58-Hà Mai Phương-2111510065- TRI114 PDF

Title 58-Hà Mai Phương-2111510065- TRI114
Author Phương Hà
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 14
File Size 308.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 660

Summary

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬNĐỀ TÀI:PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂNTÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMHIỆN NAYSinh viên thực hiện: Hà Mai Phương Mã sinh viên: 2111510065 Lớp: Anh 01 – Kinh...


Description

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện: Hà Mai Phương Mã sinh viên: 2111510065 Lớp: Anh 01 – Kinh doanh quốc tế

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

LỜI MỞ ĐẦU Nhà triết học Hêgen đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn. Thực tiễn phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của luận điểm đó. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước… Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển. Để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp. Xuất phát từ thực trạng đó, em quyết định viết để tài: “ phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta”.

Phần I. Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn 1. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, và từ đó đến nay lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều gian đoạn khác nhau gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Từ phép biện chứng mộc mạc, chất phác thời cổ đại đã thể hiện rõ những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc như mối quan hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cái bất biến với cái biến đổi, giữa cái duy nhất với số nhiều, bất kỳ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc nhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau. Thế giới vật chất tồn tại trong sự hình thành, vận động vĩnh viễn của sự thống nhất giữa các mặt đối lập… Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là tính tự phát, ngây thơ. Cho dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là chỉnh thế thống nhất giữa các bộ phận của thế giới có mối lien hệ qua lại, thâm nhập, tác động và quy định lẫn nhau, thế giới không ngừng vận động, biến đổi. Tiếp theo đó là phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức và đỉnh cao là phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Về hình thức, phép biện chứng này bao quát cả 3 lĩnh vực: logic thuần túy, tự nhiên, biện chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Về nội dung, phép biện chứng chia thành tồn tại, bản chất và khái niệm. Phép biện chứng trong giai đoạn này là sự phát triển từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ chất này

sang chất khác nhờ giải quyết mâu thuẫn. Phát triển được coi là sự tự phát triển, và là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng với phạm trù trung tâm là “tha hóa” và khẳng định “tha hóa được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cả tự nhiên, xã hội và tinh thần”. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức thời kỳ này đã xây dựng được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong một chừng mực nhất định và đã trở thành một phương pháp tư duy triết học phổ biến. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định và sau này sẽ bị phủ định, thay thế bằng phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp tư duy khác về chất so với những phương pháp tư duy trước đó. “Nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, trong sự rằng buộc, sự vẫn động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”. Phép biện chứng duy vật thể hiện ở 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật. 2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật 2.1. Hai nguyên lý 2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Nó có tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau tạo nên sự phát triển. Trong hoạt động thực tiễn, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. 2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển Mọi sự vật hiện tượng đều vận động từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng vật chất mới ra đời. Phát triển là tự thân, có mặt trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy, rất đa dạng và phong phú. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Phát triển đi theo đường xoáy ốc, cái mời dường như lặp lại một số điểm của cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. 2.2. Ba quy luật 2.2.1. Quy luật lượng chất Mọi sự vật đều có lượng và chất. Lượng là tính quy định, thuộc tính vốn có của sự vật. Chất là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vât, hiện tượng khác. Mối sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút, phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật thay đổi căn bản. Sự vật biến thành sự vật khác. Lượng biến đổi, chưa đạt tới mức phá vỡ độ thì chất của sự vật đã thay đổi cục bộ. Khi chất biến đổi lại tác động ngược trở lại lượng làm lượng biến đổi hoặc lượng mới xuất hiện. Sự chuyển hóa lượng – chất phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.

2.2.2. Quy luật phủ định của phủ định Quy luật này chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật. Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế giới khách quan. Sau hai lần phủ định, sự vật dường như lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Phủ định là tự phủ định và khuynh hướng diễn ra theo vòng tròn xoáy ốc, nói lên tính tiến lên và kế thừa trong sự phát triển. 2.2.3. Quy luật mâu thuẫn (thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Mọi sự vật đều có những mặt đối lập. Sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong các sự vật, hiện tượng. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. 2.3. Sáu cặp phạm trù cơ bản 2.3.1. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất Sự vật, hiện tượng nào cũng có cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau, thông qua nhau mà thể hiện sự tồn tại của mình. Nó mang tính chất tương đối và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau. 2.3.2. Nguyên nhân và kết quả Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân, mỗi một nguyên nhân thì sinh ra một kết quả. Nguyên nhân luôn có trước kết quả. Giữa nguyên nhân, kết quả luôn có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Một sự vật, hiện tượng ở trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng lại là kết quả ở trong mối quan hệ khác và ngược lại tạo nên chuỗi nhân quả vô tận. Nguyên nhân và kết quả chỉ mang tính chất tương đối và được xem xét ở trong một mối quan hệ cụ thể. 2.3.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ xuất phát bên trong của sự vật trong những điều kiện nhất định phải xảy ra như thế. Ngẫu nhiên do mỗi liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện, không xuất hiện, xuất hiện thế này hoặc xuất hiện thế khác. Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối. Trong điều kiện nhất định hai cái có thể chuyển hóa lẫn nhau. Giữa ngẫu nhiên và tất nhiên có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau. Cái tất nhiên biểu hiện thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hoặc chậm trong hình thức này hay hình thức khác. 2.3.4. Nội dung và hình thức Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phương pháp tồn tại của nội dung. Giữa nội dung và hình thức có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau, trong đó nội dung giữ vài trò quy định hình thức. Nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên hình thức cũng

có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp nó là động lực thúc đẩy nội dung phát triển, còn không phù hợp, nó sẽ cản trở sự phát triển của nội dung. Một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể phù hợp với nhiều nội dung khác nhau. 2.3.5. Bản chất và hiện tượng Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Sự vật là những biểu hiện bên ngoài. Bản chất và hiện tượng căn bản thống nhất biện chứng với nhau. Bản chất tương đối ổn định, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi. 2.3.6. Khả năng và hiện thực Khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự. Trong hiện thực bao giờ cũng chứa đựng những khả năng nhất định, ngược lại khả năng lại nằm trong hiện thực và khi đủ điều kiện sẽ biến thành hiện thực mới. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực diễn ra rất phức tạp. Mỗi sự vật đều có nhiều khả năng, xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển của nó. Nhưng bản thân khả năng cũng luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Từ khả năng đến hiện thực phải thông qua một tập hợp điều kiện thích hợp. 3. Phép biện chứng về mâu thuẫn Mỗi sự vật, hiện tượng là một tổng thể của những mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có một vai trò nhất định đối với quá trình phát sinh, phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng chứa đựng chúng. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các mâu thuẫn cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng phải tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Và sự tác động, ảnh hưởng này tạo thành một tổng hòa tác dụng của chúng. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong từng mâu thuẫn chỉ có thể diễn ra trong tổng hòa tác dụng của tất cả các mâu thuẫn cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Vai trò động lực của mâu thuẫn đối với chủ thể chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua tổng hòa tác dụng của chúng. Như vậy mâu thuẫn không tác động đến chủ thể trong trạng thái riêng lẻ, đơn chiếc. Động lực phát triển bao giờ cũng là một tổng hòa tác dụng của tất cả các mâu thuẫn. Quá trình phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng không chỉ chịu ảnh hưởng của riêng một mâu thuẫn nào, dù đó là mâu thuẫn quan trọng nhất, mà chịu tác động của tất cả các mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Chính tổng hợp tác động này là động lực của quá trình phát triển. Các mâu thuẫn bên ngoài của sự vật có thể tác động đến sự phát triển của sự vật đó thông qua các mâu thuẫn bên trong của nó. Tức là mâu thuẫn bên ngoài tác động đến mâu thuẫn bên trong làm cho các mâu thuẫn này biến đổi, và đến lượt chúng, chính các mâu thuẫn bên trong của sự vật làm biến đổi chủ thể của chúng. Xét trong một điều kiện nhất định thì mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong có thể chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn bên ngoài của sự vật này cũng là mâu thuẫn bên trong của sự vật kia. Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các mặt đối lập cùng tồn tại với nhau trong một mâu thuẫn nhưng vận động theo những phương hướng đối lập nhau,

nên chúng bài trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau. Từ đó có thể thấy rằng đấu tranh chỉ có thể diễn ra giữa các mặt đối lập, gắn bó với nhau một cách hợp quy luật khách quan trong một mâu thuẫn xác định, không có thể có sự đấu tranh giữa các sự vật hiện tượng bất kỳ mà sự tồn tại của chúng hoàn toàn không phải là kết quả của sự phân cực. Đấu tranh của các mặt đối lập bắt đầu từ sự thống nhất của chúng. Chừng nào sự thống nhất của các mặt đối lập không còn nữa thì sự đấu tranh của chúng cũng chấm dứt. Sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn. Nó đòi hỏi người hoạt động thực tiễn, khi giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào của đời sống, phải cân nhắc thần trọng đến ảnh hưởng của hoạt động giải quyết mâu thuẫn này đối với các mâu thuẫn khác và tác động ngược lại từ các mâu thuẫn khác đối với các mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn không chỉ được hình thành từ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Nó còn nhất thiết phải được hình thành từ sự thống nhất, theo nghĩa loại trừ đối lập, của các phần tử không đối lập nhau. Logic của kết luận là: để có mâu thuẫn phải có mặt đối lập, để có mặt đối lập phải có mặt không đối lập. Từ đó nổi lên mối quan hệ biện chứng quan trọng là: đối lập phải được hình thành từ không đối lập Mối quan hệ thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập còn có một nghĩa khác: đấu tranh giữa các mặt đối lập có tác dụng trở lại đối với sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Để có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì phải có các mặt đối lập. Nhưng các mặt đối lập trong một mâu thuẫn chỉ có thể tồn tại trong sự đấu tranh của chúng. Trong đấu tranh các mặt đối lập không ngừng loại trừ lẫn nhau nhưng đồng thời cũng không ngừng tự khẳng định mình, do đó cả hai mặt đối lập đều được kích thích, tăng cường vận động và phát triển. Chính đó, đấu tranh là phương thức tồn tại của sự vật. Chúng ta hiểu tồn tại không phải là tồn tại biệt lập, cách biệt với thế giới bên ngoài, mà là khẳng định mình trong sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, đối lập nhau. Quan điểm này là quan trọng. Sự đấu tranh giữa các cực là một phương pháp của sự phân cực. Ta vẫn quan niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập là để giải quyết mâu thuẫn, mà khi mâu thuẫn được giải quyết thì các mặt đối lập của mâu thuẫn không tồn tại nữa – chúng bị tiêu diệt hoặc chuyển hóa thành các mặt đối lập khác. Vậy quan niệm cho rằng đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện để khẳng định sự tồn tại của các mặt đối lập có trái với quan niệm được thừa nhận không? Về thực chất thì các quan niệm này không trái ngược với nhau. Các mặt đối lập nào thực sự tiêu biểu cho xu thế phát triển của cái mới, của cái tiến bộ thì tồn tại và phát triển cao hơn, còn ngược lại cái nào không có đủ sức tồn tại thêm nữa thì phải chấm dứt. Đó là nguyên tác phát triển chung của sự vật. Như vậy từ mối liên hệ của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập với sự thống nhất của các mặt đối lập có thể rút ra kết luận: sự thống nhất giữa các mặt đối lập không thể hiểu đơn giản sơ lược, chỉ diễn ra một lần. Theo tinh thần biện chứng, đây là một quá trình vận động, phát triển, một quá trình đấu tranh lâu dài.

4. Ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm được khuynh hướng, bản chất, nguồn gốc của sự vận động và phát triển . Phần II. Vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 1. Tính tất yếu của quá trinh hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 1.1 Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát tri ển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Xmit (Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy lu ật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này là Kâynơ (J. M. Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ".  Về ưu điểm: Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. Do đó, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi khi các doanh nghi ệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình. .  Về nhược điểm: Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân gây bất bình đẳng trong xã hội. Những người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực. Những người còn lại cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn. Đó cũng là lý do dẫn đến sự phân chia giai cấp: thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp cũng dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, nếu sau thời gian dài không còn có sự cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh sẽ thâu tóm thị trường, nền kinh tế có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình. Cứ như vậy, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận sẽ xảy ra, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế nói chung, người tiêu dùng nói riêng. Cuối cùng, sự chênh lệch về cung – cầu sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát. Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp, tùy ở mỗi nước mà yếu tố thị trường nhiều hay ít. Trong thương mại quốc tế, mức độ thij trường hóa kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai nước. 1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định ngày càng sâu sắc. Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”(1). Đặc trưng về sở hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể). Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu. Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.

Về cơ chế vận hành của nền kinh tế: Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế ...


Similar Free PDFs