Nguyễn Trần Anh Duy Đề tài tiểu luận PDF

Title Nguyễn Trần Anh Duy Đề tài tiểu luận
Author Nguyễn Trần Anh Duy
Course Dẫn luận Ngôn ngữ học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 27
File Size 559.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 46
Total Views 141

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....*  ***....**TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNGiáo viên : Lê Văn Hợp Tên HP : Pháp luật đại cương Mã HP : 010400500414 Lớp : QL21CLCA Họ và Tên : Nguyễn Trần Anh Duy MSSV : 21HHồ Chí Minh, ngày 08 thá...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .…* *….

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giáo viên Tên HP Mã HP Lớp Họ và Tên MSSV

: : : : : :

Lê Văn Hợp Pháp luật đại cương 010400500414 QL21CLCA Nguyễn Trần Anh Duy 21H4030064

Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận. 1. Khái niệm và mục đích của hình phạt……………………………………….…3 1.1 Khái niệm hình phạt…………………………………………………………....3 1.2 Mục đích hình phạt…………………………………………………………….3 2. Hệ thống hình phạt……………………………………………………………..5 2.1 Khái niệm hệ thống hình phạt……………………………………………….....5 2.2 Các hình phạt chính đối với người phạm tội…………………………………..5 2.3 Các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội…………………………………8 2.4 Các hình phạt có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc có thể áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội…………………………………………..9 3. Các biện pháp tư pháp………………………………………………………...10 3.1 Khái niệm biện pháp tư pháp…………………………………………………10 3.2 Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội………………………………..10 Chương 2: Cơ sở thực tiễn. 1. Thực trạng về các vụ án xét xử hình sự trên cả nước và việc áp dụng hình phạt trong luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn năm 2018-2020…………………15 2. Đánh giá về thực trạng………………………………………………………..17 2.1 Đánh giá về tổng quan về tình hình phạm tội và hiệu quả việc áp dụng hình phạt………………………………………………………………………….17 2.2 Những thuận lợi của việc áp dụng hình phạt…………………………………18 2.3 Những tồn t ại của việc áp dụng hình phạt……………………………………18 3. Nguyên nhân và giải pháp về việc áp dụng hình phạt…………………………20 3.1 Nguyên nhân…………………………………………………………………20 3.2 Giải pháp……………………………………………………………………..21 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………...………….23 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….24

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, những hành vi có tác động tiêu cực lên các mặt của đời sống xã hội vẫn thường xuyên diễn ra, đặc biệt là hành vi tội phạm. Việc đấu tranh phòng chống, ngăn chặn tội phạm để bảo vệ sự an toàn cho cá nhân, cộng đồng và để duy trì trật tự an ninh, an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước. Do đó, trong Bộ luật Hình sự đã quy định rõ, hành vi nào được xem là nguy hại cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý làm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ được coi là t ội phạm. Những người có hành vi tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do Nhà nươc đặt ra. Dạng điển hình và phổ biến nhất của trách nhiệm hình sự là hình phạt. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, họ phải gánh chịu hậu quả từ hành vi vi phạm mà mình đã gây ra. Họ có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn chế những quyền và lợi ích thiết thân nhất như là quyền tự do, quyền dân sự, chính trị, thậm chí là quyền sống của mình. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Nhà nước sẽ đưa ra hình phạt thích đáng cho người phạm tội và không xét xử oan cho người không có tội. Tình hình phạm tội vẫn đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, phức tạp trong nhiều bối cảnh khác nhau. Do đó, Luật hình sự nói chung và hình phạt nói riêng đi vào đời sống xã hội có vai trò rất quan trọng. Một trong những vấn đề của Tòa án có s ự ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân và đảm bảo được tính nghiêm minh của luật pháp là việc đưa ra hình phạt chính xác có người phạm tội, không xử oan người vô tội, mang lại sự công bằng trong việt xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong những năm qua đã cho thấy, quyết định hình phạt trong nhiều bản án còn có những điểm chưa được thống nhất, chưa rõ ràng làm gây nhiều tranh cãi và bức xúc trong dư luận xã hội. Việc quy định hình phạt được chính xác thường gặp một số khó khăn nhất định hay còn có nhiều sai sót. Chính vì thế, để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, phải đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều bị xử lý công bằng, không trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định những hành vi nào đã gây ra hoặc đe dọa gây ra nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm giúp cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, điều này không dễ dàng thực hiện. 1

Vì vậy, việc tiếp cận và nghiên cứu về hình phạt, những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng nó, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến, giải pháp hoàn thiện để phục vụ cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đồng thời ngăn chặn, hạn chế tối đa hậu quả mà nó gây ra, điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đây là lý do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn” làm tiểu luận Pháp luận đại cương. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài Tiểu luận nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý luận chung về hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, kết hợp vơi việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc áp dụng hình phạt trong thực tiễn, nguyên nhân của những thuận lợi và tồn tại để đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt trong thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiểu luận đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp nghiên cứu án điển hình. 3. Mục đích của đề tài Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về hình phạt, xem xét, phân tích và đánh giá một cách toàn diện các quy định về hình phạt trong Bộ luật Hình sự và những thực tiễn áp dụng hình phạt để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạt của Bộ luật Hình sự và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng các quy định về hình phạt của Bộ luật Hình sự. 4. Bố cục của đề tài Ngoài phần giới thiệu chung, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Cơ sở thực tiễn

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm và mục đích của hình phạt 1.1 Khái niệm hình phạt Hình phạt là một phạm trù pháp lý và xã hội phức tạp, mang tính khách quan, gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật, vì thế nó được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, thần học, giáo dục học, đạo đức học, tâm lý học, tội phạm học, khoa học Luật hình sự. Trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, hình phạt là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu, trong đó việc làm sáng tỏ khái niệm hình phạt là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy vậy, về vấn đề này trong khoa học luật hình sự trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn còn tồn tại hai loại quan điểm khác nhau. Điều 30 Bộ luật Hình s ự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.” 1.2 Mục đích hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nên khi quy định và áp dụng hình phạt, Nhà nước cũng đặt ra những mục đích nhất định. Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với cá nhân người phạm tội đó. Quan điểm về mục đích của hình phạt sẽ ảnh hưởng đến việc quy định và áp dụng hình phạt trong luật hình sự. Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về mục đích của hình phạt. Các quan điểm này thường xoay quanh vấn đề: mục đích của hình phạt là trừng trị, hay cải tạo giáo dục người phạm tội, hay thiết lập lại công bằng xã hội? Quan điểm thứ nhất cho rằng: hình phạt có mục đích trừng trị nhưng đồng thời với trừng trị là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Trừng trị vừa là mục đích vừa là phương tiện, là tiền đề để cải tạo, giáo dục người phạm tội. Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên cần áp dụng những biện pháp có tính cưỡng chế mạnh trừng trị họ, để họ hiểu được những tổn thất về thể chất và tinh thần mà họ đã gây ra cho người khác, từ đó giúp họ sửa chữa lỗi lầm, ăn năn hối cải. với quan điểm này, Nhà nước cần phải quy định và áp dụng một mức hình phạt có tính nghiêm khắc tương xứng

3

với tính nguy hiểm của hành vi mà ngườ i phạm tội đã gây ra, trong cả trường hợp việc áp dụng hình phạt không còn cần thiết. Quan điểm thứ hai cho rằng: hình phạt không có mục đích trừng trị mà chỉ có mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước” - tính cưỡng chế nghiêm khắc này thể hiện nội dung trừng trị của hình phạt, là phương tiện để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội. Tán đồng quan điểm này, Cesar Beccaria trong tác phẩm “Về tội phạm và hình phạt” (Of Crỉines and Punlshments) đã chỉ rõ: mục đích của hình phạt không phải là hành hạ và tra tấn con người mà là ngăn cản người phạm tội thực hiện tội phạm và kiềm giữ những người khác tránh thực hiện tội phạm, với quan điểm này, nhà nước chỉ cần quy định và áp dụng một mức hình phạt vừa và đủ để cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Quan điểm thứ ba cho rằng: cả trừng trị và cải tạo, giáo dục đều không phải là mục đích của hình phạt, mà là nội dung của hình phạt. Mục đích của hình phạt thực chất là lập lại công bằng xã hội, tạo ra một xã hội bình đẳng, bác ái, ổn định và t ốt đẹp hơn, trong đó quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân được tôn trọng và bảo vệ, người có tội bị phạt và người có công được thưởng... Với quan điểm này, nhà nước quy định và áp dụng một mức hình phạt sao cho vừa cải tạo giáo dục được người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời phải giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, từ đó xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Theo quy định của Điều 27 Bộ luật Hình sự Việt Nam, “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm t ội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Với quy định này, chúng ta có thể chia mục đích của hình phạt thành hai loại: mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung. Phòng ngừa riêng là việc phòng ngừa đối với chính bản thân người bị kết án. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 1999, phòng ngừa riêng của hình phạt hướng tới ba mục đích là: (i)Trừng trị người phạm tội. (ii) Giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. (iii) Ngăn ngừa họ phạm tội mới.

4

Về mặt lý luận, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 2. Hệ thống hình phạt 2.1 Khái niệm hệ thống hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, l ợi ích của người phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự và do toà án áp dụng đối với người phạm tội (Điều 26 Bộ luật Hình sự). Từ khái niệm này cho thấy hình phạt có 4 đặc điểm sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì: Hình phạt tước bỏ người bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đó là quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền tự do, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội. Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý - đó là án tích trong một thời gian nhất định. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự ở phần chung và các phần các tội phạm cụ thể. Hình phạt chỉ do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng trên cơ sở của bản án. Hình phạt chỉ áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. 2.2 Các hình phạt chính đối với người phạm tội Các hình phạt chỉ có thể áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. 2.2.1 Cảnh cáo Cảnh cáo là sự khiển trách công khia của Nhà nước do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội. Theo quy định tại điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt cảnh cáo có chỉ có thể được quyết định áp dụng khi có các diều kiện sau đây: Một là, người phạm tội thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, nghĩa là thực hiện tội phạm mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Hai là, người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ba là, người phạm tội chưa đến mức được miễn hình phạt.

5

Về việc thi hành hình phạt cảnh cáo, theo Điều 95 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét sử sơ thẩm có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. 2.2.2 Cải tạo không giam giữ Cải tạo không giam giữ là hình phạt có tính chất cải tạo áp đụng đối với người phạm tội nhưng không cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Về điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ: Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015, Tòa án chỉ có thể quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ khi có đủ 03 điều kiện sau đây: Một là, người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng. Hai là, người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng. Ba là, xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội Về thời hạn cải tạo không giam giữ: Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam dược trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. Về việc giao người bị phạt cả tạo không giam giữ để giám sát, giáo dục: Toa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi có người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó. Về nghĩa vụ của người bị phạt cải tạo không giam giữ: Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hằng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện nhưng nghĩa vụ quy định tại Luật Thi hành án hình sự. 6

2.2.3 Tù có thời hạn Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải bị cách ly ra khỏi môi trường x hội bình thường. Tù có thời hạn là hình phạt nặng hơn hình phạt cải tạo không giam giữ và nhẹ hơn hình phạt tug chung thân. Tù có thời hạn tách động trực tiếp đến các quyền thiết thân của người bị k ết án: người bị kết án bị tước quyền tự do và họ bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ; họ phải chấp hành các chế độ giam giữ và cải tạo, các chế độ học tập, lao đọng, sinh hoạt chặt chẽ dưới sự giám sát của các cơ sở giam giữ. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng hình phạt từ có thời hạn. Về thời hạn của tù có thời hạn: Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội thì khi tổng hợp hình phạt, Tòa án có thể tổng hợp hình phạt và quyết định hình phạt chung đối với phạm nhiều tội là cao hơn 20 năm tù nhưng không quá 30 năm tù. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì đổi một ngày tạm giữ, tạm giam bằng 1 ngày tù và được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. 2.2.4 Tù chung thân Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015, tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm tr ọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Hình phạt tù chung thân chỉ có thể được áp dụng đối với người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) phạm tội, không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. 2.2.5 Tử hình Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Về điều kiện áp dụng hình phạt tử hình: Theo diều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các t ội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt khác nhiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định. Về những trường hợp không bị áp dụng hình phạt tử hình và không bị thi hành hình phạt tử hình: 7

Theo Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 16 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử, thì không áp dụng hình phạt tử hình. 2.3 Các hình phạt bổ sung 2.3.1 Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015, cầm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là từ 01 năm đến 05 năm. 2.3.2 Cấm cư trú Cấm cư trú là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị phạt hình phạt chính là tù có thời hạn, có nội dung là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất dịnh. Thời hạn cấm cư trú là 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 2.3.3 Quản chế Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Hình sự năm 2015, quản chế là hình phạt bổ sung cho hình phạt chính là tù có thời hạn có nội dung là buộc người bị k ết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật Hình sự quy định. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không dược tự ý ra khỏi nơi cứ trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2015 và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 2.3.4 Tước một số quyền công dân Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật Hình sự quy định. 8

Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2015, công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc t ội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật Hình sự quy định, thì bị tước một hoặc mốt số quyền công dân sau đây: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. 2.3.5 Tịch thu tài sản Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung có nội dung là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Theo quy đ...


Similar Free PDFs