Chủ nghĩa xã hội khoa học - nhóm 8 PDF

Title Chủ nghĩa xã hội khoa học - nhóm 8
Author K59 Pham Thi Truc Quynh
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 33
File Size 756.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 123
Total Views 824

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--------***--------TIỂU LUẬN NHÓMMÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCVAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨYMẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀHỘI NHẬP QUỐC TẾNHÓM: 8 LỚP TÍN CHỈ:TRI116. Khóa: 59Hà Nội, tháng 12 năm 2021TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --------***--------

TIỂU LUẬN NHÓM MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NHÓM: 8 LỚP TÍN CHỈ:TRI116.11 Khóa: 59

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LỚP TÍN CHỈ: TRI117.11

STT STT TRONG DANH SÁCH LỚP

HỌ VÀ TÊN

MSSV

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

TỰ ĐÁNH GIÁ

CÁC THÀNH VIÊN ĐÁNH GIÁ

GIẢNG VIÊN ĐÁNH GIÁ

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................4 1.1. Tổng quan về thanh niên ............................................................................4 1.1.1.

Khái niệm “Thanh niên” ...................................................................4

1.1.2.

Các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thanh niên 4

1.1.3.

Vai trò của thanh niên trong các thời kỳ lịch sử ..............................5

1.2. Tổng quan về thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ...........................7 1.2.1.

Một số khái niệm liên quan ...............................................................7

1.2.2.

Đặc trưng của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ..................7

1.2.3.

Mối tương quan giữa CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ...................9

1.2.4. đặt ra

Những cơ hội, thách thức thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 9

PHẦN 2. VAI TRÒ C ỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...............................................................11 2.1. Thực trạng thanh niên hiện nay ...............................................................11 2.1.1.

Thực trạng thanh niên hiện nay về số lượng ..................................11

2.1.2.

Thực trạng thanh niên hiện nay về chất lượng ..............................12

2.1.2.1. Trình độ học vấn của thanh niên hiện nay ....................................12 2.1.2.2. Trình độ tay nghề của thanh niên hiện nay ...................................12 2.1.2.3. Sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên hiện nay ...................13 2.1.2.4. Nhận thức chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống của thanh niên hiện nay 15 2.2. Vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế .........................................................................................................17 2.2.1.

Vai trò của thanh niên trong kinh tế ...............................................17

2.2.2.

Vai trò của thanh niên trong chính trị ............................................17

2.2.3.

Vai trò của thanh niên trong văn hóa – xã hội ...............................17

2.2.4.

Vai trò của thanh niên trong an ninh quốc phòng .........................19

2.2.5.

Vai trò của thanh niên trong đối ngoại ...........................................20

PHẦN 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ......................21 3.1. Giái pháp với nhà nước, xã hội ................................................................22 3.2. Giải pháp với gia đình ...............................................................................23 3.3. Giải pháp với cá nhân ...............................................................................23 KẾT LUẬN ..............................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................27

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sau khi rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội qua cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước là tiến hành CNH, HĐH. Bởi chỉ có con đường CNH, HĐH mới đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra giống như một bước ngoặt, bước tiến lớn thúc đẩy quá trình CNH, HĐH ngày càng mạnh mẽ. Hơn thế nữa, đứng trước dòng chảy toàn cầu hóa, trước những hợp tác hấp dẫn về mọi mặt cùng các quốc gia trên thế giới, có một xu hướng chúng ta không thể không thừa nhận, đó là hội nhập quốc tế: hội nhập để tiếp thu cái tiến bộ, để đào thải cái lạc hậu, để đưa đất nước ngày càng phát triển toàn diện hơn. Trên con đường CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, mỗi một giai cấp, tầng lớp lại giữ một vai trò, trách nhiệm nhất định. Trong đó, có thể nói, thanh niên hay chính là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại, chủ thể sáng tạo của tương lai, gánh vác trên vai những sứ mệnh thiêng liêng, quan trọng nhất. Việc làm rõ những sứ mệnh ấy là vô cùng cấp bách và thiết thực. Với những lí do trên, nhóm 8 chúng em đã quyết định đi sâu khai thác đề tài “Vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Dù rất cố gắng và nỗ lực trong quá trình làm việc, bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi còn tồn tại những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết thêm phần hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, nhóm 8 chúng em hướng tới những mục tiêu cụ thể như sau:

1

Trước hết, chúng em muốn mang tới lượng thông tin tổng quan bổ ích và cần thiết về thanh niên như các khái niệm liên quan, các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thanh niên cũng như vai trò của thanh niên trong các thời kỳ lịch sử, về thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế như các khái niệm liên quan, đặc trưng, mối tương quan và những cơ hội, thách thức thời kỳ này đặt ra. Thứ hai, chúng em muốn hướng tới làm rõ vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế với những nét chính về thực trạng của thanh niên và về vai trò của thanh niên trong các lĩnh vực cụ thể. Và cuối cùng, để bài tiểu luận mang tính thực tế và ứng dụng cao, chúng em mang đến những đề xuất về giải pháp phát huy vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đến từ nhà nước, xã hội, gia đình và mỗi cá nhân. Song song với đó, để thực hiện thành công đề tài, chúng em đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể. Trước hết, chúng em sẽ đi trả lời lần lượt các câu hỏi: •

Thanh niên là gì? Các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thanh niên được thể hiện ra sao? Vai trò của thanh niên trong các thời kỳ lịch sử để lại những ấn tượng như thế nào?



CNH, HĐH, hội nhập quốc tế là gì? Những đặc trưng, mối tương quan, những cơ hội, thách thức thời kỳ này đặt ra nên được nhìn nhận theo những khía cạnh nào?



Thực trạng của thanh niên hiện nay? Vai trò của thanh niên trong thời kỳ này ở những lĩnh vực cụ thể?



Giải pháp nào cho việc phát huy vai trò của thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế? Tiếp đó, nhóm sẽ tiến hành đọc, nghiên cứu các tài liệu liên quan như sách giáo

trình, ebook, bài báo, bài nghiên cứu khoa học, … để có những căn cứ, thông tin rõ ràng và xác đáng nhất cho quá trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của nhóm chúng em là vai trò của thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế với phạm vi thời gian kéo dài từ khi xu hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế xuất hiện, được đẩy mạnh cho tới nay và với phạm vi không gian trải dài trong lãnh thổ Việt Nam. 2

4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng em sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có, … 5. Kết cấu đề tài Với kết cấu, đề tài của chúng em gồm ba phần chính: •

Phần 1: Cơ sở lý luận



Phần 2: Vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế



Phần 3: Giải pháp phát huy vai trò của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

3

PHẦN NỘI DUNG PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về thanh niên 1.1.1. Khái niệm “Thanh niên” Về mặt sinh học, thanh niên được coi là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời con người. Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24, còn tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. Ở giai đoạn này thanh niên sẽ được nhìn nhận gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và xem đó là yếu tố để phân biệt với các lứa tuổi khác. Lứa tuổi thanh niên có hoạt động tư duy tích cực, tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng và ưa thích khái quát các vấn đề cũng như khả năng sáng tạo, phát hiện ra cái mới, cái tiến bộ. Về mặt xã hội, thanh niên là bộ phận đông đảo trong dân cư. Đặc điểm về cơ cấu xã hội của thanh niên là một bộ phận của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, ... Vì thế, thanh niên là nhóm nhân khẩu - xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. 1.1.2. Các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thanh niên Theo Đào Thu Hiền (2015), vào giữa thế kỉ XIX, chính Ăngghen đã đề xuất ý kiến về việc tham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chống lại chính sách phản động của chế độ quân chủ Phổ vì tương lai nước Đức. Ngay lúc đó, ông đã khẳng định rằng, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp đã cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Mác, Ăngghen và Lênin đều coi thanh niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn liền bó với giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó. C.Mác đã khẳng định: “Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và 4

phát triển những thành tựu của người đi trước. Thanh niên được xem xét như một tầng lớp xã hội đặc thù theo lứa tuổi, có số lượng đông và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Nếu chia các tầng lớp, các giai cấp, dân tộc theo lát cắt dọc, thì thanh niên là lát cắt ngang, có mặt trong mọi giai tầng của xã hội. Chính thanh niên của các dân tộc là người sẽ kế thừa, sẽ phát triển mọi thành quả do cha anh để lại. C. Mác và Ph. Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, đã nhìn nhận lớp thanh niên là nhóm người xung kích, cổ vũ những ưu điểm, tích cực phê phán những nhược điểm, yếu kém của lớp người đang lớn. Những tư tưởng, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho việc hình thành tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản – người trợ thủ đắc lực, đội hậu bị của các Đảng cộng sản sau này. Những tư tưởng của C.Mác, Lênin và Ăngghen có thể khái quát thành 5 nội dung: Một là, khẳng định rõ vị trí, vai trò của tầng lớp thanh niên trong xã hội mới và chỉ ra những nhược điểm của thanh niên, cũng như những vấn đề cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân cần được quan tâm chú ý. Hai là, Đoàn thanh niên cộng sản phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản. Ba là, Đảng cộng sản cần quan tâm, chăm sóc, giáo dục, đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách mạng và sự nghiệp lãnh đạo các phong trào thực tiễn của Đảng. Bốn là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp của thanh niên. Năm là, những luận thuyết của C.Mác, Ăngghen, Lênin đã chỉ ra những điều kiện và khả năng tập hợp rộng rãi quần chúng thanh niên vào lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 1.1.3. Vai trò của thanh niên trong các thời kỳ lịch sử Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Thanh niên Việt Nam trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong thời kỳ kiến thiết đất nước sau chiến tranh, 5

trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Theo Ban tuyên giáo TW – TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2021), tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã đề ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cứu quốc cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng khi ở tuổi thanh niên với bao ước mơ hoài bão đã bị chôn vùi dưới lớp đất để đổi lại là hòa bình, là độc lập tự do. Phát huy tinh thần của Đại hội, hàng vạn nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào “Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi nơi. Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, tháng 5/1954, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, ... Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp trẻ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thánh công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” . Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo 6

vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ...” (Đoàn – Hội Đại học Tôn Đức Thắng, 2020). 1.2. Tổng quan về thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 1.2.1. Một số khái niệm liên quan • Khái niệm CNH, HĐH Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, chính doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thi công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” • Khái niệm hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó. (Ban Tuyên giáo TW, 2017) 1.2.2. Đặc trưng của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế • Đặc trưng CNH, HĐH tại Việt Nam CNH, HĐH ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây: ➢ CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 7

➢ CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. ➢ CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ➢ CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. • Đặc trưng hội nhập quốc tế ở Việt Nam Theo Trần Anh Tuấn (2020), hội nhập quốc tế ở Việt Nam có những đặc điểm sau: ➢ Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế quốc tế Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau: thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường chung, liên minh kinh tế-tiền tệ, ... Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, về hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới (theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020)). Năm 1995: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm 1996: tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) Năm 1996: tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Năm 1998; tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Năm 2007: chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). ➢ Hội nhập trong lĩnh vực chính trị Quốc gia có thể hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký điều ước quốc tế đa phương, khu vực, tiểu khu vực hoặc song phương để thiết lập các mối liên kết quyền lực hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị khu vực (ví dụ như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Liên minh châu Âu -EU). ➢ Hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh Hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh là việc các quốc gia tham gia vào quá trình gắn kết cùng nhau trong mục tiêu tăng cường sức mạnh phòng thủ của quốc gia mình, duy trì hòa bình và an ninh của các quốc gia, khu vực và toàn cầu. 8

➢ Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Trước hết, trong lĩnh vực văn hoá, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với các quốc gia khác. Mục đích của hội nhập quốc tế về văn hoá là tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc, quốc gia mình. Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thể thông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giá...


Similar Free PDFs