LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ CƯƠNG PDF

Title LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ CƯƠNG
Course Thuynt
Institution StuDocu University
Pages 8
File Size 191.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 53
Total Views 125

Summary

kd vkds...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ Môn: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

CÂU 1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Để tiếp cận Lịch sử văn minh thế giới, ta cần tìm hiểu những vấn đề sau đây: 1) Văn minh là gì? Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Trái với văn minh là dã man, hoang dã, lạc hậu,… Ví dụ: Văn minh phương Tây, văn minh phương Đông, văn minh Trung Hoa, văn minh Hy Lạp,… 2) So sánh văn hoá với văn minh - Văn hoá dùng để chỉ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để góp phần vào sự ổn định, tô điểm, làm đẹp cho cuộc sống của con người và xã hội. - Đặc trưng của văn hoá: + Là cái để phân biệt con người với động vật, là đặc trưng riêng của xã hội loài người. + Không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền) mà phải học tập, giao lưu. + Là cách ứng xử đã được mẫu thức hoá. Văn hóa Văn minh - Có bề dày quá khứ. - Là lát cắt đồng đại. - Mang tính dân tộc. - Mang tính siêu dân tộc. 3) Thế nào là một nền văn minh? - Nền văn minh có thể hiểu như là văn hoá của một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội thống nhất. Các nền văn minh có nền tảng văn hoá đa dạng, bao gồm văn học, hội hoạ, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng,… được kết hợp hài hoà. Nền văn minh có bản năng mở rộng ra khu vực khai sinh ban đầu, vươn xa và ảnh hưởng đến những vùng đất xa xôi khác. - Một nền văn minh hình thành trong một không gian địa lý nhất định, có một thời gian tồn tại nhất định và có chủ nhân riêng. - Một nền văn minh gồm 3 yếu tố: + Chức năng sản xuất ra của cải vật chất. + Chức năng điều chỉnh, tổ chức và phát triển xã hội. + Chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần. 4) Những cơ sở hình thành nền văn minh - Điều kiện tự nhiên: + Thuận lợi: thời tiết ổn định, nguồn lao động dồi dào, giàu tài nguyên khoáng sản,… + Khó khăn: thời tiết bất thường (bão, lũ lụt, hạn hán,…), chiến tranh,… - Điều kiện kinh tế: nền tảng vật chất của nền văn minh (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự giao lưu buôn bán,…) - Điều kiện chính trị: trình độ tổ chức, quản lí xã hội. - Điều kiện xã hội: sự phân hoá và kết cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. - Điều kiện cư dân: cư dân là chủ nhân của nền văn minh, cộng đồng cư dân tạo ra nền văn minh. 5) Nội dung của lịch sử văn minh thế giới - Trình độ sản xuất vật chất: Thể hiện trình độ kiểm soát, chiếm lĩnh của con người với thế giới tự nhiên, thông qua các hoạt động sản xuất ra của của vật chất, các sinh hoạt kinh tế trong mỗi nền văn minh.

Lê Trần Quang Khang

Trang 1

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

- Trình độ kiểm soát, quản lí xã hội : Thể hiện trình độ tổ chức và quản lí xã hội thông qua bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, các thể chế xã hội (giai cấp, tư tưởng, tập quán xã hội, cộng đồng,…) - Trình độ chiếm lĩnh thế giới tư duy và sáng tạo văn hoá : Bao gồm tổng thể tri thức về thế giới khách quan được sáng tạo, khám phá (nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo, khoa học,…) 6) Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh - Chữ viết: là hệ thống các kí tự đặc biệt ghi lại tiếng nói của con người, là phương tiện để truyền tải thông tin qua không gian và thời gian. Ví dụ: chữ tượng hình (Ai Cập), chữ Brami (Ấn Độ), chữ Lệ (Trung Hoa),… - Văn học. - Sử học. - Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. - Tôn giáo, tư tưởng: + Hoàn cảnh, tích truyện. + Hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan. + Sự thờ phụng và cuộc sống đạo đức. - Triết học. - Pháp luật. - Khoa học tự nhiên. 7) Phân loại văn minh - Theo nền văn minh: Alvin Toffler đã phân kỳ lịch sử theo 3 đợt sóng văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học. - Theo khu vực. + Phương Đông: các trung tâm văn minh nằm trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, Đông Bắc châu Phi như sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang,… Thời cổ đại có các trung tâm như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Thời trung đại có các trung tâm như Trung Quốc, Ấn Độ, Arập. + Phương Tây: các trung tâm văn minh nằm ở các đảo, bán đảo. Thời cổ đại có các trung tâm như Hy Lạp, Roma. Thời trung đại có trung tâm văn minh Tây Âu. 8) Vai trò của Lịch sử văn minh thế giới đối với sự phát triển của nhân loại Động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân loại, giúp nhân loại đạt đến những thành tựu phát triển đỉnh cao, góp phần ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,… CÂU 2. PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1) Bối cảnh ra đời a) Xã hội - Các vương quốc ở lưu vực sông Hằng luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất an. - Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với quý tộc và sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ. + Tăng lữ: thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ khác. + Quý tộc: bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp tăng lữ. + Dân thường: Cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng. Lê Trần Quang Khang

Trang 2

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

+ Nô lệ: là kẻ thấp hèn, có một số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, một số phải đi ăn xin. Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản tuyệt vọng. Vì thế, chế độ đẳng cấp trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội lúc bấy giờ. b) Kinh tế - Công cụ bằng kim loại đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. - Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng, làm xuất hiện tầng lớp mới, trong đó có thương nhân. Thương nhân là tầng lớp có tiềm lực về kinh tế, nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp nô lệ, đẳng cấp thấp hèn nhất. c) Tôn giáo - Cuộc sống khổ cực càng làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình, oán ghét chế độ đẳng cấp, không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giáo này. - Trong bối cảnh đó vào thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại, khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỉ nhưng có 1 điểm chung là trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào lưu đó và được xem là một phản đề của đạo Bàlamôn. 2) Quá trình truyền bá và phát triển - Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN, vào thời điểm rất hưng thịnh của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Với giáo lý đề cao lòng từ bi của con người với đồng loại, chống lại chế độ đẳng cấp, với tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động. - Từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V SCN là quá trình truyền bá và phát triển đạo Phật, từ khi Đức Phật viên tịch cho đến khi đạo Phật không còn phổ biến ở Ấn Độ. Quá trình đó trải qua 4 hội nghị kết tập. a) Hội nghị kết tập lần 1 - Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, để tránh sự sai biệt, bảo tồn các giáo pháp và luật lệ cho được toàn vẹn. - Được tổ chức tại Vương xá thuộc Magada vào thế kỷ V TCN. - Có 500 đại biểu tham dự và kéo dài trong 7 tháng. - Nội dung thống nhất được 2 phần: + Pháp: gồm những lời thuyết giáo của Phật được nhớ lại theo ký ức của các đệ tử lúc bấy giờ. + Luật: là quy chế của hội Phật giáo do Đại hội thảo ra. b) Hội nghị kết tập lần 2 - Sau 100 năm có nhiều người muốn thay đổi một số điều chi tiết trong giới luật. - Diễn ra vào khoảng thế kỷ IV TCN với 700 tăng ni tham dự, diễn ra trong 8 tháng. - Trong Đại hội này, một số tỳ kheo khác lại chủ trương canh tân, đưa ra 10 điều luật mới sửa lại luật, họ bị Đại hội trục xuất nên đã thành lập một phái riêng gọi là Đại chúng bộ, là mầm móng của phái Đại thừa sau này. c) Hội nghị kết tập lần 3 - Diễn ra vào khoảng thế kỷ III TCN với 1000 tăng ni tham dự trong 9 tháng. - Với sự giúp đỡ của Asoka, nhiệm vụ chính là chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý của giáo hội, đồng thời đặt ra kinh kệ và các nghi thức.

Lê Trần Quang Khang

Trang 3

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

- Asoka còn cho xây dựng nhiều chùa tháp, thành lập nhiều tăng đoàn, khuyến khích việc truyền bá đạo Phật đến nhiều vùng đất trên báo đảo Ấn Độ và một số quốc gia khác (Sri Lanka, Mianma, Thái Lan,…). Tuy nhiên, sau khi vương quốc Magada tan rã, đạo Phật cũng suy yếu dần. d) Hội nghị kết tập lần 4 - Diễn ra vào thế kỷ I SCN với sự giúp đỡ của vua Kanisca với 500 tăng ni tham dự ở Casmia. - Thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách và phái Phật giáo này được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ (gọi là phái Tiểu Thừa). - Phái Tiểu thừa nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu vớt hẹp”, cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt. + Quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau, không còn nhân quả luân hồi, cũng tức là hư vô. + Phật Thích Ca là người đầu tiên đạt đến cảnh giới Niết bàn lúc 35 tuổi. - Phái Đại Thừa nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”, cho rằng không chỉ những tu hành mà cả những người quy y cũng được cứu vớt. + Quan niệm Niết bàn như thiên đường, tức là vương quốc của các vị Phật, cũng tức là nơi Cực lạc. + Đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni, coi họ là trung gian giữa tín đồ và Bồ tát. 3) Nguyên nhân Phật giáo được chấp nhận ở Ấn Độ - Giai cấp cầm quyền cho rằng Phật giáo không làm tổn hại đến lợi ích của họ, đồng thời cũng không hài lòng với địa vị ưu đãi của những người theo đạo Bàlamôn nên họ ủng hộ đạo Phật. - Học thuyết Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên được quần chúng hoan nghênh. CÂU 3. THIÊN CHÚA GIÁO (KITÔ GIÁO) Ở LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Bối cảnh ra đời a) Cơ sở kinh tế - xã hội - Roma đánh chiếm và biến vùng Palestine thành một bộ phận lãnh thổ của đế quốc La Mã. Nơi đây vốn đã từng chịu nhiều tai họa xâm lược trong quá khứ từ Ai Cập, Ba Tư,… - Người La Mã đã áp dụng những chính sách cai trị hết sức khắc nghiệt. Nô lệ, dân nghèo, thợ thủ công đều bị áp bức bóc lột hết sức nặng nề. - Nô lệ và quần chúng nổi dậy thì bị đè bẹp khủng khiếp, họ mất hắn niềm tin vào sự tự do, hạnh phúc trong đời sống hiện thực. - Vì chưa tìm được lối thoát trong thực tế nên quần chúng tìm lối thoát trong ảo tưởng về tôn giáo. - Do vậy, Kitô giáo trở thành tôn giáo của những người bị áp bức như nô lệ, dân nghèo, thợ thủ công,... b) Cơ sở tư tưởng và tôn giáo - Hình thành dựa trên thần thoại của các tôn giáo cổ phương Đông. - Triết học của phái “khắc kỷ” của 2 nhà Triết học là Senèque và Philon. 2. Quá trình truyền bá và phát triển a) Giai đoạn 1 (từ thế kỷ I đến thế kỷ IV sau Công nguyên) - Đây là giai đoạn Kitô giáo bị đàn áp rất khốc liệt và cũng là giai đoạn mà số tín đồ không nhiều, chỉ có một bộ phận ở Palestine tham gia. - Sau cái chết của Chúa Jésus, các tông đồ đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra ngoài Palestine. - Năm 62, thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô giáo. Lê Trần Quang Khang

Trang 4

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

- Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo. Nhưng do Kitô giáo lên án giới nhà giàu, tức là lên án tầng lớp thống trị trong xã hội và khẳng định đế quốc La Mã sẽ bị diệt vong. - Điều đó khiến giới cầm quyền và quý tộc rất căm ghét nên họ cho rằng tín đồ Kitô là bọn phiến loạn trong xã hội nên tiến hành đàn áp rất khốc liệt. - Tuy nhiên càng đàn áp thì Kitô giáo càng phát triển. - Nguyên nhân. + Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai cấp trong xã hội càng sâu sắc, sự bần cùng hoá, sự áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng lên. Do đó Kitô là tôn giáo duy nhất mà giới lao động và những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con đường giải phóng. + Các tín đồ Kitô giáo sinh hoạt trong các khu vực mà thực chất là các tổ chức tương tế đã giúp người lao động, người nghèo tìm công ăn việc làm để duy trì cuộc sống thường ngày. - Do vậy trong thời kỳ đầu, cuộc vận động tham gia Kitô mang một ý nghĩa xã hội rất tích cực, mang tính chất vận động những người nghèo chống lại chính quyền La Mã áp bức bóc lột. - Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một thế lực hết sức chặt chẽ, chủ yếu tại các thành phố lớn. - Cùng với sự phát triển của Kitô giáo là giới cầm quyền La Mã cũng quyết định thay đổi chính sách đối với tôn giáo này. b) Giai đoạn 2 (trong thế kỷ IV sau Công nguyên) - Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và được công nhận là quốc giáo của La Mã. - Năm 311, Hoàng đế Galerius hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô giáo. Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và có một địa vị bình đẳng với các tôn giáo khác. - Năm 313, Hoàng đế Constantin ban bố sắc lệnh Milano xác định địa vị hợp pháp của giáo hội Kitô, nâng Kitô giáo lên địa vị quốc giáo. - Năm 325, Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô giáo lần thứ nhất tại Nicée (vùng Tiểu Á). Đại hội đã giải quyết được 2 vấn đề lớn: + Thống nhất lại cuối cùng nội dung của Kinh thánh, nghĩa là chọn ra 4 phần tương đối trùng khớp, ít mâu thuẫn, loại bỏ bớt yếu tố mê tín dị đoan, thống nhất và đưa vào Tân ước. + Chấn chỉnh tổ chức giáo hội. - Sau đại hội này, Kitô giáo trở thành một bộ phận trong bộ máy của giai cấp thống trị La Mã. - Năm 337, Hoàng đế Constantin đã chịu phép rửa tội và trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. - Kitô giáo ra đời là biểu hiện phong trào phản kháng của đông đảo quần chúng bị áp búc, lúc đầu là nô lệ, dân nghèo sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác trong xã hội. - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô giáo từ chỗ là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất của chính quyền Rôma và là một bộ phận của chính quyền thống trị La Mã. CÂU 4. THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Cơ sở hình thành - Bầu trời Ai Cập quanh năm trời quang mây tạnh do vậy dễ quan sát. - Mực nước lên xuống của sông Nile, có hai mùa nước dâng hạ. - Nhu cầu về nông nghiệp, xây dựng các công trình kiến trúc, đo đạc ruộng đất, tính toán thuế khoá. - Nhu cầu về tôn giáo, những người phục vụ cho tôn giáo thường quan sát bầu trời để đưa ra lễ, luật cúng tế. Lê Trần Quang Khang

Trang 5

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

2. Toán học - Do nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, tính toán vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc, đo đạc,… là những nguyên nhân thúc đẩy toán học ra đời. - Thiên niên kỷ III trước Công nguyên: xuất hiện từng bước quan niệm trừu tượng về các con số. - Thiên niên kỷ II trước Công nguyên: phát triển thành công hệ đếm. + Hệ số thập phân: cơ số 10, chưa có số 0, biết làm các phép cộng và trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng và trừ liên tiếp. + Đại số: giải phương trình bậc nhất. + Hình học: tính diện tích tam giác, tứ giác, diện tích hình cầu, tính được số π = 3,16. 3. Thiên văn học - Để nắm vững được thời tiết và khai thác nguồn thuỷ lợi của sông Nile phục vụ cho canh tác nông nghiệp, ở Ai Cập đã sớm ra đời Thiên văn học và lịch pháp. - Từ rất sớm, người Ai Cập cổ đại đã dùng những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, ngồi trên nóc các đền miếu để quan sát bầu trời. - Họ biết được các hành tinh khác như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. - Sớm phát hiện ra các chòm sao, soạn ra bản đồ các thiên thể, nó được vẽ lên trần của các đền đài cổ. - Bản đồ 12 cung Hoàng đạo có từ thời Vương triều XIV. - Việc tính toán vị trí các ngôi sao trên trời và việc phát minh ra đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước là những thành tựu quan trọng ở thời Tân vương quốc. - Việc xây dựng lịch gắn liền với việc quan sát sao Lang (Sirus) trên bầu trời. Theo đó, một năm có 365 ngày, một tháng có 30 ngày, còn dư để vào cuối năm làm ngày lễ tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nile bắt đầu dâng, mỗi năm chia làm 3 mùa (mùa nước dâng, mùa ngũ cốc, mùa thu hoạch), mỗi mùa 4 tháng. 4. Y học - Do tục ướp xác thịnh hành nên người Ai Cập cổ đại hiểu biết khá sớm về cấu tạo cơ thể người, điều đó đã tạo điều kiện cho y học phát triển và khá nổi tiếng với các nước láng giềng. - Họ có trình độ chuyên môn cao về răng, đầu, mắt, bụng và các bệnh nội thương. - Người Ai Cập nhận thức được rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải do ma quỷ hay phù thủy gây ra mà do sự không bình thường của mạch máu. - Nhận thức được óc và tim là hai bộ phận quan trọng của cơ thể con người. CÂU 5. THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1. Toán học - Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở. - Thời Tây Hán ra đời sách “Chu bể toán kinh” nói về lịch pháp, thiên văn, hình học, số học,… đặc biệt nói về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lý Pitago. - Thời Đông Hán xuất hiện tác phẩm “Cửu chương toán thuật” với các nội dung như phương pháp khai căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc nhất, số âm, số dương, quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông,… - Nhà toán học Lưu Huy chú giải sách “Cửu chương toán thuật”, Tổ Xung Chi tính số π chính xác đến con số 10 (3,1415926203), đi trước thế giới 1000 năm. - Thời Tống, Nguyên đã phát minh ra bàn tính, rất tiện lợi cho việc tính toán. 2. Thiên văn học và lịch pháp - Để phục vụ nông nghiệp, thiên văn học ra đời từ rất sớm. - Trung Quốc là nước ghi chép được hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực sớm nhất trên thế giới. - Bộ sách “Cam thạch kim tinh” thời Chiến Quốc ghi chép về các hành tinh sớm nhất trên thế giới. Lê Trần Quang Khang

Trang 6

Khoa Lịch sử - ĐHKHXH&NV

- Thế kỷ VII trước Công nguyên dùng cọc đứng để do bóng Mặt trời gọi là “Thổ Khuê”. - Thời Hán tạo ra mô hình thiên thể gọi là “Hồn Thiên Nghi”. - Làm ra công cụ đo động đất gọi là “Địa Động Nghi”. - Làm ra lịch từ rất sớm, lịch dựa trên sự vận hành của Mặt trăng. - Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và một số người khác làm ra lịch “Thái Sơn”. - Quách Thủ Kính thời Nguyên soạn ra “Thụ Thời Lịch” chia một năm ra 365,2425 ngày, đi trước nhân loại rất xa về cách tính lịch. 3. Y học - Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh ra thuật châm cứu. Từ thời Đông Chu đã dùng kim bằng bạc, sắt và vàng để chữa bệnh. - Tác phẩm “Hoàng đế nội kinh” nêu ra những vấn đề về bệnh lý, sinh lý và nguyên tắc chữa bệnh như “chữa bệnh phải tìm tận gốc”, “tìm mầm mống phát sinh của bệnh”. - Tác phẩm “Thương hàn tạp bệnh luận” nói về cách chữa bệnh thương hàn. - Tác phẩm “Bổn thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thời Minh) gồm 52 cuốn, chép 1892 loại dược liệu, 11 090 thứ thuốc, không chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng. 4. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật - Thuốc súng (Hoả dược): do các nhà luyện đan cổ đại phát hiện ra, đến đầu thế kỷ X thì dùng làm súng và được truyền sang phương Tây sau này. - Kim chỉ nam: do biết được từ tính và hướng của nam châm người Trung Quốc đã làm ra kim chỉ nam gọi là “Tư nam”. Đến thời Bắc Tống thì tạo ra la bàn và người Arập đã học được nó và truyền sang phương Tây. - Nghề làm giấy: năm 105 Thái Luân đã làm giấy từ những nguyên liệu như vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,… và ngày càng cải tiến kỹ thuật, tạo ra giấy có chất lượng tốt, thay thế các vật liệu trước đó như thẻ tre, lụa,… Nghề làm giấy sau này đã được truyền sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước châu Âu. - Nghề in: bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu. Vào thời Tuỳ nghề in khắc bản ra đời và ngày một cải tiến từ đất sét nung, gỗ, thiếc, đồng, chì,… CÂU 6. THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Cơ sở hình thành Nền kinh tế phát triển cao, đời sống vật chất của giai cấp thống trị Hy Lạp được nâng cao, do đó thúc đẩy nhu cầu nâng cao không chỉ đối với đời sống vật chât mà còn cả về đời sống tinh thần. 2. Thiên văn và địa lý - Thales. + Ông được mệnh danh là “nhà toán học, nhà thiên văn học đầu tiên”, là người đã khai sinh ra nền thiên văn học Hy Lạp cổ đại và là người hình thành trường phái khoa học Mile. + Ông đã học tập và kế thừa những thành tựu thiên văn học của Lưỡng Hà. + Là người dự báo chính xác về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực. - Pithagore. + Ông cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó. Ông cho rằng Trái đất hình cầu và chuyển động theo 1 quỹ đạo nhất định. + Là người đầu tiên dùng danh từ Co...


Similar Free PDFs