bài tập lớn logistics không hay lắm, chỉ đăng cho vui thôi. Đừng ai xem nhé tốn thời gian PDF

Title bài tập lớn logistics không hay lắm, chỉ đăng cho vui thôi. Đừng ai xem nhé tốn thời gian
Author tien le
Course Kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 11
File Size 395.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 596
Total Views 788

Summary

RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾBÀI TẬP LỚN MÔN: LOGISTICSĐề tài: Phân tích chiến lược Quản trị kho bãi trong Quản trị Logisticstại công ty Amazon thuộc lĩnh vực thương mại điện tửMã học phần: INE 3056Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị PhượngHọ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Tr...


Description

RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN: LOGISTICS Đề tài: Phân tích chiến lược Quản trị kho bãi trong Quản trị Logistics tại công ty Amazon.com thuộc lĩnh vực thương mại điện tử Mã học phần: INE 3056 Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Phạm Thị Phượng

Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Thị Trang

Mã sinh viên:

17050651

Khóa:

QH2017E KTQT CLC 2

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2020 MỤC LỤC

Mở đầu

Ngày nay, toàn cầu hóa không đơn thuần chỉ còn là khái niệm về tương lai, nó đang diễn ra một cách mạnh mẽ và len lỏi vào nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới không phân biệt đó là quốc gia phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Thế kỷ 21 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hiểu đơn giản thì đây là kỷ nguyên của công nghệ máy móc và trí tuệ nhân tạo AI. Điển hình cho đặc điểm của ngành công nghiệp 4.0 trong kinh tế là sự bùng nổ của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các quy trình quản trị trong hệ thống Logistics hiện nay. Quản trị kho bãi là khâu không thể thiếu trong quản trị Logistics. Quản trị kho bãi bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới kho bãi: nhập hàng vào kho, lưu trữ, bảo quản và kiểm soát chất lượng cũng như số lượng hàng hóa trong kho; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh trước khi hàng hóa được vận chuyển tới tay khách hàng cuối cùng. Kết cấu nội dung bài tập lớn bao gồm 2 phần: Phần 1: Tổng quan về Logistics Phần 1 tập trung trình bày vai trò và các tiềm năng, cơ hội phát triển đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam; dựa vào các kiến thức đã học đưa ra mối liên hệ giữa nội dung các chương đã học. Phần 2: Phân tích trường hợp Quản trị kho bãi trong Quản trị Logistics tại Amazon.com thuộc lĩnh vực thương mại điện tử Phần 2 tập trung phân tích cơ sở lý luận về chiến lược Quản trị kho bãi của trang thương mại điện tử Amazon thông qua phân tích mô hình order fulfillment, cụ thể là mô dropshipping trên Amazon.com thông qua trang thương mại điện tử Aliexpress, tập trung phân tích khâu quản lý hàng hóa trong kho; từ đó đánh giá hiệu quả của mô hình khi áp dụng vào Amazon.com đồng thời đưa ra hướng phát triển của mô hình trong thời gian tới.

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1. Vai trò và tiềm năng phát triển của Logistics đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Logistics là một quá trình vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này bao gồm các chức năng khác nhau và phải được quản lý đúng cách để mang lại hiệu quả cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp: Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics của Mỹ cho biết chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước phát triển khác là khoảng cao hơn 15-20%.Theo một nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường Logistics Trung Quốc là 33% / năm và ở Brazil là 20% /năm. Điều này cho thấy nhu cầu và chi phí của các doanh nghiệp đối với dịch vụ Logistics là rất lớn. Vì vậy, với sự hình thành và phát triển của dịch vụ Logistics trong thời gian tới sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế các quốc gia giảm chi phí trong chuỗi Logistics, giúp quá trình sản xuất trở nên hợp lý và hiệu quả hơn. Giảm chi phí sản xuất, hợp lý hóa quy trình kinh doanh, hiệu quả sản xuất được cải thiện góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Logistics giúp tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. Dịch vụ Logistics là loại dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn các hoạt động vận tải Logistics thuần túy. Trước đây, người kinh doanh dịch vụ vận chuyển chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng cho khách hàng đơn giản, thuần túy. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất và lưu thông, các chi tiết của sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung cấp và ngược lại, một loạt các sản phẩm của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau, do đó yêu cầu dịch vụ khách hàng từ vận chuyển

giao hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Hoạt động logistics được mở rộng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các khâu trong quy trình Logistics, góp phần mở rộng thị trường dịch vụ Logistics tại Việt Nam, không còn chỉ đơn thuần là giao hàng mà tích hợp nhiều quy trình phức tạp hơn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu suất tốt hơn. Đối với nền kinh tế Logistics mở ra một thị trường dịch vụ mới, với mỗi quy trình là một lĩnh vực kinh doanh để các doanh nghiệp gia nhập thị trường. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu. Logistics có vai trò quan trọng trong lưu thông phân phối hàng hóa trong nước và nước ngoài. Hoạt động Logistics là cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam với các cường quốc khác trên thế giới, tăng lưu thông hàng hóa và tăng cơ hội giao thương quốc tế, tham gia sâu rộng vào xu hướng toàn cầu hóa. 2. Mối liên hệ giữa các nội dung đã học trong học phần. Nội dung các chương học đi từ tổng quan toàn bộ tới chi tiết từng khâu bộ phận của Logistics. Các chương có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Ở những chương mở đầu, các khái niệm cơ bản về Logistics được hình thành, các khâu cơ bản trong chuỗi Logistics, đối tượng, mục tiêu và giải pháp của ngành cũng được nêu ra một cách rất cụ thể. Đi vào chi tiết, mỗi chương là một bộ phận của chuỗi các quy trình hoạt động của dịch vụ Logistics, bao gồm: quản trị phân phối, quản trị dữ trữ, quản trị logistics, quản trị kho bãi...Mỗi khâu quản trị nắm một vai trò khác nhau trong quy trình vận hành Logistics, song khâu nào cũng trọng yếu và không thể thiếu. Các khâu quản trị đều được thực hiện tốt và đúng quy trình thì toàn bộ hoạt động Logistics sẽ hiệu quả và ngược lại, khi một khâu có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình hoạt động Logistics. Tóm lại các khâu quản trị trong chuỗi quy trình của hoạt động Logistics có mối quan hệ hỗ trợ trước sau và song hành với nhau.

PHẦN 2. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP QUẢN TRỊ KHO BÃI TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI AMAZON.COM THUỘC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Cơ sở lý luận về chiến lược Quản trị kho bãi trong Quản trị Logistics tại Amazon.com thuộc lĩnh vực thương mại điện tử Làm rõ quy trình Quản trị kho bãi trong Quản trị Logistics thông qua casestudy của Amazon.com thuộc lĩnh vực thương mại điện tử khi áp dụng mô hình dropshipping với các dropshipper từ Aliexpress, tập trung vào khâu quản lý hàng hóa từ khi nhập kho tới khi xuất kho. Giới thiệu thông tin về Amazon.com Amazon.com là wensite bán lẻ trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử trực thuộc Amazon.com Inc. Amazon được sáng lập bởi Jeff Bezos, với nền tảng ban đầu là bán sách online. Trải qua nhiều năm phát triển, nhờ tầm nhìn sâu rộng của Jeff, Amazon đã có vị thế lớn trên thế giới, vươn mình trở thành công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, đồng thời Amazon.com cũng trở thành website thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong một thời gian dài. Hiện nay, trang thương mại điện tử của Amazon trải khắp thế giới với 300 triệu lượt khách hàng và hệ thống kho bãi của Amazon đang được đánh giá là hệ thống có công nghệ hiện đại và tối tân nhất. Giới thiệu về Aliexpress Aliexpress là công ty con trực thuộc tập đoàn Alibaba, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, là tập đoàn hàng đầu Trung Quốc hiện nay; đông thời Alibaba cũng là trang thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất hiện nay.

Aliexpress được tạo ra là nơi tập hợp các nhà sản xuất và cung ứng nguồn hàng từ Trung Quốc. Nói cách khác Aliexpress là nền tảng được tạo ra để tập hợp các dropshipper, tham gia vào mô hình dropshipping. Nguồn hàng trên Aliexpress luôn phong phú, đa dạng và được sản xuất với số lượng vô cùng lớn, đặc biệt giá cả cực kỳ rẻ, do vậy đây luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà bán lẻ khi tham gia vào mô hình dropshipping. Về Dropshipping Dropshipping là dạng mô hình mới trong order fulfillment của quản trị kho bãi. Dropshipping là hình thức bán hàng chỉ có thể tiến hành trên nền tảng thương mại điện tử, và nó mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất (dropshipper) và nhà bán lẻ. Quy trình dropshipping tại Amazon.com:

Một quy trình dropshipping đơn giản cần sự tham gia của nhà bán lẻ có gian hàng trên website Amazon.com, dropshipping từ Aliexpress và khách hàng. (1) Các nhà bán lẻ sẽ mở một cửa hàng trực tuyến trên website của Amazon, rồi tìm kiếm các dropshipper kinh doanh các mặt hàng nhà bán lẻ muốn bán. Nhà bán lẻ lấy thông tin sản phẩm từ Aliexpress và áp mức giá mong muốn, đặt vào gian hàng trực tuyến của mình trên Amazon.com.

(2) Khách hàng tiến hành đặt hàng và thanh toán trên Amazon với đơn hàng thuộc gian hàng của nhà bán lẻ (3) Nhà bán lẻ liên hệ với các dropshipper, hàng hóa sẽ được vận chuyển tới kho của Amazon, Amazon sẽ xử lý đơn hàng và giao hàng tới tay khách hàng cuối cùng. Nhìn chung, quy trình dropshipping diễn ra khá đơn giản, sở dĩ lựa chọn Amazon.com là website để thực hiện dropshipping bởi ưu thế về xử lý kho bãi nhanh chóng và quy trình vận chuyển hiện đại. Về khâu quản lý đơn hàng trong kho của Amazon.com được tiến hành như sau:

2. Phân tích về chiến lược của Amazon.com khi áp dụng mô hình Đối với mô hình kinh doanh Dropshipping được áp dụng trên nền tảng thương mại điện tử của Amazon.com, đây chỉ là một trong số những mô hình đang có xu hướng trở nên phổ biến được áp dụng đối với công ty này. Dễ dàng lý giải xu hướng này bởi Amazon tạo ra một thị trường kinh doanh, nơi các sản phẩm kinh doanh, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia là không giới hạn và nền tảng này chấp nhận mọi hình thức gia nhập; đặc biệt dropshipping lại là mô hình lợi bất cập hại, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Riêng đối với vấn đề quản trị kho bãi, phần mềm WMS (Warehouse Management System) được áp dụng rất hiệu quả. Các quy trình được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ, điểm nổi bật khiến kho bãi của Amazon.com nổi trội hơn hầu hết các công ty cùng ngành là công nghệ xử lý, ngoài sử dụng phương pháp điều khiển bằng vi tính tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, công ty còn đưa vào hệ thống robot tự động, hàng hóa trong kho được kiểm soát bằng mã vạch, vị trí và thông tin hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, ngay khi phát sinh đơn hàng, các thông tin sản phẩm đã được mã hóa, robot tự động sẽ có thể ngay lập tức tìm được vị trí hàng hóa đó trong kho từ đó tối ưu được thời gian vận chuyển và khách hàng rất nhanh chóng nhận được hàng. 3. Đánh giá hiệu quả chiến lược của Amazon.com Trước hết, xét về lợi ích, dropshipping trên Amazon mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất, nhà bán lẻ và Amazon. Nếu chỉ xét trên khía cạnh này, việc cho phép ứng dụng rộng rãi dropshipping là việc hoàn toàn có thể. Tuy nhiên Amazon lại có những chính sách tương đối bất lợi đối với các nhà bán lẻ và các cá nhân sử dụng dropshipping, bao gồm: Không thể yêu cầu chuyển hàng trực tiếp từ dropshipper tới thẳng khách hàng cuối cùng dù nhà bán lẻ đã thỏa thuận trao đổi với các dropshipper, thay vào đó hàng sẽ tới tay nhà bán lẻ rồi tiếp tục trải qua quá trình đóng gói và vận chuyển một lần nữa để tới tay khách hàng. Điều này sẽ làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian nhận hàng, lợi nhuận của các nhà bán lẻ sẽ không được đảm bảo Giới hạn giá trị với những đơn hàng dropshipping giá trị quá nhỏ. Và Amazon chỉ chấp nhận giao hàng tại 100/195 quốc gia và vùng lãnh thổ nên dropshipping quốc tế tương đối bị giới hạn. Nhìn chung có thể thấy, việc thực hiện mô hình dropshipping trên nền tảng Amazon.com vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, nên cân nhắc áp dụng các mô hình khác hiệu quả hơn như FBA (Fulfillment By Amazon).

Đối với kho bãi, nhờ chiến lược quản trị và đầu tư hiệu quả, Amazon.com có 149 kho bãi, công nghệ tối tân được áp dụng đầy đủ nên chi phí vận hành chỉ chiếm 10% doanh thu trong khi hiệu suất tăng tới 40% và tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho đạt 20 lần/năm, cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác (15 lần/năm) theo báo cáo thường niên của Amazon.com (2015). 4. Các nguồn tài liệu tham khảo 1. Báo cáo doanh thu thường niên 2015 của Amazon. 2. Giáo trình Logistics (2010), chương 5. 3. Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (2015), chương 7. 4. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), sách Logistics - Những vấn đề cơ bản.

Kết luận Thông qua 2 phần nội dung chính, bài viết đã phần nào khái quát bức tranh tổng quan ngành Logistics, những vai trò và cơ hội phát triển của ngành trong thời gian tới. Bài viết cũng đi cụ thể phân tích nội dung Quản trị kho bãi thông qua một casestudy cụ thể về công ty Amazon.com với mô hình dropshipping và phân tích cách vận hành kho bãi với phần mềm WMS, từ đó thấy rõ những nổi trội trong khâu quản lý kho bãi của công tu so với các đối thủ cùng ngành. Bài viết cũng đã đánh giá những hiệu quả mà mô hình mang lại, đồng thời chỉ ra mặt hạn chế và khó khăn của mô hình khi áp dụng đối với Amazon.com....


Similar Free PDFs