1905QLND002 Ho Ngoc Tram Anh Vbqlnn& Ktstvb PDF

Title 1905QLND002 Ho Ngoc Tram Anh Vbqlnn& Ktstvb
Course Wind Energy
Institution Trường Đại học Trà Vinh
Pages 20
File Size 615.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 472
Total Views 927

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA ..........................................TÊN ĐỀ TÀIPHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝNHÀ NƯỚC. SOẠN THẢO CÔNG VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌCNỘI VỤ HÀ NỘI MỜI BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ DỰ LỄKỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG(18/12/1971 - 18/12/2021)BÀI TẬP LỚN KẾT...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA ……………………………………

TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. SOẠN THẢO CÔNG VĂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI MỜI BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ DỰ LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG (18/12/1971 - 18/12/2021) BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản Mã phách:………………………………

TP HỒ CHÍ MINH - 2022

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 NỘI DUNG.......................................................................................................2 A. LÝ THUYẾT...............................................................................................2 1. Các yêu cầu về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước...............................2 1.1. Khái niệm chung về “Văn bản quản lý nhà nước”................................2 1.2. Những yêu cầu cụ thể về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước...........2 1.2.1. Những yêu cầu về nội dung..............................................2 1.2.2. Yêu cầu về thể thức văn bản quản lý nhà nước...............4 1.2.3. Yêu cầu về thẩm quyền......................................................7 1.2.4. Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước...8 2. Sưu tầm văn bản hành chính của một cơ quan Nhà nước và đánh giá chất lượng của các văn bản đó.....................................................................10 2.1. Đánh giá chất lượng văn bản.................................................................13 KẾT LUẬN....................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................16

LỜI MỞ ĐẦU Văn bản được hình thành trong nhiều lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản để phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Văn bản quản lý nhà nước là loại văn bản mà chúng ta hay gặp nhất trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Tầm quan trọng và phổ biến của văn bản quản lý nhà nước được phổ biến rộng rãi nhưng nhiều người sẽ không hiểu được những yêu cầu về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. Việc soạn thảo một văn bản quản lý nhà nước đầy đủ mạch lạc, rõ ràng là yếu tố quan trọng để có thể phát huy được tính hiệu lực ngay sau khi văn bản được ban hành. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích các yêu cầu về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. Sưu tầm các văn bản hành chính của một cơ quan Nhà nước (Khoảng 3-5 văn bản, ban hành từ sau ngày 05/3/2020) và đánh giá chất lượng của văn bản đó” và thực hành soạn thảo văn bản “Soạn thảo công văn của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội mời Bộ trưởng Bộ Nội vụ về dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống (18/12/1971 - 18/12/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”.

1

NỘI DUNG A. LÝ THUYẾT 1. Các yêu cầu về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước 1.1. Khái niệm chung về “Văn bản quản lý nhà nước” Ở nước ta, khái niệm “văn bản quản lý nhà nước” có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo nhiều cách nhận biết khác nhau. Nhưng qua nhiều định nghĩa, ta nhận thấy có một điểm chung là “Đặc trưng nổi bật của văn bản quản lý nhà nước là hiệu lực pháp lý của chúng trong quá trình quản lý nhà nước”. Sự hình thành của các văn bản quản lý nhà nước được thực hiện theo một quy trình xác định. Do đó, văn bản quản lý nhà nước là tập hợp các văn bản được ban hành tạo nên một chỉnh thể các văn bản cấu thành hệ thống. Trong đó tất cả các văn bản có liên hệ mật thiết với nhau về mọi phương diện, được sắp xếp theo trật tự pháp lý khách quan, logic và khoa học. Đó là một hệ thống kết hợp chặt chẽ các cấu trúc nội dung bên trong và hình thức biểu diện bên ngoài, phản ánh được và phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Hệ thống này chứa đựng những tiểu hệ thống với tính chất và cấp độ hiệu lực pháp lý cao thấp, rộng hẹp khác nhau. 1.2. Những yêu cầu cụ thể về soạn thảo văn bản quản lý nhà nước 1.2.1. Những yêu cầu về nội dung - Yêu cầu về tính mục đích Văn bản quản lý nhà nước được ban hành với danh nghĩa là cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các chủ trương, chính sách hay giải quyết các vấn đề sự việc cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Do đó khi soạn thảo tiến tới ban hành một văn bản nào đó cần đòi hỏi phải có tính mục đích rõ ràng. Yêu cầu này đòi hỏi văn bản ban hành phải thể hiện được mục tiêu và giới hạn của nó, vì vậy trước khi soạn thảo cần phải xác định rõ mục đích văn bản ban hành để làm gì? Nhằm giải quyết vấn đề? Giới hạn vấn đề nằm ở đâu? và kết quả của việc thực hiện văn bản này là gì? 2

Quan trọng nội dung của văn bản phải trở nên thiết thực với những nhu cầu hiện tại của người dân thì giá trị của văn bản đó sẽ được đề cao hơn. Nếu như văn bản đó được ban hành với những quy định, lợi ích không gắn liền với lợi ích nhân dân, lợi ích của nhà nước thì đó không phải là một văn bản phù hợp mà đó chỉ là một văn bản trên lý thuyết và không có giá trị. - Yêu cầu về tính khoa học Văn bản có tính khoa học phải được viết ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng dễ hiểu, thể thức theo quy định của Nhà nước và nội dung phải nhất quán. Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo: - Tính đầy đủ, cụ thể, chính xác của thông tin: Văn bản cần phải có sự chính xác tuyệt đối, đầy đủ thông tin và phải cụ thể thì mới có thể khiến người đọc cảm thấy hiểu rõ và làm theo một cách tự nguyện. - Tính logic không mâu thuẫn giữa các ý: Việc sắp xếp các ý phù hợp với nhau không gây sự mâu thuẫn giữa các ý, các câu sau phải làm rõ hoặc bổ trợ nghĩa cho câu phía trước nhằm mục đích giúp cho người đọc cảm thấy dễ hiểu, có thể biết được văn bản đó đang nói gì về vấn đề gì để có thể thực hiện một cách tốt nhất. - Kết cấu nội dung hợp lý, chặt chẽ, hệ thống các ý được sắp xếp có trình tự. Văn bản được sắp xếp một cách trình tự hợp lý sẽ giúp cho văn bản dễ nhìn, dễ tìm hiểu nội dung trong văn bản để từ đó khi đọc tránh thiếu sót nội dung và hiểu nhầm ý của nội dung đó. - Nội dung văn bản là bộ phận cấu thành hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung. - Yêu cầu về tính đại chúng của văn bản Văn bản phải được viết rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành văn bản đều có thể nắm bắt được nội dung văn bản đầy đủ. Đặc biệt lưu ý là mọi đối tượng ở mọi trình độ khác nhau đều có thể tiếp nhận được. Văn bản quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhân dân, nên văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ 3

nhớ và phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của văn bản. - Yêu cầu về tính công quyền (tính hợp hiến và hợp pháp) Để bảo đảm tính công quyền, văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, nếu ban hành trái với thẩm quyền thì coi như văn bản đó là bất hợp pháp. Vì vậy, văn bản phải có nội dung hợp phát, được ban hành theo đúng hình thức và trình tự do pháp luật quy định. - Yêu cầu về tính khả thi Đây là yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chung và tính công quyền. Ngoài ra để các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải có đủ các điều kiện sau: - Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành. - Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó. - Phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể. Khi ban hành văn bản người soạn thảo phải tự đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người thi hành thì văn bản mới có khả năng thực thi. Có nghĩa là văn bản ban hành phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian. 1.2.2. Yêu cầu về thể thức văn bản quản lý nhà nước a. Quy định chung Trình bày theo quy định chung của văn bản pháp luật hiện hành

4

- Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm) - Kiểu trình bày: Theo chiều dài khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng. - Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm. - Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen. - Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức. - Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục I của Nghị định 30/NĐ-CP. - Số trang văn bản: Được đánh số từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. b. Thể thức của văn bản Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm những thành phần sau: - Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải đầu tiên của văn bản. - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Xác định cơ quan ban hành văn bản và cơ quan chủ quản Biết được thẩm quyền ký văn bản Những cơ quan không có cơ quan chủ quản như: Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước, Trung ương Đảng,… - Số, ký hiệu của văn bản Cho biết thứ tự của văn bản được ban hành, tên cơ quan ban hành văn bản, tên loại văn bản khi tìm kiếm văn bản. 5

Giúp văn thư vào sổ đăng ký và lưu trữ văn bản. Giúp cho việc điều tra tìm và sử dụng văn bản lưu trữ được thuận lợi, dễ dàng. - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó. Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. Thời gian ban hành văn bản được viết đầy đủ; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước. - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản Tên của văn bản giúp cho công tác kiểm tra văn bản được dễ dàng, chi phối kết cấu hình thức và nội dung văn bản. Trích yếu nội dung của văn bản là câu tóm lược được nội dung chính của văn bản. - Nội dung văn bản Căn cứ ban hành văn bản: - Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản. Căn cứ ban hành văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành). - Bố cục của nội dung văn bản: Tùy theo tên loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định. 6

- Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều. - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền Đối với văn bản Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã thì thẩm quyền là TM.UBND và ở dưới là Chủ tịch. Văn bản của UBND, cơ quan ban hành UBND chữ ký là Chủ tịch Văn bản của Sở (Nội vụ,…) thẩm quyền ký là Giám Đốc. Văn bản của UBND cấp Phòng, thì thẩm quyền ký là Trưởng phòng. Văn bản của cấp Bộ thẩm quyền ký là Bộ Trưởng. Văn bản của cấp Cục thẩm quyền ký là Cục Trưởng. Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính được thể hiện như sau: Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung của văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo; văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo. - Dấu của cơ quan, tổ chức Dấu của cơ quan ban hành văn bản chỉ được đóng vào văn bản sau khi người có thẩm quyền ký văn bản. - Nơi nhận Nơi nhận văn bản gồm: Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết nơi nhận để lưu văn bản. Đối với Tờ trình, Báo cáo (cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên) và Công văn. 1.2.3. Yêu cầu về thẩm quyền Trong nhà nước pháp quyền các cơ quan nhà nước được làm những việc mà pháp luật cho phép theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền. Theo đó, văn bản ban hành của cơ quan nhà nước. 7

Thẩm quyền ban hành văn bản quản lý nhà nước được xem xét trên hai phương diện: Thẩm quyền về ban hành hình thức văn bản và thẩm quyền về ban hành nội dung văn bản. Thẩm quyền về ban hành hình thức văn bản có nghĩa là cơ quan tổ chức chỉ được ban hành những hình thức, thể loại văn bản được luật pháp quy định. Thẩm quyền về nội dung có nghĩa là chủ thể quản lý chỉ được phép ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề, sự việc mà theo pháp luật chủ thể đó có thẩm quyền giải quyết. Nội dung văn bản không được trái với Hiến pháp và Pháp luật hiện hành và các quy định của cấp trên là một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với mọi cơ quan nhà nước. Mục đích để đảm bảo kỷ cương phép nước làm cho mọi chủ trương chính sách, luật pháp của nhà nước đi thi hành nghiêm chỉnh thống nhất; đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý thức, tổ chức và kỷ luật của cơ quan ban hành văn bản. 1.2.4. Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước a. Bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan Tính nghiêm túc, khách quan của ngôn ngữ văn bản pháp luật được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản phải trang trọng, lịch sự, phi cá tính; vừa thể hiện rõ sự uy nghiêm của pháp luật đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với các đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Ban hành văn bản là hình thức pháp lý quan trọng để các chủ thể quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình tiến hành hoạt động quản lý. Điều này thể hiện được quyền uy của chủ thể quản lý và tính văn minh, lịch sự của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thiếu tính nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự trang nghiêm, uy quyền của người ban hành văn bản. Sự thiếu nghiêm túc của ngôn ngữ văn bản pháp luật còn tạo ra tâm lý coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật, đồng thời có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của văn bản. Ngược lại, nếu ngôn ngữ được sử dụng 8

trong văn bản pháp luật bảo đảm tính nghiêm túc, lịch sự sẽ tạo ra sự thiện chí và sự tự giác thực hiện ở người tiếp thu văn bản, nhờ đó pháp luật được tôn trọng. b. Bảo đảm tính chính xác, rõ ràng Tính chính xác, rõ ràng của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật được hiểu là các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng để truyền đạt thông tin trong văn bản phải bảo đảm thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý đồ của nhà quản lý để các nội dung trong văn bản được mọi đối tượng hiểu giống nhau, không cho phép có nhiều cách hiểu và cách giải thích khác nhau. Tính chính xác của ngôn ngữ văn bản pháp luật giúp cho việc thể hiện ý chí của Nhà nước được rõ ràng, tạo ra cho người tiếp nhận văn bản một cách hiểu chung, thống nhất về nội dung của văn bản. Để bảo đảm tính rõ ràng, chính xác của ngôn ngữ cần tránh sử dụng các từ nhiều nghĩa hoặc nghĩa không xác định, nên dùng các từ đom nghĩa. Mỗi từ trong văn bản pháp luật phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt và chỉ được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không làm phát sinh nhiều cách hiểu. Cách viết câu, lập đoạn cũng phải bảo đảm sự ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, sử dụng lối trình bày trực tiếp; tránh việc dùng các từ thừa hay lối nói vòng, ẩn dụ… c. Bảo đảm tính phổ thông, thống nhất Văn bản pháp luật được ban hành để tác động đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trong khi đó, trình độ học vấn và nhận thức pháp luật giữa các vùng miền và dân tộc có sự khác nhau. Vì vậy, tính phổ thông của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật sẽ giúp cho mọi người dễ dàng tiếp nhận được thông tin trong văn bản Để ngôn ngữ văn bản pháp luật bảo đảm tính thống nhất và thông dụng cần tránh sử dụng các từ ngữ địa phương (phương ngữ), từ cổ; không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hay từ nước ngoài trong những trường hợp không thật cần thiết; ưu tiên sử dụng các từ ngữ quen thuộc, phù hợp vói thời đại, dễ 9

hiểu với các đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Đồng thời, cần chú ý sử dụng các từ, thuật ngữ cho có sự thống nhất trong cùng một văn bản và trong cả hệ thống văn bản pháp luật, không nên dùng nhiều từ khác nhau để chỉ một khái niệm trong cùng một văn bản; cùng một thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật khác nhau phải được hiểu theo một nghĩa giống nhau. Mặt khác, khi trình bày nội dung văn bản pháp luật cũng cần chú ý diễn đạt đơn giản, phù hợp với tư duy thông thường của người đọc. Điều này bảo đảm cho văn bản pháp luật có một kết cấu chặt chẽ, thống nhất khiển người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu và như vậy đã đáp ứng được yêu cầu về tính phổ thông. 2. Sưu tầm văn bản hành chính của một cơ quan Nhà nước và đánh giá chất lượng của các văn bản đó.

10

Văn bản 1: Thông báo Số: 137/TB-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2021 về việc tạm dừng tiếp dân tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Tiền Giang.

11

Văn bản 2: Công văn số 3776/UBND-KGVX ngày 18 tháng 07 năm 2021 về việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CTTTg trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

12

Văn bản 3: Công văn Số 146/UBND-KSTT ngày 10 tháng 01 năm 2022 về việc công bố điểm Chỉ số cải cách hành chính năm 2021.

13

2.1. Đánh giá chất lượng văn bản - Các văn bản soạn thảo đã thực hiện đầy đủ các quy định chung của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về Công tác Văn thư đối với khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản, sử dụng đúng quy định về viết hoa và các kí hiệu viết tắt. - Các văn bản đều có đầy đủ các thành phần thể thức: Quốc hiệu và Tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, số ký hiệu của văn bản, địa danh và thời gian ban hành văn bản, tên loại và trích yếu nội dung, nội dung văn bản, chức vụ, họ tên và người có thẩm quyền; dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức và nơi nhận. - Về ngôn ngữ cả ba văn bản đã sử dụng chính xác loại từ ngữ cần có trong một văn bản hành chính, dễ hiểu giúp cho người đọc dễ dàng năm bắt được nội dung của văn bản. Ngôn từ dùng trong văn bản trên đều chính xác, mạch lạc, trang trọng và lịch sự. Nhìn chung về tổng thể của hệ thống văn bản đáp ứng được và đầy đủ tương đối các yêu cầu về nội dung cũng như là giá trị và mục tiêu của văn bản đang hướng đến. Thể thức trình bày của các văn bản theo đúng với quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Nghị định 30/NĐ-CP, ngày 05/03/2020 của Chính phủ về Công tác Văn thư. Loại văn bản được ban hành phù hợp, đúng mục đích của việc ban hành văn bản.

14

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày

Số: /ĐHNV-VP

tháng năm 2021

V/v mời dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trải qua chặn đường 50 năm thành lập và phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục Đại học chất lượng cao trong chặng đường dài cũng như giáo dục trong tương lai. Để ôn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường quyết định tổ chức Lễ kỷ ...


Similar Free PDFs