Bài tập lớn quản trị mạng PDF

Title Bài tập lớn quản trị mạng
Author Nguyễn Tiến Dũng
Course Công nghệ thông tin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 49
File Size 2.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 90
Total Views 172

Summary

Trường Đại Học Đại NamKhoa Công Nghệ Thông Tin---------------  ---------------BÁO CÁO BÀI TẬP LỚNQUẢN TRỊ MẠNGĐề TàiCấu hình DHCP trên Windown Server 2022Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đình NgaLớp : CNTT 13-Sinh viên thực hiện :1. Bạch Đăng Bảo 13510200082. Nguyễn Tiến Dũng 13520200123. Nguyễn Viế...


Description

Trường Đại Học Đại Nam Khoa Công Nghệ Thông Tin ---------------  ---------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ MẠNG Đề Tài Cấu hình DHCP trên Windown Server 2022 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đình Nga Lớp : CNTT 13-02 Sinh viên thực hiện : 1. Bạch Đăng Bảo

1351020008

2. Nguyễn Tiến Dũng 1352020012 3. Nguyễn Viết Hiệp 1351020044 4. Nguyễn Thành Đạt

1351020023

5. Đoàn Thị Phương

1351020084

Hà Nội, ngày 16,tháng 3, năm 2022

Trường Đại Học Đại Nam Khoa Công Nghệ Thông Tin ---------------  ---------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ MẠNG Đề Tài Cấu hình DHCP trên Windown Server 2022 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đình Nga Lớp : CNTT 13-02 Sinh viên thực hiện : 1. Bạch Đăng Bảo

1351020008

2. Nguyễn Tiến Dũng 1352020012 3. Nguyễn Viết Hiệp 1351020044 4. Nguyễn Thành Đạt

1351020023

5. Đoàn Thị Phương

1351020084

Hà Nội, ngày 16,tháng 3, năm 2022

MỤC LỤC Chương I : Một số khái niệm cơ bản của DCHP........................................................1 1.1 Định nghĩa DHCP..................................................................................................1 1.2 Cách thức hoạt động của DHCP............................................................................1 1.3 DHCP Server.........................................................................................................1 1.4 Ưu điểm của DHCP...............................................................................................2 1.5 Nhược điểm của DCHP.........................................................................................2 1.6 Các thuật ngữ DHCP.............................................................................................2 1.7 Giao thức truyền thông DHCP..............................................................................3 1.8 Định danh địa chỉ IP động với DHCP...................................................................3 Chương II : Giới thiệu về phần mềm Vmware...........................................................4 2.1 Phần mềm Vmware là gì ?....................................................................................4 2.2 Cách hoạt động của máy ảo VMware....................................................................5 2.3 Phần mềm Vmware dùng để làm gì?.....................................................................6 2.4 Lợi ích của Vmware............................................................................................6 2.5 Tính năng của VMware Server..............................................................................7 Chương III : Hướng dẫn cấu hình DHCP trên Windown Server 2022....................7 3.1 Phạm vi cấu hình DHCP Server............................................................................7 3.2 Vai trò DHCP Server.............................................................................................8 3.3 Hướng dẫn cấu hình DCHP trên Windown Server 2022.......................................9 KẾT LUẬN...................................................................................................................42 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................42

LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trường Đại Học Đại Nam đã giảng dạy cho những kiến thức trong những buổi học vừa qua giúp em nắm vững lí thuyết , tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Nga – Giảng viên môn Quản Trị Mạng, đã có những chỉ dẫn giúp chúng em giải quyết các vấn đề và chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện bài tập lớn. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong những năm học. Tuy vậy trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm bài tập lớn chúng em đã cố gắng nghiên cứu trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót,chúng em rất mong được sự góp ý quý báu của tất cả các thầy cô để kết quả được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Ngày nay, sự phát triển công nghệ thông tin đang diễn ra mạnh mẽ, các máy tính càng cần thiết phải kết nối với nhau để thực hiện các công việc nội bộ, cũng như liên kết các trường học, cơ quan xí nghiệp , cộng đồng người lại với nhau, phục vụ đời sống của con người hiệu quả cao. Mà hiện nay bộ giao thức TCP/IP là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại máy tính một. Mỗi thiết bị trên mạng cơ sở TCP/IP phải có một địa chỉ IP đuy nhất để truy cập mạng và sử dụng các tài nguyên. - DCHP tập trung việc quản lý địa chỉ IP ở các máy tính trung tâm chạy chương trình DCHP. Mặc dù có thể gán địa chỉ IP vĩnh viễn cho bất cứ máy tính nào trên mạng, DCHP cho phép gán tự động. Để khách có thể nhận địa chỉ IP từ máy chủ DCHP, ta khai báo cấu hình để khách nhận địa chỉ tự dộng từ một máy chủ. Tuỳ chọn này xuất hiện trong vùng khai báo cấu hình TCP/IP của đa số hệ điều hành. Một khi tuỳ chọn này được thiết lập. Phải có ít nhất một máy chủ DCHP trên mạng. 2. Mục đích nghiên cứu - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các xí nghiệp, công ty, trường học là một trong những yếu tố rất quan trọng để đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc. Đất nước ngày càng phát triển cùng với nhiều sự chuyển biến trên thế giới nên công nghệ thông tin với con người là xu thế tất yếu để hội nhập với tiền công nghiệp mới. Để đảm bảo nguồn thông tin luôn sẵn sàng và đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy ta phải quản lý thông tin một cách khoa học và thống nhất giúp con người dễ dàng truy xuất thông tin. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nhằm nghiên cứu để hiểu rõ về môn học Quản trị mạng bên cạnh đó mục đích chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về DHCP khi sử dụng Vmware. Sẽ nghiên cứu từ phần trọng tâm nhất để có góc nhìn trực diện đề tài mà chúng ta nghiên cứu. 4. Cấu trúc đề tài - Sử dụng DHCP trong Windown Server nghiên cứu gồm nhiều phần hướng dẫn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, giới thiệu phần mềm, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:

 Chương I : Một số khái niệm cơ bản của DHCP  Chương II : Giới thiệu về phần mềm Vmware  Chương III : Hướng dẫn cấu hình DHCP trên Windown Server 2022

Chương I : Một số khái niệm cơ bản của DCHP 1.1 Định nghĩa DHCP - DHCP chính là từ viết tắt của cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (được dịch là Giao thức Cấu hình Host Động). Theo đó, DHCP là giao thức có chức năng cấp phát địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị truy cập trên cùng một mạng thông qua máy chủ DHCP được tích hợp trên router. - Bên cạnh đó, DHCP còn có nhiệm vụ cấp thông số cần thiết của mạng đến các thiết bị. Cụ thể là thông tin về subnet mask, default gateway và dịch vụ DNS. 1.2 Cách thức hoạt động của DHCP - Về cơ bản, cách thức hoạt động của DHCP đơn giản. Đó là, khi một thiết bị muốn truy cập mạng phát tín hiệu, DHCP sẽ thực hiện việc gửi yêu cầu từ router. Sau đó, router tiến hành gán cho địa chỉ IP khả dụng. - Cụ thể, khi có nhu cầu kết nối mạng, thiết bị thực hiện gửi yêu cầu DHCP DISCOVER đến máy chủ. Tiếp đến, DHCP server tiến hành tìm kiếm địa chỉ IP khả dụng, sau đó, cung cấp lại cho thiết bị và gói DHCP OFFER. - Khi đã có được địa chỉ, thiết bị sử dụng một gói tin DHCP REQUEST để trả lời lại cho máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ gửi xác nhận thiết bị đã có IP, cũng như thời gian sử dụng nó cho đến khi thay thế bằng địa chỉ mới. - Chính vì cơ chế hoạt động này nên đối với các mạng có quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình thì router hoạt động như máy chủ DHCP. Còn với các mô hình mạng lớn hơn, một router sẽ không có khả năng quản lý tất cả các thiết bị nên cần đến máy chủ chuyên dụng để thực hiện việc cấp IP. 1.3 DHCP Server - DHCP server là một máy chủ thực hiện việc kết nối mạng. Nó có chức năng phản hồi thông tin khi máy trạm (DHCP client) phát yêu cầu. Ngoài ra, DHCP server còn có nhiệm vụ truyền thông tin một cách hợp lý nhất đến các thiết bị, đồng thời, thực hiện cấu hình cổng mặc định (Default gateway) hay Subnet mask.

1

1.4 Ưu điểm của DHCP.  DHCP cho phép cấu hình tự động nên có tác dụng giúp các thiết bị kết nối mạng nhanh chóng từ máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng…  DHCP giúp quản lý địa chỉ IP một cách khoa học, tránh trường hợp trùng IP trên nhiều, đảm bảo cấu hình tự động cho mọi thiết bị kết nối mạng.  DHCP quản lý cả địa chỉ IP và các tham số TCP/IP trên cùng một màn hình nên có thể dễ dàng theo dõi các thông số và quản lý chúng qua các trạm.  Để nâng cấp cơ sở hạ tầng các nhà quản trị mạng có thể thay đổi cấu hình và thông số của IP.  Người quản lý khi đánh tự động nhờ máy chủ DHCP giúp cho việc quản lý khoa học hơn và tránh bị nhầm lẫn  Các thiết bị có thể di chuyển tự do giữa các mạng và nhận IP mới tự động. 1.5 Nhược điểm của DCHP - Với các thiết bị cố định và cần truy cập liên tục như máy in, file server thì không phù hợp sử dụng IP động của DHCP vì khi kết nối với máy tính khác thì máy in đó sẽ phải thường xuyên cập nhật cài đặt để máy tính có thể kết nối được với máy in. - DHCP thường chỉ sử dụng tại các hộ gia đình hoặc mô hình mạng nhỏ. 1.6 Các thuật ngữ DHCP  DHCP Server: máy chủ quản lý việc cấu hình và cấp phát địa chỉ IP cho Client  DHCP Client: máy trạm nhận thông tin cấu hình IP từ DHCP Server  Scope: phạm vi liên tiếp của các địa chỉ IP có thể cho một mạng.  Exclusion Scope: là dải địa chỉ nằm trong Scope không được cấp phát động cho Clients.  Reservation: Địa chỉ đặt trước dành riêng cho máy tính hoặc thiết bị chạy các dịch vụ (tùy chọn này thường được thiết lập để cấp phát địa chỉ cho các Server, Printer,…..)

2

 Scope Options: các thông số được cấu hình thêm khi cấp phát IP động cho Clients như DNS Server(006), Router(003)  DHCP Relay Agent: DHCP Relay Agent là một máy tính hoặc một Router được cấu hình để lắng nghe và chuyển tiếp các gói tin giữa DHCP Client và DHCP Server từ subnet này sang subnet khác. Nhìn chung, khi sử dụng DHCP có nhiều điều còn bất cập nhưng những lợi ích mà chúng mạng lại không hề nhỏ. Việc nắm rõ những thông tin về "DHCP là gì?" phía trên giúp bạn biết khi nào cần sử dụng DHCP sao cho hiệu quả nhất. 1.7 Giao thức truyền thông DHCP - Giao thức truyền thông DHCP là giao tiếp để thực hiện một yêu cầu DHCP liên quan đến cả máy chủ và máy khách. Hơn nữa, các đại lý chuyển tiếp hoặc người trợ giúp IP thường tạo giao thức để giao tiếp giữa hai bên. - Các tác nhân chuyển tiếp nhận các bản tin DHCP quảng bá từ các máy khách và sau đó gửi lại các bản tin đó cùng với thông tin cấu hình đến các máy chủ. Truyền thông xảy ra thông qua các đơn vị dữ liệu nhỏ, được gọi là gói, được định tuyến qua mạng. Khi đó, các giao thức mạng như IP chi phối tất cả các quy tắc của nó. Hầu hết thời gian, giao tiếp diễn ra trong bốn bước sau: 

Bước 1: Gói khám phá được gửi từ máy khách đến máy chủ.



Bước 2: Máy chủ trả lời máy khách bằng gói đề nghị DHCP có chứa địa chỉ IP.



Bước 3: Máy khách xác nhận, sau đó gửi gói yêu cầu trở lại máy chủ để chấp nhận địa

chỉ. 

Bước 4: Máy chủ sẽ gửi lại một gói xác nhận cho máy khách để xác nhận địa chỉ IP đã

chọn. 1.8 Định danh địa chỉ IP động với DHCP - Việc gán địa chỉ IP diễn ra tự động trong một phạm vi địa chỉ nhất định. Do đó, một thiết bị được kết nối với mạng không có địa chỉ vĩnh viễn. Địa chỉ IP có thể thay đổi định kỳ khi thời gian thuê của nó hết hạn trừ khi hợp đồng thuê được gia hạn thành công.

3

- Đối với các dịch vụ luôn cần mở, địa chỉ IP tĩnh thường là một lựa chọn tốt hơn. Các doanh nghiệp công ty thường sử dụng địa chỉ IP tĩnh cho phần cứng như máy chủ thư. Chắc chắn, máy chủ DHCP phải có địa chỉ IP tĩnh. - Tuy nhiên, cũng có những hạn chế khi sử dụng một địa chỉ IP cụ thể cho một thiết bị hoặc dịch vụ. Lúc này, quản trị viên mạng phải chỉ định, cấu hình và theo dõi địa chỉ IP theo cách thủ công. Mà công việc này tốn nhiều thời gian. Thông thường, nó yêu cầu quản trị viên phải làm việc trực tiếp với thiết bị. Chính vì vậy, địa chỉ IP động thường là lựa chọn ưu tiên vì: 

Chi phí quản lý thấp hơn so với địa chỉ IP tĩnh.



Có thể cung cấp nhiều quyền riêng tư và bảo mật hơn với địa chỉ IP liên tục thay đổi.



Không yêu cầu quản trị thủ công khi thiết bị chuyển vùng từ mạng con này sang mạng con khác.

4

Chương II : Giới thiệu về phần mềm Vmware 2.1 Phần mềm Vmware là gì ? Một virtual machine giống như một máy chủ và là phần mềm. Virtual machine chạy các hệ điều hành và ứng dụng giống như một máy chủ vật lý. Tuy nhiên, máy ảo cung cấp nhiều lợi ích hơn cho người dùng so với máy chủ vật lý. Máy ảo :  Là phần cứng độc lập và chạy trên bất kỳ máy chủ vật lý x86 nào.  Có thể truy cập tất cả các tài nguyên phần cứng máy chủ vật lý như CPU, bộ nhớ, đĩa, mạng và thiết bị ngoại vi.  Được lưu dưới dạng tệp và có thể được cấp phép và di chuyển nhanh chóng.  Hoàn toàn bị cô lập và an toàn.  Có thể chạy đồng thời và an toàn trên cùng một máy chủ vật lý.  Là thiết bị di động, vì vậy toàn bộ hệ thống bao gồm virtual hardware, operating systems và các ứng dụng được cấu hình đầy đủ có thể dễ dàng di chuyển từ một máy chủ vật lý này đến một máy chủ khác, ngay cả khi đang hoạt động.  Có thể được xây dựng và phân phối dưới dạng các thiết bị ảo plug-and-play chứa toàn bộ phần cứng ảo, operating system và các ứng dụng phần mềm được cấu hình đầy đủ. 2.2 Cách hoạt động của máy ảo VMware  VMWare là phần mềm ảo hóa hàng đầu trong lĩnh vực lưu trữ. Cũng giống như phần mềm VirtualBox, phần mềm VMWare cũng cho phép nhiều phiên bản hệ điều hành chạy trên cùng một máy chủ.  Có thể có tối đa 16 máy ảo VM chạy trên một máy chủ vật lý. Nó hoạt động như một người trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành trên máy chủ. Nó làm tăng dung lượng của phần cứng bằng cách chia nó thành các máy chủ riêng lẻ được cấp phát bộ xử lý và bộ nhớ riêng. Bạn có thể chỉ định một phần của nhóm bộ xử lý có sẵn cho mỗi hệ thống ảo.

5

 Việc sử dụng bộ nhớ có thể được cấu hình theo cách thủ công hoặc động. Bạn có tùy chọn giới hạn mức sử dụng bộ nhớ trên một số máy chủ nhất định để ngăn tiêu thụ quá nhiều bộ nhớ.  VMWare cũng cho phép bạn phân bổ không gian đĩa cứng từ nhóm lưu trữ đĩa cứng có sẵn. Các ổ đĩa bạn thiết lập sẽ xuất hiện như thể nó là một đĩa cứng vật lý được cài đặt trên máy chủ.  VMWare hỗ trợ tất cả các loại hệ điều hành bao gồm Windows, Linux và Unix. Có một phiên bản miễn phí của phần mềm VMWare được gọi là VMWare Server. VMWare Server trước đây còn được gọi là GSX Server. VMWare Server chỉ có thể chạy trên Windows hoặc Linux.  Mỗi máy ảo VM đã bao gồm một hệ điều hành và ứng dụng. Mỗi máy ảo trên máy chủ sẽ tự hoạt động độc lập mà không có bất kỳ kết nối nào với các máy ảo khác.  Các máy chủ riêng lẻ cũng giống như các máy chủ chuyên dụng vật lý. Máy ảo VM có hiệu suất cao vì nó chỉ để lại 1% dấu chân trên phần cứng.  VMWare cung cấp trình điều khiển thiết bị cho hầu hết các thiết bị có thương hiệu lớn. Nó hỗ trợ nhiều hệ điều hành khách như Microsoft Small Business Server. Nếu bạn cài đặt phần cứng mới trên máy chủ, bạn có thể dễ dàng cấu hình lại nó mà không gây ra bất kỳ thay đổi nào có thể nhìn thấy trên hệ điều hành khách ảo. Ngay sau khi máy chủ được cấu hình lại, máy chủ có thể khởi động và bắt đầu hoạt động. 2.3 Phần mềm Vmware dùng để làm gì? - Vmware Work Station là sản phẩm đầu tiên được phát hành bởi công ty WMware. Đây là công cụ cho phép người dùng tạo và sử dụng máy ảo trực tiếp trên laptop hoặc PC. Bên cạnh việc cho phép cài đặt nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển đổi máy ảo cùng một lúc. - Không chỉ nổi tiếng với khả năng tương thích mạnh mẽ với phần cứng, Vmware Work Station còn được xem là cầu nối giữa máy chủ và máy ảo cho tất cả các tài nguyên phần cứng. Tất cả các trình điều khiển thiết bị giờ đây được cài đặt thông qua máy chủ.

6

- Vmware Server là phần mềm ảo hóa máy chủ miễn phí. Công cụ này cho phép bạn sử dụng nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý. Bên cạnh đó, Vmware Server cũng tương thích với Windows, Linux, Solaris,.. - Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm đó là bạn có thể cài đặt và sử dụng đồng thời tất cả các hệ điều hành trên một chiếc máy duy nhất. Do đó, các bạn quản trị viên có thể cài đặt các phần mềm ứng dụng khác nhau để kiểm tra chức năng trên từng hệ điều hành. - VMware vSphere là bộ sản phẩm ảo hóa máy chủ của VMware bao gồm phần mềm quản lý ESXi hypervisor và vCenter. Trải qua nhiều bản cập nhật và sửa đổi định kỳ, sản phẩm đã có thêm nhiều tính năng mới. - Không chỉ vậy, nhiều công ty còn ưu ái sử dụng sản phẩm bởi độ ổn định của nó. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có rất nhiều hướng dẫn sử dụng cùng tính năng hỗ trợ trực tuyến. Do đó, bạn có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm. 2.4 Lợi ích của Vmware - Theo Vmware, ảo hóa sẽ giải quyết các thách thức cấp bách nhất của CNTT: giảm chi phí bảo trì khi mở rộng cơ sở hạ tầng. Các tổ chức thuộc mọi quy mô đang áp dụng công nghệ ảo hóa của Vmware đã gặt hái rất nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như:  Loại bỏ các công việc hành chính thông thường cho các nhân viên IT nội bộ  Nhiều tùy chọn sao lưu và bảo mật dữ liệu, giảm nguy cơ mất dữ liệu  Tăng tính hiệu quả và linh hoạt của hệ thống trung tâm dữ liệu  Giảm chi phí vận hành, từ đó tăng khả năng sinh lời. 2.5 Tính năng của VMware Server 

Chạy trên mọi phần cứng x86 tiêu chuẩn.



Hỗ trợ 64-bit guest operating systems, bao gồm Windows, Linux, và Solaris.



Hỗ trợ VMware VirtualCenter để quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng từ bảng điều khiển quản lý trung tâm.



Hỗ trợ thử nghiệm cho two-processor Virtual SMP™.



Hỗ trợ thử nghiệm cho Công nghệ ảo hóa Intel®

7



Chạy trên nhiều máy chủ Windows và Linux khác nhau và



guest operating systems, nhiều hơn bất kỳ sản phẩm ảo hóa máy chủ nào trên thị trường.



Hỗ trợ cho bất kỳ ứng dụng Windows hoặc Linux nào, bao gồm pre-built virtual appliances.



Cài đặt như một ứng dụng, nhanh chóng và dễ dàng.



Tạo máy ảo nhanh chóng.



Hỗ trợ cho bất kỳ định dạng máy ảo VMware hoặc Microsoft nào và Symantec LiveState Recovery images.



Nâng cấp dễ dàng lên VMware.



Giám sát và quản lý máy ảo với một giao diện điều khiển từ xa trực quan, thân thiện với người dùng.

Chương III : Hướng dẫn cấu hình DHCP trên Windown Server 2022 3.1 Phạm vi cấu hình DHCP Server - Phạm vi hệ điều hành dành cho máy chủ Windows Server cung cấp cho người dùng một loạt các chức năng đặc biệt để mọi thứ liên quan đến quản lý đối tượng được hoàn thiện nhất có thể và trong phiên bản mới của phạm vi máy chủ này là Windows Server 2022, chúng sẽ được cung cấp nhiều tính năng đặc biệt hơn, nhưng chắc chắn một thứ đã tồn tại trong nhiều năm và sẽ tiếp tục là vai trò của DHCP .. - DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ động) là một vai trò của Windows Server 2022, trong đó nó có thể thiết lập các dải địa chỉ IP khác nhau dành cho các máy khách của miền và cho phép kiểm soát trực tiếp hơn nhiều đối với từng IP có sẵn, điều này cho phép chuyển hướng một số Địa chỉ IP cho các máy tính cụ thể. - Bằng cách thực hiện vai trò này, khi đăng nhập vào máy khách, một quy trình được thực thi để cấp IP khả dụng trong phạm vi mà chúng tôi xác định, điều này giúp tự động hóa mọi thứ tránh các tác vụ quản trị bổ sung .. 3.2 Vai trò DHCP Server

8

Khi sử dụng vai trò DHCP, các tham số sau sẽ được tích hợp: 

Mặt nạ mạng con



Địa chỉ iP



Cổng vào



Máy chủ DNS

Bảng chú giải thuật ngữ DHCP Để biết thêm một chút về DHCP, có một số từ mà chúng ta phải rõ ràng về nội dung của chúng, đó là: 

Lease: điều này cho biết thời gi...


Similar Free PDFs