IMC ẹwkufhewgnkjesncnvjnjvdsnjwdknjkwe vjsdkbnjkdsnv PDF

Title IMC ẹwkufhewgnkjesncnvjnjvdsnjwdknjkwe vjsdkbnjkdsnv
Author Thư Nguyễn
Course lí thuyết ngôn ngữ truyền thông
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 44
File Size 818.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 13
Total Views 131

Summary

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---TIỂU LUẬN CUỐI KỲĐỀ TÀI:LẬP KẾ HOẠC TRUYỀN THÔNGMARKETING TÍCH HỢP CHO TP.ĐÀ NẴNGGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH PHẠM LONG CHÂUNHÓM THỰC HIỆN :CÔ ĐÔI THƯỢNG NGÀN MÔN : IMCMỤC LỤC HÀ NỘI – THÁNG 2 NĂM Lời mở đầu..............................................


Description

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI:

LẬP KẾ HOẠC TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO TP.ĐÀ NẴNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S PHẠM LONG CHÂU NHÓM THỰC HIỆN

:CÔ ĐÔI THƯỢNG NGÀN

MÔN

: IMC

HÀ NỘI – THÁNG 2 NĂM 2021

Điểm

Ch ữký giám th sốố ị 1

(Ghi sốố và chữ)

(Ký ghi rõ họ và tên)

Ch ữký giám th sốố ị 2

(Ký ghi rõ họ và tên)

SINH VIÊN THỰC HIỆN: STT 1 2 3 4 5 6

Họ và Tên Nguyễn Đức Minh Nguyễn Thảo My Bùi Vân Nhi Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyễn Minh Thư

Mã Sinh VIên A33621 A33020 A33402 A34208 A33717

Số điện thoại 0929050630 0353802616 0328209802 0988938393 0983884091

Đánh giá 100% 100% 100% 100% 100%

MỤC LỤC Lời mở đầu...................................................................................................................2 Phần 1.

Thực trạng về TP. Đà Nẵng........................................................................3

1.1. Tổng quan về TP.Đà Nẵng................................................................................3 1.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp..............................................................................9 Phần 2.

Khách hàng mục tiêu................................................................................15

2.1. khách hàng mục tiêu.......................................................................................15 2.2. Hành vi của khách du lịch đối với điểm đến Đà Nẵng....................................15 Phần 3.

Phân tích swot...........................................................................................19

3.1. Điểm mạnh:....................................................................................................19 3.2. Điểm yếu:.......................................................................................................20 3.3. Cơ hội:............................................................................................................21 3.4. Thách thức:.....................................................................................................22 Phần 4.

Đề xuất kế hoạch truyền thông marketing tích hợp...............................24

4.1. Mục tiêu marketing........................................................................................24 4.2. Quá trình truyền thông....................................................................................24 4.3. Dự kiến ngân sách..........................................................................................24 4.4. Phát triển chương trình IMC...........................................................................24 4.5. Tổng hợp và thực hiện chiến lược truyền thông marketing tích hợp..............40 4.6. Giám sát, đánh giá, kiểm soát toàn bộ chương trình.......................................40 Danh mục tham khảo................................................................................................42

Page | 1

LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa, du lịch được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay công nghiệp du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói tạo ra nhiều nguồn thu lớn cho xã hội. Đối với người dân, nó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, được hưởng những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng. Du lịch thoả mãn được cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của con người. Và đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh vực dậy nền kinh tế của quốc gia Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu. Ngành du lịch là ngành chịu tác động nghiêm trọng nhất do lượng du khách từ nước ngoài, cũng như du lịch nội địa bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch COVID-19. Thành phố Đà Nẵng thừa hưởng những sức hấp dẫn về du lịch biển, sinh thái, văn hóa…. Và được biết đến như làmột trung tâm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung, cộng thêm vào đó là một thành phố trẻ năng động, sáng tạo, tạo dựng được nhiều lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước. Du lịch sau dịch Covid-19 chỉ còn trông chờ vào khách nội địa. Kể cả khi thị trường du lịch quốc tế phục hồi, du lịch cũng sẽ rất khác… Chính vì vậy, Đà Nẵng cần nỗ lực nhiều về cách tổ chức, thu hút nguồn nhân lực, thu hút đầu tưvà cách thức để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đạt hiệu quả nhất để hướng tới sự phát triển bền vững. Với đề tài “Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp cho một địa điểm du lịch Đà Nẵng” của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng sẽ làm rõ những kế hoạch được xúc tiến tới du khách trong nước và du khách nước ngoài trong thời gian hậu Covid 19.

Page | 2

PHẦN 1. THỰC TRẠNG VỀ TP. ĐÀ NẴNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ TP.ĐÀ NẴNG 1.1.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc. 1.1.2. Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,9oC, riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng bình quân là 2.156,2 giờ/năm. 1.1.3. Địa hình Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (40o) là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn; có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố. 1.1.4. Diện tích Diện tích tự nhiên: 1.283,4km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Page | 3

1.1.5. Dân số Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước đạt 87,7% năm 2018. Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người, trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%). Mật độ dân số của Đà Nẵng khoảng 883 người/km2 với dân số thành thị là gần 990.000 người. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái lan, Myanmar nên các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có vị trí đại lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng có thiên nhiên ña dạng, có cảnh quan phong phú, thời tiết khí hậu ôn hoà, đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng thu hút khách du lịch và duy trì thời gian lưu lại của họ. Bên cạnh đó, thời gian qua Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh chóng; hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng hiện đại, điều này làm cho cảnh quan chung trở nên khang trang hơn, là điều kiện không thể thiếu đối với một thành phố trẻ, đầy năng động. Đà Nẵng là địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố về lịch sử - văn hóa, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa…. Là điều kiện hết sức thuận lợi phục vụ cho công tác phát triển du lịch. 1.1.6. Nguồn nhân lực Số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016 tăng rất nhanh theo từng năm. Năm 2011 có 14.141 người, đến năm 2016 là 25.083 người, tăng 77,38%, chiếm khoảng 3,2% lực lượng lao động toàn thành phố. Qua khảo sát, có 60% - 80% nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể, tuy nhiên có khoảng 15 - 20% số nhân viên trong lĩnh vực lưu trú, gần 30% số nhân viên trong lĩnh vực lữ hành chưa đáp ứng được các yêu cầu công việc. Cơ cấu nhân lực các lĩnh vực được điều tiết ngày càng hợp lý, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế - xã hội. Cơ cấu nhân lực tăng theo tỷ lệ tăng của ngành. Cơ cấu về độ tuổi, giới tính cũng được cải thiện và phù hợp với tính chất công việc. Page | 4

Về độ tuổi, lực lượng lao động du lịch phần lớn là trẻ tuổi: độ tuổi dưới 45 chiếm 88,5%, dưới 25 tuổi chiếm 30,9%; độ tuổi 45 - 60 chỉ chiếm 11,5%, chủ yếu thuộc nhóm cán bộ quản lý, điều hành. Về giới tính, lao động nữ chiếm 51,71%, nam giới 48,29%. Mức độ chênh lệch giới dao động tùy theo ngành nghề cụ thể, những ngành đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, cẩn thận, như các nghề thuộc nhóm ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe,... thì tỷ trọng lao động nữ cao hơn nam. Những nhóm ngành đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, sức chịu đựng cao như lữ hành hay khu điểm du lịch (hướng dẫn du lịch, lái xe, bảo vệ...), lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Về trình độ, khảo sát lao động du lịch năm 2015 cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ đại học khá cao (21,57%), cao đẳng 12,66%, trung cấp 14,78%, trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,74%. Thực tế ngành du lịch là ngành dịch vụ với một số vị trí lao động giản đơn, có tính đặc thù như bộ phận buồng, tạp vụ, cây cảnh, bảo vệ... vì thế tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa trung học phổ thông và chưa tốt nghiệp trung học phổ thông khá cao, chiếm trên 50% tổng số lao động của ngành. Về trình độ ngoại ngữ, số lao động đã qua đào tạo ngoại ngữ chiếm 54,2% tổng số nhân lực du lịch. Tuy nhiên, số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ còn ít, hầu hết chỉ có trình độ tiếng Anh chứng chỉ tiếng Anh A, B, C. Các ngoại ngữ khác, như tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Ý..., chỉ có 2,3% tổng số lao động toàn ngành có khả năng sử dụng. Về hiệu quả sử dụng lao động: Theo khảo sát từ các doanh nghiệp, tỷ lệ lao động có thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng còn chưa cao, số lao động phải đào tạo lại chiếm tỷ lệ tương đối lớn: lĩnh vực khách sạn là 37,4%, lữ hành là 58,5%, cao nhất là nhà hàng 71,2% và khu điểm du lịch là 62,5%. Tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn thấp, chỉ 40,6%, số lao động có chuyên môn khác chiếm 59,4%. Riêng lĩnh vực nhà hàng, số người làm khác chuyên môn được đào tạo chiếm 83,5%. Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý, kiểm tra, cấp mới chứng chỉ tiêu chuẩn nghề (VTOS), nhất là đối với hướng dẫn viên du lịch, yêu cầu chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình hướng dẫn khách tham quan. Năm 2016, Sở Du lịch đã thực hiện cấp mới và cấp đổi 1.186 thẻ hướng Page | 5

dẫn viên (trong đó cấp mới 723 thẻ), đưa tổng số hướng dẫn viên của thành phố lên 2.598 người (trong đó có 1.551 hướng dẫn viên quốc tế), tăng hơn 4 lần so với năm 2011. Đối với lao động thuộc nhóm dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lữ hành, Sở Du lịch đã rà soát, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOS. Nhìn chung, nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng tuy đã tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm và chuyển dịch lao động, nhất là nhân lực chất lượng cao như các vị trí quản lý, điều hành, hướng dẫn viên du lịch. Đặc biệt, vào mùa cao điểm, thiếu hụt nhân lực trầm trọng khiến các cơ sở kinh doanh du lịch phải thuê nhân lực du lịch từ nước ngoài hoặc từ các địa phương khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, làm tăng chi phí nhưng chất lượng dịch vụ khó kiểm soát. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển nhân lực du lịch. Hoàn thiện, ban hành chính sách phát triển nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng. 1.1.7. Cơ sở vật chất Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, du lịch Đà Nẵng đã phát triển thực sự khởi sắc và ấn tượng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được phát triển với việc hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp 5 sao ven biển và các khách sạn cao cấp 35 sao trong thành phố và các khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE), khách vãng lai. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental, Novotel, Hyatt, Vinpearl, Pullman… Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có 183 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Cơ sở hạ tầng thành phố có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ sở vật chất ngành Du lịch đã làm Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, hấp dẫn đối với khách du lịch. Hàng loạt công trình lớn về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, Vòng quay Mặt trời (Sun Wheel), Công viên Châu Á, Khu giải trí Helio Center… Page | 6

Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng. Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển theo hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, dù kéo, jetski, kayak, lặn biển… kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách. 1.1.8. Lịch sử thành phố Đà Nẵng Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: 'Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán' thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông

Dương.

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Page | 7

Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. 1.1.9. Các địa diểm du lịch nổi tiếng Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa: điểm du lịch nổi bật ở Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Tây. Nằm ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, một ngày có đủ 4 mùa trong năm, và được coi là Đà Lạt thứ hai ở Trung bộ. Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc hiếm nơi nào có được. Ngũ Hành Sơn: cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 7km, kề bên khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi đá (Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn) trông giống như những hòn non bộ nổi lên giữa một cồn cát đá mênh mông, quanh năm sóng vỗ dưới chân. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn, chùa Tam Thai, các hang động Huyền Không, động Linh Nham … Sơn Trà: là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Đến điểm du lịch ở Đà Nẵng này, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà, tắm biển, tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng… Page | 8

Đèo Hải Vân: nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Với độ cao gần 500m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam. Từ đỉnh đèo Hải Vân, những phong cảnh ấn tượng về dải bờ biển tuyệt đẹp của tổ quốc hiện ra. Sông Hàn: dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Mỗi buổi tối, cầu sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung. Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài sản phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sự quan tâm trong việc xây dựng chính sách phát triển đầu tư cho du lịch, hiện nay thành phố Đà Nẵng là một điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam, trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và đang vươn lên xứng tầm quốc tế. Đà Nẵng có rất nhiều điểm tham quan vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn như Vinpear land, Bà Nà Hill,…nhiều khu Spa Resot nổi tiếng như: Khu Du lịch Vinpear land, Khu Du lịch và giải trí Diamond Bay và các trung tâm mua sắm như: Siêu thị Maximark, Coop.mark. Siêu thị Metro, Siêu thị Big C, Siêu thị Lotte Mart … Các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan vui chơi, giải tri, mua sắm nằm tương đối gần nhau, rất thuận tiện cho việc di chuyển và có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau: đi bộ, đi xe đạp, xe buýt, ô tô, ca-nô... Chính vì vậy, Đà Nẵng được biết đến như là một thiên đường để tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh. 1.2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP 1.2.1. Phú Quốc: 1.2.1.1. Vị trí địa lý: Đảo Phú Quốc nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam cách đất liền 45km và 4km từ ranh giới Campuchia-Việt Nam. Hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan và là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Cách thành phố Rạch Giá 115km. Thị xã Hà Tiên chỉ cách đảo Phú Quốc 45km, nên có thể đi phà từ Hà Tiên qua Phú Quốc và ngược lại với thời gian gần 2 giờ đồng hồ. Phú Quốc gần với với tỉnh Kampot của Campuchia hơn, chỉ Page | 9

có 18km. Các tọa độ GPS của Phú Qu...


Similar Free PDFs