BAI-TAP-2 (C) - bài tập Cung - Cầu PDF

Title BAI-TAP-2 (C) - bài tập Cung - Cầu
Course Bài tập Cung- Cầu
Institution StuDocu University
Pages 8
File Size 228.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 28
Total Views 180

Summary

bài tập Cung - Cầu...


Description

Trường Đại học Gia Định Sinh viên:……………………………… Lớp:……………………………………

BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài tập 1: Cho hàm số (D): QD= -5P + 70, (S): QS= 10P + 10 1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng Q d = Qs =Qe -5P + 70 = 10P + 10 => P = 4 Thế P vào Qs => Qs = 50 Vậy thị trường cân bằng tại P =4 ; Q = 50 2. Vẽ đồ thị

3. Xác định độ co giãn của cầu, cung tại mức giá cân bằng. Muốn tăng doanh thu, DN cần điều chỉnh giá như thế nào? Ed = a.P/Qd = -5.4/50 = -0,4 < 1  tăng giá Es = c.P/Qs = 10.4/50 = 0,8 < 1  tăng giá 4. Xác định độ co giãn của cầu, cung tại mức giá TỪ P=8 đến P=10. Muốn tăng doanh thu, DN cần điều chỉnh giá như thế nào? ΔQ = 110-30 = 80 ΔP = 10-8 =2

Q = 70 P= 9 E D =ΔQd/ΔP x P/ Δ Qd =80/20 x 9/70 =5,1 BÀI 2: Lượng cầu và lượng cung của loại hàng hóa X ở các mức giá như sau:

1. 2. 3. 4. 5. 6.

P (nghìn đồng) Qd (đơn vị) Qs ( đơn vị) 10 100 40 12 90 50 14 80 60 16 70 70 18 60 80 20 50 90 Viết phương trình hàm cung, cầu. Có nhận xét gì về hình dạng của đường cung cầu đó, giải thích? Vẽ đồ thị Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường bằng công thức Giả sử Qs tăng 45%, Qd giảm 26%, hãy xác định điểm cân bằng mới của loại hàng hóa này trên thị trường? Và vẽ lại đồ thị. Giả sử Chính phủ ấn định giá là 45 đơn vị tiền. Theo bạn thị trường thiếu hụt hàng hóa hay không? Tính độ co giãn của cầu, cung tại các mức giá P = 14, P=18. Muốn tăng doanh thu, DN cần điều chỉnh giá như thế nào? Tính độ co giãn của cầu, cung tại mức giá từ P = 16 đến P=18. Muốn tăng doanh thu, DN cần điều chỉnh giá như thế nào?

Bài 3: Một nghiên cứu thống kê cho biết hàm số cung cầu của 1 loại hàng hóa A như sau: Qd = 225 - 2P ; Qs = 25 + 2P 1. Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường? Tính độ co giãn của cung, cầu tại mức giá cân bằng. Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì cần diều chỉnh giá như thế nào? 2. Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường, với ĐK Qs tăng 15%, Qd giảm 10%

3. Giả sử do 1 nguyên nhân nào đó (không phải do sự thay đổi của giá cả hàng hóa này) người tiêu dùng quyết định mua thêm 25 đơn vị hàng hóa này. Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường? 4. Giả sử do 1 nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cả hàng hóa này) nhà sản xuất quyết định tăng thêm 45 đơn vị hàng hóa này. Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường? 5. Giả sử do 1 nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cả hàng hóa này) nhà sản xuất quyết định tăng thêm 35 đơn vị và người tiêu dùng quyết định mua thêm 25 đơn vị hàng hóa này. Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường? 6. Giả sử do 1 nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cả hàng hóa này) nhà sản xuất quyết định tăng thêm 25% và người tiêu dùng quyết định mua thêm 75 đơn vị hàng hóa này. Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường? Bài 4. Cho hàm cầu và cung của một hàng hóa A như sau: Qd = -2P+120, Qs= 3P – 30 Yêu cầu: 1. Xác định lượng và giá cân bằng thị trường 2. Xác định hệ số co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng 3. Giả sử thu nhập NTD tăng làm lượng cầu tăng 20 đơn vị sl ở mọi mức giá, xác định điểm cân bằng mới. Lượng và giá thay đổi như thế nào so với ban đầu? 4. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), giả sử một nhà cung cấp có hàm cung Q=P – 6 rút khỏi thị trường, xác định điểm cân bằng mới 5. Tại điểm cân bằng ban đầu (câu 1), theo dự báo giả sử lượng cầu giảm 20%, xác định điểm cân bằng mới.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Tô đậm câu trả lời CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 11. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết:

a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ. b. Thông qua thị trường c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ d. Các câu trên đều đúng. 12. Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc: a. Tại sao nền kinh tế nằm trong tình trạng lạm phát cao vào 2 năm 1987-1988? b. Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy. c. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường tới mức độ nào? d. Không có câu nào đúng. 13. Giá cà phê trên thị trường tăng 10 %, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5 % với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về: a. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc b. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc. c. Kinh tế học vi mô, thực chứng d. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng 14. Trong những loại thị trường sau, loại nào thuộc về thị trường yếu tố sản xuất: a. Thị trường đất đai. b. Thị trường sức lao động. c. Thị trường vốn. d. Cả 3 câu trên đều đúng. 15. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nên kinh tế hỗn hợp là: a. Nhà nước quản lý ngân sách. b. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế. c. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội. d. Các câu trên đều sai

CHƯƠNG 2 CUNG CẦU 1. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do: a. Giá sản phẩm X thay đổi. b. Thu nhập tiêu dùng thay đổi. c. Thuế thay đổi. d. Giá sản phẩm thay thế giảm. 2. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi: a. Giá sản phẩm X thay đổi. b. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi. c. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi. d. Các câu trên đều đúng 3. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì: a. Sản phẩm tăng lên. b. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên c. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống d. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên. 4. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa: a. Giá hàng hóa liên quan. b. Thị hiếu, sở thích c. Giá các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa d. Thu nhập. 5. Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và lượng cân bằng mới của hàng hóa thông thường sẽ: a. Giá thấp hơn và lượng cân bằng lớn hơn. b. Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn. c. Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn. d. Không thay đổi.

6. Đường cầu của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do: a. Giá bột giặt OMO giảm. b. Giá hóa chất nguyên liệu giảm. c. Giá của các loại bột giặt khác giảm. d. Giá các loại bột giặt khác tăng. 7. Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng a. Đường cầu của bia dịch chuyển sang phải. b. Đường cung của bia dịch chuyển sang trái. c. Không có trường hợp nào. d. Cả 2 trường hợp a và b đều đúng. 8. Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là: a. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn. b. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu thì nhà sản xuất cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định cho thị trường. c. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn. d. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường 9. Đường cầu về điện thoại dịch chuyển sang phải như hình dưới đây là do: a. Chi phí lắp đặt giảm. b. Thu nhập dân chúng tăng. c. Do đầu tư của các công ty đầu tư viễn thông nước ngoài. d. Giá lắp đặt điện thoại giảm.

10. Chọn câu đúng trong những câu dưới đây: a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải. b. Giá của các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải. c. Hệ số co giãn của cung luôn luôn nhỏ hơn 0. d. Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động của giá cả trên thị trường. 11. Trong trường hợp nào đường cung của xăng sẽ dời sang trái. a. Giá xăng giảm. b. Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên. c. Có sự cải tiến trong lọc dầu. d. Tất cả các trường hợp trên. 12. Quy luật cung chỉ ra rằng: a. Sự gia tăng cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cung. b. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn. c. Có mối quan hệ nghịch giữa cung và giá cả. d. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn. 13. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì: a. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau. b. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến. c. Giữa lượng cầu hàng hóa và sở thích có quan hệ đồng biến. d. Giữa lượng cầu hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến 14. Đường cung phản ánh: a. Sự chênh lệch giữa số cầu hàng hóa và số cung hàng hóa ở mỗi mức giá. b. Số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẽ bán ra ứng với mỗi mức giá trên thị trường. c. Số lượng tối đa hàng hóa mà ngành có thể sản xuất, không kể đến giá cả.

d. Mức giá cao nhất mà người sản xuất chấp nhận ứng với mỗi mức sản lượng. 15. Sự di chuyển dọc theo đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm: a. Lượng cung giảm. b. Đường cung dịch chuyển về bên phải. c. Lượng cung tăng. d. Đường cung dịch chuyển về bên trái.

Sinh viên làm bài tập và nộp lại cho lớp trưởng ngày 16/10. Các bài làm sẽ được tính điểm quá trình học tập. Sinh viên nộp bài cho lớp trưởng, ghi tên file: Tên sinh viên_lớp_MSSV Lớp trưởng tập hợp lưu vào 1 folder ghi tên: Lớp_ Bài tập 2_KTH và nén thành 1 file nén gửi lại cho Giảng viên trước ngày 16/10...


Similar Free PDFs