marketing mix cho sản phẩm. Có thể nói OMO của Unilever đã làm rất tốt những điều này ở thị trường Việt Nam từ việc chụp chững xây dựng thương hiệu buổi đầu cho đến việc cũng cố và xây dựng thương hiệu như hiện nay. Ngày nay khi nhắc đến OMO người ta thường nghĩ đến ngày tính “trắng sạch“ cùng các hoạt động trong xã hội. Nhìn chung quãng đường định vị theo hướng mới của Omo vẫn chưa đủ dài, song những gì họ làm được đáng để coi là thành công. Thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu. Sau này đó có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ nhưng OMO có lợi thế là người tiên phong trên thị trường mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Đinh Tiên Minh(2014), Giáo trình Marketing căn bản, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, NXB Lao Động. 2. Phạm Ngọc Diễm, Slide bài giảng môn marketing căn bản, Trường Đại học Sài Gòn 3.ASHLEY NGUYEN, Chiến lược marketing của OMO? Marketing 4P điển hình ngành FMCG. Truy cập tại: https://duavang.net/chien-luoc-marketing-cua-omo/ 4. https://123docz.net//document/2568985-nghien-cuu-san-pham-omo-cua-congty-unilever.htm 5. https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/chinh-sach-phat-trien-san-pham-cua-omo239958.html

10...


Similar Free PDFs