Đề tài Triết học số 1 TRI114 PDF

Title Đề tài Triết học số 1 TRI114
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 220.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 11
Total Views 257

Summary

Download Đề tài Triết học số 1 TRI114 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***---------

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Họ và tên: Bùi Nhật Hưng MSV: 2111510038 Lớp: Anh 02 - KDQT - TC – K60

Hà Nội, tháng 11/2021 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................... ...........................2 NỘI DUNG................................................................................... ..................................2 I. Lý

luận

chung

về

mối

quan

hệ

giữa

vật

chất



ý

thức..........................................2

1. Vật

chất................................................................................. .....................................2 1.1 Vật chất là gì ?.............................................................................................. ......2

1.2

Các

đặc

tính

của

vật

chất....................................................................................3

2. Ý thức........................................................................... .....................................5 2.1

Nguồn

gốc

của

ý

thức..........................................................................................5 2.1.1Nguồn

gốc

tự

nhiên.................................................................................... .5 2.1.2Nguồn

gốc



hội........................................................................................ 6 2.2

Bản

chất

của

ý

thức............................................................................................. 6 1

3. Vật

chất

quyết

định

ý

thức........................................................................... .....8 4. Tính

độc

lập

tương

đối

của

ý

thức....................................................................9 II. Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới..11 1.

Ý

nghĩa

phương

pháp

luận..................................................................................... ..11 2.

Sự

vận

dụng

của

Đảng

ta

trong

quá

trình

đổi

mới.................................................11

KẾT LUẬN................................................................................... ................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... ........14

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT XHCN: XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CNXH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

LỜI MỞ ĐẦU

2

Theo quan điểm Mác - Lênin: “ Vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. ” Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc đổi mới đất nước ta đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đã có những chuyển biến tích cực. Kể từ Đại hội VI, Đảng ta đã vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới. Thực tế đã chứng minh những đường lối, tư tưởng và chính sách trên là đúng đắn. Chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những ý nghĩa và tác dụng của vấn đề này, em đã chọn đề tài tiểu luận triết học số một : “ Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. ”

NỘI DUNG I. Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi để phân biệt các trường phái triết học. Trong mối quan hệ ấy triết học Mác - Lênin khẳng định: Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thức tiễn con người.

1.Vật chất 1.1 Vật chất là gì ? 3

VL.Lênin đã định nghĩa : “ Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ”. Theo định nghĩa này thì vật chất : Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “ vật chất ” với tư cách là phạm trù triết học ( tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học ) với khái niệm “ vật chất ” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành ( tức khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính; những biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất tự nhiên hay xã hội ). Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi sự tồn tại vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là thuộc tính tồn tại khách quan ( thực tại khách quan, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người cho dù con người nhận thức được hay không nhận thức được nó ). Thứ ba, vật chất ( dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó ) là cái có thể gây nên cảm giác của con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người. Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

1.2

Các đặc tính của vật chất

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian. Ăngghen cho rằng vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, gồm tất cả mọi sự thay đổi trong mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Vận động có 5 hình thức vận động chính là Cơ - Hoá - Lý - Sinh - Xã Hội. Các hình thức vận động 4

này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một hình thức vận động này thực hiện là tác động qua lại với những hình thức vận động khác, trong đó vận động cao bao gồm vận động thấp nhưng không thể coi hình thức vận động cao là tổng số đơn giản các hình thức vận động thấp. Thế giới khách quan bao giờ cũng tồn tại không ngừng không thể có vật chất không vận động, tức vật chất tồn tại. Vật chất thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Ăngghen nhận định rằng các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất, chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động mới có thể thấy được thuộc tính của nó. Trong thế giới vật chất từ các hạt cơ bản trong vi mô trong hệ thống hành tinh khổng lồ. Bất cứ một dạng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu xác định gồm những bộ phận nhân tố khác nhau, cùng tồn tại ảnh hưởng và tác động lẫn nhau gây ra nhiều biến đổi. Nguồn gốc vận động do những nguyên nhân bên trong, vận động vật chất là tự thân vận động. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, không thể có vận động bên ngoài vật chất. Nó không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được do đó nó được bảo toàn cả số lượng lẫn chất lượng. Khoa học đã chứng minh rằng nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đi thì tất yếu nó nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế. Các hình thức vận động chuyển hoá lẫn nhau còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại. Mặc dù vận động luôn ở trong quá trình không ngừng, nhưng điều đó không loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối, không có nó thì không có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật, hiện tượng phong phú và đa dạng. Ăngghen khẳng định rằng khả năng đứng im tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá vật chất. Nếu vận động là biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định, là sự bảo toàn tính quy định sự vật hiện tượng. Đứng im chỉ một trạng thái vận động, vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Trạng thái đứng im còn được biểu hiện như là một quá trình 5

vận động trong phạm vi sự vật ổn định, chưa biến đổi, chỉ là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định. Vận động riêng biệt có xu hướng phá hoại sự cân bằng còn vận động toàn thể lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt làm cho các sự vật luôn biến đổi chuyển hoá nhau. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài ngắn cao thấp. Không gian biểu hiện sự tồn tại và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện qua tính chất và trật tự của chúng. Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Thời gian biểu hiện trình độ tốc độ của quá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình đó, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động. Lênin đã chỉ ra trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động. Không gian và thời gian tồn tại khách quan, nó không phải bất biến, không thể đứng ngoài vật chất không có không gian trống rỗng, mà nó có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động.

2.Ý thức 2.1

Nguồn gốc của ý thức

2.1.1Nguồn gốc tự nhiên Trước Mác, nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý 6

thần kinh của bộ óc người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn. Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất, thuộc tính này được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật: vật tác động và vật nhận tác động. Đồng thời quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin. Nói cách khác, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều hết sức quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành. Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất, nội dung của nó là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức và sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ óc người. bộ óc người là cơ quan phản ánh song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc, đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

7

2.1.2Nguồn gốc xã hội Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ điều kiện quyết định cho sự ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội, ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc và xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội. Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người tiếp thu thụ động. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người. ý thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác động thuần túy, tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc người, mà chủ yếu là do hoạt động của con người cải tạo thế giới khách quan làm biến đổi thế giới đó. Quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt động, chủ động của con người. như vậy, không phải bỗng nhiên thế giới khách quan tác động vào bộ óc người để con người có ý thức mà trái lại, con người có ý thức chính vì con người chủ động tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới, con người chỉ có ý thức do có tác động vào thế giới. Nói cách khác, ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới. Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này – tức ngôn ngữ, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự 8

phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

2.2

Bản chất của ý thức

Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan, không có tính vật chất. Ý thức là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính. Nếu coi ý thức cũng là một hiện tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa vật chất và ý thức, làm mất ý nghĩa của sự đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mất đi sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động máy móc của sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế giới. Do đó, ý thức con người là sự phản ánh có tính năng động, sáng tạo. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực, theo nhu cầu thực tiễn xã hội, vì vậy ý thức “ Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người, và được cải biến đi ở trong đó ” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB. CTQG, HN, 1993, Trang 35). Nói cách khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người, cải tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây : - Một là trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.

9

- Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình “Sáng tạo lại” hiện tượng của ý thức, theo nghĩa mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý thức tinh thần phi vật chất. - Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Điều đó càng nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức trong bất cứ trường hợp nào - cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.

3.Vật chất quyết định ý thức Như chúng ta đã biết, luận chứng khoa học của triết học Mác - Lênin đã khẳng định ý thức là sản phẩm của dạng vật chất nhưng không phải là sản phẩm của bất kỳ dạng vật chất nào mà là sản phẩm của dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc người, chỉ có bộ óc người một kết cấu đặc biệt, có tổ chức tinh vi, hoàn thiện mới sinh ra ý thức. Cho nên nếu bộ óc người nào bị tổn thương hay rối loạn chức năng phản ánh thì người đó không thể có được ý thức. Với con người có ý thức, ý thức biểu hiện bao gồm : 10

- Ý thức thông thường - Ý thức khoa học - Ý thức kinh nghiệm - Ý thức lý luận Ý thức thông thường là những tình cảm, thói quen và những ước muốn bình thường trong cuộc sống bình thường. Mỗi con người đều sống trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội nhất định và những điều kiện này sẽ chi phối họ. Mác đã khẳng định: “ Ý thức là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc con người và được cải biến ở trong đó ”. Qua khái niệm trên ta ta nhận thấy ở đây không chỉ là ý thức thông thường mà còn là ý thức lý luận khoa học. Ý thức lý luận khoa học cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan nhưng dưới hình thức là những cặp phạm trù, nguyên lý, quy luật, khái niệm, tiên đề… được trình bày thành những hệ thống, những học thuyết nhất định. Lý luận khoa học là sự phản ánh ở trình độ cao của ý thức, nó cũng do vật chất, hiện thực khách quan quyết định. Khoa học tự nhiên nói lên những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất của các hiện tượng tự nhiên, do quy luật vận động phát triển của hiện tượng ấy quyết định. Khoa học xã hội cũng vậy, quy luật vận động của các hiện tượng và quá trình phát triển của xã hội do hiện thực xã hội quyết định. Vật chất quyết định ý thức. Nguyên lí này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Vì trong thực tế ở mỗi con người mỗi tổ chức xã hội thường có những chương trình, kế hoạch hoạt động để thể hiện ý chí ý tưởng của mình. nhưng lại quên rằng những ý chí, ước vọng đó chỉ thực hiện được trên cơ sở những điều kiện vật chất nhất định, thiếu những phương tiện vật chất người ta không thể làm được cái gì hết bởi ý tưởng tự nó không thực hiện được cái gì hết muốn hiện thực hóa ý tưởng phải sử dụng lực lượng vật chất. Ông cha ta thường nói “ có thực mới vực được đạo ”, hay “ có bột mới gột nên hồ ”.

4.Tính độc lập tương đối của ý thức 11

Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức do vật chất quyết định. Đó là quan điểm của các nhà duy vật trước Mác đã khẳng định. Nhưng triết học Mác-Lênin không chỉ dừng lại ở đó mà nó lại khẳng định rằng vật chất quyết định ý thức, song ý thức lại tác động trở lại vật chất, cải tạo thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức là...


Similar Free PDFs