Luận Văn nguồn nhân lực PDF

Title Luận Văn nguồn nhân lực
Author Thùy Linh Nguyễn
Course Khoa học quản lý
Institution Học viện Tài chính
Pages 114
File Size 2.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 412

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHPHẠM THÙY DƯƠNGQUẢN LÝ NHÂN LỰCTẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊNLUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾHÀ NỘI - 2021BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNHPHẠM THÙY DƯƠNGQUẢN LÝ NHÂN LỰCTẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊNChuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số :LUẬN...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

PHẠM THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

PHẠM THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Xuân Thạch

HÀ NỘI - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Phạm Thùy Dương

ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ...................................................................................viii MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.....2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài của đề tài..................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................4 6. Kết cấu của luận văn...................................................................................5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP......................................................6 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................6 1.1.1.Khái quát về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.....................6 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực...............7 1.1.3.Nội dung công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp............8 1.2.TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................14 1.2.1.Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.............14 1.2.2.Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp....................15 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .......................................................................................................................21 1.2.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.................................................................................................32 1.3 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC...........................36

iii

1.4.KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ BƯU ĐIỆN CÁC TỈNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN..........................................40 1.4.1.Kinh nghiệm của một số Bưu điện tỉnh...............................................40 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Bưu điện tỉnh Điện Biên............................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................43 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN.......................................44 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN................................44 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................44 2.1.2. Các ngành nghề được phép hoạt động của Bưu điện tỉnh Điện Biên .......................................................................................................................45 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự..................................................................48 2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN...................................................55 2.2.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...................................56 2.2.2. Nhu cầu, kế hoạch đào tạo và phát triển.............................................57 2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển...............................69 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN.......................................83 2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................83 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại..................................................................84 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................87 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN.............................................................................................................88 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM VÀ BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN..............................88

iv

3.1.1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu điện tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.................................................88 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Điện Biên......................................................................................................91 3.2.GIẢI PHÁP HOÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................93 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xác định nhu cầu tuyển dụng. .......................................................................................................................93 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá công việc để bố trí, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý......................................94 3.2.3 Một số giải pháp khác........................................................................101 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................103 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ...................................................................103 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông...................................104 3.3.3. Kiến nghị với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam..............................105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................105 KẾT LUẬN.................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................107

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

1

BĐH

Bưu điện huyện

2

BĐTP

Bưu điện thành phố

3

BSC

Thẻ điểm cân bằng

4

Bưu điện tỉnh Đơn vị

Giải nghĩa

Bưu điện tỉnh Điện Biên

5

Điểm BĐ-VHX

Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

KH

Kế hoạch

8

KPI

Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc

9

MĐPTCV

10

Phòng KH-KD

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

11

Phòng KT-NV

Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ

12

Phòng KT-TK-TC

13

Phòng TC-HC

14

STT

Mức độ phức tạp công việc

Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính Phòng Tổ chức - Hành chính Số thứ tự

vi

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

Tổng công ty

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

17

Trung tâm KT-VC

Trung tâm Khai thác - Vận chuyển

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

2.1

Cơ cấu lao động phân theo số lao động, nhóm chức danh và giới tính (số liệu tại thời điểm tháng 06/2021)

2.2

Cơ cấu lao động phân theo các đơn vị (số liệu tại thời điểm tháng 06/2021)

2.3

Cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo (số liệu tại thời điểm tháng 06/2021)

2.4

Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD theo nhóm dịch vụ

2.5

Tình hình thực hiện kế hoạch tổng doanh thu theo đơn vị

2.6

Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tính lương theo đơn vị

2.7

Tình hình thực hiện chỉ tiêu chênh lệch Thu Chi theo đơn vị

2.8

Số liệu tuyển dụng lao động tại Bưu điện tỉnh qua các năm

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

viii

Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

1.1

Các giai đoạn đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Bưu điện tỉnh Điện Biên

2.2

Sơ đồ quy trình tuyển dụng tại Bưu điện tỉnh Điện Biên

2.3

Mô tả chi tiết các bước thực hiện quy trình tại Bưu điện tỉnh

Trang

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Con người đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của tổ chức. Quản trị con người được các nhà quản trị tự cổ chí kim đặt lên hàng đầu. Nó là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh đều phải xem nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và hết sức quan trọng. Do đó, vai trò của quản lý nguồn nhân lực là giúp cho doanh nghiệp, tổ chức đạt được mục tiêu trong công việc. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức một khi được xây dựng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp, tổ chức chủ động thấy trước được các khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai; tăng cường sự tham gia của những người quản lý trực tiếp vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực trong tổ chức… Năm 2013 chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VietNam post (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin Truyền thông, là bước cuối cùng, khép lại quá trình chia tách Bưu chính – Viễn thông tại Việt Nam đã được khởi động từ hơn 10 năm và 5 năm thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Việc Vietnam post hoạt động độc lập là xu thế tất yếu, là động lực để toàn ngành Bưu chính

tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đứng trước thời cơ và sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con người là tài nguyên vô giá. Vì vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của một doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Bưu điện tỉnh Điện Biên hiện đang đối mặt với những thách thức trong quá trình phát triển. Có rất nhiều khó khăn mà Bưu điện tỉnh đang phải đương đầu như: áp lực phát triển của thị trường, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, chi phí thực hiện liên quan đến các nhiệm vụ công ích, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao mà số lượng lại lớn, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh còn chưa thực sự hiệu quả vì còn ảnh hưởng liên quan của nhiều yếu tố. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên”, qua đó có xem xét thực trạng về nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh nhằm mong muốn xây dựng, phát triển Bưu điện tỉnh lên tầm cao mới. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Đến nay, vấn đề quản lý nhân lực đã có rất nhiều đề tài, công trình, luận văn và những bài viết được công bố. Các công trình nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa lý luận, phân tích những vấn đề chung của công tác quản lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trước những biến đổi mới về tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được bàn luận không chỉ ở cấp độ vĩ mô về quản lý nguồn nhân lực mà chính ở các doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân. Hơn nữa, việc vận dụng lý luận để giúp nhận diện thực tế ở Bưu điện tỉnh thì chưa nghiên cứu nào được thực hiện. Vì thế, đây vẫn là nội dung còn khuyết thiếu và học viên mong muốn bàn luận, nghiên

cứu. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đến nay đã có một số công trình khoa học đã được công bố trên nhiều các xuất bản phẩm với các cách tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số công trình tiêu biểu: - “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015” (2010) của tác giả Đinh Văn Toàn, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. - “Quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh” (2011) của tác giả Tô Huy Phương, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. - “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Điện thoại Tây Thành phố” (2012) của tác giả Phan Thanh Tấn, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. - “Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình” (2013) của tác giả Nguyễn Văn An, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. - “Phát triển nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Nghệ An” (2015) của tác giả Nguyễn Bá Hảo, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên, về cơ bản đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển, quản trị, sử dụng nguồn nhân lực tại một số Bưu Điện Tỉnh. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển, hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu Điện Tỉnh. Trong số các công trình đã nghiên cứu, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến công tác quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài của đề tài Đề tài đặt ra nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhân lực tại doanh nghiệp Bưu Điện. - Phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên, làm rõ những kết quả đã đạt dược, những hạn chế còn tồn tại và phân tích nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhân lực tại Doanh Nghiệp Bưu Điện. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Công tác quản lý nhân lực của Bưu điện tỉnh. - Về thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm 2018, 2019,2020 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021 -2023 và các năm tiếp theo. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã phân tích đánh giá được thực trạng quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó đề xuất được những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Bưu điện tỉnh Điện Biên.

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1.Khái quát về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp 1.1.1.1.Nhân lực Nhân lực chính là sức lực nằm trong mỗi con người, để con người có thể hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người. Cho đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động hay còn gọi là con người có sức lao động. Nhân lực gồm có thể lực và trí lực. Nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ quản lý và trình độ sử dụng các yếu tố kinh doanh, nhân lực là yếu tố năng động, tích cực của mỗi quá trình sản xuất. 1.1.1.2.Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tất cả các cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động nào của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được những thành quả của tổ chức, doanh nghiệp đó đề ra. Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nhân lực của nó. Nhân lực khác với nguồn lực khác của doanh nghiệp (tài chính, vốn, tài nguyên, thiết bị…). Do đó, có thể nói nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. 1.1.1.3.Quản lý nhân lực Quản lý nhân sự là công tác quản lý, khai thác, sử dụng lao động, nhân sự của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức,…một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân lực là tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân

viên. Bộ phận quản lý nhân sự bắt buộc phải có tầm nhìn về chiến lược và gắn liền với những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, Quản lý nhân lực là việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực của một công ty, tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả. Quản lý nhân lực là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể. Quản lý nhân lực là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của công tác quản trị, bởi con người là bộ phận nòng cốt, là nguồn lực quan trọng nhất và cũng chính là trung tâm của sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Nếu như nói bộ phận bán hàng là mũi nhọn đứng đầu, mang lại mọi nguồn lợi, doanh thu cho doanh nghiệp, thì nhân sự được xem là hậu phương vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, việc thu hút, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp những có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí, đồng thời giám sát, lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm… chính là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản lý. 1.1.2. Vai trò của quản lý nhân lực trong doanh nghiệp Để tạo nên sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp cần có thế mạnh về dịch vụ hay sản phẩm. Bên cạnh đó là sử dụng tối đa hiệu suất của người lao động. Đội ngũ nhân viên sẽ là người trực tiếp đảm nhiệm, thực hiện công việc chính vì thế họ cần hiểu sâu và hiểu kỹ về công việc của mình. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngoài việc cải thiện chuyên môn, tay nghề. Người lao động còn giúp bộ máy làm việc được thống nhất, chất lượng đội ngũ đồng đều, thuận tiện cho quá trình quản lý. Yếu tố giúp ta nhận biết được một doanh nghiệp hoạt động tốt hay không, thành công hay không chính là lực lượng nhân sự của nó - những con người cụ thể với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng sáng tạo của

mình. Mọi thứ còn lại như máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng, quản lý nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động khai thác sử dụng một cách hiệu quả các nguồ...


Similar Free PDFs