Lịch sử các học thuyết kinh tế PDF

Title Lịch sử các học thuyết kinh tế
Author Phan Chuc
Course triết
Institution Học viện Tài chính
Pages 16
File Size 327.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 351

Summary

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------------------------TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾĐề bài 1: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. Các đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của Các ở Việt Nam hiện nay.Họ ...


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Đề bài 1: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh. C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Phan Thị Thanh Chúc Khóa/lớp: (tín chỉ) 5910.27+28_LT2 STT: 07 Ngày thi: 27/12/2021 Mã đề thi: 01

Mã sinh viên: 2173402011124 (Niên chế): CQ59/10.28 ID phòng thi: 5810582104 Ca thi: 13h30 Số trang:12 trang (không phụ lục)

MỤC LỤC BÌA A. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2 B. NỘI DUNG.......................................................................................................3 I. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh............... ..............3 1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển..........................................................................................................................3 1.1. Hoàn cảnh ra đời......................................................................................3 1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển...............................3 2. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh............... ..............4 2.1. Học thuyết kinh tế của William Petty.......................................................4 2.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty................................................4 2.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị ( giá trị lao động) của W.Petty.................4

2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith.........................................................6 2.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith.......................................................6 2.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith ................................6 2.3. Học thuyết kinh tế của Adam Smith........................................................7 2.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo............................................7 2.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo............................8

II. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh của C.Mác........... .....................................................................................9 1. Những hạn chế của lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh..............................................................................................................................9 2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh của C.Mác.... .............................................................................................9 2.1. Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của C.Mác..............................10 2.2. Học thuyết giá trị thặng dư......................................................................11 III. Sự vận dụng lý thuyết giá trị của C.Mác ở Việt Nam hiện nay.........................................................................................................................12 1.Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của C.Mác.......................12 2. Một số vận dụng khác từ lý thuyết giá trị của C.Mác.............................13 C. KẾT LUẬN…................................................................................................14 Tài liệu tham khảo...............................................................................................15

1

A . LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh vào cuối thể kỷ XVIII, ở các nước Anh và Pháp học thuyết kinh tế tư sản cổ điển xuất hiện. Vào thời kỳ này, sau khi tích lũy được một số lớn tiền tệ, giai cấp tư sản tập trung vào phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì vậy các công trường thủ công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành giai cấp vô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất. Cùng với đó là sự tồn tại của chủ nghĩa phong kiến vừa kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vừa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa tư bản và phong kiến. Bên cạnh đó, nếu thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, người ta chỉ tập trung vào khâu lưu thông thì thời kỳ này đã chuyển dần sang sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế được đặt ra của quá trình sản xuất vượt ra ngoài giới hạn giải thích của lý thuyết kinh tế trọng thương. Điều này phải có lý thuyết kinh tế mới soi đường, và học thuyết kinh tế Cổ điến Anh đã ra đời với một số đại biểu chủ yếu là các nhà kinh tế học William Petty, Adam Smith, và David Ricardo. Lần đầu tiên các nhà kinh tế thuộc trường phái này xây dựng hệ thống phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường, trong đó có học thuyết giá trị - lao động. Học thuyết giá trị - lao động của các ông chứa đựng cả những nhân tố khoa học và nhân tố tầm thường. Những nhân tố ấy đã được C.Mác kế thừa và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Để thực hiện được những mục tiêu phát triển đất nước đòi hỏi phải có sự am hiểu về lý luận kinh tế, với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong khi lý thuyết giá trị của C.Mác đến nay vẫn còn nguyên giá trị thì sự vận dụng lý thuyết ấy để điều chỉnh và phát triển đất nước là thật sự cần thiết. Sau đây sẽ là một số lí luận và nội dung mà em đã tổng hợp liên quan tới lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế và những nội dung được vận dụng vào hoạt động thực tiễn của nước ta hiện nay. Trong quá trình làm bài em còn nhiều thiếu sót , kính mong thầy cô góp ý để em rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau. Em xin cảm ơn và chúc sức khỏe thầy cô!

2

B. NỘI DUNG I. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh 1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 1. 1. Hoàn cảnh ra đời

Các học thuyết ra đời vào cuối thế kỷ XVII, khi các công trường thủ công đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong ngành dệt, sau đó là công nghiệp khai thác. Sự phát triển đó đã làm thay đổi kết cấu kinh tế xã hội trong từng nước. Lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển dần từ lưu thông sang sản xuất. Học thuyết phát triển mạnh trong TK1 XVIII và nửa đầu XIX. Cũng trong giai đoạn này, thời kỳ tích lũy ban đầu của tư bản đã kết thúc, thay vào đó là thời kỳ tích lũy tư bản, thời kỳ sản xuất TBCN2 bắt đầu. Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh hơn. Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội đó đã chứng tỏ chủ nghĩa trọng thương không còn thích hợp, đòi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự vận động và phát triển của sản xuất TBCN. Trên cơ sở đó, học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển nói chung và học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời. 1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển

Có ba đặc điểm nổi bật của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển: Thứ nhất, thực hiện chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Thứ hai, lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượng hóa nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản xuất TBCN. Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Kinh tế học cổ điển ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất ở Anh và Pháp. Ở Anh trước hết là W.Petty, ông được coi là người sáng lập trường phái kinh tế học 1 2

TK: Thế kỷ TBCN: Tư bản chủ nghĩa

3

cổ điển nói chung, sau đó là A.Smith, linh hồn thực sự của kinh tế học cổ điển, và đặc biệt là D.Ricardo, người phát triển các tư tưởng kinh tế học cổ điển đến đỉnh cao nhất trước khi trường phái này bước vào giai đoạn khủng hoảng. Cuối cùng đại biểu của kinh tế học cổ điển ở Pháp là Sismondi, người là ngôn ngữ đại biểu của trường phái kinh tế học tiểu tư sản sau này . 2. Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh

Theo Karl Marx kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricardo. 2.1. Học thuyết kinh tế của William Petty 2.1.1. Sơ lược tiểu sử của William Petty

W.Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học người Anh. Ông sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công bình dân. Sau này trở thành đại địa chủ và nhà tư sản lớn, ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực và có nhiều tài năng. Ông là người đặt nền móng cho môn Kinh tế chính trị, được cho là “cha đẻ của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh”. Về kinh tế, ông viết nhiều tác phẩm có giá trị như: “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1662), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682). Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo chủ nghĩa duy vật tự phát.Về phương pháp trình bày, ông xuất phát từ hiện tượng cụ thể, phức tạp, đi đến hiện tượng trừu tượng. W.Petty trong thời kỳ đầu chưa thoát khỏi những ảnh hưởng tư tưởng của CNTT3 nhưng trong thời kỳ cuối cùng thì không còn dấu vết của CNTT. Ông cũng là người đầu tiên nhấn mạnh tính chất khách quan của những quy luật tác động trong xã hội tư bản. 2.1.2. Nội dung lý thuyết giá trị ( giá trị lao động) của W.Petty

W.Petty là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động của trường phái KTCT4 tư sản Cổ điển Anh thông qua thuật ngữ “giá cả tự nhiên”. Ông là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, “lao động là nguồn gốc thực sự của của cải”. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và 3

CNTT: Chủ nghĩa trọng thương

4

KTCT: Kinh tế chính trị

4

lệ phí”(1662), W.Petty nghiên cứu về giá cả, ông nêu ra nguyên lý giá trị – lao

động và 3 phạm trù về giá cả. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị. Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó. Giá cả chính trị do nhiều yếu tố chi phối nên khó xác định chính xác. Như vậy, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá. Nó do lao động của người sản xuất tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.Việc phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả chính trị có ý nghĩa to lớn. Đây là quan điểm đúng được nhiều nhà kinh tế kế thừa và phát triển. Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, nhưng trong những điều kiện chính trị không thuận lợi. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của W.Petty còn chịu ảnh hưởng tư tưởng CNTT. Ông có luận điểm nổi tiếng“Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải ”luận điểm này mâu thuẫn về quan điểm giá trị của hàng hóa của ông. Về

phương diện của cải vật chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị – lao động khi kết luận“Lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm” tức là cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị.

Ngoài ra ông còn nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức tạp,so sánh lao động trong thời gian dài, đưa ra những lý thuyết khác như lý thuyết tiền, lý thuyết tiền lương, lý thuyết địa tô và lợi tức, đều là những lý thuyết rất có giá trị. 2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith 2.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith

Adam Smith (1723-1790) là nhà KTCT5 cổ điển nổi tiếng, lý thuyết của ông đã mở ra giai đoạn phát triển mới của KTCT học. Ông sinh trưởng trong một gia đình viên chức thuế quan. Năm 14 tuổi, Adam Smith theo học hai trường đại học Oxford và Cambridge. Từ 1751 đến 1764, ông là giáo sư của Đại học Glasgow. Năm 1765, ông đi du lịch ở các nước châu Âu, ở Pháp ông gặp gỡ 5

KTCT: Kinh tế chính trị

5

và tọa đàm với nhiều nhà Trọng Nông. Sau khi ở Pháp về (1766), ông tập trung viết tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc”(1776), tác phẩm này đã làm ông nổi tiếng trên thế giới.

Adam Smith đã phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KTCT học. Công lao của ông là tiếp tục phương pháp trừu tượng hóa. Tuy nhiên, phương pháp luận của Adam Smith mang tính hai mặt, vừa khoa học vừa siêu hình. Phương pháp luận này có ảnh hưởng sâu sắc đến KTCT học tư sản sau này. Ông dành phần lớn cuộc đời cho nghiên cứu khoa học. Ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, nhà kinh tế học của thời kỳ công trường thủ công và nhà bác học tài năng, khiêm tốn giàu tính nhân đạo và trung thực. 2.2.2. Nội dung lý thuyết giá trị của Adam Smith

So với W.Petty, lý thuyết giá trị – lao động của A.Smith có bước tiến đáng kể. Trước hết, ông chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động là thước đo cuối cùng của giá trị. Ông phân biệt sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông cho rằng, giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển, nó được biểu hiện ở tiền. Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hoá là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định và đưa ra 2 định nghĩa về giá cả là giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả thị trường là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Theo ông, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị, có tính khách quan, còn giá cả thị trường là giá bán, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quan hệ cung-cầu, độc quyền. Ông cho rằng khi năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị–lao động của A.Smith còn có hạn chế. Ông nêu lên 2 định nghĩa: Thứ nhất, giá trị do hao phí lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Thứ hai, giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua được hàng hoá này. Còn trong nền kinh tế TBCN, giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương cộng với lợi nhuận và địa tô. Tư tưởng này chưa nhất quán và xa rời lý thuyết giá trị – lao động. 6

Ngoài ra ông còn nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết khác như lý thuyết trật tự tự nhiên (bàn tay vô hình), phân công lao động, tiền lương, lợi nhuận lợi tức, địa tô, thuế khóa,.. đều là những lý thuyết rất có giá trị. 2.3.Học thuyết kinh tế của David Ricardo 2.3.1. Sơ lược tiểu sử của David Ricardo

David Ricardo (1772 -1823) là nhà kinh tế học người Anh, người cổ vũ cho tư tưởng thương mại tự do quốc tế. Ricardo sinh trưởng tại London, là con thứ 3 trong một gia đình người Do Thái làm nghề môi giới ở thị trường chứng khoán London. Năm 14 tuổi, sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham gia công việc cùng với cha ở Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho các thành công sau đó của ông trên thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản.Ông nghiên cứu toán học, lý học, hóa học và là một trong những người sáng lập ra ngành địa chất nhưng sở trường của ông lại là KTCT học. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm kinh tế nổi tiếng nhất là “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”(1817). Nếu như Adam Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công thì David Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện khách quan giúp David Ricardo đạt tới giới hạn cao của KTCT tư sản trong nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của CNTB. Theo C.Mác, David Ricardo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ. Về phương pháp luận, David Ricardo tiếp tục phương pháp trừu tượng hóa để phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế của CNTB. Tuy vậy, phương pháp của ông còn có tính chất siêu hình, phi lịch sử và nhiều khi còn thiên về lượng hóa. 2.3.2. Nội dung lý thuyết giá trị của David Ricardo

Trong lý thuyết giá trị lao động, ông phân biệt rõ 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiên cần thi thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải là thước đo của nó. Vì giá trị trao đổi là giá trị tương đối được biểu hiện ở một số lượng nhất định của hàng hoá khác nên Ricardo đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương đối, còn 7

tồn tại giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết tinh, giá trị trao đổi là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu hiện giá trị tuyệt đối. D.Ricardo chỉ ra là định nghĩa “Giá trị lao động hao phí quyết định” là đúng, còn định nghĩa “Giá trị lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định” là không đúng. Theo ông, không phải chỉ trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn mà ngay cả trong nền sản xuất lớn TBCN, giá trị vẫn do lao động quyết định. D.Ricardo cũng khẳng định “Giá trị là do lao động hao phí quyết định” và cấu tạo giá trị hàng hoá bao gồm 3 bộ phận là: c+v+m. Ông có ý định phân tích lao động giản đơn và lao động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Ông cho rằng, lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị hàng hóa, song lại cho rằng, nó cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. Ông coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn. Đó là thuộc tính của mọi vật, Ông chưa phân biệt được giá trị hàng hoá và giá cả sản xuất, chưa thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng vì chưa có được lý thuyết tính hai mặt của lao động. Tóm lại, Học thuyết kinh tế của D.Ricardo đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính trị Tư sản cổ điển. Ông đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị–lao động để giải thích các vấn đề lý thuyết kinh tế. Nếu A.Smith đưa tất cả các quan điểm kinh tế trước đó cấu kết lại thành một hệ thống thì D.Ricardo xây dựng hệ thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hoá. II. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh của C.Mác 1.Những hạn chế của lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh Kinh tế học chính trị cổ điển Anh là một trường phái đặc biệt có vai trò và ảnh hưởng đến sự phát triển tư tưởng kinh tế chung của nhân loại.Trường phái này phát triển trong thời gian dài nhiều đoạn đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và sau dần dần xa rời những nguyên tắc truyền thống trước khi chấm dứt thực sự thống trị tuyệt đối của mình vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một số hạn chế:

8

Thứ nhất, chưa biết đến tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ( đó là giá trị sử dụng và giá trị mà sau này C.Mác mới khẳng định lại). Thứ hai, nặng về mặt lượng, chưa chú ý tới mặt chất của giá trị. Thứ ba, chưa xây dựng đầy đủ và chính xác lượng giá trị hàng hóa. Thứ tư, Chưa phân biệt được giá trị với với các hình thức của giá trị. 2. Sự kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị từ các nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh của C.Mác

C.Mác đã kế thừa và phát triển các học thuyết của trường phái kinh tế cổ điển Anh, loại bỏ những nhân tố sai lầm, siêu hình, giữ lại những nhân tố đúng và đưa ra phương pháp nghiên cứu khoa học nhất là việc vận dụng phép biện chứng. C.Mác nhiều lần phê phán, nêu rõ tính hạn chế tư sản và những mâu thuẫn về logic các quan điểm của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển Anh, nêu bật yếu tố tầm thường trong học thuyết giá trị-lao động. Trên cơ sở kế thừa có phê phán của học thuyết này, C.Mác lần đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hoá, tạo thành cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị học. Với lý luận xuất phát là lý luận giá trị vận dụng vào trong điều kiện chủ nghĩa tư bản Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về tích luỹ tư bản, học thuyết về tái sản xuất ... từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề kinh tế có liên quan đến việc xác định bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như xác định xu hướng vận động của nó. Mác đã phát triển và đưa ra hàng loạt quan niệm chuẩn xác về các quy luật trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hình thành học thuyết Mác mà giá trị của nó vô cùng to lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại. 2.1. Học thuyết “Lý luận về giá trị, giá cả” của C.Mác

Dựa trên quan điểm...


Similar Free PDFs