GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PDF

Title GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Course quản trị học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 26
File Size 370.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 417
Total Views 633

Summary

MỤC LỤBỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘITÊN ĐỀ TÀI:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYBÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Luật Lao động Mã phách:..................................................HÀ NỘI - 20212. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LA...


Description

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Luật Lao động Mã phách:..................................................

HÀ NỘI - 2021

MỞ ĐẦU...............................................................................................................4 NỘI DUNG...........................................................................................................5 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG.................5 1.1 Căn cứ pháp lý................................................................................................5 1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về lao động.....................................................5 1.3 Khái quát pháp luật quản lý nhà nước về lao động....................................6 1.4 Vai trò của quản lý nhà nước về lao động....................................................7 1.5 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động...................................7 1.6 Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động...............................................12 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................................13 2.1 Tình hình lực lượng lao động hiện nay......................................................13 2.2 Thực trạng....................................................................................................13 ..2.2.1 Thực trạng ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lao động......................................................................................................................13 2.2.2 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay......................................................15 2.2.3 Tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay......................................................................17 2.2.4 Tình hình thực tế quản lý nhà nước về lao động.................................18 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................20 3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động...............................................20 3.2 Cải thiện bộ máy quản lý nhà nước về lao động.......................................21 2

3.3 Hỗ trợ trực tiếp người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp).................................................................................................................22 3.4 Thiết lập và vận hành “cơ chế ba bên” ở Việt Nam..................................23 KẾT LUẬN.........................................................................................................25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................26

3

MỞ ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, là hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên nhằm biến đổi những vật chất trong giới tự nhiên, làm cho chúng trở nên có ích với đời sống con người. Vì thế lao động là một phần tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Trong nhiều năm qua, đất nước ra bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý trong lực vực lao động việc làm cũng được chuyển sang phương thức mới. Nhà nước và chính quyền các cấp thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách và kế hoạch định hướng, quản lý điều tiết toàn bộ hệ thống về lao động việc làm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thích ứng kịp thời với biến đổi của xã hội cùng với công tác quản lý nhà nước về lao động. Tiếp thu tinh hoa của các bộ luật trước, Bộ Luật Lao động 2019 ra đời tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa, ổn định, giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đồng thời thể hiện được vai trò của người sử dụng lao động trong xã hội dưới sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đảm bảo trật tự, an ninh, an sinh xã hội; góp phần tạo hiệu quả trong công cuộc cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về lao động ở Việt Nam hiện nay”.

4

NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG 1.1 Căn cứ pháp lý Bộ Luật lao động năm 2019 (Cụ thể Điều 212 – 213 Chương XV). 1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về lao động Theo Khoản 5 Điều 3 Chương I của Bộ Luật lao động 2019 có quy định khái niệm “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.”. Dưới góc độ pháp luật lao động, quản lý nhà nước về lao động là một chế định của luật lao động. Nó bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý lao động giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội. Các hành vi quản lý lao động, các hoạt động sử dụng lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động… Thuộc phạm vi của quản lý nhà nước về lao động và vì vậy được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động. Quản lý nhà nước về lao động là hình thức quản lý đặc biệt và có hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Điều này có được là nhờ ở chức năng của nhà nước cũng như từ sức mạnh vốn có của bản thân nhà nước. Quyền lực, tính bắt buộc chính là những yếu tố không thể thiếu được và có tính đặc thù trong quản lý về lao động. Đặc điểm về chủ thể quản lý, tính chất quản lý và mục tiêu quản lý chính là lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa quản lý nhà nước về lao động so với các dạng quản lý khác được sử dụng trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước.

5

1.3 Khái quát pháp luật quản lý nhà nước về lao động Từ năm 1986 đến nay, do yêu cầu điều tiết quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường, quản lý nhà nước về lao động có những thay đổi cơ bản. Đó là nhà nước thực hiện quản lý lao động ở tầm vĩ mô thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ lao động. Còn ở tầm vĩ mô tại các đơn vị sử dụng lao động, nhà nước chuyển giao quyền quản lý lao động cho người sử dụng lao động, thực hiện những hoạt động trực tiếp trong việc tổ chức, điều khiển người lao động nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương trong đơn vị, chung tay cùng nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra. Như vậy, có thể thấy rằng, tính chất hành chính hóa quan hệ lao động thông qua sự tham gia trực tiếp của nhà nước được chuyển dần sang tính chất dân sự hóa quan hệ lao động thông qua việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên. Điều đó thể hiện sự tiệm cận trong các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam với quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới và phù hợp với sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở kế thừa các quy định tại chương XV (Điều 235 - 236) Quản lý nhà nước về lao động và thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động của Bộ Luật lao động năm 2012 thì Bộ Luật lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung trong các khoản trong các quy định tại chương XV (Điều 212 -213) về nội dung Quản lý nhà nước về lao động và thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động.

6

1.4 Vai trò của quản lý nhà nước về lao động Nhà nước đóng vai trò là một chủ thể sử dụng lao động lớn và là một trọng tài quyền lực, là người hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Nhà nước có tư cách là một chủ thể của cơ chế ba bên; khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, làm cho các mối quan hệ lao động, quá trình lao động trở nên có tổ chức và hiệu quả hơn; phát triển, phân bổ nguồn lao động, thị trường lao động, đa dạng hình thức sử dụng lao động thông qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp. Mục đích việc quản lý lao động của Nhà nước thể hiện sự điều hành cả ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quán trình quản lý lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đó. Quản lý nhà nước về lao động có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là các chính sách của Nhà nước đối với xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, Nhà nước buộc phải giải quyết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, vì thế, phải coi trọng chính sách xã hội để là động lực phát triển kinh tế là cũng coi đây là cơ sở, tiền đề thực hiện các chính sách xã hội. 1.5 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động Theo Điều 212 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 06 nội dung quản lý của Nhà nước về lao động: * Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động Các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

7

- Quốc hội ban hành Luật, Bộ luật điều chỉnh các quan hệ lao động. Ví dụ: Quốc hội ban hành Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 - Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn, giải thích Luật, Bộ luật. Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật, Nghị định. Ví dụ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cũng được thực hiện một cách có hệ thống từ cấp trung ương tới địa phương. Việc tạo mạng lưới ổn định trong lập pháp và hành pháp giúp cho các quy định pháp luật phát huy hiệu quả cao nhất, để đảm bảo vận hành thật thị trường lao động, quan hệ lao động trong xã hội. * Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia 8

- Nhiệm vụ theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung cầu lao động thuộc trách nhiệm của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý về lao động. - Việc quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động do Chính phủ thực hiện dưới sự tư vấn của Hội đồng tiền lương quốc gia. - Quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề do Chính phủ và các cơ quan chuyên môn về lao động như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,... cùng các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,... - Xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp bởi các cơ quan chuyên môn về giáo dục như Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan chuyên môn các ngành. - Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đang được xây dựng bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dưới dạng dự thảo kèm Thông tư. Đây trên thực tế là nội dung khuyến khích nâng cao trình độ nghề, khi trong Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/05/2020 phân công cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, và các tổ chức khác khuyến khích người sử dụng lao động sử dụng người lao động đã qua đào tào nghề, hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Theo như vậy, các nội dung trên là nội dung thực hiện phát triển nhân lực cho quốc gia, phân công cho các cơ quan, tổ chức thực hiện để xây dựng thị 9

trường lao động Việt Nam phát triển và có tính cạnh tranh cao, không bị nguồn nhân lực của nước ngoài chiếm lợi thế ngay trên thị trường lao động nước nhà. * Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động Các Bộ ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động và pháp luật về lao động. Các hoạt động quản lý thông tin về thị trường lao động bao gồm quản lý về biến động thị trường lao động, mức lương trung bình, mức sống của người lao động nhẳm xác định tính cân bằng giữa mức sống và thu nhập của người lao động, hay tỷ lệ cạnh tranh của người lao động trong trên thị trường lao động, dẫn đến chỉ số về chất lượng và số lượng của người lao động. Từ đó đánh giá, dự đoán tình hình phát triển của nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam. * Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp Các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định được đề cập đến trong hầu hết các phần của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, ví dụ như việc giao kết hợp đồng được thực hiện dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên người sử dụng lao động và người lao động, pháp luật không can thiệp quá sâu vào việc xác lập quan hệ lao động mà chỉ giữ phạm vi các bên có thể thỏa thuận không trái với pháp luật. Trong quan hệ pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động được tự 10

mình thỏa thuận trong nhiều vấn đề: như chuyển người lao động sang làm công việc khác, mức lương cho người lao động trong trường hợp nhóm người lao động phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác,... Đồng thời, một chủ thể khác đại diện cho người lao động là tổ chức đại diện người lao động góp phần tạo sự dân chủ tại nơi làm việc, khiến người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng trong quan hệ lao động. Khi kết thúc quan hệ lao động, các bên cũng có quyền thỏa thuận chấm dứt quan hệ lao động. Đồng thời khi có tranh chấp lao động, pháp luật khuyến khích các bên giải quyết bằng các phương thức nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ lao động. Ngoài ra, một nội dung khác trong quản lý nhà nước là thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 đối với người không trong quan hệ lao động, điều này tại phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật này (Điều 1, Điều 2) Việc thực hiện đăng ký tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ để đảm bảo tổ các tổ chức này hoạt động một cách hợp pháp và vì lợi ích của người lao động. * Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cử người kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các vi phạm pháp luật. Các chủ thể trong quan hệ lao động có quyền khiếu nại, tố cáo các chủ thể khác vi phạm. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lao động (theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo), đồng thời tiến hành giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật. 11

Trong đó các chủ thể tiến hành giải quyết tranh chấp là hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khi nơi sử dụng người lao động không được đình công). Khi giải quyết tranh chấp lao động thông qua các chủ thể trên, không chỉ các chủ thể này có trách nhiệm đối với hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của các bên mà còn các cơ quan cử hòa giải viên (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội), cơ quan tham gia hỗ trợ giải quyết theo trình tự (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động cấp tỉnh,...). * Hợp tác quốc tế về lao động Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động thể hiện ở việc tiếp nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo diện ngoại giao. Ngược lại, người lao động Việt Nam được hỗ trợ để làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, các nước cùng phối hợp với nhau thực hiện các Công ước quốc tế về lao động, và hỗ trợ nhau phát triển nền pháp luật về lao động một cách ổn định và lâu dài. 1.6 Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động Theo Điều 213 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 ghi nhận thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

12

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Chính phủ là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Nhà nước về toàn bộ công tác quản lý nhà nước về lao động. 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình lực lượng lao động hiện nay Lực lượng lao động còn gọi là dân số hoạt động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9 tháng năm 2021 đạt 50,4 triệu người, giảm 250 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18,3 triệu người, chiếm 36,3%; lực lượng lao động nữ đạt 23,6 triệu người, chiếm 46,9% lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2021 là 67,6%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên 9 tháng năm 2021 là 13,1 triệu người, chiếm 26,1% lực lượng lao động, tăng 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 2.2 Thực trạng 2.2.1 Thực trạng ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lao động Trong giai đoạn 1945 – 1959: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước đã lập Nhà Lao động thuộc Bộ Xã hội và từng bước thiết lập cơ chế quản lý về lao động trong các doanh nghiệp, gồm cả sở hữu nhà nước và tư sản, tư nhân. Chúng chứa đựng một số quy định tiến bộ, có giá trị tham khảo đến tận ngày nay. 13

Trong giai đoạn từ sau năm 1959 cho đến trước thời kỳ Đổi mới (1986): Hình thức quản lý lao động “biên chế nhà nước” là nét đặc trưng nổi bật của quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp thời kỳ này. Hoạt động quản lý nhà nước ở đây thực chất là quản lý hành chính, với cơ chế kinh tế mệnh lệch – kế hoạch, từ tuyển dụng – phân phối lao động, đến thực hiện chế độ, chính sách… Mặc dù Nhà nước có đặt ra, thừa nhận các hình thức như: hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, giải quyết tranh chấp, đình công, bãi công… nhưng đã không có điều kiện diễn ra với đúng nghĩa của nó. Trong thời kỳ Đổi mới: Bằng Pháp lệnh Hợp đồng lao động năm 1990, Nhà nước đã thay đổi căn bản quản lý đối với lao động trong các doanh nghiệp: chuyển từ chế độ biên chế nhà nước (theo kế hoạch, chỉ tiêu, mệnh lệnh hành chính) sang chế độ hợp đồng lao động (theo thỏa thuận, tự nguyện giữa các bên). Bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nư...


Similar Free PDFs