1952202010 092 Lê Ngọc Nhã Ý LE44B PDF

Title 1952202010 092 Lê Ngọc Nhã Ý LE44B
Author Y Le Ngoc Nha
Course Vietnamese civil law
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 324.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 454
Total Views 841

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬTDÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾQUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯỜI CHƯATHÀNH NIÊNHỌ VÀ TÊN: Lê Ngọc Nhã Ý MSSV: 1952202010092 LỚP: LE44BTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021LỜ...


Description

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯNG ĐẠI HC LUT THÀNH PH H CH MINH

TIỂU LUN KẾT THÚC HC PHẦN MÔN HC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN

H VÀ TÊN:

Lê Ngọc Nhã Ý

MSSV:

1952202010092

LỚP:

LE44B

THÀNH PH H CH MINH - NĂM 2021

2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tiểu luận của tôi là một công trình nghiên cứu nghiêm túc. Các thông tin và số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Những đánh giá, kết luận được đưa ra trong bài làm là kết quả nghiên cứu, không trùng lặp, sao chép ở bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những lời cam đoan của mình! Lê Ngọc Nhã Ý

3

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5 PHẦN 1 ............................................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN .................................................................................................................... 6 1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của quyền tự định đoạt của người chưa thành niên................................................................................................................................... 6 1. 1. Khái niệm người chưa thành niên ...................................................................... 6 1.2. Khái niệm quyền tự định đoạt .............................................................................. 6 1.3. Bản chất quyền tự định đoạt của người chưa thành niên .................................. 7 1.4. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của người chưa thành niên ............................. 7 PHẦN 2 ............................................................................................................................... 8 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN........................................................................................ 8 2.1. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện .................................................................................... 8 2.2. Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện .............. 9 2.3. Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên ...... 10 PHẦN 3 ............................................................................................................................. 11 TẦM QUAN TRNG CỦA HỆ THNG TƯ PHÁP SO VỚI NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN .................................................................................................................. 11 3.1. Văn hoá pháp luật của người chưa thành niên tại Việt Nam: .......................... 11 3.2. Bảo đảm quyền định đoạt của người chưa thành niên dưới góc độ so sánh luật ........................................................................................................................................ 11 3.3. Một số phương án hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về quyền tự định đoạt của người chưa thành niên: ................................. 12 3.3.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em và tư pháp vì người chưa thành niên trong tiến trình cải cách pháp luật: ............ 12 3.3.2. Cải thiện công tác tư pháp người chưa thành niên: ...................................... 13 3.3.3. Tăng cường tiếp cận tư pháp cho người chưa thành niên: .......................... 13 3.3.4. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. ...................................................................................................... 14

4

3.3.5. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót từ phía ngành Tòa án nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo cho đương sự thực hiện tốt quyền tự định đoạt của mình. .. 14

5

MỞ ĐẦU Các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng mọi người đều phải được đối xử bình đẳng và chung sống với nhau trong hòa bình và tự do. Điều này dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều có các “quyền” bình đẳng như nhau và ai cũng phải thừa nhận và tôn trọng quyền của người khác. Tất cả người chưa thành niên cũng đều có các quyền như vậy và những quyền này đều được thừa nhận trong Công ước của Liên hợp quốc. Những quyền này nhằm đảm bảo những gì mà các em cần để lớn lên, phát triển và học tập trong hòa bình, sức khỏe và trở thành người có ích cho xã hội. Tất cả các quyền này đều rất quan trọng và cần phải được tôn trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Một trong những quyền quan trọng mà các em dễ bị xâm phạm nhất đó là “quyền định đoạt trong suốt quá trình tư pháp”. Đối tượng là người chưa thành niên (nói chung) và trẻ em (nói riêng) là những chủ thể đặc biệt, có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và sự phát triển chưa đầy đủ, chưa biết cách tự quyết định, tự bảo vệ mình khi đứng trước những sự kiện pháp lý nên cần phải có những bảo đảm pháp lý đầy đủ, cần thiết và đáp ứng phù hợp. Do đó, trên thực tế, như nhận định của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2001: Công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; điều này đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của con người (trong đó có người chưa thành niên) chưa thực sự được bảo vệ đầy đủ. Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Quyền định đoạt của người chưa thành niên" là đáp ứng tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

6

PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN 1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của quyền tự định đoạt của người chưa thành niên 1. 1. Khái niệm người chưa thành niên Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989, tại Điều 1 quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015), Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, Bộ luật dân sự năm 2015; Bộ luật lao động năm 2012, Luật Trẻ em năm 2016, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan đã xác định thống nhất tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể. Bên cạnh đó, khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” trong khi khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Do vậy, trong quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có những điểm tương đồng rõ rệt về khái niệm người chưa thành niên, là: người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. 1.2. Khái niệm quyền tự định đoạt Trên phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 2004 thì “quyền” được định nghĩa là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”. Trên phương diện pháp lý, “quyền của người chưa thành niên” là tất cả những điều mà pháp luật quy định cho người chưa thành niên, được làm, được đòi hỏi. Trên phương diện ngôn ngữ học, thuật ngữ “tự định đoạt” được hiểu theo nghĩa

7

là “tự quyết định, tự thực hiện, giữ gìn”. Dựa vào định nghĩa các khái niệm “quyền” trên phương diện ngôn ngữ học nói trên, có thể nói “Quyền của người chưa thành niên” là việc Nhà nước quy định trong văn bản pháp luật những khả năng mà người chưa thành niên được hưởng, được làm, được yêu cầu cơ quan nhà nước đối với mình, những người thân thích của họ khi họ tham gia quan hệ pháp luật nhằm đảm bảo việc tham gia vào các quan hệ pháp luật của người chưa thành niên được tự do, an toàn và đúng pháp luật. Vấn đề bảo đảm quyền của người chưa thành niên còn nhằm bảo đảm cho họ khỏi “sự xâm hại, sự vi phạm quyền từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên”. 1.3. Bản chất quyền tự định đoạt của người chưa thành niên Với bản chất là quyền năng đặc thù của các đương sự, có nguồn gốc từ quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các chủ thể. Trong các quan hệ dân sự, thì chính các chủ thể là người, có quyền, lợi ích cho nên được tùy ý được đưa ra lựa chọn cách thức ứng xử của mình, có thể tự mình làm hoặc giao cho người khác thực hiện. “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản, theo đó đương sự có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyết định các quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ trong tố tụng dân sự”. 1.4. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của người chưa thành niên Quyền tự định đoạt của người chưa thành niên là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng). Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể có toàn quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào các quan hệ, quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như phương thức để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó trên cơ sở thể hiện sự tự do ý chí, họ hoàn toàn có quyền quyết định việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

8

PHẦN 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN 2.1. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện Đăt vấn đề: Chủ thể tham gia hầu hết các giao dịch dân sự là cá nhân, bởi vậy năng lực hành vi dân sự của các cá nhân là vấn đề cần chú trọng khi tham gia các giao dịch dân sự. Trên thực tế, liệu chủ thể cá nhân là cá nhân nhưng chưa đủ 6 tuổi có thể tự định đoạt giao dịch dân sự không? Căn cứ pháp lý liên quan: Khoản 1 Điều 2 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Vậy người dưới 6 tuổi thuộc nhóm người chưa thành niên. Tại Khoản 2 Điều 21 Bộ Luật Dân Sự 2015 này cũng quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện” Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Tức, các giao dịch dân sự của trẻ dưới sáu tuổi sẽ hoàn toàn do bố, mẹ là người đại diện theo pháp luật của trẻ xác lập và thực hiện. Theo cơ sở pháp lý trên, thì người dưới 6 tuổi không thể tự định đoạt hay thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, Điểm a Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp người chưa thành niên xác lập lại cho rằng giao dịch dân sự do người chưa đủ 6 tuổi thực hiện không bị vô hiệu: “Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó”. Có thể nói đây là một điểm mới khi đã trao cho người dưới 6 tuổi những quyền năng nhất định. Trước đây, quy định về trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự tại Điều 21 quy định “người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa di sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Tuy nhiên, hiện nay

9

người dưới 6 tuổi đã có thể tự xác lập một số giao dịch dân sự cơ bản, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó. 2.2. Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện Đặt vấn đề: Giao dịch dân sự do người chưa đủ mười lăm tuổi xác lập có hiệu lực không? Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao dịch dân sự hay không? Căn cứ pháp lý liên quan: Khoản 3 Điều 21 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.” Tình huống giả định: A (10 tuổi) muốn mua một chiếc điện thoại di động bằng tiền tiết kiệm của A nhưng bố mẹ không đồng ý. Nếu A giấu bố mẹ, tự ý đi mua điện thoại thì giao dịch mua bán điện thoại đó có được công nhận không? Quy định tại Khoản 3 Điều 21, A mới 10 tuổi được xác định là người chưa thành niên và thuộc vào trường hợp “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Cụ thể: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Có thể hiểu, người từ đủ 6 tuổi trở lên chỉ được tham gia thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của A. Bộ Luật Dân Sự không quy định cụ thể những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi là gồm những nội dung nào, tuy nhiên, Khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.” Các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày có thể được hiểu là các giao dịch có giá trị nhỏ, thực hiện tức thời với mục đích là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hàng ngày không thể thiếu trong cuộc sống.

10

Trường hợp này, A 10 tuổi thực hiện giao dịch mua bán điện thoại thì không phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và không phù hợp với lứa tuổi nên không được pháp luật công nhận. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 BLDS, cha mẹ đối với con 10 tuổi chưa thành niên sẽ là người đại diện theo pháp luật của A. Do đó, việc A mua chiếc điện thoại mà không có sự đồng ý của cha mẹ là trái với quy định của pháp luật và giao dịch mua bán điện thoại này không được pháp luật dân sự công nhận. 2.3. Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên Đặt vấn đề: Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản được không? Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên có hiệu lực theo quy định của pháp luật dân sự không? Căn cứ pháp lý liên quan: Khoản 3 Điều 21 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” Tình huống giả định: Vợ chồng ông bà T có con trai 16 tuổi. Họ dự định sẽ cho H một số tiền bằng cách mua nhà để H đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, ông bà T đang băn khoăn cháu vẫn là người chưa thành niên thì có đứng tên trong giao dịch mua nhà được không? Đối với việc ông bà T cho H một số tiền bằng cách mua nhà và để H đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, đây là giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký. Khoản 4 Điều 21 BLDS quy định việc Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.” Sẽ là người đại diện theo pháp luật.

11

Đối với H 16 tuổi, là người chưa thành niên, nên ông bà T sẽ là người đại diện theo pháp luật. H được ông bà T cho tiền và số tiền đó đủ để mua nhà thì H có quyền tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán nhà và có thể đứng tên trong giao dịch mua nhà được. Trường hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng, H phải tiến hành thủ tục trước bạ và đăng ký cấp Giấy chứng nhận mang tên của H theo đúng quy định của pháp luật. PHẦN 3 TẦM QUAN TRNG CỦA HỆ THNG TƯ PHÁP SO VỚI NGƯI CHƯA THÀNH NIÊN 3.1. Văn hoá pháp luật của người chưa thành niên tại Việt Nam: Nói tới văn hoá pháp luật là nói tới ý thức chấp hành pháp luật của con người, nói tới việc phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp luật. Một đất nước phát triển là một đất nước trong đó nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Tất cả mọi người dân đều phải có ý thức, trách nhiệm, thực hiện đúng những gì pháp luật đã đặt ra. Một cách chung nhất thì có thể hiểu văn hoá pháp luật của người chưa thành niên là tri thức, ý thức pháp luật và những hành vi được làm, được đòi hỏi. tự quyết định, tự thực hiện, giữ gìn. Ý thức pháp luật của người chưa thành niên cũng đòi hỏi họ tự ý thức về sự cần thiết phải trau dồi nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ ứng xử phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. 3.2. Bảo đảm quyền định đoạt của người chưa thành niên dưới góc độ so sánh luật Ở châu Úc, Đạo luật về trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình (Children, young persons and Their Families Act – CYF) được New Zealand thông qua vào năm 1989. Văn bản này hiện vẫn đang được coi là căn cứ và khuôn khổ hướng dẫn lập pháp cho phép quyền định đoạt can thiệp vào cuộc sống của người chưa thành niên và gia đình họ. Tương tự, Australia cũng là một trong những quốc gia có hệ thống tư pháp rất được quan tâm và phát triển. Tất cả các bang ở 6 Maxwell, Kingi, Robertson, Morris & Cunningham, 2004 Australia đều có đạo luật về tư pháp người chưa thành niên hoặc tư pháp thanh thiếu niên hoặc đạo luật về quyền định đoạt của người chưa thành niên.

12

Bên cạnh đó, ở châu Mỹ, Canada cũng ban hành Luật Tư pháp về người chưa thành niên). Ngoài ra, Mỹ cũng có Bộ luật về quyền định đoạt của Liên bang – Federal Juvenile Delinquency Code và nhiều bang của Mỹ cũng có các quy định riêng áp dụng đối với người chưa thành niên, Ở Châu Âu, Anh và xứ Wales cũng có các đạo luật quy định về quyền tư pháp của người chưa thành niên như: Đạo luật Bảo vệ trẻ em năm 1999 (Protection of Children Act 1999); Đạo luật về Tư pháp và Tòa án năm 2000 (Criminal Justice and Court Services Act 2000)8. Ở Đông Nam Á, Singapore có Luật trẻ em và thiếu niên 1946 (sửa đổi năm 2001) và các quy định về quyền định đoạt của người chưa thành niên, Malaysia có Luật trẻ em 2001 (sửa đổi năm 2006). Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên, các quy định còn nằm trong các luật khác nhau, trùng lặp và thiếu tính đồng bộ. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng luật chuyên biệt về người chưa thành niên trên cơ sở thống nhất các quy định đang nằm rải rác trong các văn bản khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này và bảo đảm quyền định đoạt. 3.3. Một số phương án hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 về quyền tự định đoạt của người chưa thành niên: 3.3.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em và tư pháp vì người chưa thành niên trong tiến trình cải cách pháp luật: Hà Nội/ Việt Nam, 31 tháng 10 năm 2019 - Trong gần một thập kỷ rưỡi vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về tư pháp với người chưa thành niên trong tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp– theo Báo cáo phân tích hệ thống pháp luật về tư pháp người thành niên và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Báo cáo được công bố hôm nay tại Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em và tư pháp cho trẻ em trong tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam do Bộ Tư pháp, UNICEF và EU đồng tổ chức. Theo báo cáo này, khung chính sách, pháp luật đã có

13

nhiều thay đổi đáng kể nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi và bảo vệ đối với tất cả người chưa thành niên vi phạm pháp luật. 3.3.2. Cải thiện công tác tư pháp người chưa thành niên: Hà Nội, Việt Nam, 1...


Similar Free PDFs