Bài Tiểu luận triết học Mác Lê Nin 111111 PDF

Title Bài Tiểu luận triết học Mác Lê Nin 111111
Author My Duong Nguyen
Course triết học mác lê-nin
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 361.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 693
Total Views 951

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌCVẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢCỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN ĐỂ LÝ GIẢINGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNHTỘI PHẠM VỀ MA TÚYTP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 20 21MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN ĐỂ LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ..............................4 1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả.......................................................................4 1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân – quả...................................................................5 1.2.1.

Tính khách quan.........................................................................................5

1.2.2.

Tính phổ biến.............................................................................................. 5

1.2.3.

Tính tất yếu................................................................................................. 5

1.3. Phân loại nguyên nhân..........................................................................................6 1.4. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................................7 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.................................................................................................................................. 9 2.1. Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau...............................................9 2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân...........................................11 2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau.....................................12 2.4. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân...........................................................................13 2.5. Kết quả không bao giờ được lớn hơn nguyên nhân.............................................14 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ VÀO LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY................................................................................................................................. 15 3.1. Khái quát tình hình tội phạm về ma túy..............................................................15 3.2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để kết hợp làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy....................................................18 3.3. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả kết hợp với mô hình, cơ chế hành vi phạm tội cụ thể để tiếp cận, lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy...................................................................................................................... 21 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24

MỞ ĐẦU Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khác nhau. Nói một cách khác, nếu như vận động là thuộc tính của thế giới vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất thì vận động luôn luôn là sự tác động, hoặc là sự tác động giữa những mặt, bộ phận khác nhau ở trong cùng một sự vật hiện tượng hoặc là sự tác động lẫn nhau giữa các sự, vật hiện tượng. Tất cả những tác động đó chỉ cần xét theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp cũng thấy rằng, chúng nhất định phải sinh ra từ nguyên nhân nào đó. Vấn đề chỉ là ở chỗ ý thức của chúng ta có phản ánh được những cấp bậc đó hay không? Theo đó, tội phạm về ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực trong xã hội của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu. Ở Việt Nam, tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng là một hiểm họa lớn cho toàn xã hội. Vì vậy, việc vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào việc làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, dự báo để phòng ngừa tội phạm và cuối cùng là đề xuất hệ thống biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy một cách đầy đủ và biện chứng.

3

CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ 1.1.

Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta nhận thức đầu tiên rất quan trọng, đó là sự vật hiện tượng không bao giờ là chính bản thân nguyên nhân, chỉ có sự tác động của các sự vật hiện tượng mới là nguyên nhân. Cho nên, nếu ta ở gần một thằng lưu manh thì bản thân thằng lưu manh chưa là tai họa cho ta, chỉ khi nó có những hành động lưu manh xâm hại đến chính bản thân ta, bấy giờ hành động xâm hại đó mới là nguyên nhân gây ra tai họa cho chúng ta. Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc này. Ví dụ bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của cái mầm, mà những quá trình sinh học và hóa học (quá trình sinh học, hóa học này mới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mầm chứ không phải bản thân cái nhân). Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác, một cặp phạm trù khác đó là khả năng và hiện thực. Trong trường hợp này, cái nhân ở trong hạt mới chỉ là khả năng mà thôi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện thực là những quá trình sinh hóa ở trong cái hạt, bấy giờ nó mới là sự tác động và nó mới làm nảy sinh mầm. Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ những quá trình sinh học, hóa học ở trong cái nhân chứ không phải bản thân cái nhân là nguyên nhân của nó. Vấn đề thứ hai là trong thế giới luôn luôn có sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng với nhau. Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại những hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân nó đều chưa được xem xét như là những nguyên nhân. Nguyên nhân chỉ là nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu không có kết quả thì cũng không gọi sự tác động đó là nguyên nhân. Hay nói cách khác, nếu không quy kết quả như là hậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó cũng không được gọi là nguyên nhân. Còn bây giờ chúng ta nói đến vấn đề kết quả. 4

Kết quả vốn là sự xuất hiện của một sự vật hiện tượng nào đó. Như vậy, sự xuất hiện đó chỉ được xem là kết quả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân tố nào. Các nguyên nhân là sự tác động thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng. 1.2.

Tính chất của mối liên hệ nhân – quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. 1.2.1. Tính khách quan Tính khách quan của mối liên hệ nhân – quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân – quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân – quả luôn mang tính khách quan. 1.2.2. Tính phổ biến Tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thể thấy là mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến như thế nào thì mối liên hệ nhân quả cũng có tính phổ biến như thế. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Ví dụ mối liên hệ nhân – quả được thể hiện trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên cao. Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn. Hay như trong xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội đó sẽ bất ổn. 1.2.3. Tính tất yếu Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Ta có thể lấy một ví dụ là tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược ở trong lịch sử nhân loại dù sớm hay dù muộn đều có kết thúc giống nhau. Kẻ đi xâm lược nhất định sẽ bị thất bại. Nói riêng về quan hệ nhân quả ở trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy được sự thất bại của chiến tranh xâm lược với tư cách là một kết quả bắt nguồn từ những tác động của những điều kiện kinh tế – xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó đem lại.

5

Cuộc chiến tranh phi nghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân dân ở trong bản thân các nước đi xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh, đứng lên phản đối cuộc chiến tranh dẫn đến quân lính ở trong một đội quân xâm lược cũng như vậy, sớm muộn họ cũng nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến, và tinh thần của họ sẽ bị giảm sút. Đó là một trong những lý do làm cho quân xâm lược bị thất bại. Ở trên chúng ta đã nói rằng, với cùng một nguyên nhân và với cùng những điều kiện giống nhau, những kết quả sinh ra sẽ giống nhau. Điều này cũng là một nguyên tắc để chúng ta rút ra một kết luận khác đó là, thực ra ở trong thế giới vật chất không bao giờ có những tác động hoàn toàn giống nhau, cũng không bao giờ có những điều kiện hoàn toàn giống nhau. Cho nên, thực tế là mỗi một sự vật hiện tượng với tư cách là kết quả đều được sinh ra từ những nguyên nhân khác biệt, ngay cả khi nguyên nhân đó có thể giống nhau về mặt chủng loại. Mặt khác, những điều kiện cũng không bao giờ có thể được lặp lại hoàn toàn, do đó kết quả bao giờ cũng rất độc đáo. Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hoàn cảnh ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu. Tuy nhiên, sự ít khác nhau lại cực kỳ hiếm, do đó bao giờ cũng như vậy, mỗi một kết quả là một thực tại độc đáo, không lặp đi lặp lại trong bất kỳ một thời gian, không gian nào. Ví dụ, trong chiến tranh, bộ đội ta có một kết luận rất thực tế là, rất ít khi hai quả bom rơi vào cùng một chỗ. Vì vậy, các chiến sĩ ta hay tránh bom địch ở chính những hố bom mà quả bom trước đã đào lên. 1.3.

Phân loại nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy ra . Còn nguyên nhân thứ yếu là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng . Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định. Còn nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy . 6

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng,… Còn nguyên nhân chủ quan: là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng,… nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển,… các quá trình xã hội. Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều. Nguyên nhân tác động cùng chiều: là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Còn nguyên nhân tác động ngược chiều là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm thì hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau. 1.4.

Ý nghĩa phương pháp luận

Vì mối liên hệ nhân – quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính thế giới của hiện thực. Vì nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy ra trước khi xuất hiện. Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy. Vì mối liên hệ nhân – quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử – cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân – quả. Vì mối liên hệ nhân – quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ nhân – quả để hành động trong quá trình hành động ấy cần lưu ý: 7

Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó. Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tao ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng. Vì hiện tượng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời trong hoạt động thực tiễn cần tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không hành động rập khuôn theo một phương pháp nhất định. Vì các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong giữa vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong. Để đẩy nhanh hay kìm hãm (hoặc loại trừ) sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc ngược chiều) với chiều vận động của mối liên hệ nhân quả khách quan.

8

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có thể được khái quát thành năm vấn đề sau đây 2.1.

Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Ở đây vấn đề là tự bản thân nó đã rõ ràng, không cần phải luận chứng gì thêm, chỉ cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứ hai, thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai. Ví dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm. Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa nguyên nhân và kết quả. Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhân của hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó không có liên quan gì đến sự xuất hiện của hiện tượng sau. Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Đó là hậu quả của những vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời trong vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuân sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu… Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và như vậy nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân. Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó là điều kiện. Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả. Ví dụ, trở lại các quá trình sinh – hóa ở trong hạt cây nảy mầm chúng ta thấy rằng, nếu một hạt tốt có đầy đủ khả năng để sinh ra một cái

9

mầm tốt, nhưng nếu có được độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ thì cũng không bao giờ có cái mầm xuất hiện. Điều kiện có vai trò rất quan trọng, làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào. Có thể cùng một nguyên nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện khác nhau thì nó đưa lại những hậu quả khác nhau. Ví dụ, hai cái nhân tốt như nhau, nhưng với những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau thì hai cái mầm mọc ra cũng có chất lượng khác nhau. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động một lúc, khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các nguyên nhân với nhau là như thế nào. Ví dụ, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của chúng ta sẽ hoàn thành trong tương lai, chắc chắn phải chịu sự tác động của các nguyên nhân như quá trình phát triển kinh tế bên trong, đồng thời là nguyên nhân của thị trường thế giới nói chung, tức là nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi mà kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để xây dựng nền kinh tế tự chủ trong hòa nhập. Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta vừa phải xem xét trước hết là sự tác động qua lại giữa hai nguyên nhân là sự phát triển, vận động của nền kinh tế ở trong nước và diễn biến của nền kinh tế toàn cầu, mỗi bên có những vai trò riêng biệt. Và đương nhiên chúng ta khẳng định rằng, nguyên nhân ở bên trong, những tác động nội tại của nền kinh tế nước ta, tinh thần độc lập tự chủ và những kết quả do bản thân nỗ lực của nền kinh tế Việt Nam đem lại mới là những nguyên nhân chủ yếu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, sự hoàn thành quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta. Xét nền kinh tế trong nước, chúng ta lại còn có thể tiếp tục phân chia nguyên nhân đó thành những nguyên nhân như là: sự tác động, vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới và trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện nay, năm thành phần kinh tế cơ bản của chúng ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó gồm cả tư bản nước ngoài, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và kinh tế tự cung tự cấp ở những vùng còn chưa phát triển được kinh tế hàng hóa, tất cả những thành phần kinh tế này đều có những vai trò nhất định trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế quốc doanh bao giờ cũng nắm vai trò chủ yếu do chỗ chúng ta định hướng phát triển kinh tế và định 10

hướng xã hội chủ nghĩa, những ngành kinh tế chủ chốt có vai trò cơ bản tác động đến nền kinh tế quốc dân đều thuộc khu vực quốc doanh, do đó hiển nhiên thành phần kinh tế này luôn đóng vai trò chủ đạo, phát huy những tác dụng của nó làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại. 2.2.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn

có khả năng tác động ...


Similar Free PDFs