NCKH-2021 nhóm 34 Final PDF

Title NCKH-2021 nhóm 34 Final
Author Hiếu Tô
Course giao duc quoc phong
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 53
File Size 1.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 357
Total Views 734

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI🙞🙞🙞NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI:NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊNKHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ XE CÔNG NGHỆTRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘIHà Nội, năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘINGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI:NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SIN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 🙞🙞🙞

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ XE CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Hà Nội, năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ XE CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Phương Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thảo Nguyên (19050190) Phạm Thị Huyền Trang (19050275) Tô Minh Hiếu (19050088)

Lớp

: QH-2019-E Kinh tế CLC 1

Hà Nội, năm 2021 1

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô Trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được tham gia Nghiên cứu khoa học, có thêm cơ hội được học tập, trải nghiệm và tiếp thu thêm kiến thức mới. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Đỗ Hoàng Phương. Trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Cuối cùng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát để chúng tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách khách quan nhất. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận sự góp ý của của thầy cô để nội dung bài nghiên cứu ngày một hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin gửi đến thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất.

NHÓM TÁC GIẢ Nhóm 34 - NCKH 2020

2

LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu "NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ XE CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI” là công trình nghiên cứu của chúng em được tiến hành công khai, minh bạch dưới sự hướng dẫn của Ths.Đồ Hoàng Phương. Các số liệu trong tiểu luận là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo được trích nguồn và liệt kê đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài luận văn của mình.

NHÓM TÁC GIẢ Nhóm 34 - NCKH 2020

3

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................6 MỞ ĐẦU.......................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................7 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................8 3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................9 4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................9 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................9 6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.........................................................9 6.1. Dạng thiết kế nghiên cứu:..............................................................9 6.2. Công cụ thu thập dữ liệu, các biến số và các tư liệu.....................9 7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu..........................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................11 1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................11 1.1.1. Dịch vụ......................................................................................11 1.1.2. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng................................13 1.1.3. Khái niệm cơ bản về dịch vụ gọi xe công nghệ.........................14 1.2. Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước....................................14 1.2.1. Tài liệu nước ngoài...................................................................14 1.2.2. Tài liệu trong nước....................................................................15 1.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết....................................................16 1.3.1. Mô hình sự hài lòng của khách hàng........................................16 1.3.2. Mô hình nghiên cứu...................................................................17 1.3.3. Khung phân tích dự kiến...........................................................21 1.3.4. Giả thuyết của nghiên cứu........................................................22 1.3.5. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát (bảng hỏi)...........................22 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHI SỬ DỤNG XE CÔNG NGHỆ.......24 2.1. Phân tích thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ...........................................................24 2.1.1. Các yếu tố liên quan đến ứng dụng...........................................24 2.1.2. Các yếu tố liên quan đến giá cả, chương trình khuyến mãi......25 2.1.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ............................27 2.2. Áp dụng mô hình SEM đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về dịch vụ gọi xe công nghệ............................................................29 2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha...................................................................................................29 2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................34 2.2.3. Phân tích hồi quy đa biến..........................................................38 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................42 3.1. Kết luận............................................................................................42 3.2. Kiến nghị..........................................................................................42 3.2.1. Đối với Giá cả, Chương trình khuyến mãi................................43 3.2.2. Đối với Hành vi tài xế...............................................................43 3.2.3. Đối với Cơ sở vật chất...............................................................43 3.2.4. Đối với Ứng dụng......................................................................44 3.3. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................45 Tài liệu tiếng Việt....................................................................................45 Tài liệu nước ngoài..................................................................................46

5

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng khách hàng của Việt Nam Hình 1.2. Khung phân tích dự kiến Hình 2.1. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

6

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nghiên cứu đi trước và các yếu tố được sử dụng Bảng 1.2. Các thành phần của bảng hỏi Bảng 2.1. Cronbach's Alpha của thang đo Ứng dụng Bảng 2.2. Cronbach's Alpha của thang đo Chương trình khuyến mãi Bảng 2.3. Cronbach's Alpha của thang đo Tài xế lần 1 Bảng 2.4. Cronbach's Alpha của thang đo Tài xế lần 2 Bảng 2.5. Cronbach's Alpha của thang đo Dịch vụ Bảng 2.6. Cronbach's Alpha của thang đo An toàn Bảng 2.7. Cronbach's Alpha của thang đo Hài lòng Bảng 2.8. EFA Độc lập Bảng 2.9. EFA Độc lập 2 Bảng 2.10. EFA Độc lập 3 Bảng 2.11. EFA Độc lập 4 Bảng 2.12. EFA Phụ thuộc Bảng 2.13. Phân tích phương sai ANOVA Bảng 2.14. Các hệ số hồi quy trong mô hình

7

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh phù hợp đối với dịch vụ của mình. Trước những năm 2014, taxi và xe ôm truyền thống gần như nắm toàn bộ thị trường vận tải hành khách cá nhân Việt Nam nhưng chi phí sử dụng dịch vụ taxi thời bấy giờ là vô cùng đắt đỏ, còn việc sử dụng xe ôm truyền thống lại có nhiều bất lợi như: không có giá niêm yết, nhiều hành khách gặp khó khăn trong việc gọi xe,... Cột mộc 2014 chứng kiến những bước đi đầu tiên của Uber và Grab vào thị trường Việt Nam, dù không gây được sự chú ý ban đầu, nhưng chỉ trong 1 thời gian ngắn, ứng dụng gọi xe được hai hãng triển khai và nhanh chóng trở thành câu trả lời cho mọi vấn đề mà các hình thức vận chuyển truyền thống đang gặp phải. Trước tiềm năng phát triển to lớn của 2 hãng xe công nghệ mới nổi, các đơn vị taxi truyền thống cũng nhanh chóng thay đổi hình thức vận hành, đưa ra các ứng dụng gọi xe cho riêng mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Trải qua nhiều năm cạnh tranh khốc liệt nhằm chiếm lấy miếng bánh thị phần, thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn. Việc Uber chấp nhận rút lui khỏi thị trường do không đáp ứng các yêu cầu pháp lý của Việt Nam, nhiều hãng taxi truyền thống dần từ bỏ "cuộc chơi" do không đủ khả năng vận hành và phát triển các ứng dụng gọi xe 4.0 trong khi hình thức kinh doanh truyền thống đã không còn hiệu quả. Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của các "startup" với nguồn vốn khổng lồ như GoJek, Be,.... Hiện nay, thị trường gọi xe Việt Nam đã đi đến sự bão hòa về quy mô độ bảo phủ, bước sang giai ổn định thị phần. Sự hình thành và phát 8

triển của ngành vận tải 4.0 là điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại gia tăng nhanh chóng tại các khu vực thành thị đông dân cư và theo ước tính tổng giá trị quy mô của thị trường gọi xe trong nước năm 2019 đã vượt qua mốc 1 tỷ USD và dự đoán năm 2025 sẽ đạt mốc 4 tỷ USD. Để các hãng xe đảm bảo thị phần của mình trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, xuất phát từ nhận định các hãng xe công nghệ đều đã có cho mình 1 lượng khách hàng trung thành nhất định, việc sử dụng vũ khí ứng dụng 4.0 và marketing đã phát huy hết tiềm năng. Giờ đây, sự hài lòng của khách hàng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các hãng xe với mong muốn giữ vững niềm tin của những khách hàng đã sử dụng và thu hút những đối tượng khách hàng mới. Đặc biệt, ngày nay khi ngành vận tải ngày một phát triển, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ di chuyển ngày càng cao phần lớn là sinh viên . Do đó, để tạo sự hài lòng cũng như ổn định và gia tăng lượng khách thì các hãng xe phải không ngừng cải tiến, đổi mới chất lượng dịch vụ. Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm ra các yếu tố và sức ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của sinh viên, cung cấp cái nhìn mang tính khoa học về tâm lý người tiêu dùng từ đó nhóm cũng sẽ đưa ra các đề xuất dành cho các doanh nghiệp vận tải công nghệ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó dần hoàn thiện doanh nghiệp và đẩy mạnh tính cạnh tranh so với các đối thủ. Đó cũng là lý do chọn đề tài "Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ trên địa bàn Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục đích trước mắt: Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ.

9

Mục đích sâu xa: Việc khảo sát này nhằm phục vụ cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ dịch vụ gọi xe công nghệ tại Hà Nội hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành khảo sát nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ trên địa bàn Hà Nội 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ gọi xe công nghệ trên địa bàn Hà Nội? 4.2. Các yếu tố về chất lượng, giá cả, quy trình gọi xe, khả năng phục vụ,… có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên? 4.3. Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng gọi xe công nghệ thông qua các nhân tố ảnh hưởng? 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội. 6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 6.1. Dạng thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này được thiết kế chủ yếu theo dạng nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi để thu thập thông tin. Nghiên cứu còn kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn một số sinh viên về những nhu cầu khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ cũng như phản ánh của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các hãng xe. Qua đó kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao hơn.

10

6.2. Công cụ thu thập dữ liệu, các biến số và các tư liệu  Công cụ thu thập dữ liệu: bảng hỏi  Các biến số: -

Biến độc lập: giá cả dịch vụ, chất lượng chuyến đi, quy trình gọi xe, khả năng phục vụ.

-

Biến phụ thuộc: sự hài lòng của sinh viên.

-

Biến kiểm soát: giới tính, độ tuổi, mức thu thập, phương tiện di chuyển.

 Các tư liệu: -

Bảng hỏi

-

Dữ liệu về sinh viên

-

Phần mềm thống kê SPSS

7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏi: Địa bàn Hà Nội gồm nhiều trường Đại học với nhiều ngành, chương trình đào tạo khác nhau. Chúng tôi đã thu thập số liệu bảng hỏi qua form khảo sát và nhận được 201 số câu trả lời, rải từ sinh viên năm 1 đến năm 4 của các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội thuộc nhiều trường nhóm ngành khác nhau. Trong đó, 122 sinh viên nhóm ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý, tài chính; 17 sinh viên khoa học, kỹ thuật, công nghệ; 12 sinh viên ngành giáo dục, sư phạm, ngôn ngữ; 2 sinh viên y dược, chăm sóc sức khỏe; 7 sinh viên báo chí, truyền thông, nghệ thuật; 13 sinh viên giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và 28 sinh viên đa ngành. Trong đó có 136 sinh viên nữ và 65 sinh viên nam.

11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Dịch vụ 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ Khái niệm dịch vụ được định nghĩa “Là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm”, nó phát triển ở tất cả các lĩnh vực quản lý và các công việc có tính chất riêng tư. Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Theo PTS.Lưu Văn Nghiêm, dịch vụ là “một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất”. Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”. PGS.TS Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hóa, 12

phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá…mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả một mức giá cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”. Nhìn chung, dịch vụ là những hoạt động mà nhà cung ứng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, là hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm phi vật chất, không dẫn tới chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời và hiệu quả các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ Dịch vụ được chia thành 5 đặc điểm chính: 1. Tính không hiện hữu (tính vô hình): Khác với các hàng hóa khác, dịch vụ không thể dùng các giác quan để cảm nhận được các tính chất cơ lý hóa trước khi chúng ta tiêu dùng dịch vụ. Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm những dấu hiệu hay bằng chứng về chất lượng của dịch vụ, họ sẽ suy diễn về chất lượng của dịch vụ từ địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu thông tin uy tín và giá cả mà họ thấy. 2. Tính không tách rời (không đồng thời): Dịch vụ thường sản xuất và tiêu dùng một cách không đồng thời hẳn với hàng hoá vật chất, sản xuất ra rồi nhập kho, phân phối qua nhiều nấc trung gian, rồi sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Còn trong trường hợp dịch vụ, thì người cung ứng dịch vụ và khách hàng cùng có mặt đồng thời tham gia vào quá trình dịch vụ, nên sự giao tiếp giữa hai bên tạo ra tính khác biệt của Marketing dịch vụ. 3. Tính không đồng nhất (không xác định): Chất lượng dịch vụ thường không xác định vì nó phụ thuộc vào người thực hiện dịch vụ, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ đó. Sau nữa, chất lượng dịch vụ lại phụ 13

thuộc vào cảm nhận của khách hàng. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng nảy sinh nhiều khó khăn hơn so với tiêu thụ những sản phẩm vật chất. 4. Tính không dự trữ (không tồn kho): Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán. Doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để có thể phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. 5. Tính không chuyển quyền sở hữu được: Khi mua một hàng hoá, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch mang lại trong một thời gian nhất định chứ không thể hoàn toàn sở hữu chúng. 1.1.2. Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng Theo Ling & Wang (2006) “Sự hài lòng của khách hàng có thể được coi là một hành vi so sánh giữa đầu vào trước và sau khi thu được” - được trích dẫn bởi Baysa Bonja (2017). Theo Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ. Tương tự như vậy, Kotler và Armstrong (2012) đã nói rằng sự hài lòng của khách hàng là mức độ cảm nhận của một người sau khi so sánh hiệu suất sản phẩm có phù hợp với mong đợi của họ. Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố thiết yếu trong tiếp thị và là mối quan tâm cơ bản. Sự hài lòng của khách hàng theo Hansemark và Albinsson (2004) được trích dẫn bởi Horsu và Yobaoh (2015) là thái độ tổng thể của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ, hoặc phản ứng cảm xúc đối với sự khác biệt giữa những gì khách hàng mong đợi và những gì họ nhận được, liên quan đến việc đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hoặc mong muốn. 14

Sự hài lòng của khách hàng căn cứ vào sự đánh giá của khách hàng từ góc độ chủ quan của chính họ để đưa ra được mức độ thỏa mãn, hài lòng về một sản phẩm dịch vụ nào đó dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết vốn có từ trước. Như vậy, có thể hiểu được sự hài lòng của khách hàng là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ. Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ trước khi mua. 1.1.3. Khái niệm cơ bản về dịch vụ gọi xe công nghệ Ứng dụng đặt xe trên Smartphone có chức năng hoạt động như một sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại và lái xe một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả nhất. Ứng dụng đặt xe công nghệ được phát triển bởi Công ty Cổ phần Công Nghệ. Ứng dụng đặt xe được xây dựng như một sàn giao dịch vận tải hành khách, vận hành trên một nguyên tắc cạnh tranh minh bạch, lành mạnh nhằm kết nối nối trực tiếp khách hàng có nhu cầu đi lại và lái xe một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất, an toàn nhất. Một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã “gọi tên” và đưa ra được các biện pháp quản lý phù hợp đối với những mô hình hoạt động như Uber, Grab. Trong khi đó, Việt Nam vẫn có khá lúng túng với vấn đề này. Do tính “công nghệ hóa” dịch vụ gọi xe, mô hình mới này đặt ra nhiều dấu chấm hỏi cho Bộ Giao thông vận tải về việc quản lý mô hình này như thế nào. Sau khi chỉnh sửa dự thảo Nghị định 86, Bộ Giao thông vận tải thiên về quản lý mô...


Similar Free PDFs