Bài thi cuối kỳ Triết học Mác - Lenin Ms. Đào Trang PDF

Title Bài thi cuối kỳ Triết học Mác - Lenin Ms. Đào Trang
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 400.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 55
Total Views 134

Summary

Download Bài thi cuối kỳ Triết học Mác - Lenin Ms. Đào Trang PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ……..***……..

BÀI THI GIỮA KỲ Môn: Sở hữu trí tuệ Câu hỏi: 1. Tìm hiểu và trình bày nội dung trong một hoặc hai thỏa thuận quốc tế hay công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu đó.

2. Phân tích nội dung chính về bảo hộ bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Cho ví dụ minh họa và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu Họ và tên: Nguyễn Thùy Dương MSSV: 2014110062 Lớp: TMA408(GDD2-HKI-2021).4 Khoá: K59

Câu 1: Tìm hiểu và trình bày nội dung trong một hoặc hai thỏa thuận quốc tế hay công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu đó. Bài làm THỎA ƯỚC MADRID VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA Thông tin chung •

Được ký kết tại Madrid, Tây Ban Nha, ban hành vào ngày 14/04/1891; Được sửa đổi tại Brussel (14/12/1900), tại Washington (02/06/1911), tại La Hay (06/11/1925), tại London (02/06/1934), tại Nice (15/06/1957), tại Stockholm (14/07/1967); và thay đổi ngày 02/10/1979.



Tính đến năm 2020, Thỏa ước này có 56 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên. Trong đó, Việt Nam đã chính thức tham gia từ ngày 08/03/1949.



Nội dung của Thỏa ước là thiết lập thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu để đơn giản hóa việc đăng ký nhãn hiệu và cắt giảm chi phí cho người muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. (Vietanlaw)

Nội dung chính 1. Liên hiệp đặc biệt; Văn phòng quốc tế; Nước xuất xứ (Chi tiết tại Điều 1 của Thỏa ước) •

Các nước mà áp dụng Thỏa ước này thì thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa



Văn phòng quốc tế (đầy đủ là Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ) là nơi nộp đơn đăng ký, thông qua trung gian là Cơ quan tại nước xuất xứ



Nước xuất xứ là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt, mà tại đó người nộp đơn có cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất một cách thực thụ, nghiêm túc, hoặc có chỗ ở cố định, hoặc là công dân.

2. Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu •

Cơ quan đăng ký: Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) ở Geneve, Thụy Sỹ.



Công dân của nước thành viên tham gia Thỏa ước Madrid, nếu muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình tại các nước thành viên khác, thì phải đăng ký tại Cơ quan

sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan này để nộp đơn đăng ký ra quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. •

Văn phòng này sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế, chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình (nước được chỉ định). Quốc gia được chỉ định có 12 tháng để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đó trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 12 tháng không có lời phản hồi nào từ quốc gia chỉ định thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.



Có thể thấy, Văn phòng quốc tế nhãn hiệu chỉ đóng vai trò là nơi chuyển tiếp đơn đăng ký từ Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia chứ không phải một hệ thống đăng ký trên thực tế.

3. Nội dung của đơn đăng ký quốc tế (Chi tiết tại Điều 3 của Thỏa ước) •

Ngôn ngữ nộp đơn theo Thỏa ước này phải được thực hiện bằng Tiếng Pháp



Cơ quan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết trong đơn đăng ký tương ứng với các chi tiết trong đăng bạ quốc gia; thông báo ngày nộp đơn, ngày đăng ký, số đơn, số đăng ký và ngày nộp đơn đăng ký quốc tế



Phải chỉ ra hàng hóa hoặc dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ, và nếu có thể, thì cả nhóm hàng hoá hoặc các nhóm hàng hóa tương ứng theo phân loại hàng hoá được thiết lập theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu.



Nếu muốn đề nghị màu sắc làm dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu thì phải: o

Trình bày điều đó, nộp cùng đơn đăng ký, chỉ rõ màu hoặc tập hợp màu

o

Gửi kèm đơn đăng ký mẫu có màu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này được gắn với thông báo do Văn phòng quốc tế thực hiện. Số lượng mẫu nhãn hiệu sẽ theo Quy định.

4. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế (Chi tiết tại điều 6 & 7 của Thỏa ước) •

Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm.



Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế: o

Có thể gia hạn thêm 20 năm kể từ khi hết hạn thời hạn trước đó, kèm theo trả chi phí cơ bản, và có thể phát sinh thêm phụ phí, phí bổ sung, theo quy định tại Điều 8(2).

o

Việc gia hạn không được bao gồm bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đăng ký trước đó theo hình thức gần nhất.

o

Lần gia hạn đầu tiên phải bao gồm chỉ dẫn về phân loại hàng hóa theo phân loại hàng hóa quốc tế mà đăng ký nhãn hiệu có liên quan.

5. Các loại phí đăng ký: •

Phí cơ bản



Phụ phí cho mỗi các nhóm sản phẩm theo phân loại hàng hóa quốc tế



Phí bổ sung đối với yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hộ

6. Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt (Chi tiết tại Điều 10 của Thỏa ước) •

Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt gồm các nước đã phê chuẩn, tán thành Thỏa ước



Nhiệm vụ: o

Giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì, phát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thỏa ước này

o

Hướng dẫn Văn phòng quốc tế việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi, có tính đến các ý kiến của các nước chưa phê chuẩn hoặc tán thành Thỏa ước

o

Sửa đổi Quy định, phí quy định tại Điều 8(2), các phí khác liên quan đến đăng ký quốc tế

o

Duyệt và chấp nhận báo cáo và hoạt động của Tổng giám đốc liên quan đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt và kiến nghị với Tổng giám đốc các chỉ dẫn cần thiết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hiệp đặc biệt

o

Xác định chương trình và thông qua ngân sách 2 năm của Liên hiệp đặc biệt, và phê chuẩn bản kê khai tài chính của ngân sách; Thông qua quy định về tài chính của Liên hiệp đặc biệt

o

Thành lập các ban của các chuyên gia và các nhóm làm việc nếu cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên hiệp đặc biệt

o

Xác định các nước không phải là thành viên của Liên hiệp đặc biệt và các Tổ chức quốc tế phi chính phủ có thể chấp nhận tham gia Hội nghị như là quan sát viên



Một nửa số nước thành viên của Hội đồng là đủ tạo thành phiên họp; Nước thành viên nào không tham gia bỏ phiếu thì không được tính là bỏ phiếu; Các quyết định

của Hội đồng cần có hai phần ba số phiếu được kiểm; mỗi nước thành viên có một phiếu bầu. 7. Văn phòng quốc tế (Chi tiết tại Điều 11 của Thỏa ước) •

Nhiệm vụ: o

Thực hiện việc đăng ký quốc tế và các trách nhiệm có liên quan; các nhiệm vụ hành chính khác liên quan đến công việc của Liên hiệp đặc biệt.

o

Chuẩn bị các cuộc họp và đảm bảo nhiệm vụ thư ký của Hội đồng và các ban chuyên gia, các nhóm làm việc được thiết lập bởi Hội đồng.

o

Thực hiện các nhiệm vụ khác được chỉ định

Các điều khoản trong văn kiện Điều 1. Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ Điều 2. Áp dụng Điều 3 của Công ước Pari " đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt". Điều 3. Nội dung của đơn đăng ký quốc tế Điều 3bis "Sự hạn chế về lãnh thổ" Điều 3ter. Đề nghị "được bảo hộ" Điều 4. Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế Điều 4 bis. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước Điều 5. Từ chối bởi Cơ quan quốc gia Điều 5bis. Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu Điều 5ter. Bản sao bản đăng bạ quốc tế. Tra cứu trước. Trích lục đăng bạ quốc tế. Điều 6. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ. Điều 7. Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế Điều 8. Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu, Phụ phí, và Phí bổ sung Điều 9. Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế. Giảm danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế. Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

Điều 9bis. Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu Điều 9ter. Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể Điều 9quarter. Cơ quan chung cho một số nước thành viên. Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất Điều 10. Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt Điều 11. Văn phòng quốc tế Điều 12. Tài chính Điều 13. Thay đổi từ Điều 10 đến 13 Điều 14. Phê chuẩn và tán thành. Có hiệu lực. Tán thành các văn bản trước đó. Áp dụng Điều 24 của Công ước Paris Điều 15. Bãi ước Điều 16. Áp dụng các văn bản sớm hơn Điều 17. Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU •

Việc nghiên cứu về Thỏa ước Madrid giúp em có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Rõ ràng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp, tập đoàn ở nước ta luôn muốn mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trong mà còn ngoài nước. Vậy việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình đánh dấu sự riêng biệt, bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi sự xâm phạm của các chủ thể khác, tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt thương hiệu, hình ảnh. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thu phí sử dụng khi cho bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu.



Ngoài ra, đọc và nghiên cứu về Thỏa ước trên, em có thêm hiểu biết tổng quan về cách thức, quy trình của đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Việt Nam. Có thể thấy, việc đăng ký này cần trải qua sự kiểm duyệt chặt chẽ, gắt gao theo từng cấp đơn vị, đảm bảo tốt cho sự bảo hộ sản phẩm sở hữu công nghiệp này.



Được biết, cùng với Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế, Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT), công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công

nghiệp… Qua đó, em thấy rằng nước ta đã hoàn thiện hơn việc hội nhập quốc tế trên khía cạnh liên quan đến Sở hữu trí tuệ, mang lại nhiều quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức của Việt Nam •

Sâu xa hơn, em cũng đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trang bị những kiến thức cơ bản để tránh vi phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ được các sản phẩm trí tuệ của mình và cộng đồng xung quanh.



Ngoài ra, việc tham khảo các thỏa ước, hiệp ước,... quốc tế về vấn đề Sở hữu trí tuệ cũng giúp cho quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý về Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Câu 2: Phân tích nội dung chính về bảo hộ bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Cho ví dụ minh họa và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu Bài làm BẢO HỘ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI Khái niệm Bí mật thương mại (hay bí mật kinh doanh) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. (Điều 4.23 Luật Sở hữu trí tuệ). Bí mật thương mại có thể là công thức, thành phần của sản phẩm; một loại máy móc, công nghệ kỹ thuật đặc biệt; các chiến lược, đề án kinh doanh, kho thông tin dữ liệu; thông tin tài chính, các hoạt động nghiên cứu, chế tạo… Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (Thuộc điều 6.3 Luật Sở hữu trí tuệ) Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. (Khoản 3, điều 121, Luật Sở hữu trí tuệ)

Việc bảo hộ bí mật thương mại thì không cần đăng ký, không cần phải thực hiện bất cứ một thủ tục nào, và được bảo hộ vô thời hạn, hoặc cho đến chừng nào vẫn còn tính bí mật. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật thương mại (Mục 7 Luật Sở hữu trí tuệ) •

Bí mật thương mại được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: o

Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được

o

Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật thương mại lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật đó

o

Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được





Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật thương mại: o

Bí mật về nhân thân

o

Bí mật về quản lý nhà nước

o

Bí mật về an ninh quốc phòng

o

Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh

Chỉ khi có sự xâm phạm, tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể thì mới yêu cầu chứng minh các điều kiện bảo hộ trên, và chủ thể nào nắm giữ các thông tin trong việc chứng minh đó thì sẽ được hưởng sự bảo hộ theo pháp luật



Như vậy có thể thấy, các bí mật thương mại được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: o

Tính sáng tạo; có được sau quá trình đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo

o

Tính hữu ích: khi áp dụng trong công việc sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra lợi thế cho chủ sở hữu, đem lại giá trị thương mại, giá trị kinh tế

o

Tính bảo mật: người thường xuyên xử lý loại các thông tin bí mật không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng đầy đủ, toàn bộ; hoặc thông tin đó chỉ được biết đến trong một phạm vi hạn chế người; chủ sở hữu bí mật thương mại phải có biện pháp bảo mật thích hợp.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bí mật thương mại •

Chủ sở hữu được quyền sử dụng bí mật kinh doanh:

o

Áp dụng bí mật thương mại để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa

o

Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật thương mại



Chủ sở hữu không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: o

Bộc lộ, sử dụng bí mật thương mại thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật thương mại đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp

o

Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ

o

Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại

o

Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập

o

Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.



Chủ sở hữu bí mật thương mại có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm bảo mật bí mật thương mại của mình. Các biện pháp bảo mật thích hợp là: o

Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận được thông tin: cất trong két sắt, cất giữ thông tin không theo trật tự của nó; mã hóa thông tin, cài mật khẩu,...

o

Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin: Ký kết dạng hợp đồng bảo mật, thêm các điều khoản chống việc bộc lộ thông tin trong hợp đồng,...

Các hành vi được coi là xâm phạm quyền đối với bí mật thương mại (theo Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ) 1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật thương mại bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật thương mại đó 2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật thương mại đó

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật thương mại 4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền 5. Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biến hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật thương mại đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại 4 điểm trên 6. Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ (nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm) Ví dụ về bảo hộ bí mật thương mại Năm 1987 tại nước Mỹ, một vụ kiện khá nổi tiếng đã xảy ra giữa Tony Mason và Jack Daniel Distillery trong vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh. Tony Mason đã sáng chế ra công thức đồ uống có tên Lynchburg Lemonade, được bán tại quầy hàng của mình và được khách hàng ưa chuộng, một phần vì có tác dụng chữa thanh quản rất tốt. Sau một thời gian đến uống loại nước này, đại diện kinh doanh của Jack Daniel đã tìm hiểu được công thức pha chế, và báo cho ông chủ của mình. Khoảng một năm sau đó, Jack Daniel đã phát triển cuộc vận động về Lynchburg Lemonade trên phạm vi quốc gia. Sau đó, Mason đã khởi kiện ông ta vì biển thủ bí mật kinh doanh của mình, và đã thắng kiện, được bồi thường một khoản tiền lớn. Kết quả này là hoàn toàn có căn cứ pháp luật của Mỹ. Bởi lẽ, Tony Mason đã bỏ ra thời gian, công sức, tiền bạc để tạo ra công thức pha chế, sau đó lại cố gắng khiến đồ uống này trở nên đặc biệt không chỗ nào có, bày bán ngoài quầy uống của mình. Tony cũng chứng minh được rằng loại đồ uống này đã đem lại lợi nhuận cao, có giá trị kinh tế, tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tony Mason cũng đã giữ bí mật công thức pha chế trong phạm vi rất hẹp là một số nhân viên nhà hàng, đồng thời hướng dẫn cũng như yêu cầu họ về cách thức không để lộ bí mật này ra ngoài, kể cả với khách hàng. Việc giữ bí mật này vốn dĩ rất thành công cho tới khi bị đại diện kinh doanh của Jack Daniel phát hiện ra.

Tại Việt Nam, chủ các doanh nghiệp lớn cũng có các hình thức bảo vệ bí mật kinh doanh rất cẩn mật. Ví dụ ở Công ty Rượu và Nước giải khát Anh Đào, bí quyết kinh doanh được thiết kế thành một quy trình bảo mật và chia làm nhiều phần; trong quy trình công nghệ, phần quan trọng nhất được cắt ra và chỉ một mình chủ công ty này nắm giữ. Tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề này cũng có sự coi trọng. Theo chia sẻ của anh Bùi Đức Thắng - chủ xưởng sản xuất hàng mỹ nghệ tại Hà Tây - mỗi công nhân sẽ đảm nhiệm một vài công đoạn lẻ, còn việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng sẽ do người trong gia đình phụ trách, nên không bị lộ kỹ thuật. (Pháp Lý, 2021) QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH •

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.



Cạnh tranh không lành mạnh được biểu hiện qua các hành vi sau đây (theo Điều 130 luật Sở hữu trí tuệ): 1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa → chỉ dẫn thương mại có liên quan chặt chẽ đến các đối tượng sở hữu công nghiệp - yếu tố hết sức quan trọng đến sự thành bại của người kinh doanh. Các hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại là nhằm trục lợi từ việc lợi dụng ảnh hưởng khống uy tín, tất yếu sẽ gây thiệt hại tài sản, danh tiếng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Người tiêu dùng, ...


Similar Free PDFs