Bài tiểu luận nhóm 7-BC7 PDF

Title Bài tiểu luận nhóm 7-BC7
Author TUNG TRAN THANH
Course Quân sự
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 30
File Size 326 KB
File Type PDF
Total Downloads 322
Total Views 676

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEHKHOA KINH TẾBÀI TIỂU LUẬN NHÓMMÔN: LUẬT KINH DOANHCHỦ ĐỀ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠIĐề tài: Tìm hiểu về pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài thương mạiGV HƯỚNG DẪN: ThS. NG...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEH KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: LUẬT KINH DOANH CHỦ ĐỀ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Đề tài: Tìm hiểu về pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài thương mại

GV HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THÙY DUNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 7-BC7 LỚP: KE003

MỤC LỤC 1

Chương mở đầu 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6 6. Ý Nghĩa khoa học thực tiễn................................................................................6 7. Bố cục đề tài.......................................................................................................7 Chương I: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài 1. Những quy định chung của Luật trọng tài thương mại......................................8 2. Trọng tài viên....................................................................................................10 3. Trung tâm Trọng tài..........................................................................................11 4. Nộp đơn và thụ lý đơn......................................................................................13 5. Hội đồng trọng tài.............................................................................................14 6. Quá trình nghiên cứu hồ sơ...............................................................................16 7. Quá trình giải quyết tranh chấp.........................................................................17 8. Những điểm mới trong Luật trọng tài thương mại 2011...................................22

Chương 2: Thực trạng Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài 1. Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài....................................25 2. Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài tại Việt Nam....................................................................................................26 3. Những đề xuất giải quyết................................................................................28

Kết luận....................................................................................................................30 Tài liệu tham khảo.................................................................................................30

2

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.

Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ đất nước hội nhập như bây giờ, thời kỳ đổi mới và hòa nhập với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời với thời đại công nghệ tiên tiến với những sự sáng tạo cũng như sự thông minh của con người trong việc giao thương buôn bán nền kinh tế cũng được mở rộng ngày càng rộng lớn, phân bố các nguồn lực kinh tế ở nhiều quốc gia cũng như hầu hết trên phạm vi thế giới. Đồng nghĩa với việc nền kinh tế được mở rộng điều mà chúng ta không thể tránh khỏi là xảy ra các tranh chấp kinh doanh thương mại xuất hiện là một điều tất yếu. tranh chấp thương mại là một hiện tượng rất phổ biến và thường xuyên diễn ra trong thời hoạt động kinh tế thị trường tự do, tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia kinh doanh nói riêng và cho nền kinh tế nói chung qua đó pháp luật Việt Nam đã sớm có những sự quan tâm nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh này cũng như là các phương thức giải quyết thể hiện thông qua các quy định rất cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành. Trọng tài thương mại là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh đã có từ rất lâu cũng như phát triển và hiện hành đến bây giờ. Hình thức giải quyết này cũng khá phổ biến, hầu hết từ trước đến bấy giờ mọi tranh chấp kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường đều giải quyết tranh chấp thông qua hình thức trọng tài thương mại. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, tuy chỉ mới xuất hiện những hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại luôn được ưu tiên khuyến khích áp dụng. Luật trọng tài thương mại năm 2010 có sự ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của các chủ thể kinh doanh thương mại về trọng tài thương mại, vì được nhận thức sâu sắc hơn về hình thức này nên đồng thời các doanh nghiệp cũng sử dụng hình thức giải quyết này nhiều hơn. Tuy vậy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương mại được sử dụng phổ biến trong các vụ viện có liên quan đến các hợp đồngdồng giữa các chủ thể kinh 3

doanh, để nâng cao hiệu quả giải quyết, nâng cao sự hiệu quả cần có những đóng góp ý kiến hỗ trợ của các bên có liên quan, điều chỉnh sao cho phù hợp hơn để khai thác tối đa ưu điểm của hình thức tranh chấp này. Vì vậy để khai thác tối đa cũng như đưa ra những đóng góp bổ ích hơn, phần nào có thể tham khảo học viên chọn đề tài “ Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Trung tâm trọng tài Việt Nam” để nghiên cứu cho bài tiểu luận của nhóm mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế của Lê Thanh Long ( 2018) về Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mã số: 838.01.07, nhằm tìm hiểu về cách thức giải quyết tranh chấp, khái quát nội dung, thể hiện rõ ràng những vấn đề cơ bản của hình thức này, đồng thời cũng nêu ra những nội dung còn hạn chế trong các nội dung của phương thức này, đồng thời đưa ra một số kiến nghị khả quan cho cơ quan công quyền nhà nước. Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế của Mai Thị Trang Phương về Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam( 2019). Mã số: 838.01.07, Luận văn giúp cụ thể hóa những vấn đề về lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung, đồng thời nên lên thực trạng về việc áp dụng phương thức này nhằm đưa ra một vài biện pháp tăng cường, tích cực để giải quyết theo phương thức này. Báo cáo “ Một số xu hướng mới về trọng tài trên thế giới và trọng tài Việt Nam”, Vũ Thị Hằng- Nguyễn Thị Thu Trang. Báo cáo “ Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động trọng tài và kỳ vọng về sự phát triển của hoạt động trọng tài Việt Nam” Nguyễn Thị Mai, Phó cục trưởng Cụ bổ trợ tư pháp- Bộ Tư pháp

4

Báo cáo Khoa học Đỗ Văn Đại “ Ngôn Ngữ trong tố tụng trọng tài thương mại Việt Nam” Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, ngày đăng 04(83)/ 2014- 2014, trang 65- 73 Bên cạnh đó còn có những tư liệu nghiên cứu, cũng như sách chuyên khảo, bình luận khoa học liên quan đến phương thức này: Bản án và bình luận, Sách chuyên khảo- tập 1, tái bản lần thứ bốn( 2013) Đỗ Văn Đại- Trần Quang Hải, Pháp Luật về Trọng tài thương mại- 2011, Bản án và bình luận bản án- Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Đỗ Văn Đại( 2016). Bài phân tích của Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Thơ, Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do, thế hệ mới mà Việt Nam là thành viênKhoa pháp luật Thương mại quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội( 2020). Thế nhưng, với những nội dung và khía cạnh nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên này tuy đã nghiên cứu và tìm hiểu một cách khái quát và toàn diện, song ở đó vẫn chưa đi vào chuyên sâu nội dung và giải quyết triệt để vấn đề: “ Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại trung tâm trọng tài Việt Nam” .Vì vậy đưa ra ý tưởng nghiên cứu về đề tài này trong bối cảnh hiện tại là hoàn toàn hợp lý , trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu từ trước, với việc tình hiểu chuyên sâu hơn về phương thức này ở bối cảnh hiện tại lúc bấy giờ, tiểu luận sẽ tiếp tục nghiên cứu giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại bằng trọng tài để phù hợp với bối cảnh, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung tìm hiểu khái quát, chuyên sâu, nghiên cứu về các quy định hiện hành lúc bấy giờ của pháp luật Việt Nam về hình thức giải quyết tranh chấp này.

5

3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật đồng thời xem xét cách thức áp dụng hiện tại ở Việt Nam, về thông tư và các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung này 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Những vấn đề về lý luận và thực trạng về việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại và đưa ra các định hướng, điểm nâng cao trong pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐ KDTM tại trung tâm trọng tài Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu, tiểu luận cần trình bày được nội dung sau: Nêu rõ những khái niệm cơ bản của trọng tài thương mại, cách thức vận hành hoạt động kinh doanh thương mại, vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại trung tâm trọng tại Việt Nam Phân tích, trình bài khái quát cơ sĩ lý luận những quy định pháp luật Nêu lên được những thực trạng, mặt tối ưu cần phát huy cũng như những mặt hạn chế không đáng có, qua đó đưa ra những ý kiến cũng những phương pháp khả quan cho các công ước Việt Nam, và cũng như là trong những quy định pháp luật. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu của tiểu luận chủ yếu là thông qua cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và nhà nước. 6. Ý Nghĩa khoa học thực tiễn Trọng tài thương mại được các chủ thể kinh doanh phổ biến sử dụng vì có những ưu điểm nổi trội như : Mang tính kinh tế ( ít tốn chi phí), tiết kiệm thời 6

gian, giữ được bí mật, mật tín giữa các chủ thể, giữ được uy tín cho 2 bên, bảo mật thông tin các bên. Tuy vật, phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án chưa thực sự phổ biến, một số tính trạng giải quyết bằng hình thức tòa án vẫn bị hủy đang hiện hành. Tiểu luận nhằm mục đích phát huy tối đa hết những ưu điểm mà các doanh nghiệp nhà kinh tế nên xem qua phương thức giải quyết này cũng đồng thời nêu ra những mặt mà cho thấy là hạn chế để gây ra những kết cục không hay khi áp dụng phương thức này, bên cạnh đó cũng nghiên cứu và tìm hỏi thêm thông qua những hiểu biết sáng tạo để đưa ra những ý kiến mang tính khả quan để có thể khắc phục phần nào những hạn chế này, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nền kinh tế thị trường. Để trọng tài thương mại tại Việt Nam có thể vươn tầm ra ngoài đến cả những nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. 7.Bố cục đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo tiểu luận bao gồm 02 chương sau : Chương 1: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài Chương 2: Thực trạng Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài

7

Chương 1: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TTRỌNG TÀI 1. Những quy định chung của Luật trọng tài thương mại 1.1. Khái niệm Luật Trọng tài thương mại 2010 (có hiệu lực ngày 01/01/2011) quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài (điều 1 Luật TTTM 2010). Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận, tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết thông qua bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt những bất đồng và xung đột nảy sinh giữa các bên. Bên cạnh đó, Trọng tài Thương mại còn là Tổ chức phi chính phủ, các trung tâm được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật và hoạt động về trọng tài thương mại. Thẩm quyền của Trọng tài trong giải quyết tranh chấp: - Tranh chấp nảy sinh từ hoạt động thương mại -

Tranh chấp nảy sinh giữa các bên mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

- Tranh chấp được pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài 1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài

8



Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó

không thuộc những điều cấm của pháp luật và không đi ngược đạo đức xã hội. ⦁

Trọng tài viên phải độc lập, khách quan và tuân thủ quy định của pháp luật.



Quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp là bình đẳng. Trách nhiệm của

Hội đồng Trọng tài là tạo điều kiện để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. ⦁

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài là khép kín,

không công khai, ngoại trừ trường hợp các bên có yêu cầu, thỏa thuận khác. ⦁

Phán quyết của Trọng tài trong giải quyết tranh chấp là chung thẩm.

1.3. Điều kiện giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài ⦁

Các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận đó có thể có trước

hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. ⦁

Khi một bên tham gia thỏa thuận là cá nhân, cá nhân đó chết hoặc mất năng

lực hành vi dân sự thì người thừa kế hoặc người đại diện pháp luật của cá nhân đó vẫn phải thực hiện theo thỏa thuận Trọng tài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. ⦁

Khi một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức đó chấm dứt hoạt động hay có

những thay đổi trong cơ cấu, hình thức tổ chức thì những tổ chức tiếp nhận vẫn phải thực hiện theo thỏa thuận Trọng tài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 1.4. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp - Đối với những tranh chấp trong nước, không có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo pháp luật Việt Nam. - Đối với những tranh chấp mang yếu tố nước ngoài, các bên lựa chọn pháp luật để giải quyết, nếu không có thỏa thuận, Hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn pháp luật được cho là phù hợp nhất để giải quyết. 9

2. Trọng tài viên 2.1. Khái niệm Trọng tài viên là người có đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định, được các bên lựa chọn hoặc được Hội đồng Trọng tài/ Tòa án chỉ định để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại. 2.2. Tiêu chuẩn của Trọng tài viên ⦁ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự ⦁ Có trình độ đại học và đã công tác theo ngành đã học từ đủ 5 năm. ( chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú thì không cần đáp ứng đáp ứng điều kiện này) ⦁ Đồng thời không thuộc một trong các trường hợp sau: ⦁ Đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án. ⦁ Đang là bị can, bị cáo, chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong nhưng chưa được xóa án tích. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên Quyền: ⦁ Trọng tài viên có thể chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp. ⦁ Trong giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên độc lập với các bên tranh chấp, với Trọng tài viên khác trong Hội đồng trọng tài cũng như Tổ chức Trọng tài. ⦁ Từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào có kiên quan đến vụ tranh chấp. ⦁ Được hưởng thù lao. 10

Nghĩa vụ: ⦁ Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến vụ tranh chấp (trừ trường hợp có yêu cầu cung cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định). ⦁ Giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, công bằng, vô tư, không vụ lợi. ⦁ Tuân thủ theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp. 3. Trung tâm Trọng tài 3.1. Chức năng Theo điều 23 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.” Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. 3.2. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm Thương mại Trung tâm Trọng tài được thành lập khi có tối thiểu 5 sáng lập viên là Trọng tài viên (công dân Việt Nam) đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy thành lập. Hồ sơ đề nghị thành lập phải đáp ứng đầy đủ theo Khoản 2 Điều 24 Luật Trọng tài thương mại 2010. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3.3. Đăng ký và công bố thành lập Trung tâm Trọng tài

11

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Trung tâm Trọng tài không đăng ký trong thời hạn này thì giấy phép hết giá trị. Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký. 3.4. Cơ cấu của Trung tâm trọng tài ⦁ Được thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài ⦁ Có Ban Điều hành và Ban Thư ký ⦁ Có danh sách Trọng tài viên 3.5. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài ⦁ Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm phù hợp những quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. ⦁ Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình xét chọn Trọng tài viên, quản lý danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình. ⦁ Gửi danh sách và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên cho Bộ Tư Pháp. ⦁ Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp đã được quy định. ⦁ Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật. ⦁ Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp. ⦁ Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.

12

⦁ Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên. ⦁ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên. ⦁ Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động. ⦁ Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Nộp đơn và thụ lý đơn ⦁ Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo: Nếu giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn làm đơn khởi kiện gửi đến trung tâm trọng tài. Nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn làm đơn khởi kiện gửi cho bị đơn. Ngoài đơn khởi kiện, cần phải có thỏa thuận của trọng tài và các tài liệu có liên quan.  Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài: - Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài: thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. - Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc: thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: - Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.  Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ:

13

- Đối với tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, trong thời hạn 30 ngày, ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. - Đối với tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, trong thời hạn 30 ngày, ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài phiên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên. - Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trực hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện đư...


Similar Free PDFs