ĐỀ ÁN Chuyên Ngành Marketing 59 Trần Thị Nguyên 11173484 PDF

Title ĐỀ ÁN Chuyên Ngành Marketing 59 Trần Thị Nguyên 11173484
Author bkacad Bich
Course Bioremediation
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 48
File Size 2 MB
File Type PDF
Total Downloads 256
Total Views 269

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH MARKETINGNĂM HỌC 2019-ĐỀ TÀI :Hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên ShopeeHà Nội, 5/Sinh viên thực hiện : Trần Thị Nguyên Lớp : QUẢN TRỊ MARKETING 59A Mã sinh viên : 11173484 Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THU LANMỤC LỤC ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH MARKETING NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ TÀI :

Hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Nguyên

Lớp

: QUẢN TRỊ MARKETING 59A

Mã sinh viên

: 11173484

Giáo viên hướng dẫn

: TS.NGUYỄN THU LAN

Hà Nội, 5/2020

MỤC LỤC Phần mở đầu.............................................................................................................. 1 1.Lý do chọn đề tài, sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu...................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 1 3.Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu...............................................1 3.1.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................1 3.2.Đối tượng khảo sát........................................................................................1 3.3.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 3.4.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2 Chương 1. Thị trường mỹ phẩm việt nam với khách hàng nữ giới............................3 1.1.Thị trường mỹ phẩm Việt Nam........................................................................3 1.1.1.Hành vi sử dụng mỹ phẩm của nữ giới......................................................3 1.1.2.Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của nữ giới..................................................7 1.1.3.Sự phát triển thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.........................................8 1.2. Hành vi mua mỹ phẩm online của nữ giới hiện nay......................................10 1.3.Hoạt động mua mỹ phẩm trên Shopee của nữ giới.........................................12 1.3.1.Giới thiệu về sàn thương mại điện tử Shopee..........................................12 1.3.2.Sự phát triển hình thức mua mỹ phẩm online qua Shopee.......................14 Chương 2. Thực trạng hành vi mua mỹ phẩm online của nữ giới trên shopee.........16 2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm online nói chung và mua trên Shopee nói riêng...........................................................................................16 2.1.1.Các yếu tố văn hóa – xã hội.....................................................................16 2.1.2.Các yếu tố mang tính chất cá nhân...........................................................16 2.1.3.Các yếu tố mang tính chất xã hội.............................................................18 2.1.4.Các yếu tố mang tính chất tâm lý.............................................................18 2.2.Thực trạng về hành vi mua mỹ phẩm online trên Shopee...............................19 2.2.1. Khái quát về cuộc nghiên cứu.................................................................19 22.1.1.Xác định vấn đề về thực trạng hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee........................................................................................................... 19 2.2.1.2.Tiến hành khảo sát thực tế về thực trạng hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee.............................................................................................19 2.2.2.Kết quả nghiên cứu về hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee...19

2.2.2.1.Shopee được biết đến qua những phương diện..................................20 2.2.2.2.Kết quả khảo sát về nhân khẩu học....................................................20 2.2.2.3.Tần suất sử dụng và mua hàng trên Shopee của nữ giới....................21 2.2.2.4.Lý do mua mỹ phẩm trên Shopee......................................................23 2.2.2.5.Những yếu tố tác động đến hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee........................................................................................................... 25 Chương 3: Đề xuất Marketing cho việc phát triển mặt hàng mỹ phẩm trên Shopee 31 3.1.Định hướng phát triển của Shopee cho mặt hàng mỹ phẩm trong tương lai...31 3.2.Những giải pháp để cải thiện về hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới trên Shopee.................................................................................................................. 31 3.1.1.Những giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm......................................31 3.1.2.Những giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ..........................................32 3.1.3.Những giải pháp đối với khách hàng.......................................................34 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 36 Lời kết..................................................................................................................... 44

1 Phần mở đầu 1.Lý do chọn đề tài, sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu Hiện nay, mỹ phẩm đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ. Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về làm đẹp ngày càng được nâng cao. Nếu như trước đây, các chị em chỉ quan tâm và make up mỗi khi có dịp đặc biệt, thì ngày nay việc make up diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Đặc biệt, ngoài việc make up làm đẹp cho bản thân thì nữ giới ngày càng quan tâm tới vấn đề chăm dóc da mặt ( skincare) và đó đã trở thành một xu hướng mà được các chị em đặc biệt quan tâm và chú trọng hiện nay. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, sự phát triển bùng phát của công nghệ đã ảnh hưởng rất nhiều tới hình thức mua sắm của người tiêu dùng. Mua hàng online đã trở thành hình thức mua sắm ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ với người tiêu dùng trong những năm gần đây. Bên cạnh hình thức mua hàng qua Facebook, Zalo, Instagram,… thì việc đặt hàng qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,.. đang phát triển rất nhanh chóng. Hiện tại, Shopee đang dẫn đầu trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam và Shopee cũng là nơi phổ biến nhất cung cấp các sản phẩm làm đẹp. Mỹ phẩm là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện tại đang gặp phải rất nhiều vấn đề và nổi bật nhất là tình trạng buôn bán và sử dụng hàng giả hàng nhái. Việc cung ứng mỹ phẩm của Shopee hiện nay cũng gặp phải nhiều vấn đền bất cập. Nghiên cứu về hành vi mua mỹ phẩm trên Shopee của nữ giới để tìm hiểu những vấn đề bất cập hiện tại và từ đó để đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp. 2.Mục tiêu nghiên cứu Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hành mua mỹ phẩm của nữ giới trên thị trường Shopee và thực trạng của nó. Xây dựng và đưa ra những phương án cho khách hàng và Shopee để có thể khắc phục những vấn đề hiện tại. Qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu Shopee trong mắt người tiêu dùng và để khách hàng có thể yên tâm lựa chọn Shopee là nơi mua sắm sản phẩm mà mình mong muốn. 3.Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Nữ giới những người quan tâm và sử dụng mỹ phẩm, đã từng mua mỹ phẩm online - Hoạt động giao dịch và cung cấp mỹ phẩm của Shopee 3.2.Đối tượng khảo sát

2 Nữ giới trong độ tuổi từ 16-55 tuổi Chia theo cơ cấu tuổi: - Từ 16 – 22 tuổi - Từ 23 – 29 tuổi - Trên 30 tuổi Chia theo cơ cấu nghề nghiệp đó là: Học sinh, sinh viên, tự kinh doanh, nhân viên văn phòng, nội trợ,… 3.3.Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, những đối tượng thuộc những nhóm liên quan đến Shopee như “Nghiện Shopee”, “Cháy túi vì Shopee”,… - Thời gian nghiên cứu: 2 tuần 3.4.Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hàng lập bảng hỏi và điều tra phỏng vấn theo phạm vi nghiên cứu đã đưa ra. - Nghiên cứu sẽ thực hiện theo quy trình: nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết, phân tích các sản phẩm và dịch vụ đi kèm, tiến hành lập bảng hỏi chi tiết, phỏng vấn điều tra và thu thập kết quả, tiếp tới xử lý dữ liệu thu thập được, phân tích và đưa ra những kiến nghị cuối cùng dựa trên kết quả nghiên cứu thu thập được.

3 Chương 1. Thị trường mỹ phẩm việt nam với khách hàng nữ giới 1.1.Thị trường mỹ phẩm Việt Nam 1.1.1.Hành vi sử dụng mỹ phẩm của nữ giới Với mức sống càng ngày càng nâng cao, nữ giới sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm để phục vụ cho việc chăm sóc sắc đẹp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Nếu như trước kia, họ chỉ quan tâm tới việc make up mỗi khi có dịp đặc biệt, thì nay tần suất trang điểm của họ nhiều hơn. Đặc biệt, ngoài việc trang điểm thì phụ nữ Việt nói chung đang ngày càng chú trọng tới việc chăm sóc da mặt ( skincare). Theo nghiên cứu “Báo cáo thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2019” của Q&Me: Sự thay đổi về tần suất trang điểm của nữ giới qua các năm

Nguồn: “Báo cáo thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2019” Qua biểu đồ có thể thấy, việc sử dụng các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu trang điểm đang tăng lên cả về mức độ thường xuyên sử dụng và mức độ chi tiêu cho hạng mục này. Số lượng người trang điểm càng ngày càng tăng với con số 30% và số lượng người hoàn toàn không trang điểm thì càng ngày càng giảm xuống và chỉ chiếm 14% ( năm 2019). Những con số này có sự thay đổi nhẹ vào năm 2020, tần suất trang điểm của nữ giới và sự thay đổi về tần suất trang điểm theo nhân khẩu học:

4 Tần suất trang điểm theo nhân khẩu học

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Qua biểu đồ có thể thấy, nữ giới trang điểm hằng ngày hiện nay chiếm tới 28%. Ngoài ra, có tới hơn 60% phụ nữ trang điểm ít nhất là 1 lần/ tuần. Những người có mức thu nhập cao hơn sẽ xu hướng chi tiêu cho việc trang điểm nhiều hơn và họ thường trang điểm khi có những bữa tiệc, đi chơi, hẹn hò,… Những mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm hiện nay rất đa dạng và phong phú, được chia theo mục đích sử dụng của người dùng như trang điểm, làm sạch, đưỡng da,… Theo nghiên cứu Q&Me, các mặt hàng mỹ phẩm được chị em phụ nữ sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là:

5 Các mặt hàng mỹ phẩm được nữ giới sử dụng nhiều

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Qua biểu đồ có thể thấy, sản phẩm được sử dụng nhiều nhất để trang điểm đó là son môi. Son môi trở thành vật dụng không thể thiếu đối với mỗi chị em phụ nữ mỗi ngày. Tiếp đến là các sản phẩm trang điểm về mắt, tẩy trang, làm sạch và dưỡng da. Ngoài việc trang điểm, dưỡng da (skincare) đã trở thành một xu hướng đối với các phụ nữ hiện đại ngày nay. Theo nghiên cứu của Q&Me, “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020”: Tần suất trong việc dưỡng da và các sản phẩm phổ biến được nhiều người sử dụng

6

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Hiện nay có hơn 60% nữ giới trên 23 tuổi thường xuyên chăm sóc da hằng ngày và các sản phẩm dùng để chăm sóc da phổ biến là những sản phẩm như Sữa rửa mặt ( bao gồm tất cả các sản phẩm liên quan đến tẩy trang, làm sạch), tiếp tới là những sản phẩm liên quan đến chống nắng và dưỡng ẩm. Trước khi có hành vi mua một mặt hàng mỹ phẩm nào đó, dù là mua offline hay mua online thì nữ giới thường sẽ tìm hiểu thông tin về sản phẩm muốn mua qua nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn thông tin đó là:

7 Những nguồn thông tin chính

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Qua biểu đồ có thể thấy được rằng nguồn thông tin mà nữ giới tiếp cận và tìm kiếm nhiều nhất là Facebook (chiếm tới 69%), tiếp tới là thông tin từ bạn bè và từ website, youtube,... Những trang mạng mà họ tìm kiếm thông tin nhiều nhất đó là “Brand website”, “eva.vn”, “Phunutoday.vn”, “kenh14.vn”,… Theo như nghiên cứu của Q&Me, “Những địa điểm mua mỹ phẩm chủ yếu của nữ giới” là:

Những địa điểm mua hàng phổ biến

8

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Những nơi phổ biến nhất mà nư giới thường xuyên đến để mua sắm mỹ phẩm đó là cửa hàng của thương hiệu, trung tâm thương mại, siêu thị, trang web trực tuyến,… Hiện nay, có tới hơn 73% khách hàng ghé thăm các trang thương mại điện tử với mục đích để mua sắm mỹ phẩm, bởi nó mang lại nhiều tiện ích như sản phẩm đa dạng, giá cả hợp lý và đặc biệt là có thể tham khảo nhiều ý kiến đánh giá. Với xu hướng hiện nay, thương mại điện tử đang dần dần trở thành kênh mua sắm mỹ phẩm chủ yếu của nữ giới. 1.1.2.Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của nữ giới Ảnh hưởng bởi nền âm nhạc, thời trang, phim điện ảnh châu Á (đặc biệt là các phim truyền hình Hàn Quốc) mà xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của nữ giới hiện nay bị ảnh hưởng rất nhiều. Theo kết quả khảo sát của Q&Me:

Xếp hạng thương hiệu mỹ phẩm ưa chuộng tại tại thị trường Việt Nam

9

Nguồn: “Báo cáo thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2019” Theo xu hướng chung, phụ nữ Việt chủ yếu ưa chuộng các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu hơn là các mặt hàng nội địa. Những thương hiệu mỹ phẩm đang được phụ nữ Việt quan tâm và sử dụng chủ yếu xuất phát từ Hàn Quốc (Innisfree, The Face Shop, 3CE, Ohui…), Nhật Bản ( Shishedo,…), và những thương hiệu mỹ phẩm có tiếng tại Châu Âu ( MAC, Maybelline, Loreal, Vichy,…). Xu hướng mua và sử dụng mỹ phẩm của nữ giới bị thay đổi theo xu hướng trang điểm qua các năm. Trước đây, các sản phẩm dùng để trang điểm chủ yếu đó là son môi, nhưng hiện nay các sản phẩm như kem nền, kẻ lông mày, phấn mắt,… cũng là những sản phẩm không thể thiếu đối với nữ giới. Ví dụ như, những thay đổi trong xu hướng trang điểm so với năm 2019 đó là kẻ lông mày tăng 5%, kem nền tăng 7%. 1.1.3.Sự phát triển thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của nữ giới ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam. Với mức độ chi tiêu cho mỹ phẩm ngày càng lớn, nhu cầu nữ giới sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng, điều đó khiến cho thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam ngày càng sôi động và ngày càng phát triển. Theo Q&Me, “Mức độ chi tiêu cho mỹ phẩm hàng tháng của nữ giới”: :

10 Chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm trang điểm

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Mức chi tiêu trung bình cho việc mua mỹ phẩm hằng tháng của nữ giới là 432,000 đồng, tăng đáng kể qua các năm. Khi mua mỹ phẩm, điều quan trọng nhất và 3 yếu tố hàng đầu có ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của nữ giới đó là “Nguồn gốc xuất sứ” , “Thành phần” vàgh “Độ an toàn”. Chính vì vậy, phụ nữ Việt hiện nay rất ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu. Bởi ưa chuộng các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, do đó các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài chiếm tới 90% thị phần mỹ phẩm của Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà cung cấp mỹ phẩm hàng đầu trong khu vực châu Á. Dễ hiểu điều đó bởi âm nhạc, thời trang và những bộ phim điện ảnh, phim truyền hình của Hàn Quốc là điều cực kỳ phổ biến trên khắp châu Á. Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mạigh tự do, điều đó khiến cho mức thuế nhập khẩu cho loại hàng hóa này được kéo xuống mức từ 0 - 5%. Theo số liệu của “Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh” cung cấp, mỹ phẩm Hàn Quốc đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm nước ngoài tại Việt Nam với hơn 30% thị phần. EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp tới là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại chiếm 7%.

11 1.2. Hành vi mua mỹ phẩm online của nữ giới hiện nay Tùy vào từng đối tượng mà xu hướng lựa chọn các hình thức mua mỹ phẩm sẽ khác nhau. Ngoài hình thức mua hàng truyền thống (mua offline tại các store, cửa hàng mỹ phẩm) thì hiện nay, việc mua hàng online ở trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…) và các trang thương mại điện tửgh (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…) đã trở thành xu hướng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ. Mua sắm trực tuyến hiện nay đang làgh xu hướng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi nhiều lợi ích mà hình thức này mang lại như: giá cả cạnh tranh, mặt hàng đa dạ, tiết kiệm nhiều chi phí đi lại,… Theo CBRE Việt Nam có tới 25% số người tiêu dùng tham gia khảo sát dự định sẽ mua sắm ít hơn tại những cửa hàng thực tế, trong khi đó 45-50% số người được hỏi cho rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị máy tính để bàn/máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh/máy tính bảng thường xuyên hơn trong hai năm tới. Hiện nay, các hình thức mua sắm online chủ yếugh là thông qua Website, Facebook, Zalo, Instagram,… và đặc biệt là thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Tần suất mua mỹ phẩm online của nữ giới

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Qua biểu đồ ta có thể thấy được, tần suất mua mỹ phẩm của nữ giới có sự thay đổi theo từng nhóm tuổi khác nhau, và những người có thu nhập cao hơn cũng sẽ có tần suất mua nhiều hơn. Trong số những người tham gia mua sắm trực tuyến, hầu

12 hết sẽ mua 1 tháng/ lần hoặc là cứ sau đó 2-3 tháng/ lần. Những con số này sẽ có sự thay đổi theo các năm, tuy nhiên là không đáng kể. Những mặt hàng mỹ phẩm mà nữ giới chọn mua qua các kênh mua sắm trực tuyến cũng có sự thay đổi khác nhau, tùy vào từng mặt hàng cụ thể. Các loại mỹ phẩm trang điểm mua sắm trực tuyến

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Quan sát biểu đồ có thể thấy, son môi là mặt hàng mà được nữ giới mua sắm trực tuyến nhiều nhất ( chiếm tới 72%), tiếp tới là kem nền và mascara. Những thương hiệu mỹ phẩm trực tuyến đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ đối với nữ giới gắn liền với những trang thương mại điện tử mà được nữ giới lựa chọn mua mỹ phẩm nhiều nhất đó là:

13 Liên kết trực tuyến của thương hiệu

Nguồn: “Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020” Thương hiệu mỹ phẩm được đánh giá là có hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ nhất đó là Innisfree ( chiếm 13 %), sau đó là Pond’s, The Face Shop, Ohui và Nivea. Những thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc chiếm số đông trong tâm trí khách hàng trong việc lựa chọn mua mỹ phẩm. Mua sắm online đã trở thành một xu hướng tiêu dùng mới và mạnh mẽ hiện nay, kể cả các mặt hàng mỹ phẩm. Nếu như trước kia, nhắc tới việc mua hàng online thì người ta nghĩ tới việc đặt hàng trên Website, các trạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… nhưng hiện nay, việc mua hàng qua các trang thương mại điện tử đã trở thành xu hướng mua hàng trực tuyến chủ yếu kể cả với mỹ phẩm của nữ giới. Tại Việt Nam, những trang thương mại điện tử được các chị em phụ nữ tham gia mua sắm mỹ phẩm nhiều nhất đó là Shopee ( chiếm 25%), tiếp tới là Tiki ( chiếm 18%), ngoài ra còn có Lazada, Skinfood và Sendo. Đây là những tranh thương mại điện tử được người dùng nhớ tới đầu tiên khi họ có ý định mua mỹ phẩm. 1.3.Hoạt động mua mỹ phẩm trên Shopee của nữ giới 1.3.1.Giới thiệu về sàn thương mại điện tử Shopee Quá trình hình thành và phát triển của Shopee tại Việt Nam Shopee hiện nay là sàn giao dịch thương mại điện tử đang có trụ sở được đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là “Garena”), được thành lập và phát triển vào năm 2009 bởi Forrest Ligh vàgh Shopee được giới thiệu lần đầu ở Singapore vào năm 2015, hiện nay đã có mặt tạigh các quốc gia: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philipines và Việt Nam.

14 Shopee được tích hợp đầy đủ hệ thống vận hành, giao hàng nhận hàng và hỗ trợ cả về khâu thanh toán giao dịch. Shopee định hướng là sàn giao dịch thương mại điệngh tử phát triển trên thiết bị di động. Ngoài việc là trang mua sắm trực tuyến, Shopee định hướng phát triển như một trang mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi. Shopee chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam 8/8/2016, mặc dù xuất hiện sau những ông lớn như Lazada, Tiki,.. nhưng Shopee đã vươn lên và dẫn đầu trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam với hơn 40 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Vào năm 2017, tại Việt Nam Shopee trình làng trang Shopee Mall - cổng bán hàng với cam kết bán hàng chính hãng đến từ các thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước vàgh các nhà bán lẻ tại Việt Nam. Thị trường thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnhgh mẽ của Việt Nam với khoảng hơn 35 triệu người dùng vào năm 2019, và ước tính sẽ tăng lên 40 triệu người dùng vào năm 2021. Theo báo cáo thống kê của Iprice Insights, top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam bao gồm lần lượt Shopee, Tiki, Lazada VN, Thế giới di động, Sen đỏ. Nguồn lực cốt lõi và nhữn...


Similar Free PDFs