Đề cương môn học Pháp luật kinh tế (đã cập nhật) PDF

Title Đề cương môn học Pháp luật kinh tế (đã cập nhật)
Author Anh Ngoc
Course Luật kinh tế
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 9
File Size 239.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 162

Summary

Đề cương môn Pháp Luật Kinh Tế/Economic Law...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN ___________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN Tiếng Việt: Pháp luật kinh tế Tiếng Anh: Economic Law Mã học phần: LUKD_1185

Tổng số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Pháp luật kinh doanh 3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Đã học Pháp luật đại cương 4. MÔ TẢ HỌC PHẦN Những quy định pháp luật cơ bản về: Môi trường pháp lý của quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động kinh doanh; Pháp luật đầu tư; Thành lập và điều hành hoạt động của doanh nghiệp; Chế độ pháp lý đối với các loại doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác; Pháp luật về hoạt động thương mại và hợp đồng kinh doanh, thương mại; Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng những phương thức Trọng tài thương mại và Tòa án; Pháp luật giải quyết việc phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. 5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN - Nhận thức được vai trò, hình thức và nội dung của công cụ pháp luật đối với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Pháp luật là công cụ đặc trưng và có hiệu lực nhất của Nhà nước khi thực hiện vai trò can thiệp, điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Pháp luật kinh doanh là nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là môi trường chung tạo sự thống nhất trong hoạt động của các công chức nhà nước và cán bộ quản trị doanh nghiệp khi thực hiện những mục tiêu của mình trong nền kinh tế thị trường. - Nắm được những kiến thức pháp luật cơ bản nhất trong đầu tư, thành lập, điều hành hoạt động một doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. - Nắm vững những cơ sở pháp lý trong đàm phán, thương thảo để ký kết và thực hiện các loại hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Hình thành kỹ năng

1

trong việc cập nhật những quy định pháp luật mới về kinh tế và kinh doanh trong nước và quốc tế liên quan đến hợp đồng kinh doanh, thương mại. - Rèn luyện những kỹ năng cơ bản về chuẩn bị hồ sơ, công việc cần thiết trong các giai đoạn khi tham gia giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và xử lý tình huống doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 6. NỘI DUNG HỌC PHẦN PHÂN BỐỐ THỜI GIAN

STT 1 2 3 4 5 6 7

Nội dung Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Cộng

Tổng số tiết 2 4 5 3 5 4 2 25

Trong đó Bài tập, thảo Lý thuyết luận, kiểm tra 2 0 2 2 3 2 1 2 3 2 2 2 0 2 16 9

Ghi chú

Kiểm tra 1 tiết

CHƯƠNG I – MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu khái quát về chương: Khái niệm, đặc điểm và mối tương quan giữa 2 hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế; công cụ pháp luật thực hiện vai trò tạo lập, định hướng và quản lý nền kinh tế; mối quan hệ luật chung-luật riêng, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, pháp luật và các văn bản nội bộ do doanh nghiệp, cơ quan ban hành; quan hệ pháp luật quốc gia và luật quốc tế; nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế. 1.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh 1.1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh 1.1.3. Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng 1.1.4. Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh 1.1.5. Mối quan hệ giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp 1.2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1. Đạo đức kinh doanh 1.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

2

1.3.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế Tài liệu tham khảo chương 1: - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) - Toà án nhân dân tối cao: Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về dân sự, kinh doanh, thương mại và hành chính năm 2010-2012, Hà Nội, 2014. - R. Miller và F. Cross, The Legal Environment Today, West Publishing Company, St. Paul, 1996. CHƯƠNG II - QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Giới thiệu khái quát về chương: Những cách phân loại doanh nghiệp; Quy chế pháp lý cơ bản đối với việc thành lập và quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh thể hiện qua những điều kiện và thủ tục hiện hành; Thủ tục đăng ký những thay đổi so với đăng ký doanh nghiệp ban đầu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp; Pháp luật đầu tư kinh doanh với những nội dung liên quan đến hình thức đầu tư trực tiếp là thành lập các tổ chức kinh tế; Những quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp. 2.1. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập doanh nghiệp 2.2.1. Những điều kiện cơ bản thành lập doanh nghiệp 2.2.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2.2. Đăng ký những thay đổi của doanh nghiệp 2.3.1. Đăng ký những thay đổi nội dung Đăng ký doanh nghiệp 2.3.2. Tổ chức lại doanh nghiệp 2.3.3. Giải thể doanh nghiệp 2.3. Pháp luật đầu tư 2.4.1. Hình thức đầu tư 2.4.2. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư 2.4.3. Bảo đảm đầu tư 2.4.4. Ưu đãi đầu tư 2.4.5. Hỗ trợ đầu tư 2.4. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp trong kinh doanh 2.5.1. Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh 2.5.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh 2.5.3. Tuân thủ pháp luật cạnh tranh Tài liệu tham khảo chương 2: - Bộ luật Dân sự 2015 - Luật Doanh nghiệp 2020 - Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

3

- Luật Đầu tư 2020 - Luật Cạnh tranh 2018 CHƯƠNG III - CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CÔNG TY Giới thiệu khái quát về chương: Chương 3 nghiên cứu những quy định cụ thể của pháp luật về việc đăng ký thành lập, tổ chức quản lý hoạt động đối với mỗi loại doanh nghiệp. Hiện hành, theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, đề cập những quy định cơ bàn về 3 nội dung chủ yếu là: Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động; Chế độ thành lập và tổ chức quản lý hoạt động. 3.1. Công ty cổ phần 3.1.1. Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động 3.1.2. Chế độ thành lập công ty cổ phần 3.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động công ty cổ phần 3.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên 3.2.1. Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động 3.2.2. Chế độ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên 3.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động công ty TNHH hai thành viên trở lên 3.3. Công ty TNHH một thành viên 3.3.1. Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động 3.3.2. Chế độ thành lập công ty TNHH một thành viên 3.3.3. Tổ chức quản lý hoạt động công ty TNHH một thành viên 3.4. Công ty hợp danh 3.4.1. Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động 3.4.2. Chế độ thành lập công ty hợp danh 3.4.3. Tổ chức quản lý hoạt động công ty hợp danh Tài liệu tham khảo chương 3: - Như chương 1 CHƯƠNG IV- CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC Giới thiệu khái quát về chương: Trong thực tế của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam, tham gia thực hiện hoạt động kinh doanh, ngoài các doanh nghiệp còn có một số chủ thể khác. Đồng thời, cùng với sự phát triển của thị trường, một số hình thức tổ chức sản xuất mới được dần dần xác lập, áp dụng thí điểm. Chương này đề cập quy chế pháp lý đối với việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh như hợp tác xã,

4

hộ kinh doanh và những mô hình mới của nhóm công ty như tập đoàn kinh tế và công ty mẹ-công ty con. 4.1. Doanh nghiệp tư nhân 4.1.1. Đặc điểm trong việc thành lập và hoạt động 4.1.2. Chế độ thành lập doanh nghiệp tư nhân 4.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động doanh nghiệp tư nhân 4.2. Nhóm công ty 4.1.1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty 4.1.2. Công ty mẹ-công ty con 4.3. Hợp tác xã 4.3.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp tác xã 4.3.2. Thành lập hợp tác xã 4.3.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã 4.2.4. Quy chế pháp lý về thành viên 4.2.5. Tổ chức, quản lý hợp tác xã 4.2.6. Tài sản và tài chính của hợp tác xã 4.4. Hộ kinh doanh 4.4.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh 4.4.2. Đăng kí kinh doanh 4.5. Tổ hợp tác và cá nhân hoạt động thương mại 4.5.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ hợp tác 4.5.2. Tổ viên 4.5.3. Tổ chức và quản lý tổ hợp tác 4.5.4. Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác Tài liệu tham khảo chương 4: - Luật doanh nghiệp năm 2020 - Luật hợp tác xã 2012 - Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã - Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP - Nghị định số 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác - Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16-3-2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

CHƯƠNG V - PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Giới thiệu khái quát về chương: Mục đích cơ bản của việc thành lập doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh là tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại. Hợp đồng là hình thức pháp lý

5

của các mối quan hệ kinh doanh giữa các các chủ thể kinh doanh. Chương này nghiên cứu những quy định của pháp luật về các hoạt động thương mại, quy chế pháp lý đối với việc xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại. 5.1. Khái quát hợp đồng và pháp luật hợp đồng kinh doanh, thương mại 5.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động thương mại 5.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng dân sự 5.1.3. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng kinh doanh, thương mại 5.1.4. Hệ thống văn bản pháp luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật hợp đồng kinh doanh, thương mại 5.2. Chế độ pháp lý hợp đồng dân sự 5.2.1. Giao kết hợp đồng dân sự 5.2.2. Thực hiện hợp đồng dân sự 5.2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự 5.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa 5.3.1. Hàng hoá trong hợp đồng mua bán hàng hoá 5.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá 5.3.3. Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá 5.3.4. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 5.4. Hợp đồng dịch vụ 5.4.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ 5.4.2. Phân loại hợp đồng dịch vụ 5.4.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ 5.5. Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động thương mại 5.5.1. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại 5.5.2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật thương mại Tài liệu tham khảo chương 5: - Bộ luật dân sự 2015 - Luật Thương mại 2005 - Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - Hiệp định WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) - Hiệp định WTO về thương mại hàng hóa (GATT) - Hiệp định WTO về thương mại dịch vụ (GATS). CHƯƠNG VI - PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI Giới thiệu khái quát về chương: Những tranh chấp phát sinh giữa những nhà đầu tư trong quá trình góp vốn thành lập và điều hành, quản lý doanh nghiệp, giữa các bên trong thực hiện hợp đồng và trong các hoạt động kinh doanh khác là điều tất yếu, xảy ra thường xuyên.

6

Những tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm riêng so với các tranh chấp trong những lĩnh vực khác nên cần có những phương thức giải quyết thích hợp. Chương này nghiên cứu những quy định của các phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và bằng Tòa án. Một nội dung khác được đề cập trong chương này là việc giải quyết những vụ việc cạnh tranh phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật cạnh tranh. 6.1. Tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại 6.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại 6.1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 6.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài thương mại 6.2.1. Khái niệm trọng tài 6.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam 6.2.3. Nguyên tắc và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6.2.4. Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài 6.3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân 6.3.1. Khái quát chung về hệ thống Toà án ở Việt Nam 6.3.2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại của Toà án nhân dân 6.3.3. Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án 6.3.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án 6.3.5. Thi hành bản án, quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Toà án, phán quyết của Trọng tài 6.4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài 6.4.1. Nguyên tắc xác định pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại có yếu tố nước ngoài 6.4.2. Một số quy tắc trọng tài quốc tế thông dụng 6.4.3. Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Toà án và trọng tài nước ngoài 6.5. Pháp luật cạnh tranh 6.5.1. Nội dung pháp luật cạnh tranh 6.5.2. Khái niệm vụ việc cạnh tranh 6.5.3. Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh 6.5.4. Xử lý vụ việc cạnh tranh (Tố tụng cạnh tranh) 6.5.5. Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh. Tài liệu tham khảo chương 6: - Luật Trọng tài thương mại 2010. - Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. - Luật Cạnh tranh 2018. - Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế 1985.

7

CHƯƠNG VII - PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Giới thiệu khái quát về chương: Trong cơ chế cạnh tranh của thị trường, doanh nghiệp và hợp tác xã có thể lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính gọi là tình trạng phá sản. Pháp luật phá sản quy định những dấu hiệu xác định doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán, thủ tục tiến hành các bước của quá trình giải quyết việc phá sản, những hậu quả pháp lý khi một doanh nghiệp và hợp tác xã bị tuyên bố phá sản. 7.1. Những quy định chung về pháp luật phá sản 7.1.1. Khái niệm chung về phá sản và pháp luật phá sản Việt Nam 7.1.2. Khái niệm phá sản và dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán 7.1.3. Đối tượng áp dụng Luật Phá sản 2014 7.1.4. Vai trò của pháp luật phá sản 7.1.5. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân 7.1.6. Các biện pháp bảo toàn tài sản 7.1.7. Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản 7.2. Thủ tục giải quyết vụ việc phá sản 7.2.1. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản 7.2.2. Hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 7.2.3. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản 7.2.4. Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản Tài liệu tham khảo chương 7: - Luật Phá sản 2014 - Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16-2-2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản 7. GIÁO TRÌNH - Giáo trình Pháp luật kinh tế (2017). Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Những văn bản quy phạm pháp luật ghi tại cuối mỗi chương của Giáo trình - Những văn bản quy phạm pháp luật ghi tại cuối mỗi chương của Mục 6 - International Business Law. ISBN: 013600864X; 9780136008644. Ray A August; Don Mayer; Michel Bixby. NXB Prentice Hall. 2009. Bản dịch của Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội 2013. - Thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên các trang thông tin điện tử như: http://vietlaw.gov.vn; http://vbpl.vn; trang web của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các trang web khác. 9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

8

-

Điều kiện dự thi kết thúc học phần: Giờ lên lớp của sinh viên ít nhất là 80%. Sinh viên phải có bài kiểm tra. Hình thức thi kết thúc học phần là thi viết. Công thức tính điểm học phần là 10%, 40%, 50%. Trong đó, điểm đánh giá của giảng viên 10%. 40% là điểm trung bình cô Œng 1 bài kiểm tra viết và 1 bài tâ pŒ nhóm hoặc 2 bài tâpŒ nhóm. 50% là điểm thi kết thúc học phần. Việc chấm điểm sử dụng thang điểm 10. Điểm kiểm tra định kỳ học phần, điểm đánh giá của giảng viên lấy điểm nguyên. Điểm thi kết thúc học phần lấy lẻ đến 0,5. Điểm học phần lấy lẻ đến một chữ số thập phân.

TRƯỞNG BỘ MÔN (đã ký)

Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HIỆU TRƯỞNG (đã ký)

TS. Dương Nguyệt Nga

PGS.TS Phạm Hồng Chương

9...


Similar Free PDFs