Chương 1 - Chính quyền địa phương môn quản lý chiến lược địa phương của trường đại học Tài Chính Marketing PDF

Title Chương 1 - Chính quyền địa phương môn quản lý chiến lược địa phương của trường đại học Tài Chính Marketing
Author Kỳ Gia
Course Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực
Institution Trường Đại học Trà Vinh
Pages 43
File Size 1.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 624
Total Views 944

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETINGBỘ TÀI CHÍNHThành phố Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2022Thành viên: Lê Ngọc Như Ý (nhóm trưởng) MSSV: 2021002700Vũ Tố Anh 1921003410 Nguyễn Thị Hà Kiều Oanh 2021002648 Nguyễn Thị Kim Ngọc 1921003616 Nguyễn Thế Danh 1921003435 Phan Thị Thanh Vân 1921003840Giảng viê...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING BỘ TÀI CHÍNH 

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG Thành viên:

Giảng viên:

Lê Ngọc Như Ý (nhóm trưởng)

MSSV:

2021002700

Vũ Tố Anh

1921003410

Nguyễn Thị Hà Kiều Oanh

2021002648

Nguyễn Thị Kim Ngọc

1921003616

Nguyễn Thế Danh

1921003435

Phan Thị Thanh Vân

1921003840

Trần Thị Mơ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2022

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận thuyết trình này là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của các thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Mơ, không sao chép kết quả của bất kỳ tiểu luận nào trước đó. Tiểu luận thuyết trình này có sự tham khảo các tài liệu, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo. Người cam đoan Nhóm sinh viên

Nhóm 1

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến giảng viên đã hướng dẫn tôi là cô Trần Thị Mơ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành tiểu luận một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc trường Đại học Tài chínhMarketing đã tận tình giảng dạy cho chứng tôi trong thời gian học tập. Xin cảm ơn cô đã đọc bài tiểu luận này và cho chứng tôi những nhận xét ý nghĩa và quý báu, chỉnh sửa những thiếu sót của tôi trong những bài tiểu luận sau. Tp Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2022 Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 1

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6

Nhóm 1

Từ viết tắt QTNN UBTƯMTTQ QT HĐND CQĐP CNXH

Nghĩa của từ Quản trị nhà nước Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Quản trị Hội đồng nhân dân Chính quyền địa phương Chủ nghĩa xã hội

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Chân dung ông Koontz (bên trái) và ông Cyril O'Donnell (bên phải)................................................................................................................9 Hình 1. 2 Minh họa về khái niệm quản trị....................................................10 Hình 1. 3 Hình ảnh quản lý Nhà nước về hành chính...................................11 Hình 1. 4 Tóm gọn về tính chất, đặc điểm của quản trị nhà nước................12 Hình 1. 5 Hội nghị tổng kết Dự án quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện................................................................................................................15 Hình 1. 6 Hội Thảo quốc tế về quản trị địa phương.....................................18 Hình 1. 7 Đất được địa phương quy hoạch phát triển tốt sẽ khiến cho chính địa phương ấy ngày càng phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội........................19 Hình 1. 8 Đất bị khai thác bừa bãi tại huyện Nông Cống.............................20

Hình 2. 1 Ảnh minh họa công khai minh bạch ở chính quyền địa phương. .28 Hình 2. 2 Ảnh minh họa: trẻ em vùng núi được hỗ trợ thiết bị điện tử để học online.............................................................................................................31

Hình 3. 1 Ảnh minh họa về mô hình địa phương các nước trên thế giới......32 Hình 3. 2 Tổ chức thời nguyên thủy.............................................................33 Hình 3. 3 Hội thảo thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố..........................................................................................................33 Hình 3. 4 Chính quyền liên bang Mỹ............................................................35 Hình 3. 5 Ông Nguyễn Hữu Dũng, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án, Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo Thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố.37 Hình 3. 6 Điểm sáng mô hình tự quản hoạt động an ninh tại Phú Lũng.......38

Nhóm 1

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Nhóm 1

Khoa Thuế-hải quan

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. 1 Mô hình các cấp quản trị.............................................................11 Sơ đồ 1. 2 Một số sự khác nhau của Quản trị nhà nước kiểu cũ và Quản trị nhà nước kiểu mới........................................................................................17 Sơ đồ 3. 1 Sơ đồ phân chia quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền .......................................................................................................................34 Sơ đồ 3. 2 Tổ chức chính quyền Việt Nam...................................................36

Nhóm 1

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................ii LỜI CẢM ƠN..............................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................vi NỘI DUNG....................................................................................................9 PHẦN I: QUẢN TRỊ, QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG.......................................................................................................9 1.1.

Khái niệm quản trị và các cấp độ của quản trị................................9

1.1.1.

Khái niệm về quản trị................................................................9

1.1.2.

Các cấp độ của quản trị...........................................................10

1.2.

Quản trị nhà nước..........................................................................11

1.2.1.

Khái niệm quản trị nhà nước...................................................11

1.2.2.

Các đặc điểm, tính chất của quản trị nhà nước:......................11

1.2.3.

Vai trò của quản trị nhà nước..................................................15

1.3.

Quản trị địa phương - các cách tiếp cận và đặc điểm....................16

1.3.1.

Cách tiếp cận...........................................................................16

1.3.2.

Đặc điểm.................................................................................17

1.4.

Ý nghĩa và vai trò của QT địa phương trong sự phát triển............18

PHẦN II: CÁC YÊU CẦU CỦA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TỐT.......20 2.1.

Quản trị địa phương gắn với đồng thuận tham gia quản lý của

người dân một cách rộng rãi.....................................................................20 2.2. Nhóm 1

Yêu cầu về tính pháp quyền trong quản trị địa phương................25

Trường Đại học Tài chính-Marketing 2.3.

Khoa Thuế-hải quan

Yêu cầu về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của chính quyền

địa phương trong quản trị địa phương......................................................27 2.4.

QT địa phương luôn quan tâm tới lợi ích và công bằng xã hội.....29

PHẦN III: MÔ HÌNH ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ QUÓC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG............................30 3.1.

Vài nét về lịch sử hình thành chính quyền địa phương tự quản....30

3.2.

Một số mô hình tự quản địa phương trên thế giới.........................31

3.2.1.

Chính quyền địa phương theo nguyên tắc phân quyền...........31

3.2.2.

Chính quyền địa phương theo nguyên tắc tập quyền..............32

3.2.3.

Mô hình chính quyền địa phương xã hội chủ nghĩa...............33

3.3.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình

tổ chức bộ máy chính quyền địa phương..................................................34 3.3.1.

Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam trong

những năm gần đây...............................................................................34 3.3.2.

Một số đề xuất.........................................................................35

KẾT LUẬN..................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................38 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN...................................................39

Nhóm 1

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

NỘI DUNG PHẦN I: QUẢN TRỊ, QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG 1.1.

Khái niệm quản trị và các cấp độ của quản trị

1.1.1.

Khái niệm về quản trị

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị như: Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.”

Hình 1. 1 Chân dung ông Koontz (bên trái) và ông Cyril O'Donnell (bên phải).

Theo Robert Albanese: “Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức.”

Nhóm 1

10

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

Hình 1. 2 Minh họa về khái niệm quản trị

Nói tóm lại: Quản trị là sự phối hợp hiệu quả của tất cả mọi người trong tổ chức, đồng thời phối hợp sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, quản trị đối với các nhà quản lý là các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra 1.1.2.

Các cấp độ của quản trị

 Xét trong tổng thể  Cấp Quốc gia: Quản trị Quốc gia;  Cấp Doanh nghiệp: Quản trị Doanh nghiệp;  Cấp Cá nhân: Quản trị Bản thân.  Xét trong một tổ chức  Quản trị viên cấp cao ( Top managers): Đưa ra các quyết định chiến lược.  Quản trị viên cấp trung ( Middle Managers): Đưa ra các quyết định chiến thuật.  Quản trị viên cấp cơ sở (First - line Managers): Đưa ra các quyết định tác nghiệp.  Những người thực hiện ( Operators): Thực hiện những quyết định

Nhóm 1

11

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

 Sơ đồ 1. 1 Mô hình các cấp quản trị

1.2.

Quản trị nhà nước

1.2.1.

Khái niệm quản trị nhà nước

Dưới góc độ của khoa học quản trị “Quản trị nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đến các quá trình, quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân, thông qua các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chúc năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ đắc lực người dân”

Hình 1. 3 Hình ảnh quản lý Nhà nước về hành chính

Nhóm 1

12

Trường Đại học Tài chính-Marketing 1.2.2.

Khoa Thuế-hải quan

Các đặc điểm, tính chất của quản trị nhà nước:

Hình 1. 4 Tóm gọn về tính chất, đặc điểm của quản trị nhà nước

Quản trị nhà nước là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Đặc điểm, tính chất của quản trị nhà nước bị chi phối bởi bản chất, vai trò của nhà nước. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực xã hội, cội nguồn của nó là quyền lực của nhân dân, là tổ chức đại diện chính thức cho nhân dân và toàn xã hội. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản trị xã hội, nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại, phát triển của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế – xã hội phát triển và phục vụ đắc lực người dân. Quản trị nhà nước có các đặc điểm, tính chất chủ yếu sau:  Mục tiêu, mục đích của quản trị nhà nước là duy trì trật tự công, phục vụ lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (người dân). Quản trị nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận (phi lợi nhuận).  Quản trị nhà nước là một dạng quản trị xã hội mang tính quyền lực, sử dựng quyền lực nhà nước để diều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của người dân, phù hợp với các quy luật khách quan và theo mục tiêu, ý chí của chủ thể quản trị nhà nước. Thực chất, bản chất của quản trị nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của chính quyền hành pháp, hành chính nhà nước. Cụ thể, đó là quyền chấp hành, thực thi pháp luật và quyền quản trị tất cả các lĩnh Nhóm 1

13

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

vực của đời sống kinh tế, xã hội, nhà nước, các lĩnh vực đối nội và đối ngoại của nhà nước.  Chủ thể quản trị nhà nước là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, trong đó cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền trực tiếp quản trị nhà nước là cơ quan hành pháp, đứng đầu là chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp.  Đối tượng hay khách thể quản trị nhà nước rộng lớn và phức tạp, gồm những người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các quá trình, quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của người dân, các lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội và Nhà nước.  Quản trị nhà nước bằng ý chí quyền lực và sức mạnh của Nhà nước thể hiện trong các công cụ đặc thù như: thể chế – pháp luật, chính sách của nhà nước và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài nguyên, thiên nhiên, nguồn lực kinh tế – tài chinh, nguồn lực khoa học – công nghệ và các nguồn lực khác.  Quản trị nhà nước đối với bất kỳ quốc gia nào đều mang tính chính trị, phục vụ chính trị. Bởi vì nhà nước là tổ chức quyền lực mang tính chính trị, thể hiện ý chí của đảng chính trị, đảng cầm quyền. Ý chí đó được các cơ quan trong bộ máy quản trị nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành luật pháp, chính sách để đưa vào cuộc sống. Quản trị nhà nước mang tính chính trị, phục vụ chính trị, nhưng cũng có tính độc lập tương đối ở tính khoa học, tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, yếu tố bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao của quản trị nhà nước.  Quản trị nhà nước mang tính dân chủ. Quản trị nhà nước ngày nay không phải là cai trị, không mang tính chất độc đoán chuyên quyền, mệnh lệnh hành chính đơn phương mà là quản trị một cách dân chủ Nhóm 1

14

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

theo tinh thần nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền của người dân tham gia vào quản trị nhà nước, thông qua các hình thức dân chủ tập trung, dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, bằng các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật – công nghệ hiện đại, mở rộng và phát huy dân chủ, thu hút mạnh mẽ người dân và các tổ chức xã hội vào quản trị nhà nước, vào việc tư vấn phản biện cho thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quản trị nhà nước, tạo ra đồng thuận cao trong xã hội; quản trị một cách công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình của các chủ thể quản trị nhà nước trước người dân và công luận.  Quản trị nhà nước mang tính định hướng, chủ động và sáng tạo thông qua hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phương pháp và các nguồn lực cụ thể.  Quản trị nhà nước mang tính tổ chức trực tiếp của chủ thể quản trị nhà nước trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội và nhà nước thông qua tổ chức bộ máy quản trị và nguồn nhân lực quản trị nhà nước (đội ngũ công chức chuyên trách là quản trị nhà nước).  Quản trị nhà nước có tính chất tổng hợp, đa dạng, toàn diện. Quản trị tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và nhà nước với quy mô rộng lớn trên toàn lãnh thổ đất nước.  Quản trị nhà nước mang tính khoa học, tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. Đặc điểm, tính chất này yêu cầu quản trị nhà nước phải dựa trên cơ sở và vận dụng sáng tạo các quy luật, các nguyên tắc, các phương pháp của các chuyên ngành khoa học: Quản trị, hành chính, tổ chức, pháp lý, chính sách công, tâm lý học, xã hội học và điều khiển học… Trong đó, khoa học quản trị hay quản trị học đóng vai trò chủ yếu và quyết định. Nhóm 1

15

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

 QTNN có đặc điểm khác một cách căn bản với quản trị các tổ chức tư ở chỗ QTNN sử dụng các công cụ đặc thù như: quyền lực công, thể chế, chính sách công, các nguồn lực công. Các công cụ đặc thù này chỉ có chủ thể QTNN mới có. Ngoài ra, sự khác nhau ở chỗ mục đích của QTNN là phục vụ lợi ích công, lợi ích của người dân và toàn xã hội, còn quản trị các tổ chức tư sử dụng quyền lực tư, nguồn lực tư, phục vụ lợi ích của chủ thể quản trị tư. QTNN mang tính phi lợi nhuận, còn quản trị các tổ chức tư vì mục tiêu lợi nhuận. Sở dĩ QTNN, hoạt động QTNN mang tính phi lợi nhuận vì QTNN sử dụng các công cụ đặc thù như: quyền lực công – quyền lực nhà nước và tài chính công. Nhưng quyền lực công – quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, còn tài chính công lại chủ yếu do thuế và công sức của nhân dân đong góp mà có. Nên QTNN không thể chạy theo lợi nhuận. 1.2.3.

Vai trò của quản trị nhà nước

Hình 1. 5 Hội nghị tổng kết Dự án quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện

 Quản trị nhà nước có vai trò định hướng, dẫn đường cho các hoạt động kinh tế – xã hội, phát triển nhanh và bền vững, vai trò này thể hiện ở chức năng hoạch định, xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách – các công cụ cần thiết, quan trọng và hữu dụng của quản trị nhà nước. Nhóm 1

16

Trường Đại học Tài chính-Marketing

Khoa Thuế-hải quan

 Quản trị nhà nước có vai trò tổ chức, vai trò này thể hiện rõ ở chức năng tổ chức của quản trị nhà nước. Chức năng tổ chức là chức năng cơ bản, chức năng quan trọng của quản trị nhà nước. Vai trò tổ chức của quản trị nhà nước thể hiện ở chỗ nó có sứ mệnh thiết lập bộ máy quản trị tối ưu và tuyển dụng, quản trị sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực làm việc trong bộ máy quản trị nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách vào thực tiễn cuộc sống.  Quản trị nhà nước có vai trò lãnh đạo, điều hành phối hợp các hoạt động trong quản trị nhà nước và khích lệ, động viên truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc cho các chủ thể, các cá nhân tổ chức tham gia quản trị và các đối tượng quản trị nhà nước. Năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành là chìa khóa quyết định sự thành công của quản trị nhà nước.  Vai trò của quản trị nhà nước trong giám sát kiểm tra các hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Vai trò này thể hiện cụ thể ở chức năng kiểm tra của quản trị nhà nước, thể hiện quyền uy của chủ thể quản trị nhà nước. Quản trị nói chung quản trị nhà nước nói riêng không có giám sát, kiểm tra coi như không có quản trị. Quản trị nhà nước cần có sự giám sát kiểm tra các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tham gia quản trị và các đối tượng của quản trị nhà nước để giữ gìn trật tự công, lợi ích công, lợi ích của người dân và kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong quản trị nhà nước, giúp quản trị nhà nước đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Nhóm 1


Similar Free PDFs